FIMO thăm và làm việc tại Trung tâm Viễn thám môi trường, Đại học Chiba, Nhật Bản

Ngày 7/4/2015, đoàn cán bộ FIMO thăm và làm việc với Trung tâm Viễn thám môi trường CEReS (Center for Environmental Remote Sensing), Đại học Chiba, Nhật Bản. Tiếp đoàn có GS. Ryutaro Tateishi, GĐ Trung tâm CEReS cùng các nghiên cứu viên của CEReS.

Trung tâm viễn thám môi trường (CERES) tại Đại học Chiba là một trung tâm đẳng cấp thế giới về nghiên cứu viễn thám được thành lập vào năm 1995. CEReS đang làm nghiên cứu trong tất cả các khía cạnh của viễn thám, từ sự nghiên cứu phát triển công nghệ cảm biến đa phổ, siêu phổ. CEReS cung cấp các bản xử lý dữ liệu vệ tinh như MTSAT và MODIS, dữ liệu địa lý chẳng hạn như dữ liệu land use, land cover, và các dữ liệu quan trắc. CEReS cũng góp phần mở rộng sử dụng viễn thám trong cộng đồng nghiên cứu thông qua hàng chục dự án hợp tác nghiên cứu hàng năm và là một trong những trung tâm nghiên cứu hàng đầu của các trường Đại học Quốc gia Nhật Bản. Ceres đào tạo cho gần 100 sinh viên nước ngoài bao gồm các khóa Đại học và sau Đại học – Tiến sĩ khoa học.

Giới thiệu Trung tâm CEReS

Giới thiệu Trung tâm CEReS

Buổi làm việc tập trung vào việc chuyển giao Bộ dữ liệu phân loại lớp phủ mặt đất toàn cầu và Hệ thống quản lý dữ liệu CEReS Gaia do Trung tâm CEReS phát triển. Đây là kết quả của quá trình hợp tác tích cực giữa 2 trung tâm CEReS và FIMO trong hơn 1 năm vừa qua.

Dưới đây là một số hình ảnh của chuyến thăm CEReS của Trung tâm FIMO:

Chuyển giao phần mềm CEReS Gaia

Chuyển giao phần mềm CEReS Gaia

Hệ thống máy chủ của CEReS Gaia

Hệ thống máy chủ của CEReS Gaia

Chụp ảnh lưu niệm trước Trung tâm CEReS

Chụp ảnh lưu niệm trước Trung tâm CEReS

Chụp ảnh lưu niệm với Trung tâm CEReS

Chụp ảnh lưu niệm với Trung tâm CEReS

PGS. TS. Nguyễn Hải Châu trình bầy Seminar tại ĐH Waseda, Nhật Bản

Theo lời mời của GS. Tomoyuki Yamamoto, Khoa Khoa học và Kỹ thuật, Trường Khoa học cơ bản và Kỹ thuật, ĐH Waseda, chiều ngày 6/4/2015, PGS. Nguyễn Hải Châu đã có bài trình bầy Seminar khoa học tại ĐH Waseda trước các sinh viên Nhật Bản của ĐH Waseda. Chủ đề của bài giảng là “Parallelization of the Fast Multipole Method”.

Trường Đại học Waseda được thành lập năm 1882, tọa lạc ngay tại trung tâm thủ đô Tokyo. Trường Đại học Waseda được biết đến như một trong những trường Đại học hàng đầu ở Nhật Bản, vừa gìn giữ đậm đà bản sắc truyền thống, nhưng cũng luôn nỗ lực sáng tạo ra những thế hệ mới, giá trị văn hóa mới theo nhịp bước thời đại mới. Cùng với hơn 50.000 sinh viên đến từ khắp nước Nhật và từ hơn 90 quốc gia khác nhau trên thế giới, Trường cũng được coi đối thủ cạnh tranh lớn đối với các ngôi trường tầm cỡ như Đại học Quốc gia Nhật Bản, Đại học Tokyo. Nhiều bảng xếp hạng còn chỉ ra rằng, Đại học Waseda đứng vị trí số 1 trong các trường kinh doanh tại Nhật.

Dưới đây là một số hình ảnh về bài giảng của PGS. TS Nguyễn Hải Châu tại Đại học Waseda

Phương pháp tính toán  Fast Multipole Method

Phương pháp tính toán Fast Multipole Method

PGS. TS Nguyễn Hải Châu trình bầy về thuật toán Phương pháp tính toán  Fast Multipole Method

PGS. TS Nguyễn Hải Châu trình bầy về thuật toán Phương pháp tính toán Fast Multipole Method

Trung tâm FIMO chụp ảnh lưu niệm tại Đại học Waseda

Trung tâm FIMO chụp ảnh lưu niệm tại Đại học Waseda

FIMO thăm và làm việc tại Trung tâm Khoa học Thông tin không gian, Đại học Tokyo, Nhật Bản

Chiều ngày 6/4/2015, tập thể cán bộ FIMO đã đến thăm và làm việc tại Trung tâm Khoa học Thông tin không gian CSIS (Center for Spatial Information Science) thuộc Đại học Tokyo, Nhật Bản.

CSIS đã được thành lập như là một cơ sở nghiên cứu khoa học thông tin không gian nội bộ của Đại học Tokyo. Trung tâm có thể được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu từ các khoa khác nhau và các tổ chức nghiên cứu trong các trường đại học cho công trình nghiên cứu của mình. Vào tháng 4 năm 2006, CSIS đã trở thành một cơ sở nghiên cứu quy mô Quốc gia sử dụng để xây dựng, phát triển và mở rộng quy mô thông tin khoa học không gian và cung cấp hỗ trợ lớn hơn cho các nhà nghiên cứu trên khắp đất nước. CSIS được quản lý bởi các Giáo sư, trợ lý Giáo sư, Giảng viên tại Đại học Tokyo. Các kế hoạch nghiên cứu và sử dụng chung / chính sách nghiên cứu của CSIS được quyết định thông qua thảo luận với Hội đồng tư vấn nghiên cứu, trong đó bao gồm các chuyên gia hàng đầu của Đại học Tokyo.

Trung tâm Khoa học Thông tin không gian, Đại học Tokyo, Nhật Bản

Trung tâm Khoa học Thông tin không gian, Đại học Tokyo, Nhật Bản

Tiếp đoàn có GS. Ryosuke Shibasaki, PGS. Wataru Takeuchi và TS. Wataru Ohira.

Hai bên trình bày về các hướng nghiên cứu hiện tại và thảo luận về hướng hợp tác trong thời gian tới bao gồm: trao đổi sinh viên, nghiên cứu viên, dự án hợp tác 02 bên.

Trung tâm FIMO chụp ảnh lưu niệm thăm và làm việc với CSIS

Trung tâm FIMO chụp ảnh lưu niệm thăm và làm việc với CSIS

Hợp tác với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia

Ngày 3/4/2015, Trung tâm FIMO, Đại học Công Nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội vinh dự được đón tiếp nhóm chuyên gia, quản lý thường trực của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Việt Nam tới làm việc, phối hợp công tác nhằm tăng cường chặt chẽ, nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ và công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý và thông báo thông tin về tình hình an toàn giao thông trên lãnh thổ Việt Nam.

atgt1

Trung tâm FIMO đón tiếp Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đến hơp tác

Phát biểu tại buổi hợp tác, TS. Bùi Quang Hưng – đại diện Trung tâm FIMO nhấn mạnh, trong thời gian tới đây FIMO và Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia sẽ tích cực phối hợp trong việc tích hợp thông tin liên ngành giữa các thông tin an toàn giao thông, vận tải và thông tin thực hiện giám sát về tai nạn giao thông. Từ đó, xây dựng các công cụ hỗ trợ có tính công nghệ cao, ứng dụng vào hỗ trợ các cấp quản lý và người dân theo dõi hiện trạng và diễn biến về tai nạn và an toàn giao thông Quốc gia. Các hoạt động này khi xây dựng và triển khai thành công sẽ đóng vai trò rất quan trọng đối với giúp người dân cảnh báo về tình hình vị trí các điểm nguy hiểm, hay xẩy ra tai nạn, góp phần tránh được các tai nạn đáng tiếc xảy ra.

atgt2

TS. Bùi Quang Hưng giới thiệu về vai trò và tầm quan trọng của hệ thống WebGIS quản lý tai nạn giao thông

Theo chương trình hợp tác và làm việc, Trung tâm Công nghệ tích hợp liên ngành giám sát hiện trường – Field Monitoring (FIMO) sẽ phối hợp toàn diện với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Việt Nam trong hoạt động quản lý, giám sát tình hình an toàn giao thông Quốc gia, tổng hợp các dữ liệu về tai nạn giao thông qua các trang báo điện tử, ví dụ: trang baomoi.

atgt3

Kiến trúc tổng thể hệ thống giám sát tai nạn giao thông tổng hợp tự động trên báo điện tử

Trong đó, nhóm phát triển hệ thống thông tin về an toàn giao thông VNTransportMonitoring, do TS. Bùi Quang Hưng và các nghiên cứu viên: Trần Xuân Trường, Phạm Tiến Thành , kết hợp cùng Phòng Công nghệ tri thức KT – Lab, Đại học Công Nghệ, do Ths. Trần Mai Vũ, các nghiên cứu viên Vân Anh Hoàng, Bùi Trung Anh, Vương Thị Hồng đã báo cáo và trình bầy các kết quả đạt được, triển khai thành công ở mức thử nghiệm và đáp ứng được các tiêu chí đề ra về ứng dụng công nghệ WebGIS trong quản lý an toàn giao thông, tai nạn giao thông.

atgt4

Giao diện hệ thống WebGIS hiển thị thông tin các điểm tai nạn trên toàn quốc

 

atgt5

Hệ thống hiển thị danh sách tin tức tai nạn giao thông tự động trích xuất từ các trang báo điện tử phục vụ công tác quản lý, theo dõi

Trên cơ sở trách nhiệm cụ thể của mỗi bên được phân công trong chương trình phối hợp, hai cơ quan sẽ chủ động, tích cực thường xuyên trao đổi các thông tin, các yêu cầu, các định hướng phù hợp và cụ thể hóa các nội dung đã được thống nhất để cùng phối hợp công tác, theo 3 nội dung chính.

atgt6

Quản lý, giám sát phương tiện giao thông trên lãnh thổ Việt Nam

Một là, phối hợp triển khai các hoạt động về ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực an toàn giao thông. Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia có nhu cầu xây dựng các hệ thống quản lý, giám sát các phương tiện giao thông trên hệ thống giám sát hành trình GPS, điều tra quá trình tham gia giao thông, tốc độ của các phương tiện vận tải, xe khách trên các tuyến quốc lộ.

Hai là, phối hợp trong việc góp ý, triển khai các công nghệ thông tin ứng dụng trong các lĩnh vực quản lý tin tức về an toàn giao thông Quốc gia từ thông tin hiện trường, tích hợp tự động dựa trên các nguồn phương tiện thông tin đại chúng, các báo điện tử. Từ đó, xây dựng hệ cơ sở dữ liệu lưu trữ và tìm kiếm các thông tin về an toàn giao thông Quốc gia, tích hợp cho các Bộ, Ngành, Cơ quan quản lý chính quyền hoạch định các chính sách về an toàn giao thông theo số liệu thực tế.

Ba là, phối hợp hợp tác phát triển hệ thống thông tin địa lý trên nền tảng Web (WebGIS), là một cổng thông tin điện tử với nhiều tính năng phong phú, đa dạng để hỗ trợ các Bộ, Ngành, Cơ quan quản lý ra quyết định, các đối tượng người sử dụng thông thường có thể theo dõi, giám sát thông tin về mức độ tai nạn giao thông trên toàn Việt Nam. Đây là kế hoạch hợp tác trọng điểm, đóng vai trò quan trọng đối với việc thông tin chính xác, nhanh chóng về vị trí xẩy ra tai nạn giao thông, số người bị thương, số người thiệt mạng và mức độ nghiêm trọng.

Phạm Hữu Bằng – Nghiên cứu viên FIMO

Chia tay Nghiên cứu sinh Ryo Takeuchi sang tu nghiệp, trao đổi hợp tác đào tạo

Chiều ngày 01/04/2015, Trung tâm FIMO tổ chức gặp mặt chia tay Nghiên cứu sinh Ryo Takeuchi từ Đại học Kyoto, Nhật Bản sang tu nghiệp trao đổi hợp tác đào tạo. Tham dự buổi lễ có TS. Bùi Quang Hưng, các cán bộ, nhân viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên đã gắn bó cùng NCS Ryo Takeuchi trong suốt gần 6 tháng sang làm việc và học tập ở Việt Nam.

1

Những hình ảnh ghi dấu kỷ niệm của NCS. Ryo Takeuchi trong thời gian hợp tác, làm việc ở Trung tâm FIMO

NCS Ryo Takeuchi là đại diện đầu tiên của Đại học Kyoto, Nhật Bản sang Việt Nam và Trung tâm FIMO tạo điều kiện giúp đỡ, liên kết, trao đổi giúp NCS. Ryo Takeuchi có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ nghiên cứu về Kinh tế sinh thái (Satoyama) ở Việt Nam. Đây là một lĩnh vực chưa từng được thực hiện ở FIMO, do FIMO đặc thù là một Trung tâm có thế mạnh chủ yếu về khoa học, công nghệ trong lĩnh vực: nghiên cứu ứng dụng ảnh viễn thám trong giám sát ô nhiễm không khí, cháy rừng, trượt lở, bản đồ lớp phủ, cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, hệ thống thông tin địa lý GIS, GPS, giám sát an toàn giao thông, cảng, tầu biển,…

2

TS. Bùi Quang Hưng cùng NCS. Ryo Takeuchi giới thiệu về dự án hợp tác, trao đổi nghiên cứu giữa Trung tâm FIMO và Đại học Kyoto

Tuy nhiên, trải qua thời gian tuy chưa dài ở Việt Nam, từ tháng 11 năm 2014 đến tháng 4 năm 2015 nhưng với sự nỗ lực cố gắng của NCS. Ryo Takeuchi, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của TS. Bùi Quang Hưng, các cán bộ, nghiên cứu viên Trung tâm FIMO, anh đã đạt được các kết quả khả quan về mối liên hệ giữa đô thị hóa tới kinh tế sinh thái ở Việt Nam và hoàn thành nhiều chuyến tham gia thực địa, khảo sát về hiện trạng kinh tế sinh thái ở các khu vực: Hà Nội, Lào Cai (Sapa), Thái Nguyên, Phú Thọ.

3

NCS. Ryo Takeuchi trình bầy các kết quả đạt được qua những chuyến tham gia thực địa ở các tỉnh miền Bắc do Trung tâm FIMO hỗ trợ, giúp đỡ.

Buổi gặp mặt chia tay diễn ra trong không khí lưu luyến và xúc động. Tại buổi gặp mặt TS. Bùi Quang Hưng thay mặt Trung tâm FIMO bày tỏ sự cám ơn, quan tâm của phía đối tác Đại học Kyoto, Nhật Bản và NCS. Ryo Takeuchi đã tham gia đóng góp vào sự gắn kết trong quan hệ, hợp tác về đào tạo và trao đổi nghiên cứu trong thời gian qua.

TS. Bùi Quang Hưng trong tháng 4 sẽ tiếp tục sang Đại học Kyoto, Đại học Chiba để gặp gỡ, trao đổi với các đối tác và thực hiện các kế hoạch về hợp tác, đào tạo, nghiên cứu trong thời gian tới. Trong bữa tiệc chia tay này, NCS. Ryo Takeuchi đã xúc động, bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới Trung tâm FIMO đã có thời gian hỗ trợ công tác, tạo điều kiện, giúp đỡ cho công việc nghiên cứu được thành công như hôm nay.

4

NCS. Ryo Takeuchi chụp ảnh kỷ niệm với các cán bộ Trung tâm FIMO 

NCS. Ryo Takeuchi tin tưởng trong thời gian gần nhất, sẽ tiếp tục quay lại Việt Nam, hợp tác với Trung tâm FIMO để nghiên cứu nhiều dự án liên quan đến kinh tế sinh thái, sử dụng nguồn dữ liệu ảnh viễn thám, GIS của Trung tâm FIMO hiện có để tăng thêm tính chính xác, phạm vi khảo sát không chỉ trong khu vực một số địa phương mà còn có thể cho toàn bộ các khu vực Tây Bắc Việt Nam, thuộc khuôn khổ đề tài Xây dựng Cơ sở dữ liệu tích hợp liên ngành cho các tỉnh khu vực Tây Bắc, đề tài Cấp Nhà nước mà Trung tâm FIMO đang thực hiện.

5

NCS. Ryo Takeuchi cùng thảo luận về các kết quả trong nghiên cứu kinh tế sinh thái sử dụng ảnh viễn thám thời gian tới với cán bộ nghiên cứu Trung tâm FIMO

 Kết thúc buổi chia tay, NCS. Ryo Takeuchi, TS. Bùi Quang Hưng cùng tất cả các cán bộ, nhân viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên đã chụp chung bức ảnh, ghi dấu kỷ niệm về hành trình vất vả, khó khăn, bỡ ngỡ nhưng đã gắn kết, vượt qua những khó khăn để thành công và cùng định hướng đến những mục tiêu hợp tác lâu dài trong tương lai.

6

Cán bộ, nghiên cứu viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên Trung tâm FIMO tham dự buổi lễ chia tay NCS. Ryo Takeuchi 

Clip hình ảnh – Ryo Takeuchi – My Japanese Friend 

Trung tâm FIMO gửi món quà kỷ niệm gửi tới NCS. Ryo Takeuchi cho sự đóng góp trong thời gian qua.

Phạm Hữu Bằng – Nghiên cứu viên Trung tâm FIMO

Giáo sư Dimiter S.Ialnazov – Đại học Kyoto, Nhật Bản đến thăm và làm việc tại Trung tâm

Ngày 01/04/2015, Trung tâm FIMO vinh dự được tiếp đón giáo sư Dimiter S. Ialnazov  và cộng sự của ông là nghiên cứu sinh Kazuki HAO đến từ trường đại học Kyoto – Nhật Bản. Giáo sư Dimiter S. Ialnazov là chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế bao gồm Kinh tế Quốc tế, Kinh tế Sinh thái.

Tham dự buổi tiếp đón gồm có TS. Bùi Quang Hưng – đại diện trung tâm và toàn thể các nghiên cứu viên đang làm việc tại FIMO.

Tại buổi tiếp đón, TS. Bùi Quang Hưng đã giới thiệu về quá trình thành lập và hoạt động của trung tâm qua đó hai bên cùng nhau thảo luận, trao đổi, tìm kiếm cơ hội hợp tác trong tương lai.

1

TS. Bùi Quang Hưng đã giới thiệu tới giáo sư Dimiter S. Ialnazov cùng cộng sự về các hệ thống mà trung tâm đang phát triển là Hệ thống cảnh báo ô nhiếm không khí – APOM và Hệ thống cảnh báo cháy rừng – FORIS; trung tâm đã tiếp nhận nhũng nhận xét của giáo sư để xây dựng hệ thống một cách toàn diện.

Trung tâm giới thiệu demo với giáo sư hệ thống cảnh báo ô nhiếm không khí – APOM

Trung tâm giới thiệu demo với giáo sư hệ thống cảnh báo ô nhiễm không khí – APOM

 

Demo Hệ thống cảnh báo cháy rừng – FORIS

Demo Hệ thống cảnh báo cháy rừng – FORIS

Kết thúc buổi tiếp đón, hai bên đã có những trao đổi tích cực về công việc và hi vọng  về các cơ hội hợp tác lâu dài trong tương lai.

Dưới đây là một số hình ảnh khác của buổi gặp mặt:

4

 

5

 

 

Tiến sỹ T. Yoshii, chuyên gia Hiệp hội CNTT thành phố Sapporo Nhật Bản, đến thăm và làm việc tại FIMO

Ngày 13/03/2015,  Trung tâm FIMO đã có buổi làm việc và tiếp đón Tiến sỹ T. Yoshii đến từ chuyên gia Hiệp hội CNTT thành phố Sapporo Nhật Bản.

Tham dự buổi tiếp đón gồm có GS. Phạm Văn Cự, TS. Bùi Quang Hưng – cùng toàn thể các nhà khoa học, nghiên cứu viên, nghiên cứu sinh và các học viên cao học đang làm việc tại Trung tâm FIMO.

Tiến sỹ T. Yoshii  là chuyên gia trong các lĩnh vực các hệ thống nhúng, ứng dụng Web và dịch vụ tính toán đám mây,… và có kinh nghiệm làm việc với các thiết bị cảm biến phục vụ cho nhiệm vụ Giám sát hiên trường.

Tại buổi tiếp đón, Trung tâm FIMO đã giới thiệu đến TS. Yoshii về các hệ thống cảnh báo ô nhiếm không khí – APOM và hệ thống cảnh báo cháy rừng – FORIS. Đây là hai đề tài thuộc dự án lớn của Trung tâm FIMO, TS.T. Yoshii đã có những phản hồi và nhận xét tích cực về hai đề tài này.

Cán bộ trung tâm FIMO giới thiệu về hệ thống APOM

Cán bộ Trung tâm FIMO giới thiệu về hệ thống APOM

Hệ thống FORIS

Hệ thống FORIS

Tại buổi làm việc, TS. Bùi Quang Hưng giới thiệu về quá trình thành lập và hoạt động của trung tâm FIMO. Hai bên thảo luận, trao đổi về các cơ hội hợp tác thông qua bài giới thiệu của TS. T. Yoshii về các hệ thống cảm biến môi trường.

TS. Bùi Quang Hưng giới thiệu về Trung tâm FIMO

TS. Bùi Quang Hưng giới thiệu về Trung tâm FIMO

Tiến sỹ T. Yoshii giới thiệu về hệ thống cảm biến môi trường

TS. T. Yoshii giới thiệu về hệ thống cảm biến môi trường

Kết thúc buổi làm việc, hai bên đã có những trao đổi tích cực về công việc và các cơ hội hợp tác trong tương lai. Trong thời gian tới, hai bên mong muốn được hợp tác lâu dài và xây dựng các dự án hợp tác nâng cao năng lực cho trung tâm FIMO.

Dưới đây là một số hình ảnh tại buổi tiếp đón TS. T. Yoshii:

 

5

 

 

 

6

 

9

 

Mẫn Đức Chức (Nghiên cứu viên – FIMO)

[Workshop] Ứng dụng ảnh vệ tinh VNREDSAT-1 trong quốc phòng an ninh

Từ ngày 12-13/3/2015,  Cục Bản Đồ, Trung tâm 72/Tổng Cục 2/Bộ Quốc Phòng, Cục B42/Tổng Cục V/Bộ Công An đã tổ chức thành công Hội thảo khoa học về ứng dụng ảnh vệ tinh VNREDSAT-1 trong quốc phòng an ninh.

Hội thảo đã thu hút hơn 40 chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên, nghiên cứu viên từ Viện Hàn Lâm Khoa Học & Công Nghệ Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu Quốc Phòng, An Ninh, Viện Công Nghệ Vũ Trụ, Trung tâm Công nghệ tích hợp liên ngành giám sát hiện trường (FIMO), Đại học Công Nghệ – Đại học Quốc Gia Hà Nội tham dự, trong đó có GS.TSKH Nguyễn Khoa Sơn – Chủ nhiệm chương trình nghiên cứu Công nghệ vũ trụ cấp Nhà Nước và các chủ nhiệm các đề tài cấp Cục Quốc Phòng, An Ninh.

Hội thảo khoa học ứng dụng ảnh vệ tinh VNREDSAT-1 trong quốc phòng an ninh

Hội thảo khoa học ứng dụng ảnh vệ tinh VNREDSAT-1 trong quốc phòng an ninh

Với 9 bài tham luận được trình bày tại Hội thảo, các chuyên gia, nghiên cứu viên đã phân tích, đề xuất và kiến nghị các công nghệ, giải pháp về sử dụng và khai thác dữ liệu từ ảnh vệ tinh VNREDSAT-1. Trong đó, tập trung chính vào tham mưu, hoạch đích chính sách nghiên cứu, quản lý dữ liệu ảnh VNREDSAT-1.

GS.TSKH Nguyễn Khoa Sơn - Chủ nhiệm chương trình Viễn thám cấp Nhà Nước cùng với các Chủ nhiệm các chương trình trong Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An, Cục Viễn thám Quốc Gia

GS.TSKH Nguyễn Khoa Sơn – Chủ nhiệm chương trình Viễn thám cấp Nhà Nước cùng với các Chủ nhiệm các chương trình trong Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An, Cục Viễn thám Quốc Gia

 

Bảng 1 Thông số của vệ tinh VNREDSat-1
Chất liệu, kích thước – Hệ thống thu nhận từ trường độc lập- Hệ thống điều chỉnh tư thế sử dụng cảm biến sao và con quay hồi chuyển- Hệ thống định vị GPS độc lập

– Điều chỉnh tư thế theo 3 trục

– 4 bánh xe phản ứng (12 Nms)

– 1 bình Hydrazine, dung tích 4.7 kg (~65 m/s), 4 ống phóng 1 N tùy chỉnh

Hệ thống cung cấp điện – Pin Mặt Trời GaAs công suất 180 W EOL- 1 pin Li-ion dung lượng 15 Ah BOL; PCDU
Xử lý dữ liệu – Máy tính On-board (T805, 1 gigabit DRAM / EDAC, 8 Mbit Flash EEPROM)- 2 thiết bị thu phát băng tần S (CCSDS, 20 kbit / s TC, 25-384 kbit / s TM)
Quản lý dữ liệu – Băng tần X: downlink: 60 Mbit/s- Bộ nhớ lưu trữ: 64 đến 79 Gbit BOL – không nén
Hoạt động – Khối lượng phóng: 120 kg- Độ linh hoạt: ±30º thay đổi trong 90 s- Localization performance: 300 m CE90 (circular error of 90%)

– Thời gian hoạt động: 5 năm

 

VNREDSat-1 và các bộ phận (Ảnh: STI - VAST)

VNREDSat-1 và các bộ phận (Ảnh: STI – VAST)

Với vai trò là Trung tâm chuyên nghiên cứu lĩnh vực xử lý, khai thác dữ liệu từ ảnh viễn thám, hệ thống thông tin địa lý GIS phục vụ cho mục đích khoa học, Trung tâm FIMO vinh dự tham gia hội thảo với 2 bài báo cáo Khoa học của 2 nhóm nghiên cứu về tính ứng dụng và học thuật. Cả 2 bài báo đều được trình bày trước hội thảo, đóng góp nhiều giá trị về tính công nghệ, giải pháp khi đề xuất phương pháp tích hợp công nghệ GIS và ảnh viễn thám độ phân giải cao VNREDSAT-1 trong việc giám sát tàu thuyền trên vùng biển Việt Nam.

Hệ thống thông tin địa lý giám sát tầu thuyền, cảng biển

Hệ thống thông tin địa lý giám sát tầu thuyền, cảng biển

Thuật toán nhận dạng tầu thuyền dựa trên ảnh viễn thám độ phân giải cao

Thuật toán nhận dạng tầu thuyền dựa trên ảnh viễn thám độ phân giải cao

Tên 2 bài báo của Trung tâm FIMO tham dự hội thảo và báo cáo là:

  • “Xây dựng hệ thống thông tin địa lý giám sát, quản lý tầu thuyền, cảng biển” – Tác giả: Phạm Hữu Bằng, Nguyễn Thị Nhật Thanh, Nguyễn Hải Châu, Bùi Quang Hưng.
  • “Thuật toán nhận dạng tầu thuyền dựa trên ảnh viễn thám độ phân giải cao” – Tác giả: Lê Thanh Hà, Lương Nguyễn Hoàng Hoa, Nguyễn Thị Nhật Thanh, Bùi Quang Hưng.

Hội thảo đã kết thúc thành công tốt đẹp, mở ra nhiều cơ hội mới trong hợp tác nghiên cứu về ảnh viễn thám, hệ thống thông tin địa lý, đặc biệt là khai thác và sử dụng khoa học, hợp lý nguồn dữ liệu ảnh viễn thám vệ tinh VNREDSAT-1 trong giám sát và theo dõi an ninh, quốc phòng trên Biển Đông cho các chuyên gia, nhà khoa học, nghiên cứu viên trong và ngoài các Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An, Cục Viễn thám Quốc Gia, Viện Hàn Lâm Khoa Học & Công Nghệ Việt Nam, Trung tâm FIMO.

Dưới đây là 1 số hình ảnh của buổi hội thảo:

7

 

8

 

 

9

 

10

 

 

11

Phạm Hữu Bằng (Nghiên cứu viên – FIMO)

Gặp mặt kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 08/03

Ngày 06/03, Trung tâm FIMO trân trọng tổ chức gặp mặt kỉ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 cho toàn thể các thành viên nữ cùng gắn bó, làm việc trong Trung tâm FIMO suốt hơn một năm qua.

 

1

Phụ nữ Trung tâm FIMO đều vươn tới là những người thành đạt hơn, đảm đang hơn, tự tin hơn và xinh đẹp hơn – đó là chân dung về những phụ nữ Việt Nam của thế kỷ 21. Trung tâm FIMO  rất vinh dự đón tiếp Nghiên cứu sinh Noelani Edise, Đại học Mc.Gill Canada qua trao đổi, hợp tác về nghiên cứu biến đổi đô thị ảnh hưởng tới phát triển của nông thôn khu vực Hà Nội; NCS Noelani rất cảm động trước sự nhiệt tình tiếp đón và nhận được những món quà ý nghĩa từ các thành viên nam giới Trung tâm FIMO.

2

Tại môi trường nghiên cứu mà nhất lại là ngành Công nghệ thông tin đa phần là nam giới như FIMO, ngày 08/03 lại càng được trân trọng hơn. Một món quà nhỏ, một bữa liên hoan ấm cúng cũng đủ làm những người phụ nữ của FIMO cảm thấy mình không bị “lãng quên” trong suốt một năm dài làm việc với nghiên cứu, dự án, những buổi họp đến 20h00 , thậm chí không có nghỉ cuối tuần. Nhờ có sự hy sinh đó mà các thành viên nam giới Trung tâm FIMO luôn có được những niềm cảm hứng, sáng tạo, cố gắng phát huy tinh thần đoàn kết, tập thể, hoàn thành các mục tiêu theo như kế hoạch đề ra năm 2015 để phát triển Trung tâm ngày càng lớn mạnh.

3

Dưới đây là một số hình ảnh của buổi lễ thân mật kỷ niệm ngày 08-03 của Trung tâm FIMO:

4

 

6

 

5

 

7

 

8

 

9

 

Lê Xuân Thành (Nghiên cứu viên FIMO)

[Team Building] Du xuân 2015

Chào đón năm mới Ất Mùi và khởi động một năm nhiều hứa hẹn trong nghiên cứu khoa học, hoạt động phát triển của Trung tâm FIMO, từ chiều 29/02/2015 tới chiều 01/03/2015, các cán bộ, nhân viên Trung tâm đã khởi hành chuyến du xuân đầu năm tới thăm quan và vãn cảnh khu vực Công viên rừng quốc gia Cúc Phương và khu du lịch tâm linh Chùa Bái Đính thuộc tỉnh Ninh Bình.

8

Cách thủ đô Hà Nội 120 km về phía nam, nằm lọt sâu trong lòng dãy núi Tam Điệp, vườn quốc gia Cúc Phương thuộc địa phận ba tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa với tổng diện tích là 22.200 ha. Với nhiều giá trị về cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng về hệ sinh thái, các giá trị văn hoá, lịch sử nên từ lâu Cúc Phương đã trở thành điểm du lịch sinh thái nổi tiếng và hấp dẫn.

Từ hướng Hà Nội – Ninh Bình qua Pháp Vân, xuôi theo quốc lộ 1A đến ngã ba Gián Khẩu (huyện Gia Viễn, cách thành phố Ninh Bình 10km), tiếp tục đi theo quốc lộ 12 khoảng 35km là đến cửa rừng (km số 15 tính từ Nho Quan). Từ đây, cán bộ Trung tâm FIMO đã đặt chân đến khu du lịch sinh thái Cúc Phương với những dãy nhà sàn để nghỉ lại qua đêm, giao lưu với các cán bộ khu bảo tồn của rừng Cúc Phương.

 

Sáng hôm sau, Trung tâm FIMO rời rừng quốc gia Cúc Phương với những kỷ niệm đẹp về một buổi giao lưu văn nghệ, ẩm thực náo nhiệt ở chốn đại ngàn. Mỗi người đều cố gắng ghi lại những bức ảnh đẹp nhất ở đây với nhiều điều mong muốn có thể tiếp tục quay lại để thăm quan, vãn cảnh các di tích khác ở sâu trong rừng, trước khi di chuyển tới khu thăm quan du lịch tâm linh Chùa Bái Đính.

6

Chuyến đi đã kết thúc tốt đẹp và toàn thể cán bộ, nhân viên Trung tâm FIMO đã có thêm nhiều kỷ niệm đẹp sau hơn một năm gắn bó, đoàn kết, làm việc và học tập. Từ đó, làm tiền đề để tạo sự hứng khởi, động lực thực hiện các dự án, hợp tác trong và ngoài nước trong năm 2015.

Dưới đây là một số những hình ảnh vui vẻ, thân mật của chuyến thăm quan đầu xuân 2015 của Trung tâm FIMO:

 

Cán bộ Trung tâm FIMO hào hứng, vui vẻ trước giờ khởi hành chuyến du xuân đầu năm

Cán bộ Trung tâm FIMO hào hứng, vui vẻ trước giờ khởi hành chuyến du xuân đầu năm

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

7

Đốt lửa trại tại rừng Cúc Phương

 

 

 

11

Giao lưu tổ chức văn nghệ trong khu du lịch sinh thái Hồ Mạc

Phạm Hữu Bằng (Nghiên cứu viên FIMO)