Seminar giới thiệu hệ thống Quản lý cảnh báo ô nhiễm không khí và hợp tác với Viện Vật lý địa cầu

Chiều ngày 20/5/2015, Đại diện Trung tâm FIMO do TS. Bùi Quang Hưng – PGĐ Trung tâm FIMO, PGS. TS Nguyễn Hải Châu và Nhóm nghiên cứu, phát triển hệ thống Quản lý cảnh báo ô nhiễm không khí APOM do TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh chủ nhiệm đã sang thăm và làm việc với Viện Vật lý địa cầu, Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam do TS. Nguyễn Xuân Anh – Viện Trưởng tiếp đón.

Nhóm APOM Trung tâm FIMO tham dự Seminar tại Viện Vật lý địa cầu

Nhóm APOM Trung tâm FIMO tham dự Seminar tại Viện Vật lý địa cầu

 

Sau thảm họa động đất, sóng thần vào cuối năm 2004, Việt Nam đã có sự quan tâm đầu tư đáng kể cho hoạt động ứng phó với thảm họa thiên tai. Đầu tháng 9-2004, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu ) được ra đời. Hiện nay, Viện Vật lý địa cầu cũng mở rộng đối tượng nghiên cứu sang các loại cảnh báo thiên tai khác như ô nhiễm môi trường và ô nhiễm không khí là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu.

Tại buổi Seminar giới thiệu hệ thống Quản lý và cảnh báo ô nhiễm không khí APOM (Air Pollution Management), TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh đã trình bầy tổng quan về tổ chức hoạt động của nhóm nghiên cứu, của Trung tâm FIMO và vai trò đóng góp ý nghĩa của hệ thống APOM khi dự án được triển khai. Đây là hệ thống sử dụng dữ liệu ảnh MODIS Terra, MODIS Aqua, Suomi NPP thu thập dữ liệu từ trạm thu của Đại học Công Nghệ và dữ liệu của NASA để xử lý trích xuất các dữ liệu sol khí (AOT) để tạo các dữ liệu bụi PM và tính toán các chỉ số chất lượng không khí (AQI).

TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh trình bầy về nghiên cứu ước tính chỉ số PM từ ảnh sol khí

TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh trình bầy về nghiên cứu ước tính chỉ số PM từ ảnh sol khí

TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh cũng trình bầy về phương pháp ước lượng ảnh sol khí từ ảnh có độ phân giải cao như Landsat, SPOT để có kết quả chính xác chi tiết hơn so với ảnh độ phân giải thấp.

TS. Nguyễn Thị Nhật  Thanh mô tả dữ liệu hệ thống APOM

TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh mô tả dữ liệu hệ thống APOM

Tiếp theo, ThS. Phạm Hữu Bằng đã có bài trình bầy ngắn gọn, súc tích về các chức năng của hệ thống APOM. Kết quả đạt được đó là hệ thống Website truy cập tại địa chỉ: http://112.137.129.222:8080/apom/web cho phép các đối tượng người dùng sử dụng hệ thống để truy xuất, hiển thị, tìm kiếm và đăng ký các thông tin cảnh báo ô nhiễm hàng ngày.

ThS. Phạm Hữu Bằng trình bầy chức năng hệ thống APOM

ThS. Phạm Hữu Bằng trình bầy chức năng hệ thống APOM

Kết thúc buổi trình bầy, TS. Nguyễn Xuân Anh – Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu cùng các cán bộ nghiên cứu của Viện trong lĩnh vực quan trắc, giám sát hiện trường, khí tượng,…đã trao đổi, đóng góp ý kiến về nghiên cứu các chức năng của hệ thống và phương pháp ước lượng có thêm tính thực tiễn và phù hợp hơn đối với trong phạm vi của đề tài và các bước tiếp theo để giải quyết các vấn đề phức tạp hơn.

TS. Nguyễn Xuân Anh đóng góp ý kiến về nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh

TS. Nguyễn Xuân Anh đóng góp ý kiến về nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh

Kết luận, TS. Nguyễn Xuân Anh đánh giá tốt về thông tin và nội dung của buổi Seminar và khả năng của Trung tâm FIMO cũng như đội ngũ nghiên cứu, phát triển của dự án APOM trong việc ứng dụng công nghệ ảnh viễn thám, hệ thống thông tin địa lý GIS và công nghệ thông tin. TS. Nguyễn Xuân Anh và TS. Bùi Quang Hưng đã có các thảo luận với tinh thần hợp tác cùng phát triển, đóng góp xây dựng các đề tài và trao đổi nghiên cứu giữa sinh viên, nghiên cứu viên trong tương lai. TS. Bùi Quang Hưng trân trọng cám ơn và cũng đề xuất các giải pháp tốt nhất để có thể triển khai được các dự án, nghiên cứu hợp tác chung giữa 2 đơn vị đạt kết quả tốt nhất.

TS. Nguyễn Xuân Anh cùng TS. Bùi Quang Hưng trao đổi các kế hoạch hợp tác giữa 2 đơn vị

TS. Nguyễn Xuân Anh cùng TS. Bùi Quang Hưng trao đổi các kế hoạch hợp tác giữa 2 đơn vị

Phạm Hữu Bằng – Nghiên cứu viên FIMO

Sinh viên FIMO bảo vệ thử khóa luận tốt nghiệp

Chiều 18/05, tại P518, Trung tâm Công nghệ tích hợp liên ngành giám sát hiện trường Field Monitoring – FIMO Trường ĐH Công Nghệ đã tổ chức buổi bảo vệ thử khóa luận tốt nghiệp.

Tham dự có các thầy cô và, nghiên cứu viên, nghiên cứu sinh,  và các bạn sinh viên K56 chuẩn bị bảo vệ chính thức khóa luận tốt nghiệp năm 2015. Các bạn K57 cũng tham gia để học hỏi kinh nghiệp từ các anh chị K56. Đây là truyền thống hàng năm của FIMO. Năm 2015 có 10 sinh viên làm khóa luận tại FIMO.

Sinh viên Phan Văn Thanh báo cáo kết quả đề tài Quản lý và cảnh báo thông tin ô nhiễm không khí

Sinh viên Phan Văn Thanh trình bày hệ thống quản lý và chia sẻ dữ liệu không gian

Các bạn sinh viên đến tham dự trình bầy Seminar báo cáo tổng kết khóa luận
Các bạn sinh viên đến tham dự trình bầy Seminar báo cáo tổng kết khóa luận
Sinh viên Đỗ Văn Tú báo cáo đề tài về Hệ thống quản lý cảnh báo cháy rừng
Sinh viên Đỗ Văn Tú báo cáo khóa luận tốt nghiệp.

 

Nhóm nghiên cứu trình bầy hệ thống dịch vụ bản đồ số quản lý các cây ATM
Nhóm nghiên cứu trình bầy hệ thống dịch vụ bản đồ số quản lý các cây ATM
Các sinh viên lắng nghe các ý kiến nhận xét của các thành viên Trung tâm FIMO
Các sinh viên lắng nghe các ý kiến nhận xét của các thầy cô

  Phạm Hữu Bằng – Nghiên cứu viên Trung tâm FIMO

 

Tiếp đón đoàn Đại học New South Wales, Australia tới thăm Trung tâm FIMO

Ngày 4/5/2015, đoàn Cán bộ và Giáo sư  trường Đại học New South Wales đã tới thăm và làm việc tại Đại học Công Nghệ.

Cùng ngày, Trung tâm FIMO cũng có cơ hội tiếp xúc và giới thiệu tới đoàn Đại học New South Wales về nhân sự và dự án nghiên cứu của trung tâm nhằm xây dựng định hướng hợp tác hai bên.

Đoàn Đại học New South Wales tới thăm trung tâm FIMO

Đoàn Đại học New South Wales tới thăm trung tâm FIMO

Đại học New South Wales được thành lập năm 1986, nằm tại thủ đô Canberra, Australia.  Đây là 1 trong 8 trường đại học nghiên cứu hàng đầu của Australia với đa ngành từ kinh doanh tới khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và công nghệ thông tin. Ngoài ra trường cũng có tỉ lệ sinh viên/giáo viên tốt nhất và cơ sở vật chất hiện đại bậc nhất Australia. Mỗi năm đại học New South Wales có khoảng 350 sinh viên nghiên cứu sau đại học bậc Tiến sĩ và Thạc sĩ, đến từ khoảng 35 quốc gia khác nhau trên toàn thế giới.

TS. Bùi Quang Hưng giới thiệu các thành viên trung tâm

TS. Bùi Quang Hưng giới thiệu các thành viên trung tâm

Tại buổi tiếp đón, TS. Bùi Quang Hưng, Giám đốc trung tâm đã giới thiệu sơ bộ về FIMO, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực chất lượng cao tại trung tâm. Các hướng nghiên cứu thế mạnh của trung tâm là viễn thám, hệ thống thông tin địa lý, cơ sở dữ liệu lớn, tính toán hiệu năng cao,… cũng được giới thiệu tới đoàn Đại học New South Wales.

TS. Bùi Quang Hưng giới thiệu các hướng nghiên cứu chính của trung tâm

TS. Bùi Quang Hưng giới thiệu các hướng nghiên cứu chính của trung tâm

TS. Bùi Quang Hưng mong muốn hai bên có được sự hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm, cùng phát triển các dự án lớn. Về phía trường Đại học New South Wales, giáo sư Joseph Lai, phó khoa Quốc tế, cũng giới thiệu 1 số chương trình học bổng bậc Tiến sĩ và hi vọng trong tương lai có nhiều cán bộ trung tâm tham gia các khóa học tại đây để đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn từ các đề tài, dự án trong và ngoài nước.

Đoàn Đại học New South Wales tham quan nơi làm việc tại trung tâm

Đoàn Đại học New South Wales tham quan nơi làm việc tại trung tâm

TS. Bùi Quang Hưng tặng quà lưu niệm tới Đoàn Đại học New South Wales

TS. Bùi Quang Hưng tặng quà lưu niệm tới Đoàn Đại học New South Wales

Trần Nguyên Lễ – Nghiên cứu viên Trung tâm FIMO

Hợp tác với Trung tâm Quan trắc Môi trường – Tổng Cục Môi Trường (CEM)

Ngày 25/04/2015, Trung tâm FIMO đã có buổi làm việc với Trung tâm Quan trắc môi trường – Tổng cục Môi trường (CEM) tại trụ sở của CEM số 7 Xã Đàn, HN. Mục đích của buổi làm việc nhằm giao lưu, trao đổi kết quả nghiên cứu và thảo luận các cơ hội hợp tác giữa 2 đơn vị trong thời gian sắp tới.

Thành phần tham dự về phía Trung tâm FIMO gồm có PGS. Phạm Văn Cự, PGS.TS Nguyễn Hải Châu, TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh cùng toàn thể các cán bộ, nghiên cứu viên thuộc đề tài APOM. Về phía Trung tâm Quan trắc gồm có Giám đốc Nguyễn Văn Thùy, Phó Giám đốc Lê Hoàng Anh, Trưởng phòng Dữ liệu và HTTT Văn Hùng Vỹ cùng các cán bộ phòng Quan trắc.

Trung tâm Quan trắc môi trường là một trong 4 đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Môi trường, có chức năng giúp Tổng cục trưởng tổ chức, thực hiện nhiệm vụ quan trắc môi trường quốc gia, xây dựng và quản lý dữ liệu môi trường, ứng dụng công nghệ thông tin trong quan trắc môi trường, xây dựng các báo cáo về chất lượng môi trường trong khuôn khổ chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục; là Trung tâm đầu mối trong mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia.

Tại buổi làm việc, TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh đã giới thiệu sợ bộ về Trung tâm FIMO, cơ sở vật chất và nguồn lực, các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, cơ sở vật chất và tiềm lực về nhân lực, khoa học công nghệ mà Trung tâm FIMO được Đại học Quốc Gia Hà Nội đầu tư và tin tưởng giao phó. Hiện nay, Trung tâm đang xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực đạt trình độ cao về học thuật và nghiên cứu lý thuyết cũng như áp dụng trong thực tế về các lĩnh vực: viễn thám, cơ sở dữ liệu lớn, tính toán hiệu năng cao, hệ thống hạ tầng thông tin không gian,…Trung tâm FIMO có được sự hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm, tri thức của các nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước như NASA, NOAA, Đại học Chiba, Đại học Kyoto (Nhật Bản), Đại học Maryland (Hoa Kỳ) …

TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh giới thiệu về trung tâm FIMO

TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh giới thiệu về trung tâm FIMO

 Cũng tại buổi làm việc, Th.S Phạm Hữu Bằng – Cán bộ, Nghiên cứu viên Trung tâm FIMO đã trình bày demo về Hệ thống Giám sát và cảnh báo mức độ Ô nhiễm không khí trong khuôn khổ của đề tài APOM. Hệ thống là một trong những sản phẩm cho thấy sự hợp tác giữa Trung tâm FIMO và Trung tâm Quan trắc trong việc kết hợp xử lý ảnh vệ tinh viễn thám và số liệu quan trắc bụi để đưa ra mức độ Ô nhiễm không khí trên phạm vi toàn quốc.

Giám đốc Nguyễn Văn Thùy đưa ra nhận xét và gợi ý

Cán bộ Trung tâm giới thiệu về Hệ thống APOM

Đại diện phía Trung tâm Quan trắc, Giám đốc Nguyễn Văn Thùy đánh giá cao hệ thống APOM về tính đồng bộ cao giữa thu nhận và xử lý, tính định hướng rõ ràng đến đối tượng người dùng, tính chuyên nghiệp trong thiết kế hệ thống…. Ngoài ra, Giám đốc cũng đưa ra những góp ý để hoàn thiện phương pháp ước tính cũng như xây dựng hệ thống sao cho bám sát với nhu cầu nghiệp vụ bên phía Trung tâm Quan trắc.

Cán bộ Trung tâm giới thiệu về Hệ thống APOM

Nghiên cứu viên ThS. Phạm Hữu Bằng trình bày về hệ thống APOM

Kết thúc buổi làm việc, hai bên đã có những trao đổi thẳng thắn về công việc và cơ hội hợp tác trong tương lai. Trung tâm Quan trắc nhận thấy năng lực và mong muốn hai bên có hợp tác lâu dài nhằm khai thác các số liệu quan trắc môi trường của CEM, phát triển các ứng dụng hỗ trợ xử lý dữ liệu quan trắc. Đại diện phía trung tâm FIMO, GS. Phạm Văn Cự cũng đưa ra những trao đổi trong việc chia sẻ nguồn nhân lực, tận dụng lực lượng nghiên cứu của FIMO để giải quyết các bài toán của Trung tâm Quan trắc. Hai bên đi đến thống nhất sẽ tổ chức các buổi họp khác để thảo luận về chuyên môn, chương trình hợp tác giữa hai bên trong thời gian sớm nhất.

Lãnh đạo và các cán bộ 2 trung tâm theo dõi phần demo hệ thống

Giám đốc Nguyễn Văn Thùy đưa ra nhận xét và gợi ý

 

Trao đổi giữa GS. Phạm Văn Cự và giám đốc Trung tâm Quan trắc

Trao đổi giữa GS. Phạm Văn Cự và Giám đốc Trung tâm Quan trắc

Phạm Văn Hà – Nghiên cứu viên Trung tâm FIMO

 


Tiếp đón Giáo sư Stephane Jacquemoud (Trường Đại học Paris 7, Pháp) sang thăm và hợp tác với Trung tâm FIMO

Ngày 23/4/2015, Trung tâm Công nghệ tích hợp liên ngành giám sát hiện trường (Đại học Công Nghệ) đã hân hạnh được đón tiếp GS. Stephane Jacquemoud, Trường Đại học Paris 7, Pháp và Viện sĩ Viện Vật lý Địa Cầu Paris (IPGP).

GS. Stephane Jacquemoud là một chuyên gia hàng đầu của Pháp trong lĩnh vực nghiên cứu, dữ liệu môi trường, thực vật dựa trên ảnh vệ tinh viễn thám siêu phổ. Hiện nay, ảnh viễn thám siêu phổ (hyperspectral), có hơn 100 băng tần đang hứa hẹn rất nhiều tiềm năng nghiên cứu. Do số băng tần nhiều hơn, ảnh viễn thám siêu phổ cho phép giải đoán những yếu tố hết sức chi tiết mà trên ảnh viễn thám truyền thống không thể nhận biết được, ví dụ các loại đất, các khoáng bật, các loại thực vật khác nhau.

blog_HSI_fig1_400pix
Mô hình thu nhận dữ liệu từ camera siêu phổ

Tại buổi hợp tác, làm việc, về phía Trung tâm FIMO vinh dự được đón tiếp GS. Stephane Jacquemoud, gồm có: PGS.TS Phạm Văn Cự – Chuyên gia về vệ tinh viễn thám, GIS, địa lý, địa cầu, PGS.TS Nguyễn Hải Châu – Chuyên gia về lĩnh vực Hệ thống thông tin, viễn thám, TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh (Chủ nhiệm đề tài quản lý và cảnh báo ô nhiễm không khí – Đại học Quốc Gia Hà Nội, chuyên gia về phát hiện cảnh báo ô nhiễm không khí dựa trên ảnh viễn thám và dữ liệu quan trắc). TS. Lê Thanh Hà (Chủ nhiệm đề tài phát hiện và cảnh báo cháy rừng – Đại học Quốc Gia Hà Nội, chuyên gia về nhận dạng hình ảnh, xử lý đồ họa và phát hiện cháy rừng trên ảnh viễn thám).

DSC_0725
GS. Stephane Jacquemoud đến thăm Trung tâm FIMO

GS. Stephane Jacquemoud đã giới thiệu và trình bầy về Đại học Paris 7, Viện nghiên cứu Vật lý Địa cầu Paris, về các chương trình hợp tác với các đối tác ở Pháp và trên thế giới, các dự án đang thực hiện cũng như các kết quả thành công và hiệu quả của các chương trình này. GS. Stephane Jacquemoud cho biết hiện đang liên kết đào tạo, hợp tác với Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) Việt Nam và rất mong muốn có thêm nhiều cơ hội để hợp tác với các nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên của Trung tâm FIMO, Đại học Công Nghệ trong đào tạo và nghiên cứu, đặc biệt là trong lĩnh vực ảnh viễn thám siêu phổ để phục vụ mục đích nghiên cứu môi trường, nông, lâm nghiệp, sinh khối, đa dạng sinh học,…

Về phía Trung tâm FIMO, PGS. TS. Nguyễn Hải Châu đã giới thiệu về các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, cơ sở vật chất và tiềm lực về nhân lực, khoa học công nghệ mà Trung tâm FIMO được Đại học Quốc Gia Hà Nội đầu tư và tin tưởng giao phó. Hiện nay, Trung tâm đang xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực đạt trình độ cao về học thuật và nghiên cứu lý thuyết cũng như áp dụng trong thực tế về các lĩnh vực: viễn thám, cơ sở dữ liệu lớn, tính toán hiệu năng cao, hệ thống hạ tầng thông tin không gian,…Trung tâm FIMO có được sự hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm, tri thức của các nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước như NASA, NOAA, Đại học Chiba, Đại học Kyoto (Nhật Bản), Đại học Maryland (Hoa Kỳ),…

DSC_0718
GS. Stephane Jacquemoud trao đổi về cách đào tạo nhân lực trong ngành viễn thám, GIS ở Pháp

Hiện nay, Trung tâm FIMO có sự tham gia nghiên cứu, làm việc của 4 Nghiên cứu sinh nước ngoài đến từ Nhật Bản, Canada, 5 nghiên cứu sinh Việt Nam, 15 Thạc sĩ, học viên cao học và rất nhiều sinh viên các hệ Khoa học máy tính, Chất lượng cao, Công nghệ thông tin, Địa lý, Viễn thám của Đại học Công Nghệ và Đại học Khoa học tự nhiên. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng và rất cần được thường xuyên trao đổi, học tập với các đối tác hàng đầu trên thế giới để đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi thực tiễn từ các đề tài Khoa học, hợp tác nghiên cứu trong và ngoài nước.

Sau buổi làm việc với GS. Stephane Jacquemoud , PGS.TS Phạm Văn Cự cũng đã trình bầy mong muốn hợp tác thành công và hiệu quả với Đại học Paris 7, đặc biệt là Viện Nghiên cứu Vật lý Địa cầu Paris trong lĩnh vực nghiên cứu và hợp tác đào tạo đối với các Nghiên cứu sinh, Học viên cao học và Sinh viên được sang Pháp học tập và tiếp thu kinh nghiệm thực tiễn. GS. Stephane Jacquemoud và Trung tâm FIMO đã đề xuất các kết quả hợp tác này và bước đầu xây dựng các kế hoạch, chiến lược để giúp đỡ, trao đổi hợp tác đào tạo nhóm đội ngũ cán bộ, nghiên cứu viên Trung tâm FIMO nâng cao trình độ nghiên cứu ảnh viễn thám siêu phổ trong thời gian tới.

DSC_0755
GS. Stephane Jacquemoud vui vẻ nhận món quà ý nghĩa của Trung tâm FIMO

Phạm Hữu Bằng – Nghiên cứu viên Trung tâm FIMO

[FIMO FC]Giao lưu bóng đá giữa FIMO và Trung tâm Quan trắc môi trường CENMA

Chiều nay 22/4, tại Sân vận động Cổ Nhuế, đã diễn ra trận đấu bóng đá giao hữu giữa FIMOFC và CENMAFC, chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất Đất nước (30/4/1975 – 30/4/2015); 129 năm ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 – 1/5/2015), nâng cao sức khỏe và đời sống văn hóa tinh thần của FIMO.

Mặc dù không có đội hình mạnh nhất nhưng các cầu thủ FIMOFC vẫn đặt mục tiêu thắng trận thứ hai liên tiếp trước các cầu thủ CENMAFC.

Thực tế, các cầu thủ FIMOFC đã nhập cuộc hiệu quả. Chiến thuật phòng ngự phản công của đội bóng FIMO đã hạn chế rất nhiều những tình huống tấn công từ hai biên của CENMAFC trong khoảng 10 phút đầu trận đấu. Thậm chí, FIMOFC còn là đội sớm tạo ra cơ hội nguy hiểm khi ở phút thứ 5, “Tiên Răng” đã có một có sút xa khoảng 20m bóng đi chệch khung thành trong găng tốc.

1

Tiên Răng(số 9) trong vòng cấm đội bạn – Ảnh: Trọng Phú

Sau tình huống nguy hiểm, CENMAFC “điên cuồng” gây sóng gió trước khung thành thủ môn FIMOFC Và đúng trong hoàn cảnh khó khăn ấy, một cái tên bất ngờ tỏa sáng giúp đội bóng CENMAFC thay đổi cục diện và ghi liền 2 bàn từ phút 10 đến phút 15, nhận 2 bàn thu một cách chóng vánh các cầu thủ FIMOFC đã nhanh chóng tổ chức lại thế trận theo kiểu “Mourinho phiên bản 1.0” thế trận giằng co cho đến cuối hiệp 1 bất ngỡ đã đến khí tiền vệ trung tâm “Vì Dân” tung một cú cứa lòng trong chân phải bóng đi hình “quả chuối” vào góc chữ A khí thủ môn đội bạn chỉ biết đứng nhìn và vỗ tay, tỷ số là 1-2 nghiên về CENMAFC.

2

Vì Dân (số 8) trước khí rút ngắn tỷ số – ảnh: Trọng Phú

Kết thúc hiệp 1 tỷ số là 1-2 nghiên về CENMAFC. Sang đến hiệp 2, trong khoảng 15 phút đầu dưới sự kèm cặp quá sát của các cầu thủ FIMOFC, các tiền đạo (thay liên tiếp 3 tiền đạo) của CENMAFC gần như đã mất hút trong đám đông những chiếc áo Xanh. Tuy nhiên, kể từ phút thứ 18 của hiệp 2 các cầu thủ của FIMOFC đã xuống sức một cách nhanh chóng và đội bạn liên tiếp tấn công, bắn phá khung thành của FIMOFC.

3

Hậu vệ FIMOFC liên tục chống đỡ các tình huống nguy hiểm của CENMAFC – ảnh Trọng Phú

Điều gì đến cũng sẽ phải đến, các cầu thủ CENMAFC liên tiếp bán phá khung thành của FIMOFC và ghi liên tiếp 4 bàn, tỷ số lúc này đã là 2 – 6 nghiêng về CENMAFC, trận đấu lúc này cũng sắp hết giờ thì bất ngờ FIMOFC có được bàn rút ngắn tỷ số nhờ sự lóng ngóng của thủ môn CENMAFC ra vào không hợp lý để bóng đến chân của tiền đạo FIMOFC đệm bóng nhẹ nhàng vào khung thành bỏ trống.

Trân đấu kết thúc với thắng lợi 6 – 2 cho CENMAFC. Thất bại này không ảnh hưởng quá nhiều đến FIMOFC. Điều quan trọng là qua trận đấu này, các cầu thủ FIMOFC đã đúc rút thêm những kinh nghiệm thi đấu đỉnh cao và giao lưu học hỏi kinh nghiệm của đội bạn (Khỏe để làm việc, khỏe để vui chơi).

Phạm Văn Mạnh – Biên tập báo bóng đá, Trung tâm FIMO

Hợp tác phát triển dự án Viettel Map với Trung tâm Giải pháp Công nghệ thông tin và viễn thông Viettel (VTICT)

Chiều ngày 21/04/2015, Trung tâm FIMO đã có buổi làm việc với Ban Giám đốc Trung tâm Giải pháp Công nghệ thông tin và viễn thông Viettel (VTICT). Đến dự và chủ trì buổi làm việc:

  • Về phía ĐHCN có GS.TS Nguyễn Thanh Thủy, Phó hiệu trưởng nhà trường
  • Về phía trung tâm FIMO có PGS.TS Nguyễn Hải Châu, TS. Lê Thanh Hà, TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh

1

Nội dung buổi làm việc diễn ra cởi mở, hợp tác với nhiệm vụ chính là để tìm hiểu năng lực hai bên và bàn về cơ chế hợp tác trong các dự án liên quan đến GIS của Viettel trong thời gian tới. Tại buổi làm việc, VTICT giới thiệu về những dự án gắn liền với ViettelMap – hệ thống bản đồ điện tử cung cấp dịch vụ bản đồ số tới người dùng qua trình duyệt và mobile.

2

Với ViettelMap, các dịch vụ tiện ích được cung cấp gồm:

  • Xem thông tin trên bản đồ ( hiển thị bản dồ, xemệbản đồ hành chính, giao thông…)
  • Dich vụ tìm kiếm (tên đường, địa danh, du lịch …)
  • Tìm đường tối ưu cho phương tiện (xe máy, ô tô…)
  • Hệ thống API hỗ trợ nhiều nền tảng (Web, di động)
  • Hệ thống website và ứng dụng
  • Kết hợp với hạ tầng viễn thông3

Đối tương của ViettelMap hướng đến gồm 3 nhóm chính là:

  • Chính phủ, các cơ quan nhà nước
  • Doanh nghiệp
  • Cá nhân

Cũng trong buổi làm việc, trung tâm FIMO cũng giới thiệu hai hệ thông lớn đang được thực hiện liên quan đến cảnh báo cháy rừng FORIS và ô nhiễm không khí APOM, ngoài ra còn một số dự án lớn khác như các dự án hợp tác với các Đại học Chiba, Tokyo (Nhật Bản), Maryland (Hoa Kỳ), NASA, USGS, NOAA trong vấn đề khai thác và sử dụng ảnh viễn thám MODIS Terra, Aqua và Suomi NPP theo dõi các biến động lớp phủ, đất đai, cháy rừng, biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học. Ngoài ra, còn có các dự án cấp Quốc Gia và cấp Đại học Quốc Gia về xây dựng 14 lớp cơ sở dữ liệu tích hợp liên ngành cho các tỉnh Tây Bắc, hợp tác với Ủy ban An toàn giao thông về quản lý, cảnh báo các điạ điểm xẩy ra tai nạn,…

Hai bên đã có những trao đổi thẳng thắn, trên tinh thần xây dựng, hợp tác, tìm hướng đi chung giữa FIMO và Viettel ICT. Viettel ICT mong muốn được hợp tác với FIMO trong việc nghiên cứu, triển khai các dự án liên ngành về GIS, viễn thám, đặc biệt trong việc áp dụng các công nghệ hiện đại để phát triển dịch vụ bản đồ trực tuyến Viettel Map. Cả 2 bên, đã trao tặng những món quà thân mật, thể hiện tình gắn bó, đoàn kết giữa 2 đơn vị và sẽ thực hiện những cam kết này trong thời gian tới.

4

Đỗ Khắc Phong – Phạm Hữu Bằng (Nghiên cứu viên Trung tâm FIMO)

Hợp tác đào tạo lĩnh vực GIS, viễn thám giữa Trung tâm FIMO và Đại học Maryland, Hoa Kỳ

Sáng ngày 16/04/2015, nhân chuyến công tác tại Việt Nam, TS. Miengxu Li – Trợ lý Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và hành vi, Giám đốc Văn phòng quản lý chương trình quốc tế, Đại học tổng hợp Maryland, Hoa Kỳ đã có buổi làm việc với Trung tâm FIMO. Cuộc gặp gỡ nhằm thảo luận các nội dung hợp tác, trao đổi nghiên cứu, đào tạo trong lĩnh vực GIS, viễn thám giữa hai đơn vị đào tạo.

Đón tiếp TS. Miengxu Li có GS.TS Mai Trọng Nhuận – Nguyên Giám đốc Đại học Quốc Gia Hà Nội, GS. TS Nguyễn Thanh Thủy – Phó Hiệu trưởng Đại học Công Nghệ, các Thầy Cô đảm nhiệm các vị trí Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Đại học Quốc Gia, Đại học Công Nghệ và cán bộ nghiên cứu viên Trung tâm FIMO.

5                                                            GS.TS Mai Trọng Nhuận, GS. TS Nguyễn Thanh Thủy tiếp đón TS. Miengxu Li

Quan hệ hợp tác giữa Trung tâm FIMO, Đại học Công Nghệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội và Đại học Maryland chính thức được thiết lập từ năm 2011. Sau ba năm, các hoạt động hợp tác giữa hai bên đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, dưới sự điều hành của GS. TS Chris Justice – Giám đốc Trung tâm Khoa học Địa lý – Đại học Maryland và TS. Bùi Quang Hưng – Giám đốc Trung tâm FIMO. Hợp tác thành công trong Dự án Giám sát hiện trường (Trung tâm FIMO); hợp tác trong chuyển giao công nghệ và các hoạt động chuyên môn khác (đồng tổ chức Hội thảo quốc tế về ô nhiễm không khí vùng Châu Á; trao đổi cán bộ nghiên cứu và tiến hành các nghiên cứu chung và công bố bài báo quốc tế, v.v).

Tại buổi làm việc, đại diện phía Trung tâm FIMO, PGS.TS. Nguyễn Hải Châu đã trình bầy tóm tắt các kế hoạch, dự án, nguồn lực hiện tại mà Trung tâm FIMO đang thực hiện và mong muốn triển khai trong thời gian tới dưới sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ, nghiên cứu viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên.

6PGS. TS. Nguyễn Hải Châu giới thiệu về các hoạt động, dự án mà Trung tâm FIMO thực hiện

Về phía Đại học Maryland, TS. Miengxue Li đã trình bày, giới thiệu tóm tắt về Trường Đại học Khoa học Xã hội & Hành vi, Đại học Maryland, trong đó nhấn mạnh vai trò của Trung tâm Khoa học Địa lý của GS. TS Chris Justice trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng lĩnh vực GIS, viễn thám trong các dự án của NASA, USGS, Hoa Kỳ đối với biến đổi khí hậu, biến đổi sử dụng đất, lớp phủ, phòng chống cháy rừng ,….

TS. Miengxu Li đã bày tỏ thiện chí hợp tác giữa Trung tâm FIMO, Đại học Công Nghệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội và Trung tâm Khoa học Địa lý, Đại học Maryland về các chương trình đào tạo sau đại học và nghiên cứu khoa học, đặc biệt trong lĩnh vực áp dụng công nghệ GIS, ảnh viễn thám trên phạm vi Việt Nam và các khu vực lân cận. Hai bên hy vọng sẽ xây dựng hợp tác hữu nghị lâu dài, mang lại cơ hội cho giảng viên nhiều cơ hội học tập, nghiên cứu giữa Đại học Maryland và Trung tâm FIMO. TS. Miengxu Li cũng chia sẻ sự quan tâm trong việc hỗ trợ học bổng sau đại học tại Trường Đại học Maryland dưới dạng các chương trình trao đổi, nghiên cứu khoa học trong các dự án hợp tác chung giữa 2 đơn vị và quỹ hỗ trợ nghiên cứu khoa học của Hoa Kỳ dành cho các sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh xuất sắc từ Trung tâm FIMO, Đại học Công Nghệ.

7

TS. Miengxu Li giới thiệu, trình bầy về chương trình học lĩnh vực GIS, Viễn thám ở Đại học Maryland

Kết thúc buổi gặp mặt, GS. TS Mai Trọng Nhuận đại diện lãnh đạo Đại học Quốc Gia Hà Nội đã thẳng thắn trao đổi với TS. Miengxu Li về các khó khăn, các cơ hội và thách thức của Trung tâm FIMO nói riêng và Đại học Quốc Gia Hà Nội nói chung đối với hợp tác và phát triển trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu đạt chất lượng Quốc tế theo tiêu chuẩn được Đại học Maryland công nhận. GS. TS Mai Trọng Nhuận đề xuất các dự án trong đó, Trung tâm FIMO với vai trò là một đơn vị chuyên nghiên cứu khoa học, có thể tham gia cùng đóng góp với Đại học Quốc Gia về đào tạo chương trình sau đại học Biến đổi Khí hậu, các Khóa học ngắn hạn tổ chức ở Trung tâm FIMO và Đại học Maryland về GIS, viễn thám cho các đối tượng quan tâm,…

8

GS.TS Mai Trọng Nhuận đề xuất cơ chế hợp tác, liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Trung tâm FIMO và Đại học Maryland

GS. TS Mai Trọng Nhuận cùng TS. Miengxu Li cam kết sẽ nỗ lực thực hiện tiếp cận các Đơn vị, Cơ quan, Ban ngành quản lý của Việt Nam, đề xuất thay đổi các quy trình, chính sách quản lý, công nghệ đã cũ và lạc hậu, để áp dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến trong các lĩnh vực GIS, viễn thám, đặc biệt là an toàn và an ninh Quốc Gia như an ninh lương thực, an toàn giao thông và phòng chống biến đổi khí hậu.

Cuộc gặp gỡ kết thúc thành công tốt đẹp, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho TS. Miengxu Li về sự nhiệt tình và quan tâm sâu sắc của Trung tâm FIMO, Đại học Công Nghệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội. TS. Miengxu Li mong muốn trong thời gian tới có thể sớm hiện thực hóa các cam kết và triển khai thực hiện các dự án dưới sự hợp tác của 2 đơn vị thành công.

Dưới đây là một số hình ảnh, thăm và đón tiếp TS. Miengxu của Trung tâm FIMO

3

TS. Miengxu Li gửi món quà thân mật của Đại học Maryland tới GS.TS Mai Trọng Nhuận

4

PGS.TS Nguyễn Hải Châu gửi món quà thân mật của Trung tâm FIMO tới TS. Miengxu Li

 

1
TS. Miengxu Li lên thăm quan trạm thu và tìm hiểu về khả năng lưu trữ, xử lý dữ liệu viễn thám của Trung tâm FIMO

 

2

TS. Miengxu Li chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo, cán bộ nghiên cứu khoa học Trung tâm FIMO

Đại học Maryland, được thành lập năm 1856, là một trong những trường đại học công lập nổi tiếng của Hoa Kỳ với hơn 37.000 sinh viên, 9.000 cán bộ và 250 chương trình đào tạo. Sau hơn 150 năm hoạt động, ĐH Maryland đã phát triển trở thành trường đại học hàng đầu thế giới về nghiên cứu, kinh doanh và đổi mới. ViệnGiáo dục Đại học (The Institute of Higher Education), đơn vị xếp hạng các trường đại học hàng đầu thế giới dựa trên nghiên cứu, đã xếp ĐH Maryland ở vị trí thứ 38 trên thế giới, thứ 29 tại Hoa Kỳ và thứ 13 trong số các trường đại học công lập của Hoa Kỳ. Ngoài ra, ĐH Maryland được U.S. News & World Report xếp thứ 21 trong số các đại học công lập và thứ 62 trong tổng số các trường đại học của Hoa Kỳ với 19 chương trình và chuyên ngành đào tạo được xếp vào Top 10 và 46 chương trình và chuyên ngành đào tạo được xếp vào top 25.

Tuy chỉ hơn 1 năm thành lập và hoạt động chính thức, nhưng là đơn vị chủ lực được Đại học Quốc Gia, Đại học Công Nghệ đầu tư và định hướng, Trung tâm FIMO hiện tại đã được đầu tư các trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại hàng đầu khu vực như: Tổ hợp trạm thu ăng ten và server trạm thu ảnh vệ tinh MODIS, Suomi NPP, JPSS từ Vương quốc Anh, 2 Siêu máy tính để xử lý song song các thuật toán nắn chỉnh hình học, xử lý ảnh viễn thám, với bộ công cụ MEEO Toolkit của Italia, Bộ lưu trữ 600 TB dữ liệu ảnh viễn thám của HP, Hoa Kỳ, Các thiêt bị Camera siêu phổ, Camera hồng ngoại, phần mềm ArcGIS Server, ArcGIS Desktop, Matlab,…Tất cả các trang thiết bị, phần cứng, phần mềm đều được sử dụng và đóng vai trò then chốt trong các dự án tầm cỡ Quốc Gia và Khu vực của Trung tâm, bao gồm:

1. Dự án cơ sở dữ liệu tích hợp liên ngành cho 14 Tỉnh Tây Bắc, chủ nhiệm đề tài lĩnh vực CNTT: TS. Bùi Quang Hưng.

2. Dự án APOM – Quản lý và cảnh báo ô nhiễm không khí, chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh.

3 – Dự án FORIS – Hệ thống thông tin địa lý quản lý và cảnh báo cháy rừng, chủ nhiệm đề tài TS. Lê Thanh Hà.

4 – Dự án Hệ thống cơ sở dữ liêu đa dạng sinh học hợp tác với Cơ quan Hợp tác Quốc tế JICA, Nhật Bản, chủ nhiệm đề tài: GS. TS Mai Trọng Nhuận.

5. Hệ thống quản lý, giám sát về an toàn giao thông hợp tác với Ủy ban An toàn Giao thông Quốc Gia, chủ nhiệm đề tài: TS. Bùi Quang Hưng.

Phạm Hữu Bằng – Nghiên cứu viên Trung tâm FIMO

FIMO thăm và làm việc tại Tập đoàn OKI, Nhật Bản

Ngày 10/4/2015, đoàn cán bộ FIMO tới thăm và làm việc tại Tập đoàn OKI, Nhật Bản. Nội dung chính của buổi làm việc là về hệ thống quản lý thảm họa (Disaster Management) và hệ thống giao thông thông minh (Inteligent Transportation Systems) của Tập đoàn OKI và xây dựng định hướng hợp tác hai bên.

Tập đoàn OKI được thành lập năm 1881 tại Nhật Bản. Hiện công ty có gần 25.000 nhân viên. Tổng doanh thu năm 2014 của OKI là 4 tỉ USD. Trụ sở chính đặt tại Tokyo, Nhật Bản, OKI hoạt động ở hơn 120 quốc gia trên thế giới. OKI sản xuất điện thoại đầu tiên tại Nhật Bản vào năm 1881, và chuyên nghiệp không chỉ trong việc phát triển và sản xuất thiết bị viễn thông mà còn trong các sản phẩm thông tin và cơ điện tử sản phẩm, chẳng hạn như máy rút tiền tự động (ATM) và máy in. OKI cung cấp sản phẩm cho các hãng viễn thông, các tổ chức tài chính, các cơ quan chính phủ, các tập đoàn lớn cả trực tiếp và thông qua các nhà phân phối và đại lý. Công ty OKI đứng thứ hai Nhật Bản ở thị trường Disaster Management và Intelligent Transportation Systems và bán sản phẩm thông tin-viễn thông và máy in.

TS. Bùi Quang Hưng giới thiệu Trung tâm FIMO

TS. Bùi Quang Hưng giới thiệu Trung tâm FIMO

Chuyến thăm của Trung tâm FIMO tới tập đoàn OKI, Nhật Bản đã kết thúc thành công tốt đẹp và 2 bên đã ghi nhận những tiềm năng về công nghệ, khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực ứng dụng GIS vào hệ thống hạ tầng thông tin an toàn giao thông hiện đại và tiên tiến trong tương lai.

Dưới đây là một số hình ảnh chuyến thăm và làm việc của Trung tâm FIMO tới tập đoàn OKI, Nhật Bản.

Đại diện tập đoàn OKI giới thiệu

Đại diện tập đoàn OKI giới thiệu

TS. Bùi Quang Hưng trao quà lưu niệm với Tập đoàn OKI

TS. Bùi Quang Hưng trao quà lưu niệm với Tập đoàn OKI

Trung tâm FIMO chụp ảnh lưu niệm cùng Tập đoàn OKI

Trung tâm FIMO chụp ảnh lưu niệm cùng Tập đoàn OKI

Trung tâm FIMO chụp ảnh lưu niệm cùng Tập đoàn OKI

Trung tâm FIMO chụp ảnh lưu niệm cùng Tập đoàn OKI

FIMO thăm và làm việc tại NIES, Viện Nghiên cứu Môi trường quốc gia Nhật Bản

Ngày 9/4/2015, đoàn cán bộ FIMO đến thăm và làm việc tại NIES – Viên Nghiên cứu môi trường Quốc gia Nhật Bản (National Institute for Environment Studies, Japan).

Tiếp đoàn có TS. Hideo HARASAWA, Phó Chủ tịch Viện NIES, GS. Toshimasa Ohara, nguyên Giám đốc Trung tâm nghiên cứu môi trường khu vực, TS. Akinori Takami, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu môi trường khu vực và các cán bộ các của Trung tâm nghiên cứu môi trường khu vực thuộc NIES.

Phó Chủ tịch NIES TS. Hideo HARASAWA tiếp đoàn FIMO

Phó Chủ tịch NIES TS. Hideo HARASAWA tiếp đoàn FIMO

Viện nghiên cứu môi trường (NIES) xây dựng và phát triển từ tháng 3 năm 1974 là tổ chức Trung Uơng của Nhật Bản trong lĩnh vực nghiên cứu ô nhiễm môi trường. Từ tháng Bảy năm 1990, NIES đã hoàn toàn được tổ chức lại để triển khai trên phạm vi rộng hơn của nhu cầu nghiên cứu, bao gồm cả các vấn đề toàn cầu và môi trường tự nhiên. Các điểm mạnh của Viện NIES bao gồm một phạm vi rộng lớn của các ngành, khoa học cơ bản, kỹ thuật, khoa học nông nghiệp, khoa học y tế, dược học, khoa học thủy sản, luật và kinh tế. NIES có cách tiếp cận liên ngành để nghiên cứu, với sự tham gia của các nhà nghiên cứu từ cả Nhật Bản và nước ngoài.

GS. Ohara giới thiệu chung về NIES

GS. Ohara giới thiệu chung về NIES

Buổi làm việc tập trung vào chủ đề ô nhiễm không khí. Hai bên đã xây dựng được kế hoạch tổng thể cho các nghiên cứu về ô nhiễm không khí tại Việt Nam và định hướng cùng xây dựng các đề xuất dự án chung hai bên đề tìm nguồn tài trợ trong nước và quốc tế. Hai bên đề xuất sẽ ký MoU giữa NIES và Trường ĐHCN thuộc ĐHQGHN để tạo ra khung hợp tác chung hỗ trợ cho các nghiên cứu sắp tới.

TS. Bùi Quang Hưng giới thiệu về FIMO các các nghiên cứu của FIMO

Dưới đây là một số hình ảnh của Trung tâm FIMO thăm và làm việc ở Viện NIES

Thăm các phòng thí nghiệm về chất lượng không khí của NIES

Thăm các phòng thí nghiệm về chất lượng không khí của NIES

Thảo luận và xây dựng kế hoạch tổng thể cho hợp tác hai bên

Thảo luận và xây dựng kế hoạch tổng thể cho hợp tác hai bên