Trung tâm FIMO tham dự Hội nghị quốc tế về Vật lý địa cầu (VIET-GEOPHYS-2017)

Từ ngày 18-22/10/2017, Trung tâm FIMO tham dự Hội nghị quốc tế về Vật lý địa cầu (VIET-GEOPHYS-2017) đã được tổ chức bởi Viện Vật lý địa cầu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Hội nghị được tổ chức với sự tham gia của các nhà khoa học Việt Nam, Nhật Bản, Đài Loan, Nga, Hoa Kỳ và một số quốc gia khác. Hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ kỉ niệm 30 năm thành lập Viện Vật lý địa cầu và đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Hội nghị năm nay gồm có 47 báo cáo, trong đó 3 báo cáo mời được trình bày ở phiên toàn thể và 44 báo cáo được chia làm 4 phiên chuyên đề.

Trong phiên trình bày của hội nghị, các nhà nghiên cứu đã trình bày và thảo luận về nhiều vấn đề hiện đại trong lĩnh vực Vật lý khí quyển, Động đất cùng các ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cũng tại hội thảo, đại diện Trung tâm FIMO cũng đã trình bày báo cáo về chủ đề “Satellite Aerosol Optical Depth over Vietnam: an analysis from VIIRS and CALIOP aerosol products” và nhận được rất nhiều ý kiến góp ý quý báu từ các nhà khoa học tham gia hội nghị.

Một số hình ảnh tại hội thảo :

TS. Nguyễn Xuân Anh – Lãnh đạo Viện Vật lý Địa cầu phát biểu

Đại diện viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ trao kỉ niệm chương cho các nhà khoa học có đóng góp to lớn đối với Viện Vật lý địa cầu

Viện Vật lý địa cầu vinh dự đón Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

 

Dự án FAirNet được trao giải “Khởi nghiệp sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam” năm 2017

Dự án FAirNet (FIMO Air Polution Monitoring Network) của Trung tâm Công nghệ tích hợp liên ngành Giám sát hiện trường (Trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN) là 1 trong 21 sản phẩm được trao thưởng tại Lễ trao giải “Khởi nghiệp sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam” năm 2017 vào ngày 20/09 vừa qua.

Lễ trao giải “Khởi nghiệp sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam” do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức nhằm tuyên dương những doanh nghiệp đổi mới sáng tạo đã thành công trong việc chứng minh ý tưởng biến các thách thức của biến đổi khí hậu thành cơ hội kinh doanh. Cuộc thi được khởi động vào tháng 4/2017. Sau hơn 4 tháng triển khai cuộc thi đã có hơn 350 đề xuất tham dự. Với với 11 hội đồng chấm thi đã phải làm việc hết công suất trong vòng 20 ngày liên tiếp để chọn ra 21 dự án trao giải “Khởi nghiệp sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam” năm 2017. Trong đó, có 17 doanh nghiệp nhận hỗ trợ tài chính và dịch vụ đi kèm, 4 doanh nghiệp nhận hỗ trợ dịch vụ không kèm tài chính, đồng thời ghi nhận nỗ lực của 7 doanh nghiệp đầu tiên tốt nghiệp quá trình ươm tạo kéo dài 1 năm của dự án.

Những doanh nghiệp này đã tham gia Cuộc thi Chứng minh ý tưởng lần thứ 2 (POC2) do Trung tâm Đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam (VCIC) tổ chức. Các dự án được lựa chọn bởi POC2 sẽ được ưu tiên tiếp cận với toàn bộ các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp toàn diện của VCIC gồm đào tạo, cố vấn, kết nối với các mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp, mạng lưới chuyên gia, mạng lưới đối tác, cơ sở vật chất và có cơ hội nhận nguồn vốn tài trợ lên tới 75.000 USD.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Đại Dương khẳng định: “Thông qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu, Dự án là cơ sở quan trọng biến những thách thức về khí hậu trở thành cơ hội phát triển bền vững và tăng trưởng xanh, qua đó thực hiện thành công Chiến lược quốc gia của Việt Nam về tăng trưởng xanh”. Sau hơn một năm đồng hành cùng Trung tâm đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam (VCIC), các đơn vị được lựa chọn hỗ trợ trong Cuộc thi chứng minh ý tưởng lần thứ nhất đã gặt hái được nhiều thành công: doanh thu tăng trưởng 300%, kêu gọi hơn 200.000 USD vốn đầu tư, khẳng định được thương hiệu tại thị trường miền bắc Việt Nam và vươn tới thị trường quốc tế hay tiết kiệm được hàng chục tỷ đồng chi phí cho khách hàng,…

Đại diện cho nhóm nghiên cứu dự án FairNet, TS. Bùi Quang Hưng chia sẻ, nhóm cảm thấy rất vui mừng và tự hào khi được đề cử giải thưởng. Trong suốt quá trình tham gia cuộc thi nhóm đã nhận được nhiều sự quan tâm động viên từ ban tổ chức, được gặp gỡ giao lưu trao đổi kinh nghiệm cùng các dự án khác. Sản phẩm giúp người dùng biết được chất lượng không khí tại nơi mình sinh sống và làm việc (sử dụng FairKit) và những khu vực khác (sử dụng (FairWeb và FairApp). Khi có thông tin về chất lượng không khí, người sử dụng sẽ có những biện pháp cụ thể để giảm thiểu tác hại của ô nhiễm không khí tới sức khỏe con người.

Chia sẻ cụ thể về dự án này, TS. Bùi Quang Hưng cho biết, dự án sẽ bao gồm FairKit – bộ toolkit cầm tay đo nồng độ bụi PM 2.5 và các thông số môi trường khác sử dụng nhiều loại cảm biến khác nhau; FairServer – nền tảng thu thập, quản lý và chia sẻ dữ liệu; FairWeb – hệ thống ứng dụng Web; FairApp – hệ thống ứng dụng trên nền tảng di động. Trong quá trình thực hiện, nhóm đã mất nhiều công sức đối với quá trình kiểm thử sản phầm FairKit để nâng cao độ chính xác của sản phẩm.

Nguồn: Tuyết Nga (UET-News)

FIMO tham dự Hội thảo TORUS lần thứ 5

Ngày 4 – 8/9/2017, Trong khuôn khổ dự án Eramus+ TORUS, FIMO tham dự Hội thảo TORUS lần thứ 5 với chủ đề “Remote Sensing & Image Processing on the Cloud” được tổ chức tại Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh (NLU), Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

Dự án TORUS được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu (European Union) trong khuôn khổ của chương trình nâng cao năng lực Eramus+ Capacity Building. Chương trình này tài trợ các hợp tác xuyên quốc tế giữa các tổ chức giáo dục, đào tạo và nghiên cứu nhằm thúc đẩy hợp tác và phát triển. TORUS được tài trợ trong 3 năm, bao gồm các nhà nghiên cứu, giảng viên, kỹ sư tới từ 8 tổ chức giáo dục khác nhau: Đại học Toulouse 2 Jean Jaures (UT2J), Trường quốc tế về Khoa học Xử lý Thông tin (EISTI, Pau Campus), Đại học Ferrara ở Ý, Đại học Brussels Vrije ở Bỉ, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Viện Công Nghệ Châu Á (AIT) và Đại học Walailak ở Thái Lan. Mục tiêu của dự án TORUS là phát triển nghiên cứu về Điện toán đám mây trong khoa học Môi trường và thúc đẩy nền giáo dục ở các nước Đông Nam Á.

Trong 5 ngày diễn ra hội thảo, các đại biểu đã được nghe các bài trình bày và giới thiệu về Viễn thám và Khoa học Trái đất (Earth Science Remote Sensing), các sản phẩm ảnh viễn thám về đất và sử dụng đất (Land/LandUse Products), khí quyển (Atmosphere Products), phân tích mẫu sử dụng dữ liệu viễn thám (Pattern and Texture Analysis). Các diễn giả cũng đã trình bày về một số vấn đề về tiền xử lý dữ liệu viễn thám, đánh giá và kiểm chứng dữ liệu khí quyển sử dụng R, giới thiệu về nền tảng đám mây sử dụng HUPI, lưu trữ và xử lý dữ liệu trên HUPI …

Chương trình chi tiết của hội thảo:

[embeddoc url=”https://fimo.edu.vn/wp-content/uploads/2017/09/Remote-Sensing-and-Image-Processing-on-the-Cloud.pdf” viewer=”google”]

Một số hình ảnh về hội thảo:

Ban tổ chức chụp ảnh kỷ niệm cùng Đại biểu

Ban tổ chức chụp ảnh kỷ niệm cùng Đại biểu

TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh trình bày về các sản phẩm khí quyển

NCS. Phạm Văn Hà trình bày về tiền xử lý ảnh vệ tinh

NCS. Phạm Văn Hà trình bày về tiền xử lý ảnh vệ tinh

Các đại biểu tham gia Field trip tại Cần Giờ

Các đại biểu tham gia Field trip tại Cần Giờ

Nguyễn Ngọc Đức bảo vệ thành công danh hiệu FIP- 2nd The best demonstration of the week

Ngày 11/8/2017, trong khuôn khổ chương trình FIP – FIMO Internship Program, FIMO tổ chức 2nd the best demonstration of the week. Bạn Nguyễn Ngọc Đức vẫn là người đạt kết quả cao nhất trong tuần này.

Không biết Đức có lập hattrick không? Ai sẽ là người ngăn chặn Đức lập hattric trong vòng thi đấu tiếp theo?

Anh Hà Đức Văn trao phần thưởng 2nd The best demonstration of the week cho bạn Nguyễn Ngọc Đức.

 

FIMO Internship Program (FIP) – The best demonstration of the week 1

Trong khuôn khổ chương trình FIP – FIMO Internship Program, hàng tuần các bạn sinh viên thực tập sẽ có một cuộc thi nhỏ về sản phẩm mình làm được. Tuần vừa qua, các bạn sinh viên thực tập được đào tạo và hướng dẫn lập trình IoT. Anh Hà Đức Văn, người đào tạo và hướng dẫn các bạn, cùng với các cán bộ khác của FIMO đã kiểm tra hệ thống của từng bạn và quyết định lựa chọn sản phẩm của bạn Nguyễn Ngọc Đức là sản phẩm tốt nhất tuần vừa qua. Sản phẩm của Đức là Hệ thống thu thập và hiển thị theo thời gian thực trên bản đồ dữ liệu từ các cảm biến môi trường (nhiệt độ và độ ẩm).

Anh Hà Đức Văn đã đại diện cho chương trình FIP trao phần thưởng The best demonstration of the week cho bạn Nguyễn Ngọc Đức.

Anh Hà Đức Văn trao phần thưởng cho bạn Nguyễn Ngọc Đức đoạt danh hiệu The best demonstration of the week

 

 

FIMO tham gia hội thảo NASA LCLUC SARI International Regional Science Meeting in South/Southeast Asia

Từ ngày 17-19/7/2017, FIMO tham gia Hội thảo NASA LCLUC SARI International Regional Science Meeting in South/Southeast Asia tổ chức tại thành phố Chiang Mai, Thái Lan.

Hội thảo gồm các 4 chủ đề  chính sau:

  • LCLUC in Agriculture
  • Urban LCLUC
  • Emission Inventories and Land Atmospheric Interactions
  • Land Use/Cover Change and Forestry

Dưới đây là tóm tắt nội dung của từng chủ đề.

A. LCLUC trong Nông nghiệp

  1. GS. Chris Justice (ĐH Maryland, Co-Chari of NASA LCLUC Program) trình bày tổng quát những hoạt động của GEOGLAM.
  2. Dr. Keo Oyoshi (Jaxa) trình bày về các hoạt động của Asia-RiCE
  3. Dr. L.D.Nguyen (VNSC-VAST) trình bày về nghiên cứu giám sát lúa ở đồng bằng sông Mekong, Việt Nam sử dụng ảnh sentinel đa thời gian.
  4. Dr. Kabir Uddin – ICIMOD (The International Centre for Integrated Mountain Development) trình bày về giám sát lương thực ở vùng Hindu-Kush Himalya. Đây là khu vực trải dài 3500km và bao gồm các lãnh thổ của 8 quốc gia Afghanistan, Bangladesh, Bhutan, China, India, Myanmar, Nepal, Pakistan.  Đây cũng là nguồn của 10 con sông lớn nhất Châu Á: sông  Amu Darya, Indus, Ganges, Brahmaputra (Yarlungtsanpo), Irrawaddy, Salween (Nu), Mekong (Lancang), Yangtse (Jinsha), Yellow River (Huanghe), and Tarim (Dayan). Lưu vực những con sông này cung cấp nguồn nước cho 1.3 tỉ người.

B. Emission Inventories and Land Atmospheric Interations

  1. GS. Toshimasa Ohara (National Institute of Environment Studies, Japan): Historical Analysis and Inverse Modeling of Air Pollutant Emissions in Asia:
    • Giới thiệu chung về Ô nhiễm không khí ở Châu Á
    • Dự án S12 tài trợ bởi Bộ Môi trường Nhật Bản.
    • Các nguồn phát thải chính ở châu Á: đốt, công nghiệp, nông nghiệp và các nguồn khác
    • Phân tích việc phát thải ô nhiễm theo các vùng của Châu Á
    • Phân tích cụ thể về phát thải ô nhiễm không khí ở các quốc gia Đông Nam Á
    • Xu hướng phát thải ONKK tại Thái Lan từ 2000-2014
    • Ví dụ về việc giảm phát ONKK tại Nhật bản do Chính phủ Nhật thay đổi chính sách về ONKK
    • Inverse modeling (top-down approach)
      • Lý do có mô hình: vì phát thải ngày càng nhiều mà số liệu thống kê phát thải thường chậm nhiều năm
      • Dùng xu hướng ô nhiễm để tính lại mô hình phát thải
    • Cập nhật thông tin dự án Fukushima của GS. Ohara
      • Mục tiêu: Đánh gia tác động môi trường sau thảm họa Fukushima năm 2011
        • Inserse-model used
        • Inter-comparision of CTM for Atmospheric.
        • Giám sát thay đổi sử dụng đất và ảnh hưởng của nó tới hệ sinh thái
  2. Eric Vermote (NASA Goddard Space Flight Center, USA). Chủ đề: A Generic Approach For Inversion And Validation Of Surface Reflectance and Aerosol Over Land: Application To Landsat 8 And Sentinel 2
    • LaSRC: surface reflectance code
    • Landsat 8 and Sentinel 2 atmospheric correction scheme (most based on MODIS C6)
    • Atmospheric correction algorithm
    • Methodology for evaluating the performance of L8/S2
    • Evaluation of the performance of L8
    • ACIX: CEOS-WGCV Atmospheric Correction Inter-comparison Exercise
    • ACIX results for the LaSRC algorithm (L8/S2A) land sites only, no cloud
  3. George Lin (National Central University, Taiwan). Chủ đề:  Updates of the Seven South East Asian Studies (7‐SEAS)
    • Biomass burning haze in SEA
    • Patterns of Total Smoke FLux
    • 7-SEAS:
      • nghiên cứu ảnh hưởng của biomass-burning Aerosal tới Air quality
    • Các hoạt động của 7-SEAS
      • Thiết lập các in-situ instruments từ Chiang Mai Thái Lan tới Dongsha Taiwan
      • Đánh giá mô hình lan truyền ô nhiễm không khí
    • 7-SEAS 2018 Spring campaign
    • Drone Measurement
    • Tham khảo thêm về G. Lin: http://aerosol.atm.ncu.edu.tw/en/
  4. Ronald Macatangay (National Astronomical Research Institute of Thailand,  Thailand). Chủ đề: New Ground‐Based Environmental Remote Sensing Stations and Aircraft Campaigns in Southeast Asia
  5. – Tsuneo Matsunaga (National Institute of Environmental Studies, Japan). Chủ đề: Carbon Dioxide and Methane Emissions Derived from GOSAT Data
    • Giới thiệu GOSAT Greenhousse Observing Satellite
    • Danh sách  các vệ tinh quan sát Greenhouse Gases
    • GOSAT L4A products https://data2/gosat.nies.go.jp
    • Global total C02 and CH4 Annual Net Flux GOSAT and other Top-Down Estimates
    • GOSAT L4A CH4 Net Flux for region 30-34 : Indian , West China, West China – Japan, South SEA, North SEA
  6. Narisara Thongboonchoo (King Mongkut’s University, Thailand), Chủ đề: Emission Inventories in Thailand from Industrial and Biomass burning Sector during 2011 –
    • Forest Area, Agriculture (Rice, Maize, Sugarcane)  area in Thailand
    • Industrial Sector
    • Emission Factor Technique
    • Method for calculating emission from biomass burning (forest and agriculture): ground data and satellite data
      • Forest burning: satellite data from FIRM, NASA
      • Agriculture:
    • Method for calculating emission from Industry:
      • Method: amount of energy usage (TOE)
    • Result:
      • 2-hour distribution of Forest Fire
      • Monthly distribution of Fire frequency in Agriculture, area from MCD 54
      • Spatial Distribution of Fire data
      • Air pollutants emission in 2010,2011 (CO, CO2, NOx, TPM, PM2.5, BC)
      • Emission from Industrial Sector.
      • Phát thải từ cháy rừng và đốt trong nông nghiệp gần như tương đương nhau
      • Phát thải từ công nghiệp lớn hơn nhiều so với phát thải từ việc đốt sinh khối (biomass burning)
  7. Somporn Chantara (Chiang Mai University, Thailand). Chủ đề: Emissions of Biomass Burning Simulated in Open Burning Combustion Chamber
  8. Paul Griffiths (National Centre for Atmospheric Science and Cambridge University, United Kingdom). Chủ đề:  Simulations of Tropospheric Ozone in the Later 21st Century Using the United Kingdom Chemistry and Aerosols (UKCA) Chemistry‐Climate Model: Interactions Between Isoprene Emissions, Climate and Land Use Change
  9.   Wataru Takeuchi (The University of Tokyo, Japan). Chủ đề:  Impact Assessment of Socio‐Economic Development on Urban Air Quality in Indian Mega‐Cities
    • Đánh gia mức độ ảnh hưởng của phát triển kinh tế xã hội đến chất lượng không khí đô thị ở các thành phố lớn của Ấn Độ
    • Nightlight characteristics can differentiate emission causes
    • Environmental Kuznet’s Curve
    • IPAT equation
    • STIRPAT equation
    • AirRBG – analyze anthropogenic urban pollution
    • AirRGB scale for scenario estimation
    • Validation with US Embassy monitor, Beijing
    • Urban morphology affects air quality
  10. Tatsuya Hanaoka (National Institute of Environmental Studies, Japan). Chủ đề:    Impacts of Economic Development and Urbanization in South/Southeast Asia for Estimating Future GHGs and Air Pollutants Emissions
    • Là một nội dung của Dự án S12 tài trợ bởi Bộ Môi trường Nhật Bản
    • Research Motivation: How to achieve emissions pathway of the 2degreeC
    • How much we can reduce SLP
    • Sources of CH4 emission from Asia
    • GHG emission from Waste Sector in Asian countries
    • How to estimate CH4 from solid waste in landfill (method in IPCC guideline)
    • Historical Municipal Solid Waste (MSW) generation in China, a rapid growing and urbanizing country
    • Correlation with energy use and urbanization
      • the more energy use per capita increase, the more MSW per capita are generated
      • The more urbanization increase, the more MSW per capita are generated,
      • The more GPD per capita increase, the more MSSW per capita generated
      • The more income per capita increase, the more MSSW per capita generated
      • Reduction of landfill can reduce CH4 emission largely

C. Urban LCLUC

  1. Land Cover Change / Land Use Efficiency in Southeast Asia: The Objectives and Language of Urban Planners and Economists – Doug Webster (Arizona State University, USA)
  2. Urbanization and Environmental Changes in Southeast Asia Countries – Peilei Fan (Michigan State University, USA)
  3. Adapting Climate Change Impacts in the Urban Ecosystem: Green Spaces and Community
  4. Carbon Footprint in Malaysia – Mastura Mahmud (Universiti Kebangsaan, Malaysia)

D. Land Use/Cover Change and Forestry

  1. Resilient Landscapes and Socio‐economic Development in Thailand – Louis Lebel (Chiang Mai University, Thailand)
    • Renewable energy policies have a set of ambitious
    • Renewable energy policies can have substantial impact on LCLUC and landscape resilience
    • Policies like maintaining protectd areas help conserve biodiversity and provide other significant eco-service
    • Expansion of feed conr to support changing diets drive repaid LCLUC in Nan Province
    • Reductions in forest cover likely to have major impacts on biodiversity and large mammals
    • 2004 Indian Ocean Tsunami degrade capacities of mosst LCLUC classes to provide ecosystem services
    • Regional economic development an integration ideas have often been driven by road infrastructure
    • New roads create links to other places transforming access to markets and range of viable livelihoods
    • Urbanization arond Chiang Mai may be reducing resilience to floods and droungts
    • Conclusion:
      • THere is a growing body of work on the implications of socio-economic development for landscape change in Thailand
      • By drawing on understanding of ecosystem services this work suggests how landscape resilience may be changing as a result of specific
  2. High‐resolution Land Cover Mapping Projects in JAXA/EORC – Kenlo Nasahara (JAXA, Japan)
    • Data from Jaxa:
      • ALOS/AVNIR2 -HLP (high level product)
      • 2006 -2011
      • 10m resolution
      • JP/VN/INDO
    • Classification algorithm
    • Output: JAXA hight-resolution landcover map: 10m resolution, 10 categories
    • North Vietnam LCLUC map (Hoang Thanh Tung)
    • Jaxa Global forest map
    • jaxa global forest
    • JICA-JAXA forest early warning system in the tropics
    • DBUX: database unmixing: spatial-temporal data fusion technology
      • high temporal , low spatial –fusion–> low temporal, high spatial
    • Ground truth SACLAJ
      • Site-base dataset for assessment of LCLUC data
      • Jaxa Super site 500
      • Phenological Eyes Network
      • Good practice:
        • Time-lapse camera
        • REphotography
        • Why not share and open the ground (in-situ) data
        • Jaxa LCLUC new satellites:
          • GCOM-C
          • Alos 3.4
          • ALI
          • Envonriment Kurze Curve
  3. Land Use Cover/Change Activities in SERVIR Himalayas – Birendra Bajracharya (SERVIR HKH, ICIMOD, Nepal)
    • (too much information –> need to ask for the ppt)
  4. Regional Land Cover Monitoring System – David Saah (University of San Francisco and Spatial Informatics Group, USA)
    • (very interesting –> need to study)
  5. Improving the Satellite Derived Forest Cover Dynamics in South and Southeast Asia – Atul Jain (University of Illinois at Urbana Champaign, USA)
  6. Land Use/Cover Changes in Nepal – Rabin Raj Niraula (Helvetas Swiss Inter‐cooperation, Nepal)
  7. Evaluating the Status and Ecosystem Services of Myanmar’s Mangroves (2000‐2014) – Soe
    Myint (Arizona State University, USA)
  8. Integrated Monitoring of Forest Life Cycle Using Time Series Landsat Observations and Field
    Inventory Data – Chengquan Huang (USA)
  9. Rubber and LCLUC in Mainland Southeast Asia – Jefferson Fox (East West Center, USA)
  10. Assessing the Extent and Drivers of Forest Plantation Establishment in Andhra Pradesh –
    Randolf Wynne (Virginia Tech, USA)
  11. Multi‐Scalar Telecouplings in the East‐West Economic Corridor between Da Nang, Vietnam and
    Khon Kaen, Thailand ‐ Stephen Leisz (Colorado State University, USA)
  12. Evaluation of Sentinel‐1A Data for Above Ground Biomass Estimation in Different Forest Types
    of India – Krishna Vadrevu (NASA MSFC, USA)
  13.  Land Cover/Land Use Changes in Pakistan – Faizul Bari (Conservator of Forest, Planning and
    Monitoring, Pakistan)
  14. Dynamics and Impact of Land Use/Land Cover Change of Mahanadi Delta Region, India – Mani
    Murali (National Institute of Oceanography, GOA)

Thomas – Phóng viên tạm trú của FIMO tại Chiang Mai, Thailand

FIMO officially becomes a member of United Nation Global Geospatial Information Management Academic Network

On 14th July 2017, FIMO officially becomes a member of United Nations Global Geospatial Information Management Academic Network http://unggim.academicnetwork.org/ . This network is a formal body constituted as part of the United Nations Global Geospatial Information Management (UN-GGIM). The Academic Network is the strategic knowledge, research and training arm of it.

This network is a formal body constituted as part of the United Nations Global Geospatial Information Management (UN-GGIM). The Academic Network is the strategic knowledge, research and training arm of it.

Functions of the network are:

  • Provide academic counsel and guidance to UN-GGIM concerning strategic knowledge, research, education and training and to serve as a strategic academic arm for UN-GGIM and its related organizations and affiliated members in achieving their visions and goals.
  • Provide a forum for coordination and dialogue among academics and researchers from the geospatial information management community with a view to advance activities related to the administration, management, and use of geospatial information, and to identify and respond to challenges and opportunities in which UN-GGIM and related members can achieve their visions.
  • Provide a platform that the needs of member countries for geospatial information data, technology, training and education, and the information of the capacities of academic network members are shared, so that geospatial data, technology, training and education can be widely used through this platform.
  • To advise and support geospatial information and land administration training and capacity building programs of the UN-GGIM.
  • To offer advice in response to UN-GGIM questions, identify and inform UN-GGIM concerning academic knowledge gaps or problems that may exist or arise, and propose initiatives as appropriate to address such questions and challenges.
  • Bring to the attention of UN-GGIM and its regional organizations state-of-the-art research and academic trends on global geospatial information, or write white papers on any of related topics, and also offer training/ education in those fields.
  • Create a communication platform for member countries to bring to the attention of the Academic Network key problems and areas of research that are of high interest to local, national and regional organizations.
  • Address governance, data management, institutional, technology adoption and sustainability issues related to the management of geospatial information.
  • Undertake work that is able to contribute to the Sustainable Development Goals of the UN and other areas as appropriate including, access to land, property rights, ownership, land degradation, rapid urbanization, and climate change, in coordination with other expert entities.
  • Undertake activities that foster collaboration between universities and research groups at an international level, including to identify and address common research topics and overarching trends;
  • Promote and encourage close collaboration between Universities and their national geospatial counterparts.
  • Encourage the development and sharing of geospatial analytics.

 

RESTEC and PADECO had a visit to FIMO

 

On 5th July 2017, RESTEC and PADECO had a visit to FIMO.

RESTEC https://www.restec.or.jp/en/ (Remote Sensing Technology Center of Japan) is a leading remote sensing technology corporation in Japan.

PADECO Co., Ltd. is an well-known Japanese consulting company

Three partners had a meeting to share technologies and collaborating chances.

 

 

 

Chúc mừng sinh viên K58 tại FIMO trong buổi lễ nhận bằng tốt nghiệp

Ngày 29/6/2017, lễ nhận bằng tốt nghiệp của sinh viên K58 đã được tổ chức tại Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đến với buổi lễ nhận bằng,  FIMO có 13 tân cử nhân đến tham dự.

Chúc mừng các sinh viên FIMO đã có một buổi lễ trao bằng  tốt nghiệp ý nghĩa và đáng nhớ. Đặc biệt, một số cá nhân đã đạt thành tích xuất sắc:

  • Bạn Lưu Quang Thắng  tốt nghiệp với tấm bằng loại giỏi.
  • Bạn Hà Đức Văn được chứng nhận khóa luận tốt nghiệp loại xuất sắc.

Một số hình ảnh trong buổi lễ tốt nghiệp:

Tập thể FIMO tại sân khấu UET

Tập thể FIMO tại trạm thu

Thầy , trò FIMO tại trạm thu (1)

 Thầy, trò FIMO tại trạm thu (2)

Một chặng đường đã qua, một tương lai đang đến ; chúc các em thành công và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

Sinh viên K58 FIMO tri ân Thầy, Cô sau lễ bảo vệ khóa luận tốt nghiệp

Ngày 27/5/2017, các bạn sinh viên K58 tại FIMO đã tổ chức bữa tiệc tri ân Thầy, Cô tại trung tâm thương mại Vincom. Tham dự buổi lễ có sự góp mặt của toàn thể cán bộ FIMO và các bạn sinh viên K58. Buổi liên hoan diễn ra trong không khí vui vẻ. Thầy, Cô chúc các bạn thành công trong công việc và cuộc sống.

Năm nay, FIMO có 13 bạn sinh viên bảo vệ khóa luận. Tất cả các bạn đều bảo vệ thành công với số điểm cao. (Sinh viên K58 FIMO bảo vệ KLTN)

Tiệc tri ân Thầy, Cô do sinh viên K58 tổ chức

Một lần nữa, chúc các bạn sinh viên K58 mạnh khỏe và thành đạt.