Google theo dõi sự ô nhiễm không khí khi lập bản đồ đường phố

Tại Oakland, California, những chiếc xe của Google thu thập bản đồ và hình ảnh đường phố cũng thu thập không khí và đo khối lượng ô nhiễm theo thành phố.

Melissa Lunden là nhà khoa học chính của Aclima, công ty đã xây dựng thiết bị cảm biến ô nhiễm được bổ sung vào các chiếc xe Street View của Google.

Đó là những mẫu khí ozon, NO, NO2, CO2, khí mê-tan”, Lunden nói. “Bạn thấy giao thông, bạn nhìn thấy đường phố, bạn có thể nhìn thấy ô nhiễm không khí. Dữ liệu đó được tải lên internet trong thời gian thực. ”

Kết quả là một bản đồ chi tiết cho thấy chính xác nơi không khí ở Oakland bị ô nhiễm nhất.

Lunden nói: “Điểm nóng này là khoảng 100 mét đường đó, liên tục trong một năm.

Trong tương lai, công nghệ này có thể cung cấp bản đồ thành phố với mức ô nhiễm giống như cách chúng ta có thể thấy ùn tắc giao thông trên điện thoại thông minh.

“Bạn cũng có thể lấy loại dữ liệu này và đưa ra một tuyến đường xe đạp hoặc một tuyến đi bộ hoặc tuyến đường đến trường, nơi mà bạn giảm thiểu sự phơi nhiễm với chất gây ô nhiễm”, Lunden nói.

Steve Hamburg là khoa học gia chính của Quỹ Bảo vệ Môi trường, giúp trả tiền cho dự án lập bản đồ ô nhiễm. Ông nói các bản đồ ô nhiễm chi tiết thậm chí có thể ảnh hưởng đến giá bất động sản.

Hamburg nói: “Giờ đây chúng ta có khả năng thực sự làm cho ô nhiễm đó có thể nhìn thấy được đối với tất cả mọi người.

“Bây giờ bạn không biết bạn đang mua cái gì. Điều này sẽ làm cho nó minh bạch, và điều đó tạo thêm áp lực, một lần nữa, chúng ta hãy khắc phục những vấn đề này, “ông nói.

It’s a technology that makes visible what is now mostly invisible, and when it comes to air pollution, what you can’t see can hurt you.

 

Bạn có biết các cơn bão được đặt tên như thế nào không?

Các cơn bão đang chiếm lĩnh các buổi thảo luận toàn cầu hơn bất cứ điều gì trong hai tuần qua. Bão Harvey hai tuần trước đã tàn phá và gây thiệt hại lên đến 23 tỷ USD. Bão Irma đã phá hủy nhà cửa, cây cối, tài sản trên vùng Caribbean và Florida. Bão Jose và Katia hiện được dự báo sẽ trở thành những cơn bão mạnh và đã ảnh hưởng nhiều nhất đến Mexico. Bão Lee đang suy yếu, trong khi bão Maria đang di chuyển về phía bắc sau khi phá huỷ hầu hết Puerto Rico.

Bạn có chú ý đến tên của các cơn bão: Harvey, Irma, Jose, Katie, Lee, Maria? Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao những cơn bão dữ dội, tàn phá tất cả mọi thứ trên đường đi của nó, dẫn đến cái chết, di dời và hủy diệt lại được gọi nhẹ nhàng bằng những âm thanh yêu thương như Harvey, Irma, Jose và Katia?

Nó chắc chắn là một điểm thú vị để suy ngẫm, nhưng đằng sau việc đặt tên là cả một quy ước.

Thứ tự từ A – Z

Hầu hết các cơn bão đều được đặt tên từ A-Z theo danh sách do Trung tâm Bão quốc gia Hoa Kỳ chuẩn bị. Danh sách này bao gồm 21 cái tên cho các cơn bão được chuẩn bị từ bảy năm trước. Điều này có nghĩa, trận bão đầu tiên vào năm 2022 sẽ có tên là Alex và cơn bão thứ 21 – nếu không may xảy đến – sẽ được gọi là Walter.

Nếu toàn bộ danh sách đặt tên đã được sử dụng trong một năm vì nhiều cơn bão liên tiếp, sau đó thay vì lặp lại danh sách từ đầu, các bảng chữ cái Hy Lạp được chọn, với alpha là chữ cái đầu tiên. Tên của cơn bão đặc biệt phá hủy sẽ thường không được sử dụng nữa. Ví dụ Matthew và Otto là những tên cuối cùng được sử dụng sau khi đem đến thiệt hại to lớn vào năm 2016.

Danh mục tên các cơn bão là một vấn đề rất nghiêm trọng và đó là lý do tại sao Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên Hợp Quốc (WMO) có quyền phủ quyết về danh mục này.

Còn về cơn bão có tên là ISIS?

Tuy nhiên, vào năm 2015, WMO cấm đặt tên cơn bão là ISIS – nữ thần sinh sản Ai Cập cổ đại và từ viết tắt tên của nhóm khủng bố khét tiếng Nhà nước Hồi giáo Irac và Syria.

Trên thực tế, nếu không bị cấm và một số cơn bão đã được đặt tên là ISIS, nó sẽ tạo ra sự náo loạn và phản đối gay gắt của công chúng vì sự vô cảm quá mức khi so sánh thiên tai với một nhóm giết người điên cuồng, tàn bạo và lạnh lùng máy móc. Nếu vậy, theo một cách nào đó đã cố ý làm bình thường hóa chủ nghĩa khủng bố.

Bão ở khu vực Bắc Thái Bình Dương có một danh pháp phức tạp hơn. Tên bão được lấy từ 14 quốc gia trong khu vực, có thể là của động vật, thực vật, nhân vật thần thoại, hoặc đơn giản là bất cứ thứ gì. Các tên này được ủy ban quản lý bão WMOs tại Tokyo, Nhật Bản xem xét và sau đó được ban hành. Tuy nhiên, các quốc gia không bị bắt buộc sử dụng các tên bão này trong các báo cáo thời tiết của họ.

Vậy khi nào thì quy ước đặt tên bão được bắt đầu?

Các cơn bão bắt đầu được đặt tên vào năm 1950. Tên gọi được ưa chuộng hơn so với các số và mã số bởi trước đây vì rất dễ nhớ và tiện lợi để sử dụng.

Trước khi được đặt tên, các cơn bão thường được xác định dựa trên vị trí vĩ độ và kinh độ. Tuy nhiên, phương pháp này thường có sai số lớn vì vị trí của các cơn bão lớn không bao giờ là cố định.

Đặt tên cho cơn bão và bão lớn không phải lúc nào cũng là lĩnh vực của các nhà khoa học, các nhà khí tượng học và các quan chức. Việc đặt tên này thực tế bắt đầu từ rất sớm. Vào thế kỷ 19, người ta thường gọi tên các cơn bão bằng tên các vị thánh Công giáo.

Còn về tính bình đẳng giới trong việc đặt tên?

Ngày nay, tên của nam giới và nữ giới được xen kẽ trong các cơn bão. Nhưng trong hàng thập kỷ, tên nữ giới được sử dụng áp đảo cho các cơn bão. Trong Thế chiến thứ hai, các thủy thủ Mỹ đã sử dụng tên cơn bão bằng tên bạn gái và vợ của họ. Chính phủ cũng áp dụng truyền thống này để đặt tên cơn bão cho đến những năm 1970. Trong những năm này, chiến dịch vì bình đẳng giới cho rằng cách đặt tên này là phân biệt giới tính. Do vậy, nó đã bị hủy bỏ vào năm 1979. Tuy nhiên, những thái độ cũ và những định kiến về giới vẫn còn tồn tại. Điều này đã được phản ánh trong một tạp chí nghiên cứu năm 2014 đang gây tranh cãi về những cơn bão tên gọi phụ nữ gây chết người hơn vì mọi người thường không coi trọng chúng.

Nguồn: GeoSpatialWorld

Seven Trent Waters sử dụng dịch vụ phân tích dữ liệu Raztecs để phát hiện rò rỉ đường ống

Seven Trent Water đang sử dụng sản phẩm dữ liệu vệ tinh phát hiện rò rỉ đường ống của Rezatec để giảm chi phí và nâng cao hiệu quả vận hành. Rezatec đã phát triển sản phẩm dữ liệu rò rỉ đường ống từ dữ liệu vệ tinh kết hợp với học máy và các thuật toán xử lý dữ liệu.

Rezatec đang thực hiện phân tích các loại vệ tinh khác nhau để xác định các rò rỉ tiềm ẩn bằng cách quan sát những thay đổi về cảnh quan như thảm thực vật, hàm lượng nước có trong đất và chuyển động của mặt đất.

Rezatec thu thập dữ liệu thường xuyên để đánh giá rủi ro đối với đường ống và các hồ chứa. Trong trường hợp có thay đổi đáng kể, người quản lý tài sản được cảnh báo trước khi tai nạn xảy ra. Rezatec sử dụng một cổng thông tin để phân phối dữ liệu của họ đến người dùng. Người dùng có thể tương tác với dữ liệu sử dụng giao diện tương tác.\

Source: Seven Trent Waters uses Raztecs data analytics to detect pipeline leakage

Tàu du lịch phát hiện ngoài mạn thuyền với LiDAR

Tháng 3 năm 2017 Brandon Paul 23 tuổi đến từ Florida đã bị rơi xuống biển từ tàu du lịch ở vùng biển phía Bắc Cuba sau khi đi ra ngoài mạn thuyền, lực lượng Cảnh sát biển Hoa Ký đã tiến hành tìm kiếm liên tục trong 16 giờ và phạm vi che phủ của diện tích tìm kiếm tới 3.469 dặm vuông nhưng kết quả tìm kiếm đã không như mong đợi. Theo trang  Cruisejunkie.com báo cáo rằng từ năm 2006 đến năm 2015 trung bình mỗi năm có trên 21 người, đã bị báo cáo mất tích sau khi đi ra ngoài mạn thuyền.

Gần đây, Frank Bertini, quản lý kinh doanh UAV & Robotics cho Velodyne LiDAR, đã hợp tác chặt chẽ với Jack Gillespie, Giám đốc phát triển kinh doanh cho công ty về công nghệ tự động hóa Mechaspin phát triển một hệ thống Man Overboard Detection (MOD) cho ngành công nghiệp tàu thủy. Hệ thống có thể phát hiện và đo bất kỳ vật nào rơi ra từ tàu. Sau khi được phát hiện, hệ thống sẽ gửi các cảnh báo về người hoặc đối tượng trên bờ. Dựa trên những cảnh báo này, các hệ thống lái tự động của tàu có thể ngắt nguồn điện động cơ của tàu và thông báo cho phi hành đoàn về trường hợp khẩn cấp.

Tàu du lịch sử dụng LiDAR

Tàu du lịch sử dụng LiDAR

Theo hiệp hội quốc tế Cruise Lines (CLIA), có hơn 60 hãng tàu trên toàn cầu sẽ vận chuyển 25.8 triệu hành khách trong năm 2017. Khoảng 25 tàu mới được chế tạo mỗi năm, mỗi chiếc có sức chứa khoảng 1.000 hành khách. Mặc dù tỷ lệ mất tích của hành khách trên tàu là tương đối thấp, nhưng trong ngành công nghiệp tàu thủy nhận thấy nhu cầu bảo vệ an toàn cho mọi hành khách là cần thiết. Ngoài ra, các công ty du lịch biển hiện đang cạnh tranh với nhau rất khốc liệt về hành khách. Các thông tin tiêu cực từ báo chí khi một hành khách mất tích trên biển có thể dẫn đến thiệt hại hàng triệu đô trong doanh thu bị mất. Do đó, an toàn vận hành là mối quan tâm hàng đầu của các thuyền trưởng và các nhà quản lý kinh doanh.

Cùng với sự an toàn trong hoạt động du lịch biển, vấn đề về sự ô nhiễm và xả rác từ các con tàu tàu là mối bận tâm ngày càng tăng. Các buổi tiệc tùng trên tàu là không tránh khỏi, do đó việc cho một chai bia hoặc một số đồ đạc không dùng nữa rơi ra khỏi tàu là rất thường xuyên. Nhiều chính phủ đã đưa ra các quy định mới về môi trường cho tàu du lịch. Trong một số vùng nước, mọi vật rơi ra từ tàu thủy đều có thể bị phạt tiền. Với hệ thống MOD của Mechaspin, các hãng tàu du lịch có thể phát triển cơ sở dữ liệu riêng về bằng chứng các đồ vật rơi ra khỏi tàu.

MOD System

MOD System

Hệ thống MOD từ Mechaspin liên quan đến nhiều VLP-16, được gọi là “Pucks”, đóng vai trò chiến lược xung quanh chu vi của con tàu. Các Pucks này được kết nối với hệ thống kiểm soát giám sát và thu thập dữ liệu (SCADA – Supervisory Control And Data Acquisition). Hệ thống SCADA đồng bộ dữ liệu đám mây điểm (Clound Point) từ nhiều cảm biến LiDAR và áp dụng một thuật toán phát hiện đối tượng. Thuật toán phát hiện đối tượng tính toán chính xác khối lượng của bất kỳ đối tượng nào đi qua các trường của cảm biến LiDAR 3D. Mỗi chiếc Puck có 16 laser phát hiện trong một góc nhìn rộng 30 độ so với thân tàu và khoảng cách đến 330 feet.

Hệ thống MOD là một giải pháp tích hợp cho vấn đề khi các hành khách cố đi ra ngoài mạn thuyền – và kết quả của nhiều năm kinh nghiệm của Mechaspin trong thị trường hệ thống không người lái trên mặt đất cho quân đội. Công ty chị của Mechaspin là OpenJaus, công ty phát triển và hỗ trợ các hệ thống không người dùng trong thế giới thực sử dụng ngôn ngữ lập trình JAUS (kiến trúc chung cho các hệ thống không người lái – Joint Architecture for Unmanned Systems)) – đặc biệt là kinh nghiệm liên quan cho ứng dụng MOD. Hy vọng rằng, một ngày nào đó sẽ có thêm những chiếc tàu mới được chế tạo mỗi năm được trang sẵn bị hệ thống MOD của Mechaspin. Và những ngày của những hành khách bị mất trên biển sẽ trở thành chuyện của quá khứ.

Nguồn: Velodynelidar

 

Chất lượng những hình ảnh đầu tiên được chụp bởi vệ tinh FormoSat-5 của Đài Loan.

Đài Loan: Những hình ảnh đầu tiên của vệ tinh FormoSat-5 chụp được có chất lượng không được tốt như mong đợi, chúng bị mờ, độ chi tiết không rõ ràng và có những điểm sáng ở giữa ảnh.

Vệ tinh FormoSat trị giá 186 triệu đô la, và được phóng vào ngày 25/8 bằng tên lửa Falcon do Space X sản xuất với mục đích chụp những hình ảnh đa sắc, đa phổ với độ phân giải ảnh là 2m và 4m tương ứng.

Yu Shiann-jeng, phó giám đốc Tổ chức Vũ trụ Quốc gia NARLabs (NARLabs’ National Space Organization – NSPO), xác nhận rằng những hình ảnh đầu tiên của vệ tinh bị mờ và những khu vực thành thị có quá nhiều điểm sáng. Ông cũng nói thêm NPSO đang cố gắng giải quyết vấn đề này bằng cách điều chỉnh nhiệt độ bên trong và việc hiệu chỉnh lại độ chính xác của ảnh sẽ mất từ 2 đến 3 tháng.

FormoSat-5 là một vệ tinh nhỏ nặng 450 kg có chiều cao 2,8m và đường kính 1,6m

Theo NSPO “Nhiệm vụ của vệ tinh FormoSat-5 là thúc đẩy và chứng minh công nghệ vũ trụ của Đài Loan trong lĩnh vực vệ tinh – viễn thám và tiếp tục cung cấp dữ liệu phục vụ cho những người sử dụng hình ảnh của FormoSat-2 trước đây, góp phần thúc đẩy nghiên cứu khoa học không gian trong nước”. FormoSat-5 rất phù hợp cho ngành công nghệ viễn thám cũng như các nhiệm vụ khoa học không gian.

Nguồn: GeoSpatial World

Esri phát hành cuốn sách thứ 2 về công nghệ GIS

Esri đã phát hành một cuốn sách mới với tựa đề “The ArcGIS Book: 10 Big Ideas about Applying The Science of Where”. Theo Esri, cuốn sách này cung cấp cho các kỹ thuật viên bản đồ những bí quyết và kinh nghiệm áp dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn. Ngoài ra, cuốn sách kèm theo nhiều địa chỉ trang web cung cấp tin tức và tài liệu đào tạo cần thiết về sử dụng hệ thống thông tin địa lý dựa trên web (GIS ) để tạo bản đồ, làm việc với ứng dụng, phân tích dữ kiệu không gian,…

Cuốn sách có được cung cấp dưới dạng bản in, dưới dạng PDF và trực tuyến. Cuốn sách giải thích cách sử dụng nền tảng ArcGIS của Esri để quản lý và phân tích dữ liệu và sau đó là hiển thị và chia sẻ thông tin lên bản đồ để có được cái nhìn sâu sắc về dữ liệu. Các nội dung chính của cuốn sách bao gồm bản đồ nền web, các công cụ hiện có, bản đồ tương tác thời gian, GIS 3D, phân tích dữ liệu không gian, hình ảnh và Internet of Things.

Ngoài ra, các phiên bản trực tuyến và PDF của The ArcGIS Book được tích hợp với 10 bài học “Learn ArcGIS” và liên kết đến 250 bản đồ trực tuyến, ứng dụng từ Esri và cộng đồng ArcGIS trên toàn thế giới. Theo Esri, nó cũng bao gồm nhiều tài nguyên học tập điện tử, bao gồm tải phần mềm, video, …

Phiên bản online và PDF của cuốn sách có thể truy cập tại: địa chỉ

Nguồn: geospatial-solutions.com

Sử dụng dữ liệu vệ tinh của NASA để dự đoán sự bùng phát bệnh sốt rét

Trong rừng nhiệt đới Amazon, một vài động vật nguy hiểm đến người như muỗi truyền bệnh sốt rét. Các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học đã chú ý tới dữ liệu từ các vệ tinh quan sát Trái đất của NASA để có thể theo dõi các loại sự kiện của con người và môi trường thường xảy ra trước một vụ dịch sốt rét. Với kinh phí từ Chương trình Khoa học Ứng dụng của NASA, họ đang hợp tác với chính phủ Peru để phát triển một hệ thống sử dụng dữ liệu vệ tinh và các dữ liệu khác để dự báo các vụ bùng phát ở mức hộ gia đình hàng năm trước và ngăn ngừa dịch.

Hệ thống dự đoán dịch sốt rét sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh tại Peru. Nguồn: NASA

 

Dự đoán những con muỗi truyền sốt rét sẽ nảy nở dựa vào việc xác định các khu vực có nhiệt độ không khí nóng và nước tĩnh lặng, chẳng hạn như ao và vũng nước mà muỗi có thể đẻ trứng. Các nhà nghiên cứu làm việc với hệ thống Land Data Assimilation System (LDAS) được hỗ trợ bởi NASA và các tổ chức khác. Các vệ tinh của NASA, như Landsat, đo lượng mưa toàn cầu (GPM), và Terra và Aqua, đóng vai trò là đầu vào cho LDAS, từ đó cung cấp thông tin liên tục về lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm đất và thảm thực vật trên toàn thế giới.

Thông qua các bản đồ lớp phủ từ vệ tinh, LDAS cũng theo dõi một chỉ số chính cho sự bùng phát sốt rét trong tương lai: nạn phá rừng, đặc biệt khi có sự tham gia của phát triển đường bộ. Khi xây dựng các con đường, các xe ủi đất đào rãnh để xử lý cây cối và các chất thải thực vật khác; khi tràn đầy nước mưa, những mương trở thành nơi gây muỗi. Khi những người bị nhiễm bệnh đi qua những con đường này và truyền bệnh cho muỗi Anopheles, một ổ dịch có thể xảy ra.

Tuy nhiên, bản đồ phân bố số lượng muỗi truyền bệnh vẫn chưa đủ để dự đoán bệnh dịch. Việc tìm ra nơi mà người dân đang bị nhiễm bệnh là mấu chốt của hệ thống dự báo sốt rét, và Pan đang phát triển một mô hình thống kê dựa trên khu vực và một mô hình chi tiết hơn để nhắm mục tiêu vào các điểm nóng này.

Đối với mô hình vùng, các trường hợp sốt rét được báo cáo được kết hợp cùng với ước tính dân số của mỗi quận và các giả định về nơi mọi người đang di chuyển dựa trên các nghiên cứu di dân theo mùa. Việc tích hợp dữ liệu môi trường thông qua LDAS không chỉ đặt các con muỗi trên bản đồ mà còn giúp thông tin cho sự di chuyển của con người, ví dụ như bằng cách phát hiện mực nước các con sông đang tăng trong mùa mưa.

Mô hình vùng sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về con người, muỗi và bệnh tật ở đâu, và nơi chúng được định hướng dựa trên những đối tượng này tương tác với nhau như thế nào. Đồng thời, mô hình dựa trên tác nhân (agent-based model), mô hình hóa hành vi của mọi tác nhân, hoặc mọi con ký sinh ở người, muỗi, và sốt rét trong một khu vực, sẽ phóng to vào một không gian địa lý chặt chẽ hơn bằng cách sử dụng dữ liệu thủy văn có độ phân giải cao và bằng cách trở về các khu phố và sự di chuyển của con người. Kết hợp với dữ liệu LDAS, mô hình sẽ chạy mô phỏng để đánh giá xác suất khi nào, ở đâu và có bao nhiêu người bị cắn và bị nhiễm bệnh.

Khi dự án đi vào thứ ba trong số ba năm tài trợ, Pan và các đồng nghiệp của ông tiếp tục tinh chỉnh mô hình. Ông ước tính công cụ dự báo có thể sẵn sàng để sử dụng trong vòng vài năm. Chính phủ Pêru đã làm việc với Pan để làm quen với hệ thống này, đặc biệt khi nó bắt đầu chương trình Malaria Cero, nhằm mục đích xoá bỏ căn bệnh này vào năm 2021. Các quốc gia khác, bao gồm Colombia và Ecuador, đã bày tỏ sự quan tâm.

Nguồn: NASA

 

 

 

NTT DATA và DigitalGlobe mở rộng hợp tác chiến lược sử dụng nền tảng DigitalGlobe GBDX để xây dựng AW3D Metro – Mô hình 3D Vector cho các tòa nhà

Ngày 31 tháng 8 năm 2017 – Tập đoàn NTT Data (nhà cung cấp dịch vụ CNTT toàn cầu) và DigitalGlobe, Inc. (Tập đoàn hàng đầu toàn cầu về hình ảnh Trái đất) thông báo về quan hệ đối tác chiến lược của họ để sản xuất bộ dữ liệu AW3D Metro- bộ dữ liệu mô hình vector 3D cho các toàn nhà trên phạm vi lớn. Sự hợp tác chiến lược này sẽ thúc đẩy sự kết hợp thế mạnh về dữ liệu độ cao số NTT DATA với kho dữ liệu hình ảnh độ phân giải cao của DigitalGlobe để tạo ra một trong những bộ dữ liệu 3D có độ phân giải cao nhất trên một phạm vi rộng.

NTT DATA, là một trong những nhà cung cấp hàng đầu về dữ liệu độ cao toàn cầu với dòng sản phẩm AW3D® của mình, sẽ tạo ra mô hình 3D vector cho các tòa nhà, thực vật, các các cây cầu bằng cách sử dụng nền tảng dữ liệu không gian địa lý (GBDX) và hình ảnh của DigitalGlobe. GBDX, một công cụ mạnh mẽ, dựa trên công nghệ điện toán đám mây với kho lưu trữ hình ảnh 100 petabyte của DigitalGlobe, có sẵn thư viện thư viện các thuật toán học máy để xây dựng các mô hình 3D vector. Bằng cách sử dụng thuật toán tiên tiến của NTT DATA trên GBDX, hai công ty sẽ có thể phát triển AW3D Metro một cách có hiệu quả và kịp thời hơn.

Những bộ dữ liệu được vector hoá này sẽ thu hút được rất nhiều người chơi trong ngành, những người đang triển khai các ứng dụng mô hình hóa thế giới thực ngày càng nối kết của chúng ta, chẳng hạn như ô tô, bảo hiểm và chính phủ. Nó sẽ cho phép họ tự quyết định các dự án như quản lý thiết bị kết nối, dẫn đường trực quan hơn, giảm nhẹ rủi ro bảo hiểm và quy hoạch thành phố thông minh. AW3D Metro bước đầu sẽ tạo ra mô hình các tòa nhà 3D với độ chính xác cao hơn 1 mét ở Nhật Bản và các lĩnh vực thương mại khác.

Trung Quốc sẽ phóng vệ tinh định vị Bắc Đẩu 3 có độ chính xác đến millimeters

Theo một trang web về hàng không vũ trụ, Trung Quốc có kế hoạch phóng vệ tinh định vị tiên tiến nhất Bắc Đẩu 3 vào cuối tháng này, với các nhà sản xuất tuyên bố rằng công nghệ này chính xác đến vài milimet.

Hai vệ tinh Beidou-3 dự kiến ​​sẽ được đưa lên quỹ đạo vào ngày 29 tháng 9, theo trang web 91fly.cn. Các nhà phát triển tuyên bố rằng hệ thống này chính xác hơn 10 lần so với GPS.

Beidou-3 là vệ tinh thế hệ mới do Trung Quốc phát triển để cung cấp các dịch vụ định vị và điều hướng trên toàn cầu. Trung Quốc đã bắt đầu chương trình Beidou, còn được gọi là Compass, vào những năm 1990 để cạnh tranh với GPS được phát triển ở Hoa Kỳ và GLONASS của Nga.

Ông Li Min, một nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Cơ khí Quốc gia về Hệ thống Định vị Vệ tinh tại Đại học Vũ Hán, cho biết Beidou-3 sẽ là vệ tinh định vị tiên tiến nhất hiện nay.

Hệ thống định vị vệ tinh tính vị trí của người sử dụng bằng cách đo sự khác biệt nhỏ về thời gian đến của xung điện từ một số đầu dò định vị trên bầu trời, nhưng đồng hồ nguyên tử mới trên Beidou-3 có thể làm giảm sai số tới vài milimet.

Tuy nhiên, Li cho biết thêm rằng hiệu suất của Beidou-3 sẽ cần phải được đánh giá sau khi sử dụng. Ông nói: “Trong thực tế, độ chính xác không chỉ bị ảnh hưởng bởi đồng hồ nguyên tử, mà còn những vệ tinh này hoạt động tốt như thế nào trong một không gian lớn và phức tạp.”

Nguồn SCMP

Hình ảnh vệ tinh của NASA, một sự tưởng niệm cho ngày 11 tháng 9

Thế giới đã có một cú sốc mười sáu năm trước vào ngày 11 tháng 9 năm 2001. Trùm khủng bố Al-Qaeda đã làm rung chuyển đất Mỹ bằng những cuộc tấn công nguy hiểm nhất, đâm máy bay vào Trung tâm Thương mại Thế giới, Lầu Năm góc ở Washington, DC và một cánh đồng Pennsylvania.

Mặc dù sự tàn phá rất lớn và mọi người có thể theo dõi diễn biến mới thông qua các phương tiện truyền thông cường độ cao, nhưng toàn bộ sự kiện cũng có thể được nhìn thấy từ không gian. Một ví dụ như vậy là của phi hành gia người Mỹ Frank Culbertson của NASA, người đã chứng kiến toàn bộ sự kiện từ quỹ đạo khi ông làm việc trên Trạm Không gian Quốc tế.

Dưới đây là một số hình ảnh từ bộ sưu tập của Culbertson cho thấy thành phố New York trong vụ tấn công 11/09. Ngoài ra, cùng với đó, có những vệ tinh khác cũng quan sát được cuộc tấn công và hậu quả của nó.

Hình ảnh này là một trong loạt ảnh chụp vào ngày 11 tháng 9 năm 2001 của thành phố New York do phi hành đoàn Expedition 3 cho thấy mảng khói bay lên từ Manhattan. Nguồn: NASA

Hình ảnh này là một trong loạt ảnh chụp vào ngày 11 tháng 9 năm 2001 của thành phố New York do phi hành đoàn Expedition 3 cho thấy mảng khói bay lên từ Manhattan. Nguồn: NASA

Cột khói vẫn cao sau 2 ngày: 

Landsat 5 thu nhận hình ảnh này của Thành phố New York hai ngày sau khi các cuộc tấn công khủng bố phá hủy tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới, khói tiếp tục phát ra từ Manhattan. Nguồn: NASA / US Geological Survey

Landsat 5 thu nhận hình ảnh này của Thành phố New York hai ngày sau khi các cuộc tấn công khủng bố phá hủy tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới, khói tiếp tục phát ra từ Manhattan. Nguồn: NASA / US Geological Survey

Ảnh vệ tinh SPOT về đám cháy tại Trung tâm Thương mại Thế giới:

Hình ảnh vệ tinh SPOT của Manhattan, được thu vào ngày 11 tháng 9 lúc 11:55 sáng, ba giờ sau khi hai máy bay rơi vào Trung tâm Thương mại Thế giới. Màu sắc kết quả từ việc sử dụng các băng hồng ngoại để xác định các điểm nóng cháy thực tế (xem các đốm màu đỏ gần chân cột khói). Các vệ tinh SPOT quỹ đạo ở độ cao 822 km. Nguồn: CNES / SPOT Image 2001

Hình ảnh vệ tinh SPOT của Manhattan, được thu vào ngày 11 tháng 9 lúc 11:55 sáng, ba giờ sau khi hai máy bay rơi vào Trung tâm Thương mại Thế giới. Màu sắc kết quả từ việc sử dụng các băng hồng ngoại để xác định các điểm nóng cháy thực tế (xem các đốm màu đỏ gần chân cột khói). Các vệ tinh SPOT quỹ đạo ở độ cao 822 km. Nguồn: CNES / SPOT Image 2001

Trung tâm Thương mại nhìn từ vệ tinh IKONOS:

Hình ảnh vệ tinh có độ phân giải 1 mét của Manhattan, New York đã được thu thập vào lúc 11:43 sáng EDT vào ngày 12 tháng 9 năm 2001 bởi vệ tinh IKONOS của Space Imaging. Hình ảnh cho thấy một khu vực bụi trắng và khói tại vị trí mà các tháp 1.350 feet của Trung tâm Thương mại Thế giới. Nguồn: GeoEye


Hình ảnh vệ tinh có độ phân giải 1 mét của Manhattan, New York đã được thu thập vào lúc 11:43 sáng EDT vào ngày 12 tháng 9 năm 2001 bởi vệ tinh IKONOS của Space Imaging. Hình ảnh cho thấy một khu vực bụi trắng và khói tại vị trí mà các tháp 1.350 feet của Trung tâm Thương mại Thế giới. Nguồn: GeoEye

Vệ tinh Terra của NASA cho thấy cột khói từ Manhattan:

Hình ảnh từ Terra Satellite của NASA cho thấy cột khói từ Manhattan sau vụ tấn công khủng bố vào Trung tâm Thương mại Thế giới. Những hình ảnh này được kết hợp với nhau từ dữ liệu cảm biến (MODIS) tại Trung tâm Không gian Vũ trụ NASA Goddard, Greenbelt, Md. Nguồn: NASA

Hình ảnh từ Terra Satellite của NASA cho thấy cột khói từ Manhattan sau vụ tấn công khủng bố vào Trung tâm Thương mại Thế giới. Những hình ảnh này được kết hợp với nhau từ dữ liệu cảm biến (MODIS) tại Trung tâm Không gian Vũ trụ NASA Goddard, Greenbelt, Md. Nguồn: NASA