Những thay đổi đáng kể về ô nhiễm không khí tại Trung Quốc từ năm 2015 đến 2017

Phân tích chi tiết đầu tiên về các xu hướng ô nhiễm không khí ở Trung Quốc cho thấy nồng độ ô nhiễm hạt giảm 20% trong ba năm qua (2015-2017).

Một nghiên cứu của Đại học Leeds đã kiểm tra các phép đo từ hơn 1600 địa điểm ở Trung Quốc và thấy rằng hơn 50% các địa điểm cho thấy sự giảm đáng kể nồng độ của sulfur dioxide và các hạt mịn tạo nên một phần lớn ô nhiễm không khí

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các tập dữ liệu từ năm 2015 đến năm 2017 bao gồm các đánh giá hàng giờ nồng độ Nito Dioxide (NO2), Dioxide sulfur (SO2), Ozone (O3) và các hạt mịn có kích thước nhỏ hơn 2.5 μm (PM2.5).

Dữ liệu hàng giờ được sử dụng để tính trung bình hàng tháng và xác định các mức nồng độ tổng thể cũng như khu vực nào của Trung Quốc có nồng độ cao nhất, thấp nhất. Dữ liệu sau đó được sử dụng để đánh giá liệu nồng độ chất gây ô nhiễm có thay đổi trong giai đoạn 2015 đến 2017 hay không. Nhóm nghiên cứu nhận thấy nồng độ PM2.5 giảm 7,2% mỗi năm trong giai đoạn này và nồng độ SO2 giảm 10,3% mỗi năm. Ngược lại, nồng độ O3 tăng 5% mỗi năm.

Đồng tác giả, giáo sư Dominick Spracklen, thuộc trường Trái đất và Môi trường tại Leeds (the School of Earth and Environment), cho biết: “Tăng trưởng kinh tế nhanh và lượng phát thải lớn đã dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về chất lượng không khí trên khắp Trung Quốc. Các hạt này có thể thâm nhập sâu vào phổi gây ra các biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe, tiếp xúc với các hạt này ước tính gây ra hơn 1 triệu ca tử vong trên khắp Trung Quốc mỗi năm.

“Đáp lại, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách giảm phát thải và đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng để hạn chế lượng bụi trong khí quyển. Đây là đánh giá chi tiết đầu tiên về việc liệu các chính sách này có gây ra tác động nào hay không.”

Ben Silver, tác giả chính của nghiên cứu và nghiên cứu sinh sau đại học tại Leeds, cho biết: “Công trình của chúng tôi cho thấy những thay đổi nhanh chóng và sâu rộng của ô nhiễm không khí trên toàn Trung Quốc.”

“Cần nghiên cứu thêm để đánh giá đầy đủ những yếu tố gì đang thúc đẩy xu hướng mà chúng tôi phát hiện, đặc biệt những gì đang gây ra sự gia tăng nồng độ ôzôn, chúng ta có thể thấy rằng các chính sách kiểm soát khí thải của Trung Quốc dường như đang đi đúng hướng”

Nguồn www.sciencedaily.com