Đoàn Giáo sư Đại học Feng Chia, Đài Loan sang thăm và làm việc tại Đại học Công nghệ và Trung tâm FIMO

Sáng ngày 18/8/2015, GS. Jimmy Chou – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu GIS và GS. Liu Pei từ Đại học Feng Chia – Đài Loan đã có chuyến thăm Đại học Công nghệ đồng thời giới thiệu về chương trình học bổng sau đại học tới các bạn học viên cao học và sinh viên.

Về phía trường Đại học Công nghệ có GS. TS. Nguyễn Thanh Thủy – Phó Hiệu trưởng nhà trường và PGS. TS. Trần Xuân Tú – Trưởng phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác phát triển đã đại diện ban lãnh đạo Nhà trường đón tiếp và làm việc với đoàn Đại học Feng Chia. Hai bên đã có những trao đổi thẳng thắn, cởi mở và mong muốn mở ra cơ hội để cùng thực hiện các dự án công nghệ có tính áp dụng thực tiễn lớn, ý nghĩa trong nhiều lĩnh vực.

Hình 1: Lãnh đạo nhà trường làm việc với các giáo sư Đại học Phùng Giáp, Đài Loan

Hình 1: Lãnh đạo nhà trường làm việc với các giáo sư Đại học Phùng Giáp, Đài Loan

Sau khi làm việc với lãnh đạo trường ĐH Công nghệ, GS. Jimmy Chou và GS. Liu Pei đã có buổi giới thiệu về cơ hội học bổng sau đại học tại ĐH Feng Chia và phỏng vấn một số sinh viên, học viên cao học xuất sắc của ĐH Công nghệ.

Hình 2: GS. TS. Nguyễn Thanh Thủy và TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh chụp ảnh lưu niệm với GS. Jimmy Chou và GS. Liu Pei trong buổi giới thiệu về Đại học Phùng Giáp

Hình 2: GS. TS. Nguyễn Thanh Thủy và TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh chụp ảnh lưu niệm với GS. Jimmy Chou và GS. Liu Pei trong buổi giới thiệu về Đại học Phùng Giáp

Hình 3: Các học viên cao học và sinh viên xuất sắc của Đại học Công nghệ tham gia buổi phỏng vấn học bổng sau đại học của Đại học Phùng Giáp

Hình 3: Các học viên cao học và sinh viên xuất sắc của Đại học Công nghệ tham gia buổi phỏng vấn học bổng sau đại học của Đại học Phùng Giáp

Buổi chiều cùng ngày, đoàn Đại học Feng Chia tiếp tục có chuyến thăm trung tâm FIMO. Đại diện trung tâm gồm có TS. Bùi Quang Hưng, Giám đốc trung tâm và TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh đã trao đổi với GS. Jimmy Chou về các hướng nghiên cứu cùng cơ hội hợp tác phát triển trong tương lai.

Hình 4: TS. Bùi Quang Hưng giới thiệu về mô hình và định hướng nghiên cứu của trung tâm FIMO

Hình 4: TS. Bùi Quang Hưng thảo luận với GS. Jimmy Chou về chủ đề xây dựng hạ tầng thông tin không gian quốc gia. GS. Jimmy Chou là Phó Chủ tích Hiệp hội Hạ tầng thông tin không gian toàn cầu (Global Spatial Data Infrastructure)

Kết thúc ngày làm việc, GS. Jimmy Chou đánh giá chuyến thăm lần này tới Đại học Công nghệ nói chung và trung tâm FIMO nói riêng đã đạt được hiệu quả cao đồng thời mong muốn các bên tích cực trao đổi nghiên cứu chuyên môn cũng như nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua các chương trình học bổng sau đại học.

Trần Nguyên Lễ – Nghiên cứu viên FIMO

Sinh viên FIMO tham gia Khóa đào tạo CNTT do JICA tài trợ

Với mục đích xây dựng và triển khai chương trình đào tạo công nghệ thông tin (CNTT) ngắn hạn nhằm bổ sung kiến thức IT theo tiêu chuẩn Nhật Bản, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của ngành phần mềm, CNTT tại Hà Nội, VINASA phối hợp cùng Hiệp hội CNTT thành phố Sapporo (Sapporo IT Front – SITF) triển khai dự án đào tạo CNTT “Tăng cường môi trường giáo dục để phát triển nguồn nhân lực có tiềm lực cạnh tranh cho ngành CNTT tại Hà Nội” (Educational environment reinforcement project for IT engineers as “immediate assets’ in Hanoi, Vietnam) do JICA tài trợ. Dự án kéo dài trong 03 năm từ tháng 01/2014 tới tháng 3/2017, nội dung bao gồm thiết lập hệ thống quản lý đào tạo; xây dựng giáo trình và chương trình đào tạo phù hợp; đào tạo các giảng viên cho hệ thống (TOT); đào tạo sinh viên các trường đại học CNTT và đào tạo các kỹ sư nguồn trực tiếp tại Hà Nội.

Các bạn sinh viên đang lắng nghe chuyên gia trình bày về các vấn đề sẽ thực hành trong khóa học

Các bạn sinh viên đang lắng nghe chuyên gia trình bày về các vấn đề sẽ thực hành trong khóa học

 

Với mục tiêu xây dựng FIMO ngày càng phát triển, bên cạnh đó là nâng cao trình độ năng lực chuyên môn từ các kiến thức hàng đầu theo chuẩn CNTT Nhật Bản. FIMO đã tiến cử 11 bạn sinh viên, học viên cao học tham gia khóa học này. Khóa đào tạo kéo dài từ ngày 03-04/08/2015. Bao gồm các bạn sinh viên từ 3 trường đại học lớn đó là Đại học Công Nghệ – ĐHQGHN, Đại học Bách Khoa Hà Nội và Đại học Thăng Long. Bên cạnh việc học tập và nhận được những trợ giúp, hỗ trợ kịp thời của các chuyên gia các bạn sinh viên còn làm quen, kết thân được rất nhiều bạn bè có cùng đam mê về CNTT từ các trường bạn.

Các bạn sinh viên luôn nhận được sự hỗ trợ kị thời của các chuyên gia Nhật Bản

Các bạn sinh viên luôn nhận được sự hỗ trợ kị thời của các chuyên gia Nhật Bản

 

Tham gia khóa học các bạn được đào tạo 4 nội dung: Công nghệ phát triển dịch vụ (Service development technology), Công nghệ phát triển phần mềm nhúng (Embedded development technology), Công nghệ phát triển các ứng dụng (Application development technology) và Tích hợp hệ thống ( System intergration)

Mô hình bảng mạch sensor được sử dụng trong dự án đào tạo

Mô hình bảng mạch sensor được sử dụng trong dự án đào tạo

 

Các bạn sinh viên được lựa chọn sẽ tham gia khóa đào tạo sinh viên của dự án. Sau khi dự án kết thúc, ứng viên sẽ sử dụng các kiến thức, kinh nghiệm đã có và được đào tạo trong thời gian dự án để tiếp tục đào tạo, phát triển các hệ thống để phục vụ công cuộc phát triển nền CNTT ở Việt Nam

Các bạn sinh viên FIMO nhận chứng chỉ hoàn thành khóa học từ đại diện Sapporo IT Front – Nhật Bản

Các bạn sinh viên FIMO nhận chứng chỉ hoàn thành khóa học từ đại diện Sapporo IT Front – Nhật Bản

 Nguyễn Đức Linh – Nghiên cứu viên FIMO

 

 

Giới thiệu công cụ quản lý dự án Jira

“Khi sử dụng Jira, các dự án không chỉ hoạt động theo một quy trình chặt chẽ mà còn thay đổi cả văn hóa dự án theo mô hình Agile” – Anh Bùi Sỹ Nguyên, một chuyên gia trong lĩnh vực phát triển phần mềm chia sẻ.

Xuất hiện tại Việt Nam đã lâu, Jira được giới phát triển phần mềm đánh giá cao trong việc quản lý dự án trước các công cụ như Redmine hay Mantis Bug Tracker. Jira cung cấp quy trình phát triển phần mềm gọi là Scrum theo mô hình linh hoạt (Agile).

Công nghệ Agile cung cấp rất nhiều phương pháp luận, quy trình và các thực nghiệm để cho việc phát triển phần mềm trở nên nhanh chóng và dễ dàng. Hiện nay tại Việt Nam, quy trình này đã được áp dụng tại các đội phát triển phần mềm của nhiều công ty lớn.

Buổi training Jira tại Fimo

Buổi training Jira tại Fimo

Trong chiều ngày 10/08/2015, tại phòng 518 trung tâm FIMO đã diễn ra buổi training phần mềm Jira với người hướng dẫn là anh Nguyên, các thành phần tham dự gồm toàn bộ thành viên của trung tâm. Trong các dự án phát triển phần mềm của Fimo, việc quản lý các vấn đề phát sinh trong khi thực hiện dự án là một công việc tối quan trọng, nhưng rất ít dự án được quản lý hiệu quả. Việc đào tạo và áp dụng Jira sẽ giải quyết tối ưu vấn đề này. Jira có cách sử dụng thuận tiện, chính sách bản quyền trả trước hợp lý, cho phép tìm kiếm thông tin nhanh chóng, dịch vụ hoàn hảo… và nhiều tính năng ưu việt khác.

Điều đặc biệt nhất, Jira “hiểu” và giúp xử lý trơn tru công việc của nhiều đối tượng người dùng: Project Manager cần cập nhật tình trạng dự án; Lập trình viên cần tác nghiệp, cập nhật và xử lý lỗi; Phân tích nghiệp vụ cần theo dõi nghiệp vụ của mình; Kiểm thử cần phát hiện vấn đề một cách nhanh nhất trong khi giảm thiểu được lỗi lặp lại; Quản trị dự án cần đánh giá được mức độ quan trọng của vấn đề và phân bổ thực hiện…

Jira cung cấp chức năng bình luận ngay bên dưới mỗi story, task, bug… giống như facebook. Mọi thành viên có thể bình luận, tham gia góp ý để giải quyết một vấn đề, cũng như để lưu lại vết, nhằm cho những thành viên mới bổ xung vào dự án có thể theo dõi các quy trình và cách giải quyết vấn đề của những người đi trước.

Việc đầu tiên khi đến văn phòng của mỗi thành viên dự án là vào jira, xem các thông báo từ dự án, sau đó mới đến việc khác. Khi đổi sang dùng Jira, các dự án của Fimo không chỉ thay đổi về công cụ quản lý dự án một cách đơn thuần mà còn giúp thay đổi cả văn hóa dự án. Tất cả thành viên đều phải tích cực để xây dựng nội dung chuẩn cho dự án từ công tác quản lý đến xây dựng nền tảng cơ bản.

Lê Xuân Thành – Nghiên cứu viên FIMO

 

FIMO tham gia Hội thảo quốc tế về chất lượng không khí Châu Á

Từ ngày 4-7/8/2015, FIMO tham gia Hội thảo quốc tế về chất lượng không khí Châu Á do NASA – (Hoa Kỳ), ĐH Maryland (Hoa Kỳ), NIES – Viện nghiên cứu môi trường quốc gia Nhật Bản, và tổ chức phi lợi nhuận START (Hoa Kỳ) tổ chức tại Đại học Nông nghiệp Bogor, Indonesia. Trong hội thảo này, TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh đại diện FIMO trình bày về hệ thống giám sát ô nhiễm không khí APOM của FIMO. Bên lề hội thảo, FIMO cũng đã trao đổi với ĐH Maryland và Viên nghiên cứu môi trường quốc gia Nhật Bản về các hợp tác nghiên cứu sắp tới giữa các bên.

Hội thảo này nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Mạng lưới nghiên cứu và thông tin vùng Đông Nam Á mà FIMO là thành viên. Tháng 6/ 2014, FIMO đăng cai tổ chức hội thảo này tại Hà Nội. Năm 2016, FIMO sẽ cùng với ĐHBK TP.HCM đồng tổ chức hội thảo tại TP. Hồ Chính Minh.

Dưới đây là một vài hình ảnh về hội thảo.

 

GS. Christopher Justice, ĐH Maryland phát biểu khai mạc hội thảo. GS. Justice cũng là thành viên Hội đồng cố vấn quốc tế của FIMO

GS. Christopher Justice, ĐH Maryland phát biểu khai mạc hội thảo. GS. Justice cũng là thành viên Hội đồng cố vấn quốc tế của FIMO

 

GS. Ohara – Viện nghiên cứu môi trường quốc gia Nhật Bản phát biểu khai mạc hội thảo. GS. Ohara cũng là thành viên Hội đồng cố vấn quốc tế của FIMO

GS. Ohara – Viện nghiên cứu môi trường quốc gia Nhật Bản phát biểu khai mạc hội thảo. GS. Ohara cũng là thành viên Hội đồng cố vấn quốc tế của FIMO

Các diễn giả trong hội thảo chụp hình lưu niệm

Các diễn giả trong hội thảo chụp hình lưu niệm

Trung tâm FIMO tổ chức du lịch Hè 2015

Trong không khí mát mẻ của những ngày mưa gió, từ ngày 30/07/2015 tới ngày 02/08/2015, FIMO khởi hành chuyến du lịch hè 2015 tới thăm quan các địa danh biển Thiên Cầm – Hà Tĩnh, Khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Vũng Chùa, Đảo Yến, Quảng Bình và khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc – Can Lộc, Hà Tĩnh.

Toàn cảnh biển Thiên Cầm nhìn từ trên cao

Cách thị xã Hà Tĩnh 26 km về phía Nam, theo quốc lộ 1A, bãi biển Thiên Cầm ngày càng nổi tiếng bởi vẻ đẹp tự nhiên, sự nhộn nhịp xô bồ chưa hề in dấu. Nơi đây còn được thiên nhiên ban tặng thêm những những hòn đảo, dãy núi uốn lượn viền quanh rất tự nhiên.Sát bờ biển là núi Thiên Cầm hùng vỹ, tương truyền khi vua Hồ Quý Ly đi thị sát đất phòng thủ, đến nơi này vẳng nghe tiếng gió, tiếng sóng, tiếng lá reo cùng dội vào vách núi tạo nên một bản nhạc du dương, nên đặt tên cho vùng này là Thiên Cầm (đàn trời).

Xuất phát tại Đại học Công nghệ, Từ hướng Hà Nội – Ninh Bình qua Pháp Vân, xuôi theo quốc lộ 1A qua các tỉnh Hà Nam – Ninh Bình -Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh, sau 8h đồng hồ với chặng đường gần 400 km, đoàn du lịch đã đặt chân tới biển Thiên Cầm, nghỉ tại khách sạn và chuẩn bị cho các hoạt động trong các ngày tiếp theo.

Sáng hôm sau, cả đoàn có một ngày để thăm quan bãi biển Thiên Cầm, đạp xe đạp thăm quan Nhà thờ và làng chài ven biển. Buổi chiều, các thành viên được tham gia một trận bóng với trải nghiệm mới đó là đá bóng trên bãi biển và hòa mình trên những con sóng dạt dào của biển Thiên Cầm. Mỗi người đều cố gắng ghi lại những bức ảnh đẹp nhất ở đây với nhiều điều mong muốn có thể tiếp tục quay lại để thăm quan, vãn cảnh và trải nghiệm trên những con thuyền lênh đênh trên biển.

Phong cảnh biển Thiên Cầm

Phong cảnh biển Thiên Cầm

Ngày thứ ba, cả đoàn xuất phát từ rất sớm đi viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa, Đảo Yến, Quảng Bình. Vũng Chùa – Đảo Yến nằm cách Đèo Ngang 7km về phía nam, thuộc thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình). Nơi an nghỉ cuối cùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp chính là ngọn núi Thọ, mũi Rồng thuộc dãy Hoành Sơn đâm ngang ra biển. Chuyến viếng thăm kết thúc tốt đẹp và đoàn quay trờ lại bãi biễn Thiên Cầm vào lúc 12h trưa.

Đoàn thăm viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đoàn thăm viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Ngày thứ tư, tạm biệt biển Thiên Cầm đoàn thăm quan quay trở về Hà Nội. Trên đường về, các thành viên có dịp ghé thăm và thắp hương tưởng nhớ 10 nữ thanh niên xung phong tại khu di tích Ngã ba Đồng Lộc. Ngã ba Đồng Lộc thuộc xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nằm trên con đường mòn Hồ Chí Minh xuyên qua dãy Trường Sơn ở tỉnh Hà Tĩnh, là giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 của Hà Tĩnh, thuộc địa phận xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc.

 

Khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc

Khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc

Chuyến đi đã kết thúc tốt đẹp và toàn thể cán bộ, nhân viên Trung tâm FIMO đã có thêm nhiều kỷ niệm đẹp sau hơn một năm gắn bó, đoàn kết, làm việc và học tập. Từ đó, làm tiền đề để tạo sự hứng khởi, động lực thực hiện các dự án, hợp tác trong và ngoài nước trong năm 2015.

Dưới đây là một số những hình ảnh vui vẻ, thân mật của chuyến du lịch hè 2015 của Trung tâm FIMO:

 

Cán bộ Trung tâm FIMO hào hứng, vui vẻ trước giờ khởi hành

Cán bộ Trung tâm FIMO hào hứng, vui vẻ trước giờ khởi hành

Các thành viên thăm quan biển Thiên Cầm

Các thành viên thăm quan biển Thiên Cầm

 

Tổ chức Team building trên biển

Tổ chức Team building trên biển

 

Đoàn trung tâm viếng thăm mộ Đại tướng Võ  Nguyên Giáp

Đoàn trung tâm viếng thăm mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

 

Thăm và chụp ảnh lưu niệm tại khu di tích Ngã ba Đồng Lộc

Thăm và chụp ảnh lưu niệm tại khu di tích Ngã ba Đồng Lộc

 

Đoàn ghé thăm gia đình một thành viên

Đoàn ghé thăm gia đình một thành viên

 

FIMO – CEMMA: Thế khó ló người tài

Vẫn là thứ tư, vẫn là 18h, vẫn là sân bóng cổ nhuế, vẫn là một đối thủ quen thuộc CEMMA. Nhưng hôm nay, ngày 29/07/2015 với một đội hình thiếu vắng hàng loạt các trụ cột ở tất cả các tuyến.

Ra sân với đội hình chỉ toàn các cầu thủ mới ở dạng tiềm năng, không có một tay săn bàn kì cựu như Đào Ngọc Thành, không có một trung vệ đẳng cấp chỉ huy đội hình Bùi Quang Hưng cũng chẳng có một hậu vệ siêu cứng Phạm Văn Mạnh. Đây là một thử thách không nhỏ và cũng là một cơ hội cực lớn cho những cầu thủ tiềm năng ít khi có suất đá chính thể hiện và khẳng định bản thân .

Nhận thấy sự thiếu vắng của hàng loạt các trụ cột của FIMO, tất cả các cầu thủ của CEMMA đã tràn lên tấn công với ý định biến khung thành của FIMO trở thành một rổ bóng. Tuy nhiên trong một ngày xuất thần, hàng thủ chắp vá gồm Đức Nguyện và cặp đôi hâu vệ biên Hoàng Tuyền đã liên tục hóa giải các pha hãm thành nguy hiểm của đội bạn. Đưa đội bạn dạo chơi hết tầng này đến tầng khác của hoàng tuyền cảm xúc.

Hàng thủ tập trung hóa giải tất cả các đường lên bóng của đối phương

Hàng thủ tập trung hóa giải tất cả các đường lên bóng của đối phương

Cùng với sự chắc chắn của hàng thủ, tuyến giữa với sự góp mặt của Quang Tuấn cũng chơi hết sức quyết liệt trở thành một lớp phòng thủ từ xa đồng thời cũng là nhân tố chính phát động tấn công tìm kiếm cơ hội hiếm hoi cho đội bóng.

Các cầu thủ quyết liệt tranh cướp bóng hạn chế sự hoạt động của tiền đạo đối phương

Các cầu thủ quyết liệt tranh cướp bóng hạn chế sự hoạt động của tiền đạo đối phương

Chính sự chắc chắn nơi hậu phương đã tiếp thêm sức mạnh và niềm tin giúp cho cặp đôi tiền đạo Thanh Tú thi đấu thăng hoa lần lượt sút tung lưới đối phương đưa FIMO lên dẫn trước 2-0.

Trận đấu càng về cuối càng trở nên căng thẳng khi CEMMA liên tiếp có 2 bàn gỡ đưa trận đấu về thế quân bình rồi đúng 5 phút cuối Đỗ Tú nhận đường truyền của Quang Tuấn lại đưa FIMO lên dẫn trước 3-2.

Bị nhận bàn thua trong những phút cuối trận khiến các cầu thủ CEMMA gần như bùng cháy ào lên tấn công khiến đoàn quân FIMO buộc phải co về phòng thủ và chờ đợi tiếng còi kết thúc trận đấu. Nhưng chuyện gì đến rồi cũng đến, chính trong những phút bù giờ cuối cùng, trung vệ đội trưởng đội bạn đã có một cú sút trời giáng từ giữa sân khiến tất cả các cầu thủ trên sân phải sững sờ kiếm về 1 điểm quý giá cho đội bóng CEMMA.

Trận đấu khép lại với 6 bàn thắng chia đều cho 2 bên. “Lâu lắm rồi anh em mới có một trận đấu căng thẳng và kịch tính như vậy. Thực sự bao căng thẳng mệt mỏi đều tan biến hết”- lời chia sẻ của một cầu thủ bên phía CEMMA. Với FIMMO, trận hòa trước một đối thủ khó nhằn như CEMMA cũng là một lời khẳng định cho sự trưởng thành của các cầu thủ tiềm năng và hướng đến một tương lai không xa sẽ đủ sức chia lửa cho các đàn anh trên con đường chinh pục đỉnh cao của bóng đá.

Đỗ Tú – Nghiên cứu viên FIMO

 

Chia tay nghiên cứu viên Phạm Hữu Bằng

Ngày 25/07 vừa qua, trung tâm FIMO đã tổ chức tiệc chia tay nghiên cứu viên Phạm Hữu Bằng, một trong những thành viên đã tham gia từ những ngày đầu thành lập trung tâm.

Từ chối những lời đề nghị với mức đãi ngộ cao từ các doanh nghiệp bên ngoài, thạc sỹ Phạm Hữu Bằng đã tham gia làm việc tại trung tâm FIMO ngay sau khi tốt cao học loại xuất sắc của trường đại học Công Nghệ – ĐQGHN.

Trong thời gian làm việc tại đây, anh đã đóng góp vào rất nhiều công việc chung của FIMO như: quản lý trạm thu, điều hành ban tin tức, tổ chức sự kiện, đóng vai trò chính trong nhiều sự kiện, hội thảo của FIMO.

Là một thành viên quan trọng trong nhóm APOM, anh Bằng luôn cho thấy sự nhiệt huyết, khả năng của mình trong công việc. Cùng với các thành viên của nhóm, anh xây dựng hệ thống giám sát mức độ ô nhiễm không khí trên cả nước sử dụng ảnh vệ tinh. Trước khi nói lời chia tay anh đã giúp đề tài APOM hoàn thành đúng thời hạn và đạt điểm xuất sắc.

Hiện nay, sau thời gian gần 2 năm làm việc tại FIMO, anh Phạm Hữu Bằng đã tích lũy cho mình đủ lượng kiến thức để tiếp tục theo làm nghiên cứu sinh tại CHLB Đức.

Xin chúc anh mạnh khỏe, học tập tốt và giành được nhiều thành công!

Nguyễn Bá Tùng – Nghiên cứu viên FIMO

FIMO – HSB: Trận đấu của những siêu phẩm

Trận đấu ra mắt sân nhà của cả 2 đội đã diễn ra gay cấn và đầy kịch tích, tỉ số chung cuộc hòa 6-6 đã nói lên sự hấp dẫn của trận đấu của trận đấu

Các cầu thủ chụp ảnh kỉ niệm trước trận đấu

Các cầu thủ chụp ảnh kỉ niệm trước trận đấu

Với đặc điểm cỏ cao của sân mới, độ nảy của bóng bị ảnh hưởng khiến cho lối tiki-taka dựa trên nền tảng kĩ thuật cá nhân tốt của các cầu thủ FIMO phần nào bị hạn chế. Ngoài ra, các cầu thủ HSB đã nhập cuộc nhanh và hợp lý, dội một gáo nước lạnh vào tinh thần của FIMO nhanh chóng thiết lập tỉ số 3-1. Lúc này, FIMO rất cần một thủ lĩnh tinh thần ở khu vực giữa sân để hỗ trợ phòng ngự hợp lý cũng như vực dạy hàng tấn công. Và như thường lệ, Chiến Thắng xuất hiện như một ngôi sao sớm lúc 6 giờ tối. Di chuyển, tranh chấp, kiến tạo cho đồng đội cũng như ghi bàn anh đều cho thấy mình thực sự là đầu tàu của đội bóng.

Đôi bên liên tục ăn miếng trả miếng đập nhả giữa sân

Đôi bên liên tục ăn miếng trả miếng đập nhả giữa sân

Sư xuất hiện của cầu thủ số 9 này đã khiến cho trận đầu trở nên cân bằng hơn. Sự xuất sắc của các tiền đạo 2 bên đã khiến cho màn trình diễn của các thủ môn trở nên mờ nhạt.

Trận đấu kết thúc với tỉ số 6-6 với không khí vui vẻ, hòa nhã. Hai đội đều cho thấy tinh thần thể thao nhiệt huyết và sự hài lòng với mặt sân mới. Từ đó, hai bên đi đến kí kết về những cuộc gặp mặt hai tuần một lần trong thời gian tới.

Nguyễn Bá Tùng – Nghiên cứu viên FIMO

FIMO tham gia Mạng lưới quốc tế về đào tạo xuyên ngành INATE

Từ ngày 11-14/7/2015, FIMO tham gia chuỗi các hoạt động của Mạng lưới quốc tế về đào tạo xuyên ngành (INATE: International Network for Advancing Transdisciplinary Eduation). Mạng lưới hiện có 22 trường đại học thành viên đến từ nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Nepal, Pakistan, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam.

Các sự kiện diễn ra tại Australia, do Đại học Quốc gia Úc và Đại học Liên hợp quốc đồng tổ chức. Tham gia sự kiện có đại diện của 22 trường đại học thành viên. Ngày 11-12/7/2015 là Strategic Planning Workshop của INATE, ngày 13/7/2015 là 1st International Conference of INATE, ngày 14/7 là Opening Ceremony của khóa học Building Resilience to Climate Change do INATE tổ chức.

Khái niệm đào tạo và nghiên cứu xuyên ngành là khái niệm khá mới mẻ, được giải thích như hình sau:

Dưới đây là một vài hình ảnh của các sự kiện:

Strategic Planing Workshop của INATA tại Kioloa, Australia

Strategic Planing Workshop của INATA tại Kioloa, Australia

Chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo First INATE International Conference tại Đại học Quốc gia Australia

Chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo First INATE International Conference tại Đại học Quốc gia Australia

FIMO tham gia đoàn công tác tại Nhật Bản do Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam và Hiệp hội CNTT thành phố Sapporo (Nhật Bản) tổ chức

Từ ngày 2-12/7/2015, trong khuôn khổ dự án  “Tăng cường môi trường giáo dục để phát triển nguồn nhân lực cho ngành CNTT tại Hà Nội”, FIMO đã tham gia đoàn công tác tại Nhật Bản do do Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam và Hiệp hội CNTT thành phố Sapporo (Nhật Bản) tổ chức. Mục tiêu chính của đoàn là tham quan và học hỏi các cơ sở đào tạo CNTT, các doanh nghiệp CNTT và ứng dụng CNTT trong quản lý của Nhật Bản.

Dưới đây là một số hình ảnh của đoàn công tác.

Thị trưởng thành phố Sapporo tiếp và làm việc với đoàn

Thị trưởng thành phố Sapporo tiếp và làm việc với đoàn

Thăm phòng thực hành của Hokkaido Polytechnic College

Thăm phòng thực hành của Hokkaido Polytechnic College

 

Thăm ISHIKARI DATA CENTER, một trong những trung tâm dữ liệu lớn nhất Nhật Bản

Thăm ISHIKARI DATA CENTER, một trong những trung tâm dữ liệu lớn nhất Nhật Bản

Thăm phòng thí nghiệm của GS. Yamamoto tại ĐH Hokkaido. GS. Yamamoto là thành viên ban cố vấn quốc tế của FIMO

Thăm phòng thí nghiệm của GS. Yamamoto tại ĐH Hokkaido. GS. Yamamoto là thành viên ban cố vấn quốc tế của FIMO

Thăm Center for Innovation and Business Promotion thuộc ĐH Hokkaido. GS. Yamamoto là Giám đốc Trung tâm

Thăm Center for Innovation and Business Promotion thuộc ĐH Hokkaido. GS. Yamamoto là Giám đốc Trung tâm

Thăm Sapporo City University

Thăm Sapporo City University

 

Thăm Sapporo City University

Thăm Sapporo City University

Hội thảo Industry-Academic-Government corporation tại Trung tâm hội nghị thành phố Sapporo

Hội thảo Industry-Academic-Government corporation tại Trung tâm hội nghị thành phố Sapporo

Thăm Jinnai Farms, nông trường ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong nông nghiệp

Thăm Jinnai Farms, nông trường ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong nông nghiệp

Thăm Hokkaido Agricultural Modernization Technology Research Center

Thăm Hokkaido Agricultural Modernization Technology Research Center

Thăm Telemedicine Center, Asahikawa Medical University

Thăm Telemedicine Center, Asahikawa Medical University