FIMO vs CEMMA – Chiến thắng dành cho kẻ ngoan cường

Sân bóng cổ nhuế 17h30 ngày 12/07/2015, mặc cho gió trời ngày càng mạnh, mây đen dần phủ kín bầu trời. Đoàn quân FIMO vẫn hừng hực khí thế tiến vào sân với một niềm tự tin cao độ khi mà hàng loạt các trụ cột đã trở lại thi đấu sau một chuyến du đấu hè mệt mỏi.

Tung vào sân đội hình mạnh nhất, áp đặt thế trận tấn công nhưng chưa kịp vui mừng thì đội nhà đã bị dội một gáo nước lạnh với một bàn thua chóng vánh sau một sai lầm ngớ ngẩn của hàng thủ.

Có được bàn thắng, Đội quân CEMMA chủ động làm giảm nhịp độ trận đấu và tổ chức phòng thủ chặt chẽ khiến hàng loạt các đợt tấn công của đội nhà đi vào ngõ cụt. Thậm chí, nếu không có sự xuất sắc của thủ môn Huy Hoàng thì chúng ta có lẽ phải nhận thêm 2 đến 3 bàn thắng nữa.

Thủ môn Huy Hoàng xuất sắc cản phá cú sút hiểm hóc của đối thủ

Thủ môn Huy Hoàng xuất sắc cản phá cú sút hiểm hóc của đối thủ

Trận đấu vẫn sẽ tiếp tục rơi vào bế tắc nếu không có sự xuất hiện bất ngờ của một trung vệ vào thay người. Phút 50 của trận đấu, trung vệ Thế Dân được tung vào sân trong hoàn cảnh cả 2 tiền đạo Hưng Bùi và Thành Đào đều đã cho thấy được sự nguy hiểm và khả năng đi bóng để rồi luôn được từ 2 đến 3 cầu thủ đội bạn chăm sóc. Nhưng chính sự chăm sóc quá nhiệt tình này lại vô tình để lộ ra một khoảng trống cực rộng ở khu trung lộ giúp anh dễ dàng tung ra một cú sút xa hiểm hóc từ giữa sân vào góc hẹp làm bó tay hoàn toàn hàng thủ của đội bạn đưa trận đấu trở về vạch xuất phát.

Có bàn thắng gỡ hòa, trận đấu dần trở nên cởi mở hơn, hàng loạt những pha tranh cướp bóng diễn ra ở cả 3 tuyến đã cho thấy niềm khát khao chiến thắng của cả 2 đội.

 

Một pha tranh cướp bóng quyết liệt khu vực giữa sân

Một pha tranh cướp bóng quyết liệt khu vực giữa sân

Chỉ 5 phút sau khi bị gỡ hòa, đội bạn lại một lần nữa vươn lên dẫn trước sau một pha phối hợp tấn công chuẩn không cần chỉnh khiến cổ động viên của FIMO cũng phải vỗ tay tán dương.

Không chịu khuất phục, đoàn quân FIMO vùng lên tấn công tìm kiếm bàn thắng. Tuy nhiên, mọi nỗ lực lại một lần nữa đi vào ngõ cụt khi mà các tiền đạo thì luôn bị từ 2 đến 3 hậu vệ đối phương theo sát, yếu tốt bất ngờ cũng không còn.

Đội nhà bế tắc trong việc tìm kiếm đường vào khung thành đối phương

Đội nhà bế tắc trong việc tìm kiếm đường vào khung thành đối phương

Trước sự bế tắc trong việc tìm kiếm đường vào khung thành đối phương, Tiền đạo Hưng Bùi đã quyết định lùi xuống đá hộ công thu hút hậu vệ đối phương nhường vị trí  cao nhất cho bộ đôi Duy Mạnh. Và hiệu quả đến tức thì, chỉ trong vòng 10 phút anh đã có 2 đường kiến tạo lần lượt cho Mạnh và Duy đưa trận đấu về thế quân bình rồi vượt lên dẫn trước 3-2.

Lúc này trời đã bắt đầu mưa nặng hạt, nhưng chừng đó là chưa đủ để dập tắt ý chí của đôi bên. Với CEMMA dường như họ không biết mưa đã nặng hạt, vẫn ào ạt tấn công tìm kiếm bàn gỡ. Còn với FIMO, chúng tôi biết trời đang mưa chứ! Nhưng chừng nào đội bạn còn nhiệt tình, còn máu lửa thì chúng tôi còn sẵn sàng tiếp chiến. Trận đấu tiếp tục diễn ra với một nhịp độ chóng mặt thêm 10 phút nữa nhưng không có bàn thắng nào được ghi và kết thúc với tỉ số 3-2 nghiêng về phía FIMO.

Đỗ Văn Tú – Nghiên cứu viên FIMO

GS.TS. Nguyễn Hữu Đức – Phó Giám Đốc Đại học Quốc Gia Hà Nội tới thăm và chỉ đạo công tác

Ngày 23/6/2015, Trung tâm FIMO vinh dự được tiếp GS.TS. Nguyễn Hữu Đức – Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đến thăm và làm việc với Trung tâm.
TS. Bùi Quang Hưng giới thiệu với GS.TS. Nguyễn Hữu Đức về trung tâm FIMO và hai đề tài trung tâm đang thực hiện
TS. Bùi Quang Hưng giới thiệu với GS.TS. Nguyễn Hữu Đức về trung tâm FIMO và hai đề tài trung tâm đang thực hiện
 Tham dự buổi gặp mặt về phía trường ĐH Công Nghệ – ĐHQGHN có: PGS.TS Nguyễn Việt Hà – Hiệu trưởng nhà trường, GS.TS Nguyễn Thanh Thủy – Phó hiệu trưởng nhà trường, PGS.TS. Trần Xuân Tú – Trưởng phòng KHCN và  Hợp tác phát triển, ĐHCN. Về phía ĐHQGHN có PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn – Phó Trường ban KHCN-ĐHQGHN.
Về phía Trung tâm FIMO có các cán bộ: TS. Bùi Quang Hưng – Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm, PGS.TS Nguyễn Hải Châu,  TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh – Chủ nhiệm đề tài Quản lý và cảnh báo ô nhiễm không khí APOM, TS. Lê Thanh Hà – Chủ nhiệm đề tài Hệ thống cảnh báo cháy rừng FORIS và toàn thể cán bộ, nghiên cứu viên của FIMO.
TS. Bùi Quang Hưng giới thiệu cơ sở vật chất của hệ thống trạm thu với GS. TS. Nguyễn Hữu Đức
TS. Bùi Quang Hưng giới thiệu cơ sở vật chất của hệ thống trạm thu với GS. TS. Nguyễn Hữu Đức
Mở đầu buổi gặp mặt TS. Bùi Quang Hưng – Phó Giám đốc trung tâm FIMO đã có bài giới thiệu ngắn gọn về FIMO và giới thiệu với GS.TS. Nguyễn Hữu Đức trạm thu và hệ thống xử lý ảnh vệ tinh do FIMO vận hành.  GS.TS. Nguyễn Hữu Đức đã lên tận nơi để tham quan trạm thu Ăng ten cùng với đó xem xét cách thức hoạt động thu/nhận ảnh của trạm thu một cách trực tiếp, phiên ảnh thu được là vệ tinh MODIS Aqua, thời gian bắt đầu: 01:45’ chiều, thời gian kết thúc: 01:57’ chiều.
GS.TS. Nguyễn Hữu Đức tham quan trạm thu ảnh vệ tinh đặt tại ĐHCN
GS.TS. Nguyễn Hữu Đức tham quan trạm thu ảnh vệ tinh đặt tại ĐHCN
Tiếp nối sau đó,  đại diện trung tâm FIMO ThS. Phạm Văn Mạnh – Cán bộ quản lý, vận hành trạm thu Ăng ten đã giới thiệu chi tiết các qui trình thu nhận và xử lý ảnh từ vệ tinh thông qua hệ thống trạm thu của trung tâm với GS.TS. Nguyễn Hữu Đức.
ThS. Phạm Văn Mạnh giới thiệu qui trình thu nhận ảnh từ vệ tinh thông qua hệ thống trạm thu ĐHCN
ThS. Phạm Văn Mạnh giới thiệu qui trình thu nhận ảnh từ vệ tinh thông qua hệ thống trạm thu ĐHCN
Hai đề tài “Quản lý và cảnh báo ô nhiễm không khí APOM” và “Hệ thống cảnh báo cháy rừng FORIS” hiện tại đều có sử dụng các ảnh vệ tinh được thu trực tiếp từ trạm thu của trung tâm và xử lý chúng theo một vòng khép kín, tự động.  Với  đề tài Quản lý và cảnh báo ô nhiễm không khí APOM (Air Pollution Management).
TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh đã trình bầy tổng quan về tổ chức hoạt động, nghiên cứu cũng như phương pháp, qui trình, thuật toán xử lí ảnh vê tinh để xây dụng hệ thống bản đồ cảnh báo ô nhiễm không khí. APOM là hệ thống sử dụng dữ liệu ảnh MODIS Terra, MODIS Aqua, Suomi NPP thu thập dữ liệu từ trạm thu của Đại học Công Nghệ và dữ liệu của NASA để xử lý trích xuất các dữ liệu sol khí (AOT) để ước tính về mức độ bụi PM2.5 và tính toán các chỉ số chất lượng không khí (AQI) . Kết quả đạt được từ dự án đó là hệ thống Website cho phép các đối tượng người dùng sử dụng hệ thống để truy xuất, hiển thị, tìm kiếm và đăng ký các thông tin cảnh báo ô nhiễm hàng ngày theo thời gian thực từ dữ liệu ảnh thu được trực tiếp từ trạm thu.
TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh giới thiệu qui trình xử lý ảnh vệ tinh áp dụng với hệ thống APOM
TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh giới thiệu qui trình xử lý ảnh vệ tinh áp dụng với hệ thống APOM
Tiếp đến là hệ thống cảnh báo cháy rừng FORIS do TS. Lê Thanh Hà là chủ nhiệm đề tài. Tại buổi gặp mặt TS. Lê Thanh Hà đã giới thiệu cho  GS.TS. Nguyễn Hữu Đức các phương pháp, thuật toán  xử lý ảnh đặc trưng, nâng cao chất lượng ảnh và cảnh báo cháy rừng ở Việt Nam  Đây là một hệ thống cảnh báo tự động các điểm nóng, điểm cháy sử dụng nguồn dữ liệu cung cấp của trạm thu ĐHCN và  NASA từ dữ liệu ảnh vệ tinh MODIS, Suomi NPP về các điểm cháy và tính toán các chỉ số về nhiệt độ để dự báo các điểm nóng có thể gây cháy. Hệ thống FORIS có thể cung cấp dữ liệu điểm nóng, điểm cháy một cách tổng thể cho toàn bộ vùng lãnh thổ Việt Nam cũng như có thể cảnh báo 1 số điểm nóng có khả năng gây cháy cao.
TS. Lê Thanh Hà giới thiệu qui trình xử lý ảnh vệ tinh áp dụng với hệ thống FORIS
TS. Lê Thanh Hà giới thiệu qui trình xử lý ảnh vệ tinh áp dụng với hệ thống FORIS
Kết thúc buổi tới thăm và làm việc, GS.TS. Nguyễn Hữu Đức cùng PGS.TS. Nguyễn Việt Hà, GS. TS. Nguyễn Thanh Thủy đánh giá cao về những ưu điểm của hai hệ thống về thông tin và nội dung nghiên cứu của hai  đề tài, khả năng của Trung tâm FIMO cũng như đội ngũ nghiên cứu, phát triển hai đề tài trong việc ứng dụng công nghệ ảnh viễn thám, hệ thống thông tin địa lý GIS và công nghệ thông tin. GS.TS. Nguyễn Hữu Đức chỉ đạo trong tương lai, Trung tâm FIMO cần tiếp tục có thêm nhiều đề tài, nhiều phát kiến để tận dụng nguồn thu ảnh vệ tinh MODIS Terra/Aqua, Suomi NPP một cách hiệu quả, cung cấp cho nhiều đối tượng người sử dụng, nghiên cứu trong và ngoài nước. Đây là hướng chỉ đạo cần thiết và quan trọng theo định hướng đến phát triển khoa học ở Việt Nam ngày càng mang tính thiết thực và áp dụng trong các vấn đề của cuộc sống.
GS.TS. Nguyễn Hữu Đức đưa ra các góp ý, chỉ đạo cho hai hệ thống APOM và FORIS
GS.TS. Nguyễn Hữu Đức đưa ra các góp ý, chỉ đạo cho hai hệ thống APOM và FORIS
 TS. Bùi Quang Hưng thay mặt Trung tâm FIMO trân trọng cám ơn sự quan tâm, định hướng, tạo điều kiện, chia sẻ, giúp đỡ của GS.TS. Nguyễn Hữu Đức, PGS. TS. Nguyễn Việt Hà, GS.TS Nguyễn Thanh Thủy và cũng đề xuất các giải pháp tốt nhất để có thể triển khai, cập nhật, hoàn thiện hai đề tài trong thời gian sớm nhất có thể nghiệm thu thành công và sau đó cung cấp các dịch vụ sử dụng thông tin về cảnh báo ô nhiễm không khí, cháy rừng thường xuyên hàng ngày cho nhiều đối tượng sử dụng.
Dưới đây là một số hình ảnh khác buổi gặp mặt.
GS.TS Nguyễn Hữu Đức đên thăm hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất của Trung tâm FIMO
GS.TS Nguyễn Hữu Đức đên thăm hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất của Trung tâm FIMO
GS.TS Nguyễn Hữu Đức xem xét quá trình Ăng ten dịch chuyển thu nhận tín hiệu từ vệ tinh MODIS
GS.TS Nguyễn Hữu Đức xem xét quá trình Ăng ten dịch chuyển thu nhận tín hiệu từ vệ tinh MODIS
GS.TS Nguyễn Hữu Đức chụp ảnh kỷ niệm chuyến thăm và làm việc trên Trạm thu Trung tâm FIMO
GS.TS Nguyễn Hữu Đức chụp ảnh kỷ niệm chuyến thăm và làm việc trên Trạm thu Trung tâm FIMO

Nguyễn Đức Linh – Nghiên cứu viên Trung tâm FIMO

Trường ĐHCN, Trung tâm FIMO đến thăm và làm việc với Đại học Phùng Giáp Đài Loan

Chiều ngày 22/06/2015, Đoàn các cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đại học Công Nghệ và Trung tâm FIMO đã đến thăm, làm việc tại Đại học Phùng Giáp Đài Loan (tên tiếng Anh: Feng Chia University).

Về phía Đại học Công Nghệ, GS. TS Nguyễn Thanh Thủy – Phó Hiệu trưởng là trưởng Đoàn, cũng với các cán bộ, quản lý các phòng ban Khoa học Công Nghệ và Hợp tác Quốc tế, Khoa Điện tử Viễn Thông, Khoa Công Nghệ Thông Tin. Về phía Trung tâm FIMO có TS. Bùi Quang Hưng và TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh cùng tham gia chuyến thăm, làm việc.

GS. TS. Nguyễn Thanh Thủy giới thiệu Trường Đại học Công Nghệ

GS. TS. Nguyễn Thanh Thủy giới thiệu Trường Đại học Công Nghệ

Tiếp đón Đoàn Đại học Công Nghệ và Trung tâm FIMO, đại diện của Trường Đại học Feng Chia là GS. TS Chuang- Chien Chiu – Phó Chủ tịch đã chủ trì buổi hội thảo, gặp gỡ.

Các cán bộ quản lý, lãnh đạo Đoàn Đại học Công Nghệ tham dự buổi hội thảo, làm việc

Các cán bộ quản lý, lãnh đạo Đoàn Đại học Công Nghệ tham dự buổi hội thảo, làm việc

Đây là lần tiếp theo, nối tiếp chuyến thăm và làm việc của Đoàn Đại học Feng Chia đến Đại học Công Nghệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội vào cuối tháng 1 năm 2015. Trong lần đến thăm này, GS. TS. Nguyễn Thanh Thủy và GS. TS. Chuang-Chien Chiu đã cùng thảo luận về các kết quả hợp tác, các dự án, nghiên cứu đã định hướng triển khai trong thời gian tới giữa Đại học Công Nghệ và Đại học Feng Chia. Trên cơ sở đó, tiếp tục đề ra các kế hoạch, công việc thực hiện để tận dụng tiềm năng, thế mạnh của 2 đơn vị, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu về Khoa học Trái Đất, Hệ thống thông tin địa lý, ảnh viễn thám.

Dưới đây là một số hình ảnh về chuyến thăm, làm việc của Đại học Công Nghệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Trung tâm FIMO tới Đại học Feng Chia, Đài Loan.

Đoàn Đại học Công Nghệ, Trung tâm FIMO chụp ảnh tại thư viện Đại học Feng Chia

Đoàn Đại học Công Nghệ, Trung tâm FIMO chụp ảnh tại thư viện Đại học Feng Chia

 

GS. TS. Nguyễn Thanh Thủy tặng món quà kỷ niệm tới GS. TS. Chuang-Chien Chiu

GS. TS. Nguyễn Thanh Thủy tặng món quà kỷ niệm tới GS. TS. Chuang-Chien Chiu

 

GS. TS. Chuang- Chien Chiu tặng cờ lưu niệm cho GS. TS. Nguyễn Thanh Thủy

GS. TS. Chuang- Chien Chiu tặng cờ lưu niệm cho GS. TS. Nguyễn Thanh Thủy

 Phạm Hữu Bằng – Nghiên cứu viên Trung tâm FIMO

Trường ĐHCN, Trung tâm FIMO thiết lập hợp tác với Đại học Quốc gia Trung Ương Đài Loan

Nhân chuyến thăm chính thức Đài Loan của Đoàn các cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đại học Công Nghệ sáng ngày 22/06/2015. Trung tâm FIMO cũng rất vinh dự được tham gia cùng Đoàn đến thăm, làm việc tại Đại học Quốc gia Trung Ương Đài Loan (tên tiếng Anh: National Central University).

Đoàn Công tác của Đại học Công Nghệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội gồm 10 thành viên, do GS. TS Nguyễn Thanh Thủy – Phó Hiệu trưởng làm trưởng đoàn cùng các cán bộ quản lý các Phòng ban Khoa học Công Nghệ Hợp tác Quốc Tế, Khoa Điện tử Viễn Thông, Khoa Công Nghệ thông tin và Trung tâm máy tính. Về phía Trung tâm FIMO có TS. Bùi Quang Hưng và TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh là thành viên.

GS. TS. Nguyễn Thanh Thủy giới thiệu về Trường Đại học Công Nghệ

GS. TS. Nguyễn Thanh Thủy giới thiệu về Trường Đại học Công Nghệ

Tiền thân của trường ĐH Quốc Gia Trung Ương là Trường sư phạm Liangiang tại Thành Phố Nam Kinh. Trường chính thức được thành lập tại Đài Loan năm 1962, ban đầu ở Miaoli, sau đó chuyển về Jhongli vào năm 1968 và trở thành một Trường Đại Học tổng hợp. Hiện nay, ĐH Quốc Gia Trung Ương trở thành một trong số những trường ĐH hàng đầu ở Đài Loan. Trường có nhiều Học viện đào tạo nhiều chuyên ngành đa dạng. Hiện tại trường có 7 Phân viện, bao gồm: Nghệ thuật, Khoa học, Kỹ thuật, Quản lý, Điện tử và Khoa học máy tính, Khoa học Trái Đất.

Tại buổi đến thăm Đại học Quốc Gia Trung Ương, Đài Loan, GS. TS. Nguyễn Thanh Thủy, trưởng đoàn Trường Đại học Công Nghệ đã có buổi làm việc và ký kết các hợp tác, ghi nhớ về nghiên cứu, trao đổi khoa học, công nghệ trong tương lai giữa 2 đơn vị. Trong đó, 2 bên mong muốn có thể tham dự các buổi hội thảo, đào tạo, trao đổi chuyển tiếp sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh qua các chương trình học bổng được tài trợ, các dự án triển khai thực tế có khả năng kết hợp khả năng giữa 2 đơn vị.

Đoàn Đại học Công Nghệ, Trung tâm FIMO đến thăm Đại học Quốc gia Trung Đài Loan

Đoàn Đại học Công Nghệ, Trung tâm FIMO đến thăm Đại học Quốc gia Trung Đài Loan

Cũng trong buổi thăm Đại học Quốc Gia Trung Ương, Đài Loan, Đoàn Đại học Công Nghệ, Trung tâm FIMO cũng đã đến thăm Trung tâm Nghiên Cứu Viễn Thám và Vũ Trụ (CSRSR). Tại buổi làm việc, GS. TS. Nguyễn Thanh Thủy đã giới thiệu về Trung tâm FIMO, vai trò, tiềm năng của Trung tâm và các định hướng nghiên cứu sử dụng ảnh viễn thám từ trạm thu của Trung tâm. Thay mặt Trung tâm, TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh đã có bài giới thiệu về dự án Xây dựng hệ thống quản lý và cảnh báo ô nhiễm không khí APOM sử dụng ảnh vệ tinh MODIS Terra/Aqua và Suomi NPP để giới thiệu về các kết quả đạt được trong nghiên cứu, xây dựng và phát triển từ đề tài phát triển được Đại học Công Nghệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội đầu tư với trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện đại.

Đoàn tới thăm Trung tâm Nghiên cứu Viễn thám và Không Gian

Đoàn tới thăm Trung tâm Nghiên cứu Viễn thám và Không Gian

Dưới đây là 1 số hình ảnh về chuyến đi thăm Đại học Quốc Gia Trung Ương, Đài Loan của Đoàn Đại học Công Nghệ và Trung tâm FIMO.

Đoàn đến thăm thư viện Đại học Quốc gia Trung Ương Đài Loan

Đoàn đến thăm thư viện Đại học Quốc gia Trung Ương Đài Loan

 

Đoàn chụp ảnh kỷ niệm ở trước Đại học Quốc Gia Trung Ương, Đài Loan

Đoàn chụp ảnh kỷ niệm ở trước Đại học Quốc Gia Trung Ương, Đài Loan

 Phạm Hữu Bằng – Nghiên cứu viên Trung tâm FIMO

Seminar về vệ tinh Radarsat 2 của Tiến sỹ Yves Crevier, Cơ quan vũ trụ Canada

Seminar về vệ tinh Radarsat 2 của Tiến sỹ Yves Crevier, Cơ quan vũ trụ Canada

Sáng ngày 16/6/2015, Tiến sỹ Yves Crevier, chuyên gia về Radar của Cơ quan Vũ trụ Canada (CASA) sang thăm Việt Nam và trình bày chuyên đề về hệ thống Radarsat 2 của Canada và các ứng dụng.

PGS. TS. Phạm Văn Cự giới thiệu về chuyên gia TS. Crevier

PGS. TS. Phạm Văn Cự giới thiệu về chuyên gia TS. Crevier

TS Crevier là đại diện của Canada trong Chương trình theo dõi diện phân bố lúa ở Châu Á Asia Rice do NASA và JAXA chủ trì. Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) là tổ hợp công trình nghiên cứu không gian được thực hiện với sự hợp tác của 5 cơ quan gồm NASA (Mỹ), Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (RKA), Cơ quan Hàng không và Nghiên cứu vũ trụ Nhật Bản (JAXA), Cơ quan Vũ trụ Canada (CSA) và Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu (ESA).

Trạm vụ trũ Quốc tế ISS

Trạm vụ trũ Quốc tế ISS

Tại buổi làm việc, PGS. TS. Phạm Văn Cự đại diện cho Trung tâm FIMO đã mời các cán bộ nghiên cứu địa lý, viễn thám, khoa học vũ trụ đến tham dự, học tập và tiếp đón TS. Crevier thân mật với vai trò là đồng nghiệp cùng tham dự các dự án về viễn thám Radar từ cuối những năm 1990.

Sau đó, TS. Crevier đã trình bầy giới thiệu về ý nghĩa khoa học, thực tiễn của dự án phóng vệ tinh RADARSAT bắt đầu từ vệ tinh RADARSAT-1 năm 1995. Ưu điểm chính của vệ tinh có cảm biến Radar đó là vệ tinh có thể thu thập được ảnh dữ liệu của Trái Đất trong mọi điều kiện ban ngày hoặc buổi tối, dưới mọi điều kiện thời tiết mây, khói hay bụi do có số lượng băng phổ rộng và chi tiết. Mục đích chính là để quản lý và cảnh báo thiên tai, nông nghiệp, theo dõi biến đổi đại hình đất đai, thủy văn, rừng, đại dương và giám sát các bờ biển.

TS. Crevier trình bầy Seminar về ảnh vệ tinh RADARSAT

TS. Crevier trình bầy Seminar về ảnh vệ tinh RADARSAT

RADARSAT-1 mang theo cảm biến tiên tiến C-band (5.6 cm), HH-polarized SAR. Kích cỡ ảnh thu được về độ rộng từ 50 tới 500 km và độ phân giải ảnh cao từ 8 – 100 met. RADARSAT-1 cho phép xem được cả các bản đồ địa hình với góc nghiêng từ 20 độ tới 50 độ với độ phân giải thời gian lặp lại sau 24 ngày.

Cùng với vệ tinh RadarSat-2 được phóng năm 2007 với cảm biến C-band (5.405 cm), HH-, HV-, and VV-polarized SAR, độ rộng vùng chụp từ 20 km (Ultra-Fine) tới 500 km (ScanSAR Wide) và độ phân giải ảnh cao từ 3 tới 100 met. Dự án RadarSat Constellation dự kiến phóng năm 2018, TS. Crevier khẳng định với dự án RadarSat với 3 vệ tinh Radar bay xung quanh Trái Đất tới 95% diện tích bề mặt Trái Đất trong 1 ngày cho các đối tượng các nhà khoa học, nhà nghiên cứu có tham gia vào các dự án của CSA tài trợ.

PGS. TS. Phạm Văn Cự giới thiệu về hoạt động của vệ tinh RADARSAT

PGS. TS. Phạm Văn Cự giới thiệu về hoạt động của vệ tinh RADARSAT

Kết thúc buổi thảo luận, PGS. TS. Phạm Văn Cự đã tóm tắt các kết quả, ý nghĩa đạt được của công trình khoa học, nghiên cứu vũ trụ của Cơ quan Hàng Không NASA CSA và đóng góp của vệ tinh khoa học Trái Đất RADARSAT-1, 2 trong quá khứ và trong tương lai. Thay mặt Trung tâm FIMO, PGS. TS. Phạm Văn Cự gửi lời cám ơn, chúc sức khỏe tới TS. Crevier đã dành thời gian đến Việt Nam và có buổi giới thiệu, trình bầy rất ý nghĩa này. TS. Crevier rất cám ơn trước sự tham gia, đóng góp của PGS. TS. Phạm Văn Cự, Trung tâm FIMO cùng các cán bộ, nhà khoa học, nghiên cứu đến tham dự và hy vọng sẽ có thể chia sẻ thêm các kinh nghiệm, kiến thức về vệ tinh trong thời gian tới qua các dự án hợp tác với Việt Nam.

PGS. TS. Phạm Văn Cự tặng quà kỷ niệm tới TS. Yves Crevier

PGS. TS. Phạm Văn Cự tặng quà kỷ niệm tới TS. Yves Crevier

          Phạm Hữu Bằng – Nghiên cứu viên Trung tâm FIMO

Trung tâm FIMO đến thăm và làm việc với Trung tâm Nghiên cứu GIS, Đại học Feng Chia, Đài Loan.

Sáng ngày, 23/6/2015, TS. Bùi Quang Hưng và TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh, đại diện Trung tâm FIMO đã đến thăm và làm việc với Trung tâm Nghiên cứu GIS (tiếng Anh: GIS Research Center), Đại học Feng Chia, Đài Loan.

Về phía Trung tâm Nghiên cứu GIS, GS. TS. Jimmy Chou – Giám Đốc Trung tâm đã tiếp đón nồng nhiệt trước chuyến thăm của Trường Đại học Công Nghệ và Trung tâm FIMO.

Trung tâm Nghiên cứu GIS của GS. TS. Jimmy Chou đến nay đã hoạt động được 20 năm, là cơ quan nghiên cứu hàng đầu thuộc Đại học Feng Chia với rất nhiều các công trình, dự án nghiên cứu, hợp tác đem lại nhiều thành công trong các công tác dự báo, cảnh báo thiên tai thời gian thực. Các kết quả đạt được hiện đang được triển khai thực tế tại các khu vực nguy hiểm về lũ lụt, bão, động đất ở Đài Loan cũng như theo dõi về hoạt động, vận tải của các phương tiện giao thông đô thị.

Hình ảnh giới thiệu Trung tâm Nghiên cứu GIS, Đại học Feng Chia

Hình ảnh giới thiệu Trung tâm Nghiên cứu GIS, Đại học Feng Chia

Tại buổi làm việc, TS. Bùi Quang Hưng đã giới thiệu về các dự án của Trung tâm FIMO, các kế hoạch triển khai hợp tác mà Trung tâm FIMO muốn ký kết với Trung tâm Nghiên cứu GIS, Đại học Feng Chia. Trên cơ sở đó, GS. TS. Jimmy Chou đã chia sẻ các kinh nghiệm, các công nghệ và các dự án mà Trung tâm Nghiên cứu GIS đang cần tìm các đối tác để thực hiện. Sau chuyến đến thăm và làm việc ở Đại học Công Nghệ cuối tháng 1 năm 2015, GS. TS. Jimmy Chou cảm ơn sự quan tâm, đóng góp của Đại học Công Nghệ, Trung tâm FIMO trong chuyến thăm và làm việc lần này và mong muốn tiếp tục có cơ sở hợp tác, quan hệ để thực hiện các dự án sau này. Trong thời gian tới, Trung tâm Nghiên cứu GIS sẽ đầu tư trang thiết bị xây dựng hệ thống các trạm cảm biến tự động theo dõi chất lượng chỉ số ô nhiễm không khí về bụi để là cơ sở phục vụ tiếp tục cho dự án Xây dựng hệ thống cảnh báo ô nhiễm không khí do TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh thực hiện.

Mô hình theo dõi dự báo, cảnh báo thiên tai thời gian thực của Trung tâm Nghiên cứu GIS

Mô hình theo dõi dự báo, cảnh báo thiên tai thời gian thực của Trung tâm Nghiên cứu GIS

Kết quả đạt được là Trung tâm Nghiên cứu GIS và Trung tâm FIMO đại diện cho Đại học Feng Chia, Đại học Công Nghệ sẽ tiếp tục gắn kết với các dự án, trao đổi, hợp tác đào tạo trong tương lai trong các lĩnh vực Khoa học Trái Đất, hệ thống thông tin địa lý, ảnh viễn thám để đem lại các giá trị khoa học, nghiên cứu có khả năng áp dụng thực tiễn cho dân sinh, an ninh quốc phòng, phòng chống thiên tai,…

TS. Bùi Quang Hưng, TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh chụp ảnh với GS. TS. Jimmy Chou

TS. Bùi Quang Hưng, TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh chụp ảnh với GS. TS. Jimmy Chou

 Phạm Hữu Bằng – Nghiên cứu viên Trung tâm FIMO

Giáo sư Hui Lin Đại học Chinese University of Hong Kong đến thăm và làm việc tại FIMO

Sáng ngày 30 tháng 05 năm 2015, Trung tâm FIMO đã vinh dự được đón tiếp Giáo sư Hui Lin, GĐ Viện Khoa học thông tin Trái đất và không gian, Trường Đại học Chinese University of Hong Kong, Giáo sư là Chủ tịch sáng lập của Hiệp hội Quốc tế các Chuyên gia Trung Quốc trong lĩnh vực Geographic Information Science (CPGIS) và là chủ biên của tạp chí Annals of GIS.

Chuyến thăm là một buổi chia sẻ trình bày về chuyên môn, kiến thức trong lĩnh vực GIS nói chung và viễn thám nói riêng của Giáo sư Hui Lin với Trung tâm FIMO và các kế hoạch hợp tác, nghiên cứu, đào tạo.

Các thành viên FIMO và GS. Hui Lin cùng trao đổi về kiến thức chuyên môn

Các thành viên FIMO và GS. Hui Lin cùng trao đổi về kiến thức chuyên môn

Đại diện cho trung tâm, TS. Bùi Quang Hưng, Giám đốc Trung tâm đã giới thiệu sơ bộ về FIMO, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và các hướng nghiên cứu thế mạnh của trung tâm.

TS. Bùi Quang Hưng trình bày về hệ thống quản lý chất thải nguy hại đến môi trường Trung tâm FIMO đang xây dựng

TS. Bùi Quang Hưng trình bày về hệ thống quản lý chất thải nguy hại đến môi trường Trung tâm FIMO đang xây dựng

TS. Bùi Quang Hưng trình bày về cơ sở vật chất của trung tâm

TS. Bùi Quang Hưng trình bày về cơ sở vật chất của trung tâm

 

Tiếp sau đó, GS. Hui Lin đã có bài trình bầy Seminar khoa học tổng quan về Trường Đại học Chinese University of Hong Kong, Viện Khoa học thông tin Trái đất và không gian, giới thiệu các công nghệ tiên tiến, hiện đại trong lĩnh vực viễn thám, GIS, trực quan hóa và thực tại hóa dữ liệu lớn với tiêu đề  “From Maps to GIS and VGE: The evolution of geographic language”. Với bài chia sẻ của mình, Giáo sư đã gợi mở rất nhiều xu hướng nghiên cứu và thay đổi về công nghệ GIS của hiện tại so với trước đây, từ thế hệ bản đồ trên giấy đến bản đồ 2D, 3D trên các dịch vụ bản đồ số Google Maps, Bing Maps,…cho đến thế hệ hiện tại là các bản đồ thực tế ảo cho phép người dùng tham gia trực tiếp, trải nghiệm trong hệ thống như một thực thể sống và tương tác trong môi trường xã hội ảo. Giáo sư cũng đã chia sẻ các công nghệ để phát triển, xây dựng hệ thống VGE (Virtual Geographic Experiments) để Trung tâm FIMO có thể phát triển các mô hình thực tại ảo các khu vực, không gian dữ liệu trong môi trường 3D để phục vụ mục đích nghiên cứu, theo dõi các diễn biến thiên tai như trượt lở đất, lũ lụt, ô nhiễm không khí, cháy rừng,…

GS. Hui Lin trình bày về áp dụng công nghệ VGE trong hệ thống thong tin địa lý

GS. Hui Lin trình bày về áp dụng công nghệ VGE trong hệ thống thong tin địa lý

GS. Hui Lin trình bày về một hệ thống thông tin địa lý áp dụng công nghệ thực tế ảo

GS. Hui Lin trình bày về một hệ thống thông tin địa lý áp dụng công nghệ thực tế ảo

 

Cuối buổi làm việc, hai bên đã cùng tặng quà và chụp ảnh kỉ niệm cho buổi gặp mặt kết thúc tốt đẹp. GS. Hui Lin hy vọng trong tương lai sẽ có nhiều nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên của Trung tâm FIMO sang trao đổi, hợp tác nghiên cứu trong các dự án về tích hợp công nghệ GIS, viễn thám đa phổ, siêu phổ và Radar theo các chương trình đào tạo của Chinese University Hong Kong. Ngoài ra, hàng năm cũng có các hội thảo khoa học và các nghiên cứu của Trung tâm FIMO có thể đăng và trình bầy trên journal Annals of GIS để các nhà khoa học, nhà nghiên cứu có thể biết và tham khảo các kết quả đạt được. Cuối cùng, GS. Hui Lin gửi lời cám ơn tới sự quan tâm và giúp đỡ của Trung tâm FIMO trong thời gian tới thăm và làm việc và TS. Bùi Quang Hưng đại diện Trung tâm FIMO, gửi lời cám ơn về sự chia sẻ nhiệt tình, mang tính định hướng và  gửi tặng tới GS. Hui Lin món quà thân mật và cùng các thành viên Trung tâm FIMO chụp ảnh lưu niệm chuyến thăm và hợp tác của GS. Hui Lin.

GS. Hui Lin kí tên tặng sách, journal Annals of GIS cho Trung tâm FIMO

GS. Hui Lin kí tên tặng sách, journal Annals of GIS cho Trung tâm FIMO

TS. Bùi Quang Hưng đại diện Trung tâm tặng quà GS. Hui Lin

TS. Bùi Quang Hưng đại diện Trung tâm tặng quà GS. Hui Lin

Hình 8: GS. Hui Lin và Trung tâm FIMO cùng chụp ảnh kỉ niệm buổi gặp mặt

Hình 8: GS. Hui Lin và Trung tâm FIMO cùng chụp ảnh kỉ niệm buổi gặp mặt

 Đỗ Văn Tú – Phạm Hữu Bằng – Nghiên cứu viên Trung tâm FIMO

 

Hội thảo chất lượng không khí và cảnh báo cháy rừng tại Việt Nam

Ngày 26/5/2015, Trung tâm FIMO – Đại học Công Nghệ (ĐHCN) – Đại học Quốc Gia Hà Nội (ĐHQG) tổ chức Hội thảo về chất lượng không khí và cảnh báo cháy rừng tại Việt Nam diễn ra tại phòng 212 – E3, trường ĐH Công Nghê. Trung tâm FIMO vinh dự và vui mừng được đón tiếp các lãnh đạo, các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu khoa  học hàng đầu của các đơn vị, ban ngành đến tham dự hội thảo.

      + Về phía ĐHQG có: GS.TS. Nguyễn Hữu Đức – Phó Giám đốc ĐHQG;

                                       PGS.TS Vũ Văn Tích – Trưởng Ban KHCN

TS. Nguyễn Nam Hoàng – Phó trưởng ban Hợp tác và phát triển.

      + Về phía ĐHCN có:  GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy – Phó hiệu trưởng ĐHCN.

                                        PGS.TS. Trần Xuân Tú – Trưởng phòng KHCN và  hợp tác phát triển, ĐHCN.

      + Về phía Tổng cục môi trường có:

                                               Bà Lê Hoàng Anh – Phó Giám đốc Trung tâm quan trắc môi trường.

      + Về phía Trung tâm quan tâm quan trắc và phân tích môi trường Hà Nội:

                                               Ông Nguyễn Đăng Khôi – Phó Giám đốc.

      + Về phía Viện Hàn Lâm và Khoa học Việt Nam:

TS. Nguyễn Xuân Anh – Viện Vật lý địa cầu.

       + Về phía Bộ Tài Nguyên Môi Trường:
                                               Ông Nguyễn Nam Sơn – Phó cục trường Cục CNTT.
                                               TS. Chu Hải Tùng – Phó cục trưởng Cục Viễn Thám.
       + Về phía trường ĐH Tài Nguyên và Môi trường:
                                               PGS.TS. Nguyễn An Thịnh – Giám đốc trung tâm Biến đổi toàn cầu.
                                               TS. Trần Cảnh Dương – Giám đốc Trung tâm CNTT.
       + Về phía trường ĐH Khoa học tự nhiên:
                                               PGS.TS. Phạm Văn Cự – Khoa Địa Lý.
                                               PGS.TS.Hoàng Xuân Cơ – Khoa Môi trường.
       + Về phía Chi cục kiểm lâm vùng 1:
                                               Ông Phạm Văn Phong – Phòng quản lý bảo vệ rừng.
       + Về phía Trung tâm FIMO:
                                              TS. Bùi Quang Hưng – Phó Giám đốc Trung tâm.
                                              PGS.TS Nguyễn Hải Châu – Chuyên gia GIS, tính toán song song.
                                              TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh – Chủ nhiệm đề tài Quản lý và cảnh báo ô nhiễm không khí APOM.
                                              TS. Lê Thanh Hà – Chủ nhiệm đề tài Hệ thống cảnh báo cháy rừng FORIS.

Phát biểu khai mạc hội thảo, GS.TS Nguyễn Thanh Thủy – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công Nghệ đã nhấn mạnh tầm quan trong của công tác đánh giá, cảnh báo về chất lượng không khí và cháy rừng tại Việt Nam cũng như sự thiết thực của hai dự án APOM và FORIS đang thực hiện tại trung tâm FIMO.

GS. TS Nguyễn Thanh Thủy tóm tắt về tầm quan trọng của Trung tâm FIMO

GS. TS Nguyễn Thanh Thủy phát biểu khai mạc

Tiếp sau đó, TS. Bùi Quang Hưng – Phó Giám đốc trung tâm FIMO đã có bài giới thiệu ngắn gọn về FIMO. Mạng lưới liên kết giữa FIMO bao gồm các đối tác trong và ngoài nước, được sự cố vấn của các nhà khoa học hàng đầu Việt Nam và trên thế giới trong nhiều lĩnh vực như địa lý, địa chất, cháy rừng, ô nhiễm không khí,…

TS. Bùi Quang Hưng trình bầy tóm tắt về Trung tâm FIMO

TS. Bùi Quang Hưng trình bầy tóm tắt về Trung tâm FIMO

Tiếp theo, Bà Lê Hoàng Anh, Phó Giám đốc Trung tâm quan trắc môi trường CEM đã có bài tóm tắt về thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam đề cập đến những bất cập trong công tác quản lý, đo lường nồng độ bụi tại các thành phố lớn và các vùng xung quanh ở Việt Nam. Hiện trạng việc phát triển và quản lý mạng lưới dữ liệu các trạm quan trắc ô nhiễm không khí, đặc biệt là bụi PM gặp nhiều khó khăn do chi phí đầu tư lớn nên rất cần một công nghệ có thể cung cấp các dữ liệu ô nhiễm cho toàn vùng lãnh thổ Việt Nam có độ tin cậy cao.

Bà Lê Hoàng Anh, Phó Giám đốc Trung tâm quan trắc môi trường CEM trình bầy về vấn đề ô nhiễm không khí hiện tại

Bà Lê Hoàng Anh, Phó Giám đốc Trung tâm quan trắc môi trường CEM trình bầy về vấn đề ô nhiễm không khí hiện tại

Về phía Trung tâm FIMO, TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh đã báo cáo tại hội thảo và đề xuất một giải pháp tổng thể về hệ thống Quản lý và cảnh báo ô nhiễm không khí APOM. Với công nghệ hiện đại sử dụng ảnh vệ tinh sol khí MODIS Terra, MODIS Aqua, Suomi NPP thu được từ trạm thu của ĐHCN, NASA kết hợp dữ liệu trạm quan trắc của Trung tâm quan trắc môi trường CEM cho phép xây dựng mô hình tính toán và ước lượng chỉ số bụi PM cho toàn vùng lãnh thổ Việt Nam, từ đó hệ thống APOM có khả năng cảnh báo theo thời gian thực tới người sử dụng.

TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh báo cáo về hệ thống Quản lý cảnh báo ô nhiễm APOM

TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh báo cáo về hệ thống Quản lý cảnh báo ô nhiễm APOM

ThS. Phạm Hữu Bằng giới thiệu các chức năng chính của hệ thống APOM

ThS. Phạm Hữu Bằng giới thiệu các chức năng chính của hệ thống APOM

Tiếp sau đó, TS. Lê Thanh Hà đã báo cáo tại hội thảo về Hệ thống cảnh báo cháy rừng ở Việt Nam. Đây là một hệ thống cảnh báo tự động các điểm nóng, điểm cháy sử dụng nguồn dữ liệu cung cấp của NASA từ dữ liệu ảnh vệ tinh MODIS, Suomi NPP về các điểm cháy và tính toán các chỉ số về nhiệt độ để dự báo các điểm nóng có thể gây cháy. Hệ thống FORIS có thể cung cấp dữ liệu điểm nóng, điểm cháy một cách tổng thể cho toàn bộ vùng lãnh thổ Việt Nam gần như theo thời gian thực từ dữ liệu ảnh vệ tinh thu được.

TS. Lê Thanh Hà báo cáo về Hệ thống quản lý cảnh báo cháy rừng FORIS

TS. Lê Thanh Hà báo cáo về Hệ thống quản lý cảnh báo cháy rừng FORIS

NCV. Trần Nguyên Lễ trình bầy giới thiệu về các chức năng của hệ thống FORIS

NCV. Trần Nguyên Lễ trình bầy giới thiệu về các chức năng của hệ thống FORIS

Tại hội thảo cũng đã diễn ra lễ ký biên bản hợp tác ghi nhớ MOU trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển ứng dụng hệ thống giám sát, cảnh báo ô nhiễm mỗi trường giữa Đại học Công Nghệ và Trung tâm quan trắc môi trường CEM – Tổng cục môi trường.

GS. TS Nguyễn Thanh Thủy ký biên bản ghi nhớ với Bà Lê Hoàng Anh, hợp tác giữa Đại học Công Nghệ và Trung tâm quan trắc môi trường

GS. TS Nguyễn Thanh Thủy ký biên bản ghi nhớ với Bà Lê Hoàng Anh, hợp tác giữa Đại học Công Nghệ và Trung tâm quan trắc môi trường

Tiếp theo là buổi ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm FIMO và Trung tâm quan tâm quan trắc và phân tích môi trường Hà Nội về hợp tác phát triển các công nghệ hỗ trợ việc quan trắc các dữ liệu ô nhiễm không khí.

TS. Bùi Quang Hưng và Ông Nguyễn Đăng Khôi ký biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm FIMO và Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường Hà Nội

TS. Bùi Quang Hưng và Ông Nguyễn Đăng Khôi ký biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm FIMO và Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường Hà Nội

Kết thúc buổi hội thảo, các lãnh đạo các đơn vị, các chuyên gia, nhà khoa học đã đưa ra các nhận xét, đánh giá về khả năng ứng dụng thực tiễn, tính khoa học, tính sáng tạo của 2 hệ thống Quản lý và cảnh báo ô nhiễm không khí APOM và Hệ thống cảnh báo cháy rừng FORIS. Các nhận xét mang tính xây dựng, đóng góp tích cực đã giúp ích cho 2 chủ nhiệm đề tài có các định hướng và các cải tiến hiệu quả để nâng cấp các tính năng đáp ứng khả năng cung cấp dịch vụ dữ liệu cho nhiều đơn vị, đối tác và người sử dụng.

TS. Bùi Quang Hưng đại diện Trung tâm FIMO gửi lời cám ơn tới các đóng góp của các nhà lãnh đạo, quản lý và các chuyên gia nghiên cứu đã đến thăm buổi hội thảo. Tất cả các thành viên tham dự hội thảo đã có bức ảnh chụp kỷ niệm để ghi dấu sự hợp tác phát triển của Đại học Công Nghê, Trung tâm FIMO với nhiều đối tác trong lĩnh vực khoa học liên ngành, phát triển vì mục đích hỗ trợ các cấp quản lý, ban ngành có các chính sách, giải pháp đối với các vấn đề cấp bách như ô nhiễm không khí, cháy rừng,…đồng thời có thể mở ra thêm các hướng nghiên cứu mới khác, mở rộng phạm vi sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám của Trung tâm FIMO.

Ảnh kỷ niệm chụp chung các thành viên tham dự hội thảo

Ảnh kỷ niệm chụp chung các thành viên tham dự hội thảo

Đỗ Khắc Phong – Phạm Hữu Bằng – Nghiên cứu viên Trung tâm FIMO

GS. Tsuyoshi Yamamoto – Chủ tịch Hiệp hội CNTT thành phố Sapporo Nhật Bản thăm và làm việc với FIMO

Ngày 23/5/2015, trung tâm FIMO tiếp đón Giáo sư Tsuyoshi Yamamoto đến từ trường đại học Hokkaido, Nhật Bản kiêm Chủ tịch Hiệp hội CNTT thành phố Sapporo Nhật Bản đến thăm và làm việc với trung tâm FIMO. Giáo sư Tsuyoshi Yamamoto là chuyên gia về lĩnh vực Đồ họa máy tính, công nghệ mạng và truyền dữ liệu…Ông nhận bằng Cử nhân và Thạc sĩ Kỹ sư Điện tử của trường Đại học Hokkaido vào năm 1976 và 1978 và lấy bằng tiến sĩ Kỹ thuật Điện tử trường Đại học Hokkaido vào năm 1986. Từ năm 1978 đến 1980, ông làm việc tại Fujitsu Ltd. Năm 1982, ông được bổ nhiệm là giảng viên tại Khoa Điện, Đại học Hokkaido. Kể từ đó, ông làm việc trong lĩnh vực đồ họa máy tính, mạng và truyền dữ liệu, xử lý hình ảnh y tế…

GS. Tsuyoshi Yamamoto đến thăm Trung tâm FIMO

GS. Tsuyoshi Yamamoto đến thăm Trung tâm FIMO

Tại buổi gặp mặt, đại diện Trung tâm FIMO gồm có TS. Bùi Quang Hưng – Giám đốc trung tâm, PGS.TS Nguyễn Hải Châu – Chuyên gia về lĩnh vực Hệ thống thông tin, viễn thám, TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh (Chủ nhiệm đề tài quản lý và cảnh báo ô nhiễm không khí – Đại học Quốc Gia Hà Nội, chuyên gia về phát hiện cảnh báo ô nhiễm không khí dựa trên ảnh viễn thám và dữ liệu quan trắc). TS. Lê Thanh Hà (Chủ nhiệm đề tài phát hiện và cảnh báo cháy rừng – Đại học Quốc Gia Hà Nội, chuyên gia về nhận dạng hình ảnh, xử lý đồ họa và phát hiện cháy rừng trên ảnh viễn thám)và toàn thể các nghiên cứu viên, nhân viên đang làm việc tại trung tâm.

TS. Bùi Quang Hưng giới thiệu với Giáo sư tồng quan về trung tâm FIMO

TS. Bùi Quang Hưng giới thiệu với Giáo sư tồng quan về trung tâm FIMO

Mở đầu buổi tiếp đón, TS. Bùi Quang Hưng, Giám đốc trung tâm đã giới thiệu sơ bộ về FIMO, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực chất lượng cao tại trung tâm. Các hướng nghiên cứu thế mạnh của trung tâm là viễn thám, hệ thống thông tin địa lý, cơ sở dữ liệu lớn, tính toán hiệu năng cao,…

TS. Bùi Quang Hưng  giới thiệu các dự án mà trung tâm đang và sẽ thực hiện trong tương lai

TS. Bùi Quang Hưng giới thiệu các dự án mà trung tâm đang và sẽ thực hiện trong tương lai

Bên cạnh đó trung tâm cũng giới thiệu với Giáo sư hai hệ thống mới nhất mà trung tâm vừa thực hiện là hệ thống phát hiện, cảnh báo ô nhiễm không khí APOM và hệ thống tài phát hiện và cảnh báo cháy rừng FORIST qua đó tiếp nhận nhũng nhận xét của Giáo sư để xây dựng hệ thống một cách toàn diện.

ThS. Phạm Hữu Bằng trình bầy về chức năng của hệ thống APOM

ThS. Phạm Hữu Bằng trình bầy về chức năng của hệ thống APOM

Nghiên cứu viên. Nguyễn Quốc Huy giới thiệu hệ thống cảnh báo cháy rừng – FORIST

Nghiên cứu viên. Nguyễn Quốc Huy giới thiệu hệ thống cảnh báo cháy rừng – FORIST

Đặc biệt hơn nữa, Giáo sư Tsuyoshi Yamamoto đã mang tới giới thiệu cho toàn thể các thành viên trung tâm FIMO một công nghệ mới mang tên Wireless Sensor Network, các thành phần các tạo cũng như ứng dụng vào cuộc sống của chúng như thế nào.

Giáo sư Tsuyoshi Yamamoto giới thiệu nghệ Wireless Sensor Network

Giáo sư Tsuyoshi Yamamoto giới thiệu nghệ Wireless Sensor Network

Công nghệ này có thể áp dụng để đo đạc đánh giá các vấn đề môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa… và có thể áp dụng vào nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau.

Wireless Sensor Network trong thực tế

Wireless Sensor Network trong thực tế

Kết thúc buổi tiếp đón, hai bên đã có những trao đổi tích cực về công việc và hi vọng về các cơ hội hợp tác lâu dài trong tương lai.  Dưới đây là một số hình ảnh khác của buổi gặp mặt:

TS. Bùi Quang Hưng trao tặng GS. Tsuyoshi Yamamoto  món quà thân mật của Trung tâm FIMO

TS. Bùi Quang Hưng trao tặng GS. Tsuyoshi Yamamoto món quà thân mật của Trung tâm FIMO

Trung tâm FIMO chụp ảnh kỷ niệm cùng GS. Tsuyoshi Yamamoto

Trung tâm FIMO chụp ảnh kỷ niệm cùng GS. Tsuyoshi Yamamoto

Nguyễn Đức Linh – Nghiên cứu viên Trung tâm FIMO

Hội thảo “Ứng dụng ảnh vệ tinh trong cảnh báo nguy cơ cháy rừng và phát hiện sớm điểm cháy rừng” tại Quảng Ninh

Ngày 22/5/2015, Trung tâm FIMO phối hợp cùng Cục kiểm lâm Vùng I tổ chức hội thảo “Ứng dụng ảnh vệ tinh trong cảnh báo nguy cơ cháy rừng và phát hiện sớm điểm cháy rừng” tại Quảng Ninh. Tham dự hội thảo , về phía trường ĐH Công Nghệ – ĐHQGHN và trung tâm FIMO có: GS.TS Nguyễn Thanh Thủy – Phó hiệu trưởng nhà trường, TS. Nguyễn Nam Hoàng – Phó ban đối ngoại và hợp tác quốc tế ĐHQGHN, TS. Lê Thanh Hà – chủ nhiệm đề tài; về phía Cục kiểm lâm có TS. Đoàn Hoài Nam: Phó cục trưởng tổng cục kiểm lâm cùng một số cán bộ Cục kiểm lầm vùng I.

Hội thảo “Ứng dụng ảnh vệ tinh trong cảnh báo nguy cơ cháy rừng và phát hiện sớm điểm cháy rừng”

Hội thảo “Ứng dụng ảnh vệ tinh trong cảnh báo nguy cơ cháy rừng và phát hiện sớm điểm cháy rừng”

Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Phó Cục trưởng nêu bật tầm quan trọng của công tác phòng chống và cảnh báo cháy rừng. Đồng chí cũng chỉ rõ hệ thống cảnh báo cháy rừng hiện tại của Cục kiểm lâm đã bộc lộ rõ những nhược điểm sau nhiều năm sử dụng, gây nhiều khó khan trong công tác quản lý rừng. Do đó cần một hệ thống mới đáp ứng được những yêu cầu cấp thiết, thực tế trong thời gian tới.

Tham dự hội thảo, TS. Nguyễn Nam Hoàng đã có bài giới thiệu ngắn gọn về lịch sử hình thành FIMO, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất của trung tâm, các dự án đang thực hiện cũng như tiềm năng hợp tác giữa FIMO và các đối tác trong và ngoài nước.

S. Nguyễn Nam Hoàng đã có bài giới thiệu về Trung tâm FIMO

TS. Nguyễn Nam Hoàng đã có bài giới thiệu về Trung tâm FIMO

Tiếp theo chương trình, TS. Lê Thanh Hà giới thiệu tổng quan về hệ thống thông tin cháy rừng đang được thực hiện tại Trung tâm FIMO. Bài giới thiệu tập trung vào tính cấp thiết của hệ thống cháy rừng, những kết quả nghiên cứu cảnh báo sớm, thẩm định điểm cháy và thông tin hiện trạng lớp phủ rừng bị cháy mà nhóm nghiên cứu đã thực hiện được trong và ngoài phạm vi đề tài.

TS. Lê Thanh Hà giới thiệu tổng quan về hệ thống thông tin cháy rừng đang được thực hiện tại Trung tâm FIMO

TS. Lê Thanh Hà giới thiệu tổng quan về hệ thống thông tin cháy rừng đang được thực hiện tại Trung tâm FIMO

Sau bài trình bày của TS. Lê Thanh Hà, nghiên cứu viên Trần Nguyên Lễ chạy thử hệ thống cảnh báo cháy rừng đang triển khai tại FIMO, những tính năng nổi bật và cần thiết mà hệ thống cung cấp cho người dùng trong công tác quản lý cũng như phòng chống, cảnh báo cháy rừng.

Nghiên cứu viên Trần Nguyên Lễ chạy thử hệ thống cảnh báo cháy rừng FORIS

Nghiên cứu viên Trần Nguyên Lễ chạy thử hệ thống cảnh báo cháy rừng FORIS

Các vị đại biểu đánh giá cao về những ưu điểm của hệ thống, đồng thời đã có những góp ý chân thành và sâu sắc để hệ thống phục vụ tốt hơn trong điều kiện thực tế như: loại bỏ những điểm cháy không thuộc quản lý của kiểm lâm, tính toán diện tích cháy sau mỗi vụ cháy, gửi cảnh báo sớm nhất cho các kiểm lâm cơ sở …

Cán bộ đơn vị kiểm lâm nhận xét, đánh giá về hệ thống FORIS

Cán bộ đơn vị kiểm lâm nhận xét, đánh giá về hệ thống FORIS

Cuối buổi hội thảo, GS.TS Nguyễn Thanh Thủy – đại diện trường ĐH Công Nghệ-ĐHQGHN và TS. Đoàn Hoài Nam – đại điện Tổng Cục kiểm lâm đã ký biên bản ghi nhớ về việc hợp tác nghiên cứu, đào tạo và thử nghiêm giữa hai đơn vị.

GS.TS Nguyễn Thanh Thủy  và TS. Đoàn Hoài Nam ký biên bản ghi nhớ hợp tác

GS.TS Nguyễn Thanh Thủy và TS. Đoàn Hoài Nam ký biên bản ghi nhớ hợp tác

Đỗ Khắc Phong – Nghiên cứu viên FIMO