Bản đồ thiệt hại của NASA về trận động đất ở Mexico hỗ trợ công tác cứu hộ cứu nạn

NASA-Caltech đã tạo ra bản đồ cho thấy thiệt hại trong và xung quanh thành phố Mexico do trận động đất ngày 19 tháng 9. Sự biến đổi màu từ vàng sang đỏ cho thấy có sự thay đổi bề mặt đáng kể. Nguồn: NASA-JPL / Caltech / ESA / Copernicus / Google

NASA-Caltech đã tạo ra bản đồ cho thấy thiệt hại trong và xung quanh thành phố Mexico do trận động đất ngày 19 tháng 9. Sự biến đổi màu từ vàng sang đỏ cho thấy có sự thay đổi bề mặt đáng kể. Nguồn: NASA-JPL / Caltech / ESA / Copernicus / Google

NASA đã tạo ra một bản đồ các khu vực bị hư hại nặng do trận động đất 7,1 độ richter ở Mexico. Bản đồ giúp cho chính phủ Mexico và các cơ quan tư nhân khác trong công tác cứu trợ và cứu hộ. Trận động đất có tâm chấn ở Pueblo, gây ra tổn thất to lớn cho cuộc sống và tài sản.

Bản đồ thiệt hại

Các nhà khoa học thuộc Phòng thí nghiệm phản lực của NASA (JPL) và Caltech, đều ở Pasadena, California, đã sử dụng hình ảnh RADAR giao thoa khẩu độ tổng hợp interferometric interferometric (InSAR) của Mexico, xác định các khu vực bị hư hỏng nặng và tạo bản đồ Thiệt hại. Hình ảnh được thu nhận từ vệ tinh Sentinel 1-A và Sentinel 1-B do Cơ quan Vũ trụ Châu Âu điều hành.

Các radar trong vệ tinh đã có thể phát hiện ra thiệt hại do trận động đất gây ra và những gợn sóng và chấn động ngay lập tức trên cơ sở thay đổi bề mặt mặt đất. Sự biến đổi màu sắc từ vàng sang đỏ cho thấy những thay đổi đáng kể trong mặt đất và các bề mặt xây dựng. Bản đồ che phủ một vùng rộng 109 x 106 dặm. Mỗi điểm ảnh đo khoảng 30m.

Việc xử lý dữ liệu radar đã được thực hiện bởi nhóm Nghiên cứu và Phân tích Hình ảnh nhanh(ARMA) tại JPL và Caltech. ARIA là dự án do NASA tài trợ nhằm cung cấp các dữ liệu GPS và vệ tinh đáng tin cậy và chính xác cao để hỗ trợ các cộng đồng giám sát thiên tai địa phương, khu vực, quốc gia và quốc tế và cứu trợ cộng đồng.

Tiện ích trong hoạt động cứu trợ và cứu hộ

Chương trình thiên tai của NASA, một bộ phận của Phòng Khoa học Trái đất, hợp tác với các cơ quan ứng phó thiên tai ở nhiều cấp độ, để sản xuất các sản phẩm thông tin sử dụng dữ liệu môi trường toàn cầu với sự trợ giúp của đội Khoa học Trái đất và vệ tinh NASA. Các chuyên gia quan sát mặt đất tại NASA đưa ra phản hồi thời gian thực đối với các thảm hoạ tự nhiên và các mối nguy hiểm do con người gây ra.

Các vệ tinh ARIA có khả năng đánh giá nhanh các khu vực địa lý bị ảnh hưởng bởi thảm hoạ, cũng như hình ảnh chính xác vị trí gây thiệt hại lớn nhất. Vệ tinh có thể đo được tốc độ chuyển động của mặt đất tới centimeter bằng cách nhìn xuyên qua các đám mây. Tất cả điều này được thực hiện với việc sử dụng hình ảnh vệ tinh.

Bản đồ Thiệt hại đã được xác nhận bằng cách so sánh nó với một bản đồ Google. Dữ liệu Sentinel-1 đã được truy cập thông qua Trung tâm Truy cập Mở Copernicus. Hình ảnh này bao gồm dữ liệu Sentinel được xử lý bởi ESA và phân tích bởi nhóm NASA và Caltech.

Nguồn: https://www.geospatialworld.net

Các kỹ sư của UCSD phát triển cảm biến siêu nhỏ, siêu tiết kiệm năng lượng cho các thiết bị đeo

 

Các kỹ sư của Đại học California, San Diego (UCSD), đã công bố phát triển thành công cảm biến nhiệt độ có thể chạy được chỉ với 113 picowatts điện năng: điện năng thấp gấp 628 lần so với các cảm biến phổ biên hiện nay, chỉ vào khoảng 1 phần 10 tỷ watt. Công nghệ này có thể mở cánh cửa cho các thiết bị đeo với tuổi thọ pin vượt xa các thiết bị hiện có trên thị trường. Đồng thời công nghệ này cũng có thể áp dụng cho các hệ thống giám sát nhiệt độ cơ thể, nhà thông minh, các thiết bị Internet of Things (IoT) hay trong lĩnh vực giám sát môi trường.

Trong một nghiên cứu gần đây được xuất bản trên tạp chí Nature, Near-Zero-Power Temperature Sensing via Tunnelling Channels Through Complementary Metal-Oxide-Semiconductor Transistors, các nhà nghiên cứu của UCSD, Hui Wang và Patrick P. Mercier đã giải thích làm thế nào mà công nghệ này có thể cho phép sản xuất những cảm biến siêu nhỏ và siêu tiết kiệm năng lượng. Mong muốn của học là là sử dụng công nghệ này để phát triển các thiết bị đeo nhỏ hơn, có thể được cung cấp năng lượng bằng cách hấp thụ năng lượng từ những nguồn cực kỳ thấp, thậm chí cả từ cơ thể và môi trường xung quanh. Điều này có thể sẽ chấm dứt việc phải sạc lại hay thay thế pin của các thiết bị.

Ngoài các thiết bị đeo, có thể nói là môi trường là lĩnh được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​cảm biến nhiệt độ siêu tiết kiệm năng lượng. Các thiết bị ngoài hiện trường, kể cả phao và các hệ thống đo nhiệt độ khác, có thể sớm hoạt động được lâu hơn. Điều này sẽ cho phép các nhà khoa học khí hậu phát triển các mạng lưới cảm biến lớn hơn và có quyền truy cập vào nhiều dữ liệu hơn bao giờ hết.

Cảm biến nhiệt độ được phát triển tại UC San Diego rất nhỏ và hiệu suất cao. Được tích hợp trong một con chip chỉ 0.15mm vuông, nó có thể hoạt động ở nhiệt độ từ -20 ° C đến 40 ° C.

Để đánh đổi về mặt hiệu suất, cảm biến có thời gian đáp ứng chậm hơn so với các công nghệ hiện đang sử dụng. Tuy nhiên, với tần suất đo được một lần mỗi giây, tỷ lệ này là đủ để đo các đơn vị tương đối ổn định. Nhiệt độ môi trường và nhiệt độ cơ thể thường ít có dao động lớn trong một khoảng thời gian ngắn.

Trong tương lai, nhóm nghiên cứu của UCSD có kế hoạch nâng cao độ chính xác của cảm biến nhiệt độ. Nó cũng sẽ bắt đầu quá trình tối ưu hóa thiết kế để cho phép công nghệ của họ được sử dụng trong các thiết bị thương mại.

Nguồn: UCSD engineers develop near-zero-power sensor for ‘unawearables’