Trận động đất Tōhoku tại Nhật Bản đã mang gần 300 loài sinh vật biển xuyên qua Thái Bình Dương

Năm 2011, trận động đất Tōhoku mạnh 8,9 độ richter đã gây ra một trận sóng thần khổng lồ và cuốn một lượng mảnh vỡ lớn xuống đại dương. Các mảnh vỡ này đi theo các dòng hải lưu và vô tình khiến nhiều loài sinh vật biển bị mắc kẹt theo chúng. Hầu hết các mảnh vỡ này là vật liệu hữu cơ như plastic, sợi thủy tinh và kim loại dẫn tới chúng khó bị phân hủy và di chuyển rất xa trong đại dương.

Một nhóm các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu sự dị chuyển của nhiều loài sinh vật biển qua Thái Bình Dương từ năm 2012 đến 2017. Nhóm nghiên cứu đã ghi nhận gần 300 loài di chuyển từ Nhật đến bờ tây nước Mỹ qua mảnh phao, mảnh vỡ tàu thuyền và các mảnh vụn khác. Hiện tượng này được giải thích thông qua hệ thống các dòng hải lưu tròn đang chịu ảnh hưởng bởi các mô hình gió toàn cầu và vòng quay của trái đất kéo các mảnh vụn di chuyển khắp đại dương. Bắt đầu từnăm 2012, các mảnh nhựa vỡ cùng với các sinh vật biển đã đổ bộ tới các khu vực đảo san hô Midway đến các đảo Hawai’i và từ nam trung tâm Alaska đến trung tâm California. Kết quả là các nhà nghiên cứu ghi nhận sự xuất hiện của 289 loài động vật thuỷ sinh được báo cáo là đến từ Nhật Bản.

Trong số những loài bị di chuyển tới phía Tây nước Mỹ, 85% thuộc 5 nhóm động vật không xương sống: nhuyễn thể, annelids, cnidarians, bryozoans, và giáp xác. Trong tất cả địa điểm của sự kiện di chuyển này, đa số điểm đến thuộc vùng Tây Bắc Thái Bình Dương (Washington và Oregon) giữa  42 ° 03,27 ‘ đến 47 ° 54,19’ vĩ độ Bắc và thời gian đỉnh điểm là từ năm 2012 đến 2014.

Alluvial diagram showing the geographic landing by state. Graph created from data from Carlton et al., 2017.

Nguồn: geolounge