SensorThings API – 1/4: Giới thiệu về SensorThings API

Như  giới thiệu ở bài trước So sánh giữa OGC SOS và SensorThings API đã trình bày một số điểm giống và khác nhau giữa 2 chuẩn này của OGC SWE. Ở chuỗi bài tiếp theo sẽ tập trung trình bày rõ về SensorThings API thông qua các nội dung sau:

  1. SensorThings API (Phần 1 – Giới thiệu về SensorThings API) – được trình bày tại bài này.
  2. SensorThings API (Phần 2 – IoT Data Modeling with Open Standards).
  3. SensorThings API (Phần 3 – RESTful pattern for IoT API).
  4. SensorThings API (Phần 4 – Connect sensors to SensorThings API).
  5. SensorThings API (Phần 5 – Introduces SensorUp’s Platform for implementation of the Sensor Things standard)

Hình 1: Sơ đồ tuần tự thông thường của một hệ thống IoT

Hình 2: Phạm vi của SensorThings API  trong hệ thống IoT thông thường

Dựa vào hình 2 ta thấy, chuẩn SensorThings API sẽ tham gia vào các phần sau:

  • Một chút ở: Smart Device.
  • Device – Cloud API.
  • Data and Analytics.
  • APP – Cloud API.
  • Một chút ở: System Integrator/Application Provider

Hình 3: Chuẩn mô hình dữ liệu dựa trên ISO/OGC O&M mà SensorThings API áp dụng

SensorThings API là một chuẩn của tổ chức địa không gian (OGC), là một phần của bộ chuẩn OGC SWE. Ở mức chức năng, OGC SensorThings API cung cấp 2 chức năng chính, mỗi chức năng được xử lí bởi một phần. Hai phần đó là: Sensing và Tasking:

  • Phần Sensing cung cấp chuẩn để quản lí và truy xuất các quan sát và siêu dữ liệu từ các hệ thống IoT không đồng nhất.
  • Phần Tasking cung cấp kế hoạch như một hoạt động làm việc của hệ thông cảm biến.

Cụ thể:

  • Quản lí dữ liệu cảm biến (Sensing).
  • Phân tích dữ liệu cảm biến (Sensing).
  • Điều khiển và kiểm soát cảm biến (Tasking).
  • Phát hiện sự kiện và cảnh báo ().

Các lợi ích của SensorThings API được các chuyên gia đánh giá:

– Kết hợp một API và mô hình tích hợp dữ liệu cho tất cả cảm biến (di động hoặc cố định, từ xa hoặc tại chỗ).

  • Có thể mở rộng mạng lưới cảm biến trong tương lai nếu có nhu cầu.
  • Rủi ro về tài chính và kĩ thuật thấp hơn.
  •  Chi phí đào tạo thấp.
  • Cải thiện năng suất.
  • Kinh nghiệm phát triển bởi các chuyên gia hàng đầu

– Chuẩn mở.

  • It bị giởi hạn bởi công nghệ hoặc nhà sản xuất cảm biến.
  • Dễ dàng cho việc tương tác giữa các hệ thống và các công nghệ khác nhau.
  • Việc trao đổi dữ liệu được cải thiện.

– Vị trí thông minh.

  • Chuẩn được thiết kế cho cả các ứng dụng không gian địa lí đơn giản và phức tạp – trong nhà/ngoài trời, tính năng cố định/tính năng di chuyển.
  • Chuẩn được thiết kế cho các ứng dụng thời gian thực.
  • Chuẩn được thiết kế cho cả cảm biến tại chỗ và điều khiển từ xa.

 

Nội dung sẽ tiếp tục được trình bày trong các bài viết sau!

Tài liệu tham khảo : https://www.sensorup.com/blog/tutorials/sensorthings-api-introduction-series-1-of-4-introduction-to-sensorthings/