Hướng tới các Hiệp định về Biến đổi khí hậu – Phân tích các Công ước khung toàn cầu

“Biến đổi hóa học khí quyển dẫn đến biến đổi khí hậu”

Bài viết này nhằm mục đích theo dõi tiến trình thực hiện của các công ước khác nhau trong khung toàn cầu để giải quyết sự biến đổi khí hậu bao gồm cả sự thành công và thất bại của chúng. Bài viết cũng nhấn mạnh sự phức tạp liên quan đến việc triển khai một công ước ở quy mô toàn cầu. Cuối cùng, bài viết đã đưa ra kết luận về 2 khái niệm thương lượng riêng biệt mà có thể đạt được mục đích của khung biến đổi khí hậu toàn cầu.

Biến đổi khí hậu được công nhận là một trong những đe dọa nguy hiểm nhất của thế kỷ 21, dẫn đến một loạt các mối đe dọa đến môi trường, hệ sinh thái và xã hội. Hiện trạng của nó không phải lúc nào cũng giống như bây giờ. Trước đó có nhiều các quan điểm chính trị gắn liền với nó và nó được tuyên bố thái quá rằng khoa học biến đổi khí hậu là một trò bịp bợm. Tuy nhiên, sau khi nhiều chứng cứ và các cảnh báo được đưa ra bởi các nhà khoa học, hội nghị thượng đỉnh đầu tiên về môi trường được tổ chức vào năm 1972 tại Thụy Điển. Hội nghị này mang đến một tầm nhìn mới cho nhiều chính phủ, khiến họ bước đầu nhìn nhận vấn đề này ở quy mô toàn cầu. Năm 1979 đánh dấu sự khởi đầu của nhiều chuyên gia họp lại với nhau để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu, được thiết lập là vấn đề khoa học chưa định lượng được.

Nhận ra những tổn thất nghiêm trọng liên quan đến hóa học khí quyển và khí nhà kín thúc đẩy thực hiện các nghiên cứu khoa học nhằm hiểu rõ hơn về sự thay đổi khí hậu do con người gây ra. Điều này dẫn đến việc thành lập một cơ quan khoa học vào năm 1988 được gọi là Ủy ban đàm phán Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change – IPCC) để đánh giá tiến trình đối phó và tóm tắt các hoạch định chính sách về sự biến đổi khí hậu do con người gây ra.

Trong vòng đánh giá đầu tiên (AR1), báo cáo được công bố vào năm 1990, IPCC nhấn mạnh biến đổi khí hậu toàn cầu là có thật và liệt kê những tổn thất có thể xảy ra đối với con người trong tương lai gần. Do đó, tại thời điểm quan trọng này, để ngăn chặn nguy cơ nghiêm trọng này xảy ra, 3 hiệp ước đã được ký kết tại Hội nghị thượng đỉnh Trái đất, được tổ chức tại Rio de Janeiro, 1992. Đầu tiên là Công ước khung của LHQ về Biến đổi khí hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change  – UNFCCC), sau đó là Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học (UN Convention on Biological Diversity – UNCBD), và cuối cùng là Công ước LHQ về chống sa mạc hóa (UN Convention to Combat Desertification – UNCCD). Công ước khung của LHQ về BĐKH, được thành lập vào năm 1992 bởi các chính phủ và có hiệu lực vào năm 1994 sau khi phê chuẩn các quốc gia thành viên. Theo Công ước này, các thành viên có nghĩa vụ phải họp hàng năm, được gọi là Hội nghị các bên (COP) để thảo luận thêm về tiến trình thực hiện. Hội nghị các bên lần đầu tiên được tổ chức tại Berlin vào năm 1995.

COP3 Kyoto – Nghị định thư đầu tiên

Ý tưởng chính của Hội nghị các bên lần thứ 3 là thông qua các nghị định đầu tiên theo công ước này, được gọi là Nghị định thư Kyoto, 1997. Mục tiêu chính của nghị định này là ổn định nồng độ của 6 loại khí nhà kính trong khí quyển do đóng góp của con người. Các nước thuộc Phụ lục 1 sẽ thực hiện đầu tiên do họ là những nước đóng góp chính và đặt hành tinh này vào tình trạng nguy hiểm. Trong Nghị định thư này, một tiêu chuẩn về ngoại giao toàn cầu cũng được áp dụng gọi là Mục tiêu chung nhưng trách nhiệm khác biệt (Common But Differentiated Responsibilities – CBDR), nghĩa là mục tiêu chung cho tất cả các nước nhưng trách nhiệm khác biệt do sự khác biệt lớn về thu nhập, tài nguyên, công nghệ… giữa các nước đã phát triển (Phụ lục 1) và các nước đang phát triển (không thuộc Phụ lục 1). Năm 1997, Nghị định thư Kyoto đã được thông qua với tầm nhìn đến năm 2012 để giảm phát thải khí nhà kính do hoạt động của con người. Các nước thuộc phụ lục 1 có trách nhiệm toàn bộ trong việc giảm thiểu phát thải 5% cho giai đoạn 2008 – 2012 so với nồng độ năm cơ sở 1990.

Ngược lại, những nước không thuộc phụ lục 1, công ước giới thiệu một loạt các cơ chế gọi là Cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism ) mà cho phép các nước này là một phần (không bắt buộc) của công ước và tự nguyện giảm lượng phát thải khí nhà kính nếu các quốc gia ở Phụ lục 1 trả tiền cho họ. Đây là một thỏa thuận khá phức tạp. Sau đó, Mỹ – đất nước sử dụng nhiên liệu hóa thạch lớn nhất vào thời điểm đó và được liệt kê trong Phụ lục 1, đã thông qua một nghị quyết được gọi là Nghị quyết Byrd-Hagel. Thượng viện Mỹ đã không nghĩ rằng điều này là quyết định có lợi cho họ để họ ký kết giao ước này, nghị quyết này nói rằng:

“Mỹ không nên là người ký kết bất kỳ nghị định thư nào hay bất kỳ thỏa thuận nào khác về Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu năm 1992 tại các cuộc đàm phán ở Kyoto hoặc các nơi khác, mà sẽ cam kết thực hiện các hành động để hạn chế hoặc giảm thiểu khí nhà kính trừ khi công ước mới cũng ủy thác các cam kết cụ thể theo lịch trình cho các nước đang phát triển.”                           

(Nguồn: Nghị quyết Byrd-Hagel)

Các nước thuộc Phụ lục 1 đã có thể giảm mức nồng độ khí nhà kính xuống 5% chủ yếu là do sự đình trệ trong các hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và trong công nghiệp nguyên nhân từ suy thoái năm 2008. Tuy nhiên, nhìn chung Nghị định thư Kyoto về cơ bản không thể thay đổi hướng đi và thất bại trong nhiều phương diện; để giải quyết nghiêm túc vấn đề biến đổi khí hậu do con người gây ra, đạt được các mục tiêu của nó theo các chỉ tiêu và không thể kênh hóa bất kỳ khung hỗ trợ cụ thể nào cho tương lai.

Những thất bại của nghị định thư Kyoto là,

  • Không bao gồm các nước không phải phụ lục 1 trong hành động với các ràng buộc pháp lý, điều này sẽ thúc đẩy họ giảm tỷ lệ phát thải khí nhà kính của họ ở bất kỳ mức độ nào có thể. Thay vào đó, chúng được gộp vào Cơ chế Phát triển Sạch, nơi các nước Phụ lục 1 phải chịu chi phí giảm phát thải.
  • Không xác định một hệ thống số liệu thích hợp, cho dù, để đo lường hiệu quả của từng loại khí nhà kính hoặc tương đương với mức giảm 5%. Sau đó, khái niệm Carbon dioxide tương đương đã được giới thiệu để đo lường tác động của từng khí nhà kính so với tác động của phân tử carbon dioxide.

Kyoto tới Copenhagen – Thực hiện chung để tiếp cận tốt hơn

Với việc thực hiện các giao ước sắp hết hạn và một số thất bại của nghị định thư Kyoto, trọng tâm của hội nghị các bên lần thứ 15 (COP15) được tổ chức vào năm 2009 tạo Copenhage. Hội nghị thu hút được sự tham gia lớn nhất về BĐKH kể từ hội nghị thượng đỉnh Rio năm 1992, với 115 người đứng đầu các tiểu bang và chính phủ đồng ý làm việc cùng nhau để thiết lập một phương pháp tiếp cận tích hợp mới. Một thỏa thuận chung là triển vọng tài trợ hàng tỉ đô la mỗi năm cho cả các nước phát triển và đang phát triển để giảm phát thải khí nhà kính và áp dụng các chiến lược thích nghi với BĐKH đang diễn ra. Tất cả đã được nói nhiều hơn thực hiện, các cuộc đàm phán không thể thực hiện như nghị định thư Kyoto. Tuy nhiên, cuộc họp này cũng mang những ý nghĩa quan trọng,

  • Để đạt được thỏa thuận giữa các nước thuộc và không thuộc Phụ lục 1, cùng nhau làm việc để giải quyết vấn đề này với sự phân chia trách nhiệm công bằng và hiệu quả
  • Dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học, một giới hạn đã được quyết định là không tăng nhiệt độ toàn cầu thêm 2 độ C hoặc 3.6 độ F và kết luận rằng nếu chúng ta vượt quá giới hạn này thì sẽ rất nguy hiểm cho sự sống còn của cả nhân loại

Sau cuộc họp tại Copenhagen, một số cuộc họp đã diễn ra, hội nghị các bên lần thứ 16 tại Mexico, lần thứ 17 tại Durban, lần thứ 18 tại Doha, nhưng không có bất cứ kết luận nào trong việc đưa ra một tuyên bố và thỏa thuận cụ thể nào. Hội nghị các bên lần thứ 19 ở Warsan đã đưa ra việc phá rừng không chỉ gây thiệt hại về nguồn tài nguyên bản thân chúng mà còn gây thiệt hại tới môi trường sống tự nhiên của các loài động vật. Các nhà khoa học cũng cung cấp bằng chứng cho thấy nạn phá rừng dẫn đến việc gia tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển do đó làm tăng nồng độ khí nhà kính. Một thỏa thuận đã đạt được để thúc đẩy trồng rừng để lưu trữ sinh học CO2 trong các cây xung quanh chương trình được gọi là Nỗ lực giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD+). Hội nghị các bên lần thứ 20 được tổ chức tại Lima vào năm 2014 đã chứng kiến sự phát triển dự thảo được thông qua tại Hội nghị các bên lần thứ 21 tại Paris vào năm 2015.

Paris – Hi vọng tuyệt vời

Hội nghị các bên lần thứ 21 được tổ chức vào năm 2015 tại Paris, dẫn đến thỏa thuận khí hậu toàn cầu được gọi là Hiệp định Paris ký kết giữa 196 nước với UNFCCC. Đây là một nỗ lực đáng kể đối với các nền kinh tế khác nhau trên toàn cầu, chính trị quốc tế và khoa học khí tượng. Điều này rất quan trọng vì nó thúc đẩy các nền kinh tế lớn chuyển dần sang nền kinh tế phát thải thấp. Mục tiêu chính của thỏa thuận này là thiết lập một khuôn khổ vững chắc thúc đấy hành động tập thể về BĐKH đối với những nước thuộc và không thuộc Phụ lục 1.  Một cơ chế mới, Hệ thống bù trừ phát thải tự nguyện, cũng được giới thiệu trong thỏa thuận này thay thế Cơ chế phát triển sạch. Hiệp định Paris sẽ có hiệu lực vào năm 2020 và sẽ thay thế Nghị định thư Kyoto năm 1997 như là luật quốc tế mới về giảm phát thải toàn cầu. Hội nghị các bên lần thứ 22 tại Morocco vào năm 2016 và hội nghị lần thứ 23 tại Đức đã lên kế hoạch cho một loạt các quyết định được thực thi cho Hiệp định Paris. Quan trọng nhất là, Mỹ, dưới sự quản lý của Trump đã quyết định chấm dứt không tham gia bất cứ hành động nào của thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 vì điều này có thể đẩy nền kinh tế của Mỹ sẽ cản trở kinh doanh và đẩy nền kinh tế của nước này xuống dốc.

Một tình huống tương tự đã xảy ra trước đây khi George W. Bush, tổng thống của Mỹ mới thắng cử vào năm 2001, đã từ chối tất cả các hoạt động nào để thực hiện Nghị định thư Kyoto. Do sự rút lui này, một khởi đầu khủng khiếp đối với UNFCCC đã có ảnh hưởng lớn đến việc thành lập Nghị định thư Kyoto. Tuy nhiên, với Điều 28 đã ký theo Thỏa thuận Paris, việc rút lại hiệu lực của Hoa Kỳ khỏi thỏa thuận sẽ không thể thực hiện cho đến tháng 11 năm 2020 và cho đến lúc đó họ vẫn phải tiếp tục gửi báo cáo khí thải cho LHQ.

Mô phỏng bối cảnh tương lai dựa trên kịch bản hiện tại

Kể từ khi động cơ hơi nước được James Watt giới thiệu với thế giới, đã có một xu hướng ngày càng tăng trong sự gia tăng do việc đốt các nhiên liệu hóa thạch đã làm suy thoái hóa học khí quyển. Biểu đồ được phát triển bởi Peters và cộng sự, năm 2012 theo Dự án Carbon toàn cầu cho thấy, tính đến năm 2018, có khoảng 12 đến 13 tỷ tấn khí thải carbon phát thải ra toàn thế giới (Hình 1). Con số này cũng minh họa các phát thải quan trắc được và kịch bản phát thải mô phỏng ở quy mô toàn cầu. Trục thẳng đứng đại diện cho carbon phát thải vào khí quyển tính theo tỷ tấn trong khi trục ngang biểu thị thời gian. Đường cong màu đỏ biểu thị đường cong BAU (Kinh doanh theo thông thường) biểu thị một trong những kịch bản cao nhất được xác định bởi IPCC khi phát thải tiếp tục tăng cùng các nền kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng.

Hình 1. Lượng phát thải quan trắc (đường chấm đen) và kịch bản phát thải tương lai theo đường cong Kinh doanh theo thông thường – Business as usual (BAU) (đường cong màu đỏ) (Nguồn: Dự án Carbon 2012).

Đốt một lượng lớn nhiên liệu hóa thạch, khai thác nhiều hơn khí thiên nhiên, đốt dầu, phá rừng và thay đổi sử dụng đất dẫn đến mức độ phát thải khí nhà kính cao hơn. Khi những dự đoán này được đưa vào các mô hình khí hậu, chúng phác họa một bức tranh đáng sợ hơn nhiều so với những gì người ta có thể tưởng tượng. Nếu xu hướng này tiếp tục, nhiệt độ sẽ tăng lên từ 4 ° C đến 6 ° C (đường cong màu đỏ). Điều quan trọng là đường cong này có thể được thay đổi (đường cong màu xanh) nếu cách giảm lượng phát thải xuống dưới 12 đến 15 tỷ tấn bằng cách ổn định lượng khí thải carbon trước năm 2070 để duy trì sự sống trên Trái đất trong tương lai. Một điều quan trọng cần hiểu là biểu đồ này biểu thị lượng phát thải Carbon nhưng không phải là lượng khí thải carbon dioxide. Và khối lượng carbon dioxide với mỗi nguyên tử carbon thì nặng hơn nguyên tử carbon đơn. Nói cách khác, nếu chúng ta phát ra một tấn carbon trong khí quyển, điều đó có nghĩa là chúng ta đã thải ra nhiều hơn khí carbon dioxide vào bầu khí quyển.

Tại sao xảy ra tình trạng tê liệt khi thực hiện các hiệp định?

Trong thời gian tới, các nền kinh tế thế giới được dự đoán sẽ tăng trưởng nhanh hơn, như Trung Quốc sẽ trở thành một nền kinh tế lớn mạnh hơn và sẽ tiếp tục phát thải lượng khí thải carbon ngày càng tăng trong khí quyển, Ấn Độ cũng đang tăng trưởng nhanh. Để bình thường hóa hiệu quả của các hoạt động của con người đối với khí hậu, người đứng đầu các chính phủ khác nhau đã bước vào giai đoạn đàm phán. Tuy nhiên, bản chất của quá trình đàm phán và quá trình giải quyết vấn đề giữa các chính phủ ký kết theo UNFCCC thực sự ảm đạm. Có 4 lý do giải thích hoặc các yếu tố chứng minh rằng sự phức tạp đến mức cực đoan có liên quan đến việc đạt được một thỏa thuận về biến đổi khí hậu nhiều hơn so với bất kỳ thỏa thuận nào khác.

Quy trình dài hạn – Các quy trình liên quan đến BĐKH không phải là ngay lập tức mà là dài hạn vì nó tham gia vào khái niệm chuyển đổi các nền kinh tế thế giới, hệ thống năng lượng và công nghệ được triển khai tốt.

Chi phí hiện tại cho lợi nhuận trong tương lai – Chi phí hành động được thực hiện liên tục trong 2 đến 3 thập kỉ tới có khả năng mang lại nhiều lợi ích sau này. Không có sự thỏa mãn ngay lập tức, điều này chắc chắn không phải là điều đơn giản nhất để các chính trị gia hay chính phủ điều chỉnh.

Chi phí và lợi nhuận mơ hồ – Độ lớn của sự không chắc chắn liên quan biện pháp thích ứng đến công nghệ mới hoặc đầu tư về chí phí trong tương lai hoặc các biến cố khí hậu không chắc chắn, thực sự cao. Lý do là thực tế các biện pháp thích ứng này phải được thực hiện ở quy mô toàn cầu.

Bất bình đẳng bất đối xứng – Không có gì tương đương về thứ hạng hoặc vị trí của các nước ký kết theo UNFCCC. Có sự bất bình đẳng giữa họ về sự giàu có, quyền lực, công nghệ và quan trọng nhất là quyền sở hữu tài nguyên. Điều này dẫn đến sự tham gia không phù hợp của nhiều quốc gia nhỏ, những người biết rằng ít nhất họ phải làm gì với sự thay đổi khí hậu do con người gây ra.

Để ổn định lượng phát thải của khí nhà kính là một thách thức công nghệ, xã hội và chính trị đầu tiên không phải ở cấp độ khu vực mà ở cấp độ toàn cầu. Đó là một nhiệm vụ rất phức tạp và khó khăn để thực hiện. Đó là vấn đề khó khăn nhất hoặc hoàn toàn là động lực rất phức tạp cho nhân loại để đối phó khi nó đạt đến các khái niệm cốt lõi mang lại một sự thay đổi trong hệ thống quyền lực có thể mang lại một sự thay đổi trong các thuộc tính hành vi của cuộc sống và thích ứng với công nghệ mới. Sự không chắc chắn với quá nhiều thay đổi tiền tệ và xã hội đang diễn ra, cho phép các nghi ngờ được phóng đại có thể được gọi là tê liệt nếu tất cả đều bị thiếu hụt. Vậy, cách thức đàm phán để ổn định lượng phát thải khí nhà kính là gì, trong các điều luật của một hiệp định được cả hai nước Phụ lục 1 và Phụ lục 1 của thế giới chấp nhận? Câu trả lời đi kèm với 2 khái niệm thương lượng riêng biệt, tức là hiệu quả kinh tế và tính công bằng tài chính. Điều đó sẽ là không ngoan nếu các nền kinh tế phát thải cao thiết lập xu hướng bằng cách chuyển đổi phương pháp sản xuất năng lượng chính của họ sang công nghệ tái tạo đồng thời làm giảm lượng khí thải carbon trong khí quyển.

Nguồn: www.geospatialworld.net