Essential Energy sử dụng bản đồ 3D để quản lý thảm thực vật

3D Model Trees Power Lines

3D Model Trees Power Lines

Nhà cung cấp năng lượng Essential Energy của Úc đã ký hợp đồng với NM Group để xây dựng bản đồ, phân tích và đánh giá các rủi ro do mà thảm thực vật có thể gây ra các vấn đề an toàn và độ tin cậy trong tương lai của mạng lưới điện trên cao. Chương trình sẽ sử dụng các công nghệ viễn thám và mô hình hóa 3D trên 85.000km đường dây điện. Điều này sẽ giúp tăng cường ưu tiên và lập kế hoạch cho các hoạt động quản lý thực vật xung quanh mạng lưới đường dây điện.

3D Model Trees Power Lines

3D Model Trees Power Lines

Dự án thực hiện khảo sát trên không bằng LiDAR để thu thập và xử lý dữ liệu trên diện tích 160.000 km2, lan rộng khắp khu vực và nông thôn của New South Wales. Một chuỗi các kỹ thuật mạnh mẽ chuyển đổi dữ liệu mạng thành các mô hình 3D thông minh, tạo điều kiện cho các phép đo và báo cáo chính xác.

Ví dụ như bất kỳ vị trí nào mà cây có khả năng phát triển vào đường dây và gây nguy hiểm hoặc mất điện. Các thông tin này được hiển thị trong một ứng dụng 3D có thể sử dụng qua Browser được gọi là Caydence®.

Caydence

Caydence

Tổng giám đốc dịch vụ mạng Essential Energy, Luke Jenner nói, “Chúng tôi luôn tìm cách cung cấp điện theo cách hiệu quả hơn và đáng tin cậy hơn. Dự án này cùng với NM Group cho thấy tập trung liên tục của chúng tôi vào sự đổi mới là cách nâng cao tính an toàn, độ tin cậy và hiệu quả của mạng lưới điện. ”

Shane Brunker, giám đốc Kỹ thuật của Tập đoàn NM, nói, “Chúng tôi rất vui khi được hợp tác cùng Energy Essential để thực hiện công việc này, cho thấy tầm quan trọng của việc duy trì một mạng lưới điện an toàn và tin cậy. Là người sáng tạo trong công nghiệp không gian, tôi mong muốn đẩy mạnh quan hệ với Essential Energy và cho thấy làm thế nào chúng ta có thể tăng cường hoạt động quản lý mạng lưới điện bằng cách sử dụng viễn thám, clound và 3D.

Nguồn: SpatialSource

 

Thales Alenia Space và Arianespace ký kết hợp đồng để phóng hai vệ tinh Cosmo-SkyMed thế hệ thứ hai (CSG)

Thales Alenia Space và Arianespace đã ký kết hợp đồng để phóng hai vệ tinh Cosmo-SkyMed Second Generation (CSG) sản xuất cho Cơ quan Vũ trụ Ý (ASI) và Bộ Quốc phòng Ý.

Các vệ tinh quan sát trái đất CSG sẽ được đưa phóng vàoo năm 2018 bởi các tàu phóng Soyuz và Vega C từ Trung tâm Không gian Guiana ở Guiana thuộc Pháp. Theo ASI, hệ thống vệ tinh thế hệ thứ hai này, bao gồm phân đoạn mặt đất của nó, sẽ thiết lập một tiêu chuẩn hiệu năng mới cho các hệ thống quan sát bằng radar trên không gian về độ chính xác, chất lượng hình ảnh và tính linh hoạt của các dịch vụ người dùng. Đây là một hệ thống kép (dân sự / quân sự), được thiết kế để đáp ứng yêu cầu của cả khách hàng thương mại và chính phủ, cũng như cộng đồng khoa học.

Được xây dựng bởi Thales Alenia Space ở Ý sử dụng nền tảng Prima, mỗi vệ tinh CSG sẽ nặng khoảng 2.200 kg. khi phóng và sẽ được đặt trong quỹ đạo đồng bộ Mặt trời ở độ cao 619 km. Các vệ tinh được trang bị Synthetic Aperture Radar (SAR), có khả năng quan sát dưới bất kỳ điều kiện thời tiết hoặc ánh sáng nào cả ngày lẫn đêm.

Arianespace cũng tuyên bố vào ngày 27/9/2017 rằng họ ký một hợp đồng mới với nhà sản xuất Avio của Ý để sản xuất thêm 10 chiếc Vega và Vega C. 10 máy bay bổ sung này sẽ vào khai thác vào năm 2019, Arianespace cho biết.

Theo Arianespace, Vega đặc biệt phù hợp với việc phóng các vệ tinh khoa học hoặc EO vào các quỹ đạo đồng bộ thấp hoặc quỹ đạo đồng bộ mặt trời. Nó hoàn toàn có sẵn cho các cơ quan chính phủ châu Âu và các cơ quan đại diện, và cung cấp hiệu quả tương đương cao cho các khách hàng khác.

 

Nvidia hợp tác với Alibaba và Huawei trong việc phát triển thành phố thông minh

Panoramic photo of Auckland city near the industrial area. Auckland Region, North Island, New Zealand

Nvidia đã xâu dựng các nền tảng cho thành phố thông minh sử dụng trí tuệ nhân tạo giống như trong truyện tranh DC, nhưng nó thực sự là một công cụ giám sát thông minh dựa trên GPU, có thể giúp giảm thiểu tắc nghẽn giao thông, phân bổ các dịch vụ của thành phố và thậm chí tìm kiếm người mất tích.

Và Metropolis đã chọn hai đối tác mới là Alibaba và Huawei. Nvidia cũng đưa vào bộ công cụ phát triển phần mềm DeepStream trong phiên bản đã có của Metropolis.

Metropolis sử dụng dữ liệu là các đoạn video và dữ liệu được thu thập từ hơn 1 tỷ các camera được kết nối và dự kiến ​​sẽ được lắp đặt tại các thành phố trên thế giới vào cuối năm 2020 để chạy nhiều ứng dụng phân tích sử dụng AI, có thể hỗ trợ mọi thứ từ thực thi pháp luật đến quy hoạch đô thị.

Nvidia cũng đang ra mắt một số ứng dụng của công nghệ này tại hội nghị GTX tại Bắc Kinh ngày 28/9, bao gồm một dự án từ Viện nghiên cứu Hikvision của Trung Quốc, sử dụng kết hợp giữa Jetson, Tesla P4 và DGX-1 để đạt tỷ lệ thu hồi 90% đối với việc nhận dạng khuôn mặt và phát hiện, chồng khớp khuôn mặt.

Bản đồ 3D của bão Irma

Hình ảnh 3D của bão Irma đã được ghi lại bởi vệ tinh CloudSat (NASA) khi cơn bão tiếp cận Puerto Rico (Đại Tây Dương) vào ngày 6 tháng 9. Bão Irma có sức gió được ước tính tối đa là 298 km/giờ.

NASA đã phóng 3 vệ tinh quan trắc Trái Đất CloudSat và Cloud-Aerosol Lidar và CALIPSO để nghiên cứu vai trò của đám mây và aerosols trong sự biến động thời tiết, khí hậu và chất lượng không khí trên Trái Đất.

Vệ tinh CloudSat đã băng qua phía đông của mắt bão Irma và tiết lộ chi tiết về cấu trúc đám mây bão. Radar phân tích mây CloudSat vượt trội trong việc phát hiện cấu tạo và bố trí các lớp mây dưới xoáy bão của bão, không dễ dàng phát hiện bởi các bộ cảm biến vệ tinh khác.

Các vùng đối lưu mạnh với lượng mưa từ vừa phải đến nặng (màu đỏ đậm và màu hồng). Khu vực không có mây là mắt bão. Điểm cao nhất của đám mây đạt từ 15-16km. Các giá trị màu thấp hơn (vùng xanh lục và xanh lam) cho thấy kích thước hạt mưa nhỏ mà thưa hơn.

Radar phân tích mây sẽ mất tín hiệu sau khoảng 5 km do các hạt nước (băng) có đường kính lớn hơn 3 mm. Lượng mưa trung bình đến lớn xuất hiện ở những khu vực phát hiện được sự yếu đi của tín hiệu. Những đám mây nhỏ hơn rõ ràng khi CloudSat di chuyển ra phía nam, bên dưới lớp vỏ mỏng màu da cam.

CloudSat và CALIPSO đang thu thập thông tin về cấu trúc của đám mây và aerosols mà không thể thu thập từ các vệ tinh khác. Dữ liệu của 2 vệ tinh này đang gop phần cải tiến các mô hình của NASA và cung cấp sự hiểu biết tốt hơn về tác động của con người lên bầu khí quyển.

Nguồn: spatialsource.com.au

Dự án FAirNet được trao giải “Khởi nghiệp sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam” năm 2017

Dự án FAirNet (FIMO Air Polution Monitoring Network) của Trung tâm Công nghệ tích hợp liên ngành Giám sát hiện trường (Trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN) là 1 trong 21 sản phẩm được trao thưởng tại Lễ trao giải “Khởi nghiệp sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam” năm 2017 vào ngày 20/09 vừa qua.

Lễ trao giải “Khởi nghiệp sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam” do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức nhằm tuyên dương những doanh nghiệp đổi mới sáng tạo đã thành công trong việc chứng minh ý tưởng biến các thách thức của biến đổi khí hậu thành cơ hội kinh doanh. Cuộc thi được khởi động vào tháng 4/2017. Sau hơn 4 tháng triển khai cuộc thi đã có hơn 350 đề xuất tham dự. Với với 11 hội đồng chấm thi đã phải làm việc hết công suất trong vòng 20 ngày liên tiếp để chọn ra 21 dự án trao giải “Khởi nghiệp sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam” năm 2017. Trong đó, có 17 doanh nghiệp nhận hỗ trợ tài chính và dịch vụ đi kèm, 4 doanh nghiệp nhận hỗ trợ dịch vụ không kèm tài chính, đồng thời ghi nhận nỗ lực của 7 doanh nghiệp đầu tiên tốt nghiệp quá trình ươm tạo kéo dài 1 năm của dự án.

Những doanh nghiệp này đã tham gia Cuộc thi Chứng minh ý tưởng lần thứ 2 (POC2) do Trung tâm Đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam (VCIC) tổ chức. Các dự án được lựa chọn bởi POC2 sẽ được ưu tiên tiếp cận với toàn bộ các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp toàn diện của VCIC gồm đào tạo, cố vấn, kết nối với các mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp, mạng lưới chuyên gia, mạng lưới đối tác, cơ sở vật chất và có cơ hội nhận nguồn vốn tài trợ lên tới 75.000 USD.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Đại Dương khẳng định: “Thông qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu, Dự án là cơ sở quan trọng biến những thách thức về khí hậu trở thành cơ hội phát triển bền vững và tăng trưởng xanh, qua đó thực hiện thành công Chiến lược quốc gia của Việt Nam về tăng trưởng xanh”. Sau hơn một năm đồng hành cùng Trung tâm đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam (VCIC), các đơn vị được lựa chọn hỗ trợ trong Cuộc thi chứng minh ý tưởng lần thứ nhất đã gặt hái được nhiều thành công: doanh thu tăng trưởng 300%, kêu gọi hơn 200.000 USD vốn đầu tư, khẳng định được thương hiệu tại thị trường miền bắc Việt Nam và vươn tới thị trường quốc tế hay tiết kiệm được hàng chục tỷ đồng chi phí cho khách hàng,…

Đại diện cho nhóm nghiên cứu dự án FairNet, TS. Bùi Quang Hưng chia sẻ, nhóm cảm thấy rất vui mừng và tự hào khi được đề cử giải thưởng. Trong suốt quá trình tham gia cuộc thi nhóm đã nhận được nhiều sự quan tâm động viên từ ban tổ chức, được gặp gỡ giao lưu trao đổi kinh nghiệm cùng các dự án khác. Sản phẩm giúp người dùng biết được chất lượng không khí tại nơi mình sinh sống và làm việc (sử dụng FairKit) và những khu vực khác (sử dụng (FairWeb và FairApp). Khi có thông tin về chất lượng không khí, người sử dụng sẽ có những biện pháp cụ thể để giảm thiểu tác hại của ô nhiễm không khí tới sức khỏe con người.

Chia sẻ cụ thể về dự án này, TS. Bùi Quang Hưng cho biết, dự án sẽ bao gồm FairKit – bộ toolkit cầm tay đo nồng độ bụi PM 2.5 và các thông số môi trường khác sử dụng nhiều loại cảm biến khác nhau; FairServer – nền tảng thu thập, quản lý và chia sẻ dữ liệu; FairWeb – hệ thống ứng dụng Web; FairApp – hệ thống ứng dụng trên nền tảng di động. Trong quá trình thực hiện, nhóm đã mất nhiều công sức đối với quá trình kiểm thử sản phầm FairKit để nâng cao độ chính xác của sản phẩm.

Nguồn: Tuyết Nga (UET-News)