Quan trắc bằng khinh khí cầu phát hiện đặc tính bụi ở tầng đối lưu tại sa mạc

Sa mạc Taklamakan, một trong những nguồn bụi chủ yếu của châu Á, nằm ở lưu vực Tarim, với dãy núi Tianshan ở phía bắc, cao nguyên Pamir ở phía tây và dãy núi Kunlun ở phía nam. Đôn Hoàng (40 ° 00 Bắc, 94 ° 30′ Đông; ở độ cao 1146 m trên mực nước biển) nằm ở phía đông sa mạc Taklamakan, Trung Quốc. Khu vực này có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu trạng thái ban đầu của quá trình vận chuyển bụi ở châu Á, chủ yếu chịu ảnh hưởng của gió tây.

Trong một bài báo gần đây được xuất bản trong tạp chí Atmospheric and Oceanic Science Letters, TS Ammara Habib, thuộc Viện Vật lý khí quyển, Học viện Khoa học Trung Quốc và các đồng tác giả, báo cáo quan trắc bụi bằng khinh khí cầu tại tầng đối lưu (0–14 km tính từ mực nước biển) trong điều kiện thời tiết tĩnh trên một vùng sa mạc Trung Quốc.

Địa điểm thử nghiệm tại Đôn Hoàng (gần rìa phía tây của sa mạc Taklamakan, Trung Quốc). (Hình ảnh của IAP-Institute of Atmospheric Physics)

Tất cả các phép đo trong nghiên cứu này được thực hiện tại Đôn Hoàng, thuộc sa mạc Taklamakan, trong điều kiện thời tiết tĩnh. Nồng độ sol khí, phân bố kích thước, khối lượng, và thông lượng ngang của khối khí do gió tây đã được nghiên cứu. Các phép đo được thực hiện vào ngày 17 tháng 8 năm 2001, ngày 17 tháng 10 năm 2001, ngày 11 tháng 1 năm 2002 và ngày 30 tháng 4 năm 2002. Năm dải kích thước (0.3, 0.5, 0.8, 1.2 và 3.6 μm) được sử dụng trong Bộ đếm hạt quang học để đo kích thước bụi.

Kích thước bụi thô thường xuyên được quan sát thấy ở tầng giữa và tầng thấp của tầng đối lưu. Các hồ sơ theo chiều dọc của nồng độ sol khí cho thấy rằng các hạt khoáng có nguồn gốc từ các khu vực sa mạc có ảnh hưởng cục bộ và được vận chuyển đường dài trong tất cả các mùa. Sự phân bố theo chiều dọc của nồng độ bụi lơ lửng với các sol khí có đường kính lớn hơn 3.6 μm có nồng độ thấp hơn ở độ cao 5–10 km so với mực nước biển.

Nồng độ bụi cao thường được quan sát thấy ở tầng sát mặt đất (1-2 km) và, nồng độ tương đối cao thường được phát hiện trên 2 km. Thông lượng theo chiều ngang của các hạt bụi với gió tây rất lớn trong tầng đối lưu, khi đó một lượng lớn các hạt bụi được vận chuyển nhờ gió tây đến các vùng cuối gió.

Những phát hiện của nghiên cứu này sẽ là thông tin hữu ích cho các nghiên cứu về đặc tính bụi-sol khí của châu Á trong tương lai, tác động tiềm ẩn của chúng đối với thời tiết và khí hậu trong khu vực, hồ sơ theo độ cao của sol khí, cũng như sự thay đổi về các thông số thời tiết những ngày nhất định trong điều kiện tĩnh.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra cần có nhiều nghiên cứu hơn để làm rõ ảnh hưởng của bụi đối với môi trường và khí hậu của khu vực Đông Á và Tây Thái Bình Dương.

Nguồn: Environmental News Network