Bản tin FIMO FC: Giao hữu bóng đá với SISLAB ngày 13/07/2018

Như thường lệ vào mỗi chiều thứ 6 hàng tuần phong trào thể thao tại FIMO lại được diễn ra sau một tuần nghỉ vì lý do đặc biệt. Vào ngày 13/07/2018 vừa qua, FIMO đã có trận đấu giao hữu hàng tuần với đội bóng của Phòng thí nghiệm trọng điểm Hệ thống tích hợp thông minh – Đại học Công nghệ (SIS Lab). Về phía FIMO FC có sự tham gia của anh Kazuki Hao, nghiên cứu sinh đến từ Nhật bản đang nghiên cứu tại trung tâm. Trận đấu được tổ chức tại sân vận động Sư phạm vào lúc 5h30 chiều sau những giờ làm việc căng thẳng.

Trận đấu bắt đầu đầy kịch tính khi đội SISLAB đã có lực lượng cổ động viên hùng hậu là các nữ học sinh, sinh viên đang làm việc tại SISLAB hoặc có người yêu làm việc tại SISLAB, cùng với những sai lầm ngớ ngẩn đến thủ môn nghiệp dư phía FIMO FC là anh Hà Đức Văn. Do vậy, đội phía SISLAB dễ dàng dẫn trước với tỷ số 4-0.

Sau đó, FIMO FC quyết định thay đổi đội hình khi đưa anh Kazuki Hao về thử sức với vị trí thủ môn do môn thể thao sở trường của anh là bóng rổ. Anh Hà Đức Văn được đưa trở lại vị trí tiền đạo cắm sở trường. Mặc dù với khả năng đặc biệt là chuyển hóa bàn thắng thành cơ hội, anh Hà Đức Văn vẫn là người ghi nhiều bàn thắng nhất trong lịch sử cho FIMO FC. Trận đấu trở lên dễ dàng hơn cho FIMO FC khi anh Kazuki Hao dần quen với vị trí thủ môn và có hàng loạt pha cản phá suất sắc. Đồng thời, những pha phản công sắc lẹm sở trường của FIMO FC cũng được triển khai, bóng liên tục được đưa đến chân anh Hà Đức Văn để anh đối mặt với thủ môn. Trong một ngày thứ 6 ngày 13 đẹp trời, anh Hà Đức Văn đã không bỏ lỡ cơ hội nào và ghi liên tiếp 5 bàn thắng. FIMO FC tạm thời dẫn trước với tỷ số 5-4.

Về phía SISLAB cũng đã có nhiều thay đổi trong đội hình, trong đó có việc thay đổi thủ môn. FIMO FC vẫn tạo ra những cơ hội liên tiếp về phía khung thành SISLAB. Tuy nhiên, phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi, anh Hà Đức Văn lại phát huy những khả năng đặc biệt vốn có của mình khi bỏ lỡ liên tiếp 3 cơ hội ngon ăn. Nhưng chính điều này lại khiến thủ môn bên phía SISLAB chủ quan, thường đứng lên cao bỏ vị trí. Cầu thủ Tuấn An phía FIMO FC đã lợi dụng cơ hội này để cố gắng sút xa nhiều lần. Và 1 trong số đó đã thành bàn thắng. FIMO FC dẫn trước với tỷ số 6-4. Về phía SISLAB, họ cũng không cam chịu thua dễ dàng như vậy và đẩy mạnh tấn công liên tiếp. Sau những pha cản phá suất sắc anh anh Kazuki hao cũng như những pha tắc bóng từ phía cánh trái do anh Lưu Việt Hưng trấn giữ. Cuối cùng, SISLAB đã có bàn thắng rút ngắn tỷ số xuống còn 6-5.

Tưởng như đang trên đà hưng phấn, SISLAB đẩy mạnh tấn công hơn nữa nhằm có bàn thắng gỡ hòa. Sau một pha tắc bóng thành công từ phía anh Lưu Việt Hưng, bóng được truyền lên bổng phía trên. Với tất cả sức lực cuối cùng, anh Hà Đức Văn đã bứt tốc, vượt qua hậu vệ đối phương để đón đường bóng từ phía cánh phải và tung 1 cú sút về phía góc xa khung thành. Bàn thắng tuyệt vời này đã giúp FIMO FC kết thúc những hy vọng của phái SISLAB cũng như ấn định tỷ số 7-5 cho FIMO FC.

Dưới đây là một số hình ảnh của trận đấu:

MIT: Phát triển các cảm biến RFID

Nghiên cứu mới của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) nhắc nhở chúng ta về sức mạnh của sự đơn giản, chi phí thấp, đơn giản trong việc triển khai Internet of Things (IoT) trên quy mô lớn.

Ấn tượng như các công nghệ như robot và AI có thể được, những đổi mới như vậy thường được dành riêng cho những công ty có ngân sách ấn tượng như nhau. Tuy nhiên, khi chúng ta nghĩ về Internet of Things, hầu hết mọi người đều hình dung ra một thế giới mà ngay cả các vật phẩm phổ biến cũng được kết nối.

Tuy nhiên, nếu chúng ta xem IoT hoạt động ở các thành phố có quy mô lớn, chiếu sáng đường phố thông minh, quản lý giao thông và theo dõi chất thải hoặc ô nhiễm, hoặc các trang trại thông minh báo cáo điều kiện động vật, đất và cây trồng trên hàng chục địa điểm – công nghệ cốt lõi cần phải rẻ để triển khai và cung cấp năng lượng, và dễ bảo trì.

Các thẻ nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) đi một số cách để đáp ứng nhu cầu này. Các biến thể thụ động không yêu cầu pin, thay vào đó thu thập ít năng lượng mà chúng cần từ sóng vô tuyến kết nối chúng. Tuy nhiên, cho đến nay, chúng đã được sử dụng rộng rãi để theo dõi danh tính, trạng thái và vị trí của những thứ như lô hàng hoặc vật nuôi.

Bây giờ họ có thể làm nhiều hơn nữa, theo MIT.

 

Thẻ RFID kết hợp cảm biến

Bây giờ các kỹ sư tại MIT đã tìm ra cách để cấu hình các thẻ RFID để hoạt động như các cảm biến. Phòng thí nghiệm tự động ID của MIT đã tiết lộ cấu hình cảm biến thẻ RFID siêu cao tần mới có thể cho phép phát triển các thiết bị liên tục, chi phí thấp, đáng tin cậy phát hiện các hóa chất độc hại trong môi trường.

Hiện nay, thiết bị đã được sử dụng để cảm nhận sự tăng đột biến của glucose và truyền thông tin này không dây, nhưng các nhà nghiên cứu của MIT hiện đang điều chỉnh thẻ để phát hiện các hóa chất trong khí quyển, chẳng hạn như carbon monoxide.

Sai Nithin Reddy Kantareddy, một sinh viên tốt nghiệp tại Khoa Kỹ thuật Cơ khí của MIT, cho biết: “Mọi người đang tìm kiếm nhiều ứng dụng hơn như cảm biến để nhận được nhiều giá trị hơn từ cơ sở hạ tầng RFID hiện có.

Hãy tưởng tượng tạo ra hàng ngàn cảm biến thẻ RFID rẻ tiền mà bạn có thể gắn vào tường của cơ sở hạ tầng hoặc các vật thể xung quanh để phát hiện các loại khí phổ biến, như khí cacbon monoxide hoặc amoniac mà không cần thêm pin. Bạn có thể triển khai những thứ này với giá rẻ, qua một mạng lưới khổng lồ.

Kantareddy đã phát triển cảm biến với Rahul Bhattacharya, một nhà khoa học nghiên cứu trong nhóm, và Sanjay Sarma, Fred Fort Flowers và Daniel Fort Flowers Giáo sư Kỹ thuật Cơ khí, và phó chủ tịch về học tập mở tại MIT.

Các nhà nghiên cứu đã công bố phát hiện của họ trong tuần này.

Trong khi những nỗ lực trước đây để mở rộng ứng dụng và giá trị của công nghệ RFID tập trung vào việc điều chỉnh ăng ten của thẻ để đáp ứng với những thay đổi về môi trường, nhóm của Sarma đã điều chỉnh chip bộ nhớ để nó chuyển đổi giữa các chế độ nguồn khi phát hiện các kích thích bên ngoài.

Điều này tránh được các sai sót của thiết kế trung tâm ăng-ten, dễ bị nhiễu do sóng vô tuyến nảy ra từ nhiều bề mặt, dẫn đến kết quả sai.

 

 

Nguồn: IoT futures: MIT develops RFID sensors, 3D-printed shape-shifters