Ngày 23/7/2017 kỷ niệm 45 năm vệ tinh LandSat thực hiện sứ mệnh quan sát trái đất

Vào giữa những năm 1960, được kích thích bởi các thành công của Hoa Kỳ trong việc thăm dò hành tinh bằng các vệ tinh viễn thám không người lái và thông báo ngày 21 tháng 9 năm 1966 từ thư ký Bộ Nội vụ Stewart Udall, Bộ Nội vụ, NASA và Bộ Nông nghiệp đã bắt đầu một nỗ lực đầy tham vọng để phát triển và phóng vệ tinh quan sát Trái Đất đầu tiên. Mục tiêu này đã được hiện thực hóa vào ngày 23 tháng 7 năm 1972 với sự ra đời của Hệ thống vệ tinh Công nghệ Tài nguyên Trái đất (Earth Resources Technology Satellite – ERTS 1), sau này được đổi tên thành Landsat 1. Tiếp sau đó, Landsat 2, Landsat 3 và Landsat 4 được phóng vào quỹ đạo trái đất các năm 1975, 1978 và 1982.

Khi Landsat 5 ra mắt vào năm 1984, không ai có thể dự đoán vệ tinh này sẽ tiếp tục cung cấp các dữ liệu chất lượng cao về bề mặt trái đất trong 28 năm và 10 tháng. LandSat 5 chính thức lập kỷ lục Guinness thế giới cho “Vệ tinh quan sát trái đất lâu nhất”. Landsat 6 thất bại trong việc đi vào quỹ đạo năm 1993.

Landsat 7 được phóng thành công năm 1999, cùng với Landsat 8 được phóng vào năm 2013, tiếp tục cung cấp dữ liệu toàn cầu hàng ngày. Landsat 9 dự kiến ra mắt vào cuối năm 2020.

Nguồn: NASA Goddard and USGS