MIT Media Lab phát triển miếng dán giúp phát hiện và phòng chống xâm hại tình dục

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại MIT đã phát triển một thiết bị mới để ngăn chặn những hành động xâm hại tình dục.

Miếng dán thông minh Intrepid là một thiết bị nhỏ, có thể dán vào bất cứ loại quần áo nào, có thể giúp phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn các cuộc gặp gỡ không mong muốn.

Đây là cách nó hoạt động.

nguồn: MIT Media Lab

Miếng dán thông minh Intrepid có khả năng tự động phòng chống cũng như chủ động kích hoạt. Tính năng chủ động giả định nạn nhân có ý thức và có thể tự kích hoạt nút an toàn.

Tính năng phòng chống giả định nạn nhân bị say hoặc bất tỉnh không thể đưa ra phản hồi.

nguồn: MIT Media Lab

Nếu quần áo của bạn đang bị cởi bỏ, nó sẽ gửi cảnh báo và yêu cầu bạn trả lời câu hỏi “Bạn có đồng ý không?” Vào thời điểm đó bạn nhấp vào ‘có’ hoặc ‘không’.

Nếu người mặc không trả lời trong vòng hơn 30 giây, sau đó nó bắt đầu phát ra âm thanh cảnh báo. Nếu cá nhân không phản ứng với tiếng ồn lớn trong vòng 20 giây thì một tin nhắn cầu cứu sẽ được gửi đến một nhóm danh bạ cài đặt trước.

Nhóm danh bạ bảo gồm năm số điện thoại liên lạc được, cảnh bảo cung cấp vị trí chính xác của người gặp rắc rối cho họ và một trong những địa chỉ liên lạc nhận được một cú điện thoại.

Vào thời điểm đó, cuộc gọi và bất kỳ tiếng ồn khác sẽ đều được ghi lại.

Theo MIT Media Lab, ở nước Mỹ, cứ mỗi 98 giây lại có một cuộc tấn công tình dục xảy ra. Hơn thế, cứ 16 giờ lại có một người bị giết bởi người tình hoặc người yêu cũ.

Miếng dán thông minh trên là một trong các sản phẩm Intrepid, họ đang phát triển nhiều phương pháp để phát hiện các dấu hiệu tấn công ban đầu và tiếp tục phát triển truyền thông và phòng ngừa. Hiện nay, Intrepid đang làm việc với các kích thích khứu giác để mở rộng khả năng phòng chống và ngăn chặn.

Suy nghĩ của bạn về thiết bị trên thế nào?

Bạn có nghĩ thiết bị này sẽ hiệu quả trong việc ngăn ngừa và giảm các cuộc tấn công tình dục?

Nguồn: A device to detect and prevent sexual assault

‘Do thám trên bầu trời’ Công nghệ giải quyết vấn đề đổ thải trái phép

Air and Space Evidence, cơ quan thám tử vũ trụ (Space Detective Agency) đầu tiên trên thế giới cung cấp một dịch vụ sử dụng công nghệ vệ tinh mang tên là Do thám trên bầu trời (spy in the sky) để phát hiện các tội phạm chất thải. Dịch vụ mới này có tên gọi là Waste from Space dựa trên mô hình phát hiện bán tự động sử dụng dữ liệu vệ tinh kết hợp với các thuật toán học máy, từ đó xây dựng công cụ tình báo địa không gian hiệu quả và khả th về mặt thương mại có thể phát hiện ra các tội phạm chất thải nghiêm trọng.

Air and Space Evidence sử dụng dữ liệu vệ tinh để xác định vị trí các bãi thải bất hợp pháp

Air and Space Evidence sử dụng dữ liệu vệ tinh để xác định vị trí các bãi thải bất hợp pháp

Tội phạm rác thải hằng ngày càng thiệt hại đáng kể cho xã hội, ước tính chi phí khắc phục và tác hại của các bĩa rác thải trái phép ở Vương quốc Anh là hơn một tỷ bảng Anh mỗi năm. Ước tính chi phí cho tất cả các nước Liên mình Châu Âu là 72 – 90 tỷ Euro mỗi năm.

Ray Purdy, Giám đốc, Air and Space Evidence cho biết, “Tội phạm chất thải có sinh lợi cao – và khó có thể khó phát hiện. Chính phủ các nước cần phương pháp điều tra tiên tiến hơn vì hiện tại họ đang đi sau các băng đảng tội phạm về chất thải. Chúng tôi cung cấp dịch vụ thu thập thông tin và phân tích và xử lý thông tin cần thiết cho các chính phủ, qua đó chúng tôi có thể xác định tội phạm chất thải mà Chính phủ không nhận biết được, giá trị to lớn đem lại là giúp cho công việc của họ và giúp họ có thể bắt được băng đảng tội phạm chất thải trong hành động khi tiến hành đổ trộm chất thải “.

Các hoạt động đổ trộm chất thải ngày càng phức tạp và được sự tham gia bảo kê của nhiều băng nhóm mafia do những lợi nhuận mà nó đem lại.

Hơn 1.000 địa điểm rác thải bất hợp pháp đượ mở rộng Anh mỗi năm. Một địa điểm duy nhất được phát hiện ở Bắc Ailen được cho là có chứa 1,5 triệu tấn rác thải bất hợp pháp, là chất thải thành phố đáng kể so với toàn bộ Bắc Ireland sản xuất trong một năm (tức là 969.157 tấn vào năm 2015-2016).

Trong năm 2016-2017 Air and Space Evidence, đã nhận được tài trợ từ Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (European Space Agency), Tổ chức dữ liệu mở cho Châu Âu (ODINE) và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Scotland (Scottish Environmental Protection Agency) để nghiên cứu và thử nghiệm xem vấn đề này có thể giải quyết bằng cách sử dụng các công nghệ không gian. Air and Space Evidence hiện đang tung ra một dịch vụ giám sát tội phạm chất thải rất cần thiết cho các chính phủ.

Nguồn: Geospatial World

Airbus releases elevation model for global orthorectification


Pháp: Airbus Defence and Space đã mở rộng dự án WorldDEM bằng việc triển khai WorldDEM4Ortho. Được dành riêng cho việc hiệu chỉnh dữ liệu ảnh vệ tinh quang học và ảnh vệ tinh ra-dar với độ phân giải cao và rất cao, WorldDEM4Ortho sẽ cho phép chỉnh sửa mọi sự biến dạng xảy ra trong phép đo địa hình của bề mặt trái đất và định hướng của vệ tinh khi đưa ra một hình ảnh.

WorldDEM4Ortho bao phủ toàn phần mặt đất của trái đất và là một trong những mẫu công nghệ tân tiến nhất trong lĩnh vực do thám trên phạm vi toàn cầu.

Chúng ta không thể sử dụng được ảnh vệ tinh trong các ứng dụng GIS hay bất kỳ ứng dụng liên quan đến bản đồ nào nếu như ảnh vệ tinh không được trải qua các bước hiệu chỉnh hình học.

Cùng với sự phát triển của những ứng dụng định vị mặt đất như trong ngành phân tích kinh doanh, các dịch vụ và ngành du lịch, sự cần thiết đối với những công nghệ quý giá này là điều không thể phủ nhận.

WorldDEM4Ortho được dựa trên bộ dữ liệu bao phủ toàn cầu của WorldDEM. Nó được xây dựng dự trên quy trình hoàn toàn tự động.

Các bề mặt nước như hồ và biển sẽ được biểu thị bằng những mặt phẳng. Các dòng sông sẽ được biểu thị kèm với những biểu tượng hình sóng chạy theo đường bề mặt đất bao quanh nó. Các tiến trình làm mịn cũng sẽ tự động tạo nên độ gồ ghề cho mặt đất tùy thuộc vào địa hình và khu đất được sử dụng ( ví dụ như vùng đô thị) để tránh sự sai lệch trong hình ảnh.

Nguồn: GeoSpatial Word

Bluesky Aerial Photography giúp Yorkshire Water giám sát tài sản

Yorkshire Water đang sử dụng ảnh hàng không độ phân giải cao mới nhất để giúp quản lý mạng lưới và tài sản nước của mình trên diện tích gần 15.000 km2. Công ty đã ký hợp đồng 3 năm với Bluesky, dựa trên thành công của hợp đồng 3 năm trước đó với công ty này.

Bao phủ toàn bộ khu vực hoạt động của Yorkshire Water (phía bắc nước Anh), hình ảnh có độ phân giải cao mới nhất sẽ được sử dụng trong công ty xử lý và cấp nước này. Ảnh hàng không Bluesky có thể được truy cập sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) và mạng nội bộ của Yorkshire Water, với khoảng 3.000 người dùng cá nhân. Các công việc chính bao gồm lập bản đồ dữ liệu tài sản (Asset Data Mapping), quản lý đất đai (Land Management), Bảo dưỡng nền (Grounds Maintenance),…

Dữ liệu bản đồ hàng không Bluesky được sử dụng cùng với dữ liệu MasterMap từ Ordnance Survey, cũng như các lớp bản đồ của Yorkshire Water. Ứng dụng chính là bảo trì bản đồ mạng lưới tài sản ngầm của công ty. Với hàng trăm thay đổi và bổ sung nhận được từ các đối tác và các nhóm thực địa mỗi tuần, ảnh hàng không cung cấp thêm chi tiết thế giới thực – bao gồm các vị trí vỉa hè, góc xây dựng và thậm chí cả các mặt nắp cống- những thứ không có sẵn từ các nguồn khác.

Trong các lĩnh vực như Quản lý đất đai và Bảo trì nền, dữ liệu hàng không giúp xác định vùng đất được Yorkshire Water quản lý và duy trì. Các chi tiết vật lý như các hàng rào, cây cối và đường đều có thể nhìn thấy rõ trong ảnh, giúp quản lý các hoạt động như cắt tỉa, cắt cỏ và bảo trì đường đi. Ảnh chụp từ trên không cũng được sử dụng bởi nhân viên phòng kiểm soát để kiểm soát sự cốmột cách chủ động.

Yorkshire Water cũng được hưởng lợi từ dữ liệu LiDAR của Bluesky. Được ủy quyền bởi Mott MacDonald Bentley, dữ liệu 4 điểm cho mỗi mét (ppm) này đang được sử dụng để tạo ra các mô hình chính xác về địa hình và các đặc tính mặt đất liên quan đến mạng lưới cống dưới lòng đất. Các mô hình này sẽ giúp MMB và Yorkshire Water đánh giá được dự báo lũ lụt, hiểu được tác động tiềm ẩn của lũ lụt để phát triển các giải pháp toàn diện.

Nguồn: http://gisgig.com

Ngày 23/7/2017 kỷ niệm 45 năm vệ tinh LandSat thực hiện sứ mệnh quan sát trái đất

Vào giữa những năm 1960, được kích thích bởi các thành công của Hoa Kỳ trong việc thăm dò hành tinh bằng các vệ tinh viễn thám không người lái và thông báo ngày 21 tháng 9 năm 1966 từ thư ký Bộ Nội vụ Stewart Udall, Bộ Nội vụ, NASA và Bộ Nông nghiệp đã bắt đầu một nỗ lực đầy tham vọng để phát triển và phóng vệ tinh quan sát Trái Đất đầu tiên. Mục tiêu này đã được hiện thực hóa vào ngày 23 tháng 7 năm 1972 với sự ra đời của Hệ thống vệ tinh Công nghệ Tài nguyên Trái đất (Earth Resources Technology Satellite – ERTS 1), sau này được đổi tên thành Landsat 1. Tiếp sau đó, Landsat 2, Landsat 3 và Landsat 4 được phóng vào quỹ đạo trái đất các năm 1975, 1978 và 1982.

Khi Landsat 5 ra mắt vào năm 1984, không ai có thể dự đoán vệ tinh này sẽ tiếp tục cung cấp các dữ liệu chất lượng cao về bề mặt trái đất trong 28 năm và 10 tháng. LandSat 5 chính thức lập kỷ lục Guinness thế giới cho “Vệ tinh quan sát trái đất lâu nhất”. Landsat 6 thất bại trong việc đi vào quỹ đạo năm 1993.

Landsat 7 được phóng thành công năm 1999, cùng với Landsat 8 được phóng vào năm 2013, tiếp tục cung cấp dữ liệu toàn cầu hàng ngày. Landsat 9 dự kiến ra mắt vào cuối năm 2020.

Nguồn: NASA Goddard and USGS

Dữ liệu khổng lồ đằng sau công cuộc tìm kiếm máy bay MH370

Công cuộc tìm kiếm sự mất tích của máy bay MH370 vẫn chưa có hồi kết. Vị trí của chiếc máy bay và 239 hành khách vẫn là một bí ẩn lớn. Hơn 3 năm từ khi bi kịch xảy ra, những chi tiết của cuộc điều tra đầu tiên được hé lộ. Nhóm tìm kiếm đa quốc gia đã công bố một phần dữ liệu được sử dụng trong cuộc tìm kiếm này.

Hình ảnh 3D đáy biển phía đông bắc Diamantina Escarpment.

Manh mối đầu tiên về vị trí của MH370 được xác định thông qua “Doppler effect”. Nó cho biết có thể chiếc máy bay đã rơi ở Ấn Độ Dương. Nhóm nguyên cứu đã sử dụng các thiết bị và phương pháp khảo sát thủy văn tiên tiến để lập bản đồ một phần của đáy đại dương với độ chi tiết cao. Một mô hình 3D đáng kinh ngạc được tạo ra nhưng không có máy bay nào được tìm thấy.

Geoscience Australia, một trong những cơ quan đứng đầu cuộc tìm kiếm đã lựa chọn sử dụng Esri Story Maps và phát hành bản đồ đáy biển thu thập được trong giai đoạn tìm kiếm.  Story Maps mô tả câu chuyện tìm kiếm MH370 một cách trực quan, hiển thị các đặc tính của địa hình, hình ảnh và chú thích chi tiết. Tiến sĩ Stuart Minchin, trưởng khoa Khoa học địa chất môi trường tại Geoscience Australia khẳng định:

It was important for us at Geoscience Australia to make sure we delivered this data so that it is accessible to a range of users, not only experts

Bàn đồ tìm kiếm đã được công bố

Quá trình MH370 thực hiện thu thập dữ liệu lớn theo hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là một cuộc khảo sát để thu thập dữ liệu độ sâu hoặc dữ liệu về địa hình đáy biển  để phát triển các bản đồ của đáy biển trong khu vực tìm kiếm. Bản đồ này đã được sử dụng để hướng dẫn tiến hành giao đoạn hai:  tìm kiếm dưới nước một cách hiệu quả. Với Story Map, người xem có thể xem các vị trí của mảnh vỡ và xem mô hình trôi dạt do CSIRO tiến hành. Australia với sự hỗ trợ của Malaysia và Trung Quốc đã cam kết sẽ phát hành dữ liệu thu thập được. Geoscience Australia, đại hiện chính phủ Australia để phân phối dữ liệu.

Bộ dữ liệu đã được xử lý có thể tải thông qua marine.ga.gov.au hoặc  bathymetry-extractor.ga.gov.au. Đối với người dùng muốn tải xuống dữ liệu thô có thể tải xuống nhiều bộ dữ liệu thô từ National Computational Infrastructure hoặc từ  Amazon Web Service (s3://mh370.phase1.data).

Nguồn: spatialsource.com.au

Sử dụng IoT để tăng hiệu quả, năng suất cho chăn nuôi

 

Hình 1: Bò được đeo thiết bị cảm biến

Khi quản lý vật nuôi và thức ăn chăn nuôi, mục tiêu của mỗi nông dân là hiệu quả nhất có thể. Mặc dù nông dân ngày nay đã sử dụng một số công nghệ, chẳng hạn như máy kéo tự động điều khiển GPS, tuy nhiên nhiều quy trình của họ cũng giống như các máy móc sử dụng trong các thế hệ trước. Có rất nhiều công việc thủ công liên quan đến việc bao gồm cả lái xe ra đến đồng cỏ nhiều lần trong ngày để kiểm tra bầy gia súc và thức ăn. Trong mùa sinh sản, nhiều nông dân hiếm khi rời khỏi trang trại. Những nông trại chăn nuôi, đặc biệt là những trang trại có quy mô lớn, đã sử dụng giải pháp công nghệ hiệu quả nhất đó là Internet of Things (IoT). Vì IoT cho phép nông dân theo dõi các vị trí từ xa , họ có thể giám sát một cách hiệu quả hơn một số lượng gia súc lớn hơn và thu thập thêm chi tiết về từng con vật bằng cách sử dụng dữ liệu thu thập được.

Trong khi IoT có thể cung cấp cả cái nhìn tổng quan và những thông tin hằng ngày để nâng cao hiệu quả hoạt động. Nông dân có thể lựa chọn để theo dõi mọi thứ từ sức khoẻ, vị trí, thói quen ăn uống và chu kỳ sinh sản của mỗi con vật đến các hình thức chăn thả gia súc và chăn nuôi của gia súc trong đồng cỏ. Sau đây là các khía cạnh theo dõi đàn vật nuôi mà người nông dân có thể được chọn.

  • Theo dõi sức khỏe

Nông dân ở Hoa Kỳ mất gần 2,4 tỷ $ mỗi năm do động vật mắc bệnh dẫn đến tử vong, theo USDA. Các giải pháp IoT cho phép nông dân theo dõi chặt chẽ sức khoẻ gia súc của họ, đây có thể là một cách hiệu quả để tránh thiệt hại. Các giải pháp thường sử dụng đồ thiết bị đeo  dùng trong chăn nuôi gia súc giao tiếp với một cổng kết nối bằng cách sử dụng một công nghệ băng thông thấp với chi phí thấp để truyền dữ liệu tới cloud. Các cảm biến kết nối trong thiết bị đeo có thể giám sát huyết áp, nhịp tim, tốc độ hô hấp, tiêu hóa, nhiệt độ và các chỉ số khác cho phép người nông dân nhận được cảnh báo khi có dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Nếu không có sự giám sát của IoT, những vấn đề như: thức ăn hoặc bệnh tật trong đàn có thể không phát hiện được cho đến khi một hoặc nhiều động vật yêu cầu chăm sóc thú y. Với cảm biến liên tục đo lường từng điều kiện và hành vi của từng con vật, người nông dân có thể tránh được những chi phí đó bằng cách hành động khắc phục sớm hơn. Ví dụ, nhiệt độ của bò có thể tăng lên đủ để gây nên cảnh báo trước khi người nông dân nhận thấy có sự thay đổi trong hành vi của nó.

  • Theo dõi chu kỳ sinh sản và đẻ

IoT cũng có thể hữu ích trong chu kỳ sinh sản của bò để theo dõi  khi nào chúng sẵn sàng để sinh đẻ. Vì bò có thể nóng trong vòng tám giờ, các thiết bị IoT có thể thông báo cho nông dân ngay khi điều này xảy ra, làm tăng năng suất, hiệu quả và doanh thu tiềm năng. Nếu các con bò ở ngoài đồng, một hệ thống tiên tiến hơn với hàng rào có kiểm soát bởi IoT có thể tự động hoá quá trình tách con bò ra khỏi phần còn lại của đàn và vào một máng để thụ tinh nhân tạo. Khi con bò chuẩn bị đẻ, một cảm biến IoT có thể gửi cảnh báo cho người nông dân, làm cho quá trình sinh bê an toàn hơn trong khi loại trừ nhu cầu người nông dân liên tục kiểm tra bò để xem liệu bé có bắt đầu đẻ hay không.

  • Theo dõi vị trí

Cảm biến IoT trong một thiết bị đeo cũng có thể theo dõi vị trí của một con vật. Theo dõi vị trí có thể cực kỳ hữu ích cho những người nông dân chăn nuôi gia súc  vì nó cho phép chúng ta có thể quản lý gia súc tốt hơn. Theo dõi vị trí cho phép một nông dân ngay lập tức xác định vị trí một động vật bị bệnh và tách nó khỏi đàn để điều trị. Theo dõi vị trí của một con vật cũng cho phép người nông dân nhận ra mô hình chuyển động của mỗi con vật và có thể cảnh báo người nông dân khi hành vi của một con vật khác với thông thường, có thể là dấu hiệu của bệnh tật. Ngoài ra, theo dõi chuyển động có thể giúp tối đa hóa đồng cỏ của một nông dân. Với dữ liệu được cung cấp từ việc theo dõi chuyển động của động vật cũng như sự di cư của đàn, người nông dân có thể thiết lập và tối ưu hóa các hình thức chăn thả. Theo dõi vị trí thường là một tính năng bao gồm trong các thiết bị theo dõi sức khoẻ hoặc sinh sản.

  • Tối đa hoá việc vắt sữa

Các thiết bị IoT cũng hữu ích cho những người chăn nuôi bò sữa với việc bò cái cần được vắt sữa vài lần trong ngày. Các cảm biến xung quanh cổ của bò cảnh báo cho robot biết đến căn bệnh của bò đang được vắt sữa, cá nhân hóa phiên cho cô. Nó cũng có thể theo dõi tốc độ vắt sữa của từng động vật, lượng và chất lượng sữa được sản xuất, lượng bò ăn và số bước mỗi con bò mỗi ngày. Từ dữ liệu đó, người nông dân có thể xác định bò nào có thể sản xuất nhiều sữa hơn và cải thiện chế độ ăn để tăng tiết sữa.

  • Thức ăn gia súc

Nông dân cũng có thể sử dụng theo dõi chuyển động để theo dõi các hành vi cụ thể trong đàn để xác định mức độ chúng ăn. Họ có thể tương quan với các chuyển động của bò với các hành vi cụ thể như chăn thả gia súc, giao tiếp đồng bọn hoặc nằm nhai. Biết được mức độ thường xuyên của mỗi hành vi này có thể cho phép nông dân hoàn chỉnh các yêu cầu về thức ăn của đàn gia súc để chúng không lãng phí lương thực hoặc cho ăn quá nhiều. Nông dân cũng có thể sử dụng các thiết bị IoT để theo dõi mức thức ăn để họ biết khi nào cần phải làm đầy một máng hoặc khi họ cần phải mua thêm thức ăn. Các bước này thậm chí có thể được tự động.

Trong khi thiết bị IoT có thể gửi thông báo thời gian thực để giúp tăng hiệu quả của một trang trại, dữ liệu được cung cấp theo thời gian có lẽ là kết quả mạnh nhất. Thu thập tất cả dữ liệu với nhau có thể cho phép nông dân đưa ra các quyết định dựa trên sự hiểu biết đầy đủ về tất cả các khía cạnh của trang trại. Các mô hình đàn có thể dẫn đến một cái nhìn sâu hơn về tỷ lệ sinh đẻ hoặc nguyên nhân của một căn bệnh xuất hiện. Khi dữ liệu trở nên có sẵn, thậm chí có thể áp dụng công nghệ máy để rút ra những hiểu biết bổ sung có thể không được nhận dạng một cách dễ dàng.

Cuối cùng, nông dân sẽ là người chăm sóc gia súc của họ, nhưng IoT có thể tối ưu hóa và đơn giản hóa nhiều bước liên quan. Bởi vì việc áp dụng công nghệ IoT có thể giám sát sức khoẻ, sinh đẻ, di chuyển, vị trí và sức khoẻ của mỗi con vật, các trang trại sẽ sử dụng sự thay đổi của dữ liệu đó để tăng hiệu quả, năng suất và doanh thu.

Nguồn: http://www.precisionag.com/systems-management/using-iot-to-increase-efficiency-productivity-for-livestock/

SecureWatch cung cấp dịch vụ tình báo địa không gian

Các cơ quan quốc phòng và tình báo có nhu cầu truy cập vào dữ liệu tình báo địa không gian (Geospatial Intelligence – GEOINT)để từ đó kịp thời đưa ra các quyết định và hành động kịp thời. Các dữ liệu ảnh viễn thám là nền tảng của hệ thống GEOINT, bởi nó cho phép các nhà phân tích hiểu về mô hình, vị trí và đặc điểm về địa hình, đối tượng, cơ sở vật chất và trang thiết bị.

Trước những nhu cầu đó DigitalGlobe đã cho ra đời dịch vụ thuê bao mang tên là SecureWatch cho phép người sử dụng xác định được vị trí cụ thể thông qua ảnh vệ tinh . SecureWatch  sử dụng các ảnh vệ tinh có độ phân giải cao như WorldView-3 and WorldView-4 có độ phân giải tới 30cm. Bằng việc sử dụng các ảnh vệ tinh có độ phân giải cao thông qua các công cụ phân tích có thể dễ dàng theo dõi hoạt động và thay đổi ở các vị trí quan trọng nhờ đó sẽ đảm nảo sự đúng đắn và chính xác khi đưa ra quyết định.

Sử dụng dịch vụ của SecureWatch khách hàng có thể truy cập vào thư viện ảnh trong 17 năm của DigitalGlobe với hơn 100 PB dữ liệu ảnh. Dịch vụ của SecureWatch cung cấp các công cụ hữu ích có truy cập dễ dàng qua trình duyệt web trên Desktop hoặc các thiết bị di động, người dùng có thể dễ dàng thực hiện các phép tìm kiếm, phân tích phức tạp trên trình duyệt của mình.

Một cảnh ảnh trên SecureWatch hiển thị: Severodvinsk, Nga thu thập bởi WorldView-3 vào ngày 14 tháng 6 năm 2017.

Một cảnh ảnh trên SecureWatch hiển thị: Severodvinsk, Nga thu thập bởi WorldView-3 vào ngày 14 tháng 6 năm 2017.

Một số ứng dụng của SecureWatch

Giám sát biên giới và cơ sở

Giám sát biên giới và cơ sở

Phân tích sự biến đổi - Sự biến đổi ở Đá Chữ Thập

Phân tích sự biến đổi – Sự biến đổi ở Đá Chữ Thập

Đánh giá sức mạnh và theo dõi bố trí các trang thiết bị

Đánh giá sức mạnh và theo dõi bố trí các trang thiết bị

 

[bais_before_after before_image=”https://dg-cms-uploads-production.s3.amazonaws.com/uploads/page_field/image_value/501/feature-6-over.jpg” after_image=”https://dg-cms-uploads-production.s3.amazonaws.com/uploads/page_field/image_value/500/feature-6.jpg”]

 

 

Nguồn: DigitalGlobe 

Nauy phóng thành công vệ tinh nhỏ NORsat

NORsat-1 có khối lượng khoảng 15 kilôgam với kích thước là 20x30x40 cm.

Vào ngày 14 tháng 7 năm 2017, Phòng thí nghiệm Space Flight Laboratory  (SFL) đã thành công đưa hai vệ tinh nhỏ của Na Uy do SFL phát triển và xây dựng cho Trung tâm Vũ trụ Na Uy với sự hỗ trợ của Norwegian Coastal Authority, Space Norway và Cơ quan Vũ trụ Châu Âu. Ngay sau khi phóng, cả hai vệ tinh đã liên lạc thành công với các trạm mặt đất ở Na Uy, và việc đưa vào vận hành đang được tiến hành.

Vệ tinh đầu tiên, NORsat-1, mang bộ thu nhận Automatic Identification System (AIS) tiên tiến để thu thập thông tin từ các tàu hàng hải, một bộ máy dò Langmuir để nghiên cứu các đặc tính plasma không gian và một máy đo phóng to tuyệt đối Tổng bức xạ mặt trời và các biến thể theo thời gian. Các thiết bị này được cung cấp bởi Kongsberg Seatex, Đại học Oslo và Trung tâm bức xạ thế giới Physikalisch-Meterologisches Observatorium Davos.

Vệ tinh thứ hai, NORsat-2, cũng mang một máy thu AIS cùng với một máy VHF Data Exchange (VDE), cho phép truyền thông hai chiều với tàu với tốc độ nhanh hơn. Cả hai thiết bị được cung cấp bởi Kongsberg Seatex. NORsat-2 sẽ là vệ tinh đầu tiên cung cấp dịch vụ VDE cho Na Uy.

Ordnance Survey công bố số liệu mở và bản đồ miễn phí về không gian xanh tại Anh

Vương quốc Anh: Để giúp mọi người dễ dàng xác định vị trí và tiếp cận không gian xanh, chính phủ Anh đã phát hành một cơ sở dữ liệu mới và bản đồ  số tương tác để xác định khu vực không gian xanh giải trí và thư giãn có thể tiếp cận được ở Anh (OS Open Greenspace). Số liêu được cung cấp bởi Ordnance Survey (OS), bản đồ có sẵn miễn phí và chứa dữ liệu từ OS và các nguồn khác.

Bản đồ không gian xanh giúp mọi người dễ nhận biết, tìm kiếm không gian xanh

OS đã hợp tác với một số lượng lớn các tổ chức phi chính phủ và các đối tác chính phủ để biên soạn bộ dữ liệu OS Open Greenspace và bản đồ số. Trong đó mô tả chính xác vị trí và mức độ của các khu vui chơi giải trí. Các đặc trưng ví dụ bao gồm: mọi công viên công cộng ở Anh, mọi không gian vui chơi, sân chơi, sân gôn, công viên công cộng, sân chơi bowling, khu vườn và nhiều hơn nữa.

Bộ dữ liệu có thể được xem qua OS Maps www.osmaps.uk/greenspace .

OS cũng đã phát hành OS MasterMap (OSMM) Greenspace, một phiên bản dành cho khu vực công. Nhằm mục đích cung cấp cho dữ liệu địa không gian chính xác và cập nhật để hỗ trợ lập kế hoạch, phân tích và ra quyết định. OSMM Greenspace chứa vị trí của tất cả các không gian xanh có thể thăm quan và không thể thăm quan.

Nguồn: http://geospatialworld.net