[Seminar] Điện toán đám mây ứng dụng trong nghiên cứu xử lý dữ liệu môi trường – Đại học Toulouse Pháp & FIMO CENTER

Trong khuôn khổ các hoạt động tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế ngày 04/12/2014 – 05/12/2014, Trung tâm FIMO đã vinh dự đón tiếp các chuyên gia Pháp tới thăm, hợp tác và tham gia hội thảo khoa học.

Tham gia buổi Hội thảo, đoàn công tác Pháp gồm có GS. Dominique Laffly, Đại học Toulouse Pháp, chuyên gia về “Phân tích dữ liệu không gian, ảnh hưởng của biến đổi môi trường, Khoa học Địa lý, Thống kê dữ liệu không gian,…”. NCV. Florent Devin, Giám đốc Phòng nghiên cứu Khoa học máy tính, Trường nghiên cứu khoa học quốc tế EISTI, Pháp.NCV. Yannick LE NIR, Giám đốc chương trình Điện toán đám mây sau Đại học, Trường nghiên cứu khoa học quốc tế EISTI, Pháp.

Giáo sư Dominique Laffly và Chuyên gia Pháp đến tham dự seminar
GS. Dominique Laffly và Chuyên gia Pháp đến tham dự seminar

Về phía Trung tâm FIMO gồm có PGS.TS Phạm Văn Cự, TS. Bùi Quang Hưng, TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh và TS. Lê Thanh Hà và toàn thể cán bộ, nghiên cứu sinh, học viên cao học của trung tâm.

PGS.TS Phạm Văn Cự giới thiệu Trung tâm FIMO với GS.TS Dominique Laffly
PGS.TS Phạm Văn Cự giới thiệu Trung tâm FIMO
TS. Bùi Quang Hưng cùng các Khách mời đón tiếp GS.TS Dominique Laffly và các chuyên gia Pháp đến hợp tác, làm việc
TS. Bùi Quang Hưng cùng các Khách mời đón tiếp GS.TS Dominique Laffly và các chuyên gia Pháp đến hợp tác, làm việc

Hai bên đã trao đổi các khả năng hợp tác nghiên cứu về ứng dụng“Điện toán đám mây trong lĩnh vực nghiên cứu dữ liệu môi trường”. Các chuyên gia Pháp đã trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu cũng như giải đáp những thắc mắc của các Nhà khoa học, nghiên cứu viên, khách mời của trung tâm FIMO đến tham dự hội thảo.

Buổi hội thảo đã diễn ra thành công tốt đẹp, mở ra nhiều hướng trong quan hệ hợp tác giữa FIMO và GS Dominique Laffly. Hai bên đã thống nhất một số quan điểm về hợp tác trong lĩnh vực kết hợp đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ giữa hai bên trong thời gian sắp tới.

TS. Bùi Quang Hưng trao đổi, thảo luận với GS. Dominique Laffly về các dự án Trung tâm FIMO đang thực hiện.
TS. Bùi Quang Hưng trao đổi, thảo luận với GS. Dominique Laffly về các dự án Trung tâm FIMO đang thực hiện và cần hợp tác từ các Chuyên gia đầu ngành

Một số hình ảnh về buổi Seminar tại trung tâm FIMO:

1. Seminar: “Nghiên cứu về độ dầy của bề mặt tuyết ở vùng Cực – In situ sensing survey in arctic (International Polar Year)”. Người trình bày: Dominique Laffy, Chuyên gia Yannick LE NIR.

GS. Dominique Laffly trình bầy về công nghệ ảnh chụp sự thay đổi độ dầy của lớp tuyết phủ vùng cực qua camera giám sát
GS. Dominique Laffly trình bày về công nghệ ảnh chụp sự thay đổi độ dầy của lớp tuyết phủ vùng cực qua camera giám sát
GS. Dominique Laffly trình bầy về mối nguy hại do sự biến mất của các lớp tuyết dầy trong thập kỷ qua ở vùng cực do sự tăng nhiệt độ của Trái Đất
GS. Dominique Laffly trình bày về mối nguy hại do sự biến mất của các lớp tuyết dầy trong thập kỷ qua ở vùng cực do sự tăng nhiệt độ của Trái Đất
Chuyên gia Yannick LE NIR trình bầy về công nghệ Điện toán đá mây sử dụng để xử lý ảnh  camera chụp và khai thác dữ liệu biến đổi của độ dầy tuyết
Chuyên gia Yannick LE NIR trình bày về công nghệ Điện toán đá mây sử dụng để xử lý ảnh camera chụp và khai thác dữ liệu biến đổi của độ dày tuyết

2. Seminar: “Nghiên cứu về sự thay đổi mức độ Cacbon hữu cơ trong đất ở vùng Cực kết hợp cùng Viện nghiên cứu vùng Cực, Hàn Quốc (KOPRI) – Soil Organic Carbon Research in Arctic Environment (KOPRI)”. Người trình bày: Dominique Laffy, Chuyên gia Yannick LE NIR.

GS. Florent Devin trình bầy về dự án nghiên cứu Cacbon hữu cơ trong đất hợp tác với Hàn Quốc
GS. Florent Devin trình bày về dự án nghiên cứu Cacbon hữu cơ trong đất hợp tác với Hàn Quốc
GS. Florent Devin trình bầy về mối nguy hại khi gia tăng kích cỡ và mật độ của các hạt Cacbon hữu cơ tại vùng Cực
GS. Florent Devin trình bầy về mối nguy hại khi gia tăng kích cỡ và mật độ của các hạt Cacbon hữu cơ tại vùng Cực
GS. Florent Devin trình bầy nghiên cứu về sự biến động của độ dầy tuyết và sự tăng lên của các hạt Cacbon hữu cơ do biến đổi khí hậu
GS. Florent Devin trình bầy nghiên cứu về sự biến động của độ dầy tuyết và sự tăng lên của các hạt Cacbon hữu cơ do biến đổi khí hậu

3.  Seminar: “Nghiên cứu về Quản lý dữ liệu quy hoạch đô thị – Data for urban management”. Người trình bày: Dominique Laffy, Chuyên gia Yannick LE NIR, Chuyên gia Florent Devin.

GS. Dominique Laffly trình bầy về các vấn đề về quản lý, quy hoạch đô thị hiện nay ở Pháp
GS. Dominique Laffly trình bày về các vấn đề về quản lý, quy hoạch đô thị hiện nay ở Pháp
Chuyên gia Yannick LE NIR trình bầy về mục tiêu phát triển các hệ thống quản lý quy hoạch đô thị sử dụng công nghệ Điện toán đám mây
Chuyên gia Yannick LE NIR trình bày về mục tiêu phát triển các hệ thống quản lý quy hoạch đô thị sử dụng công nghệ Điện toán đám mây
GS. Dominique Laffly cùng Chuyên gia Florent Devin giới thiệu cách xây dựng mô hình kết hợp các lớp dữ liệu để phục vụ cho mục đích quản lý, quy hoạch và dự báo trong tương lai.
GS. Dominique Laffly cùng Chuyên gia Florent Devin giới thiệu cách xây dựng mô hình kết hợp các lớp dữ liệu để phục vụ cho mục đích quản lý, quy hoạch và dự báo trong tương lai.

4.  Seminar: “Nghiên cứu về lập lịch tính toán trên nền tảng Điện toán đám mây – STRATUS – Start To Reconsider Automatic Timetable Using Stratus”. Người trình bày: Chuyên gia Yannick LE NIR, Chuyên gia Florent Devin.

Chuyên gia Yannick LE NIR trình bầy về các vấn đề trong quản lý tài nguyên và tổ chức công việc cho các máy tính trong mạng Điện toán đám mây
Chuyên gia Yannick LE NIR trình bày về các vấn đề trong quản lý tài nguyên và tổ chức công việc cho các máy tính trong mạng Điện toán đám mây
Chuyên gia Florent Devin trình bầy minh họa hệ thống quản lý tài nguyên trên nền tảng Web và đồng bộ hóa với dịch vụ Google Calendar
Chuyên gia Florent Devin trình bày minh họa hệ thống quản lý tài nguyên trên nền tảng Web và đồng bộ hóa với dịch vụ Google Calendar

5.  Seminar: “Nghiên cứu về hệ thống phát hiện và cảnh báo cháy rừng”. Người trình bày: TS. Lê Thanh Hà – Trung tâm FIMO

TS. Lê Thanh Hà giới thiệu về đề tài phát hiện và cảnh báo cháy rừng ở Việt Nam
TS. Lê Thanh Hà giới thiệu về đề tài phát hiện và cảnh báo cháy rừng ở Việt Nam
Các chuyên gia Pháp đóng góp, ý kiến về các mục tiêu của hệ thống
Các chuyên gia Pháp đóng góp, ý kiến về các mục tiêu của hệ thống
TS. Lê Thanh Hà trình bầy kết quả nghiên cứu về độ chính xác trong mô hình dự báo điểm nóng, điểm cháy dựa trên ảnh viễn thám
TS. Lê Thanh Hà trình bày kết quả nghiên cứu về độ chính xác trong mô hình dự báo điểm nóng, điểm cháy dựa trên ảnh viễn thám

6.  Seminar: “Nghiên cứu về hệ thống quản lý và cảnh báo ô nhiễm không khí”. Người trình bày: TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh – Trung tâm FIMO.

TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh trình bầy về mục đích nghiên cứu đề tài quản lý và cảnh báo ô nhiễm không khí
TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh trình bày về mục đích nghiên cứu đề tài quản lý và cảnh báo ô nhiễm không khí
TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh trình bầy về đối tượng nghiên cứu bụi trong không khí và mức độ nguy hại vơi sức khỏe con người
TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh trình bày về đối tượng nghiên cứu bụi trong không khí và mức độ nguy hại vơi sức khỏe con người
GS. Dominique Laffly trao đổi, góp ý để tăng cường chất lượng của mô hình dự báo ô nhiễm không khí sử dụng ảnh vệ tinh
GS. Dominique Laffly trao đổi, góp ý để tăng cường chất lượng của mô hình dự báo ô nhiễm không khí sử dụng ảnh vệ tinh

7.  Seminar: “Nghiên cứu về xây dựng hệ thống tích hợp cơ sở dữ liệu cho 14 tỉnh thuộc vùng Tây Bắc, Việt Nam”. Người trình bày: Nghiên cứu viên Đào Ngọc Thành – Trung tâm FIMO.

NCS. Đào Ngọc Thành trình bầy về đối tượng nghiên cứu của đề tài trọng điểm cấp Quốc Gia về phát triển vùng Tây Bắc, Việt Nam
NCS. Đào Ngọc Thành trình bầy về đối tượng nghiên cứu của đề tài trọng điểm cấp Quốc Gia về phát triển vùng Tây Bắc, Việt Nam
NCS. Đào Ngọc Thành giới thiệu về kiến trúc hạ tầng thông tin không gian (SDI) được xây dựng để phát triển hệ thống
NCS. Đào Ngọc Thành giới thiệu về kiến trúc hạ tầng thông tin không gian (SDI) được xây dựng để phát triển hệ thống

Phạm Hữu Bằng (Nghiên cứu viên – FIMO)

Scroll to Top