Thay đổi sử dụng đất gây ra sự ấm lên của bề mặt Trái Đất

Những sự thay đổi gần đây đối với thảm thực vật đã làm bề mặt Trái đất nóng lên. Các hoạt động xóa rừng để mở rộng đất nông nghiệp ở vùng nhiệt đới gây mất cân bằng năng lượng, dẫn đến việc nhiệt độ khu vực cao lên, góp phần vào sự nóng lên toàn cầu.

Các hệ sinh thái tự nhiên đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp chống lại sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí và xói mòn đất. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới của một nhóm các nhà nghiên cứu JRC (European Commission Joint Research Centre) làm sáng tỏ một khía cạnh khác, ít nổi tiếng hơn về các hệ sinh thái và rừng, là giúp bảo vệ hành tinh của chúng ta chống lại sự nóng lên toàn cầu.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu vệ tinh để phân tích những thay đổi trong thảm thực vật toàn cầu từ năm 2000 đến 2015 và liên kết chúng với những thay đổi cân bằng năng lượng bề mặt. Việc thay đổi lớp phủ thực vật làm thay đổi các đặc tính bề mặt – chẳng hạn như lượng nhiệt bị hấp thụ từ sự bay hơi của nước và mức độ bức xạ phản xạ trở lại vào không gian – có tác dụng kích thích đến nhiệt độ bề mặt khu vực. Phân tích cho thấy những thay đổi về độ che phủ đất gần đây đã làm cho hành tinh ấm hơn như thế nào.

“Chúng ta đã biết rằng rừng có vai trò trong việc điều chỉnh nhiệt độ bề mặt và việc phá rừng ảnh hưởng đến khí hậu, nhưng đây là đánh giá dựa trên dữ liệu toàn cầu đầu tiên cho phép chúng tôi lập bản đồ một cách có hệ thống các cơ chế sinh học-vật lý đằng sau các quá trình này”, Gregory Duveiller, tác giả chính của nghiên cứu.

Nghiên cứu cũng phân tích sự thay đổi giữa các loại thảm thực vật khác nhau, từ rừng thường xanh đến sa mạc, cây bụi, đồng cỏ, đất trồng trọt và đất ngập nước. Tuy nhiên, họ thấy rằng việc loại bỏ rừng thường xanh nhiệt đới để mở rộng nông nghiệp là quá trình chuyển đổi thảm thực vật chịu trách nhiệm lớn nhất cho sự gia tăng nhiệt độ bề mặt khu vực.

Từ quan điểm hiệu ứng nhà kính, việc chặt rừng chỉ có thể ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu trong thời gian trung và dài hạn. Tuy nhiên, các nhà khoa học chỉ ra rằng các cộng đồng địa phương sống ở các khu vực nơi cây bị chặt sẽ ngay lập tức bị phơi nhiễm với hiện tượng tăng cao nhiệt độ.

Nguồn: Land use change has warmed the Earth’s surface