Tác động của hạt ô nhiễm thay đổi rất nhiều phụ thuộc vào nguồn gốc của nó

[vc_row][vc_column][vc_single_image image=”8301″ img_size=”large”][vc_column_text]Aerosol (sol khí) là những hạt nhỏ được đẩy vào khí quyển bởi các hoạt động của con người, bao gồm đốt than đá và gỗ. Chúng có tác động tiêu cực đến chất lượng không khí – làm tổn hại đến sức khỏe con người và năng suất nông nghiệp.

Trong khi các khí nhà kính gây nóng lên bằng cách giữ nhiệt trong khí quyển, một số sol khí lại có tác dụng làm mát khí hậu – như phát thải từ phun trào núi lửa lớn có thể làm giảm nhiệt độ toàn cầu. Điều này xảy ra bởi vì các hạt sol khí gây ra sự tán xạ ánh sáng mặt trời khi chiếu xuống Trái Đất. Các ước tính chỉ ra rằng các sol khí đã bù đắp khoảng 1/3 sự tăng nhiệt từ khí nhà kính từ những năm 1950.

Tuy nhiên, sol khí có tuổi thọ ngắn hơn nhiều trong khí quyển khi so với các loại khí nhà kính gây ra sự nóng lên toàn cầu. Điều này có nghĩa là sự phân bố khí quyển của chúng thay đổi theo từng khu vực, đặc biệt là so với carbon dioxide.

“Cuộc đối thoại giữa các nhà khoa học và nhà hoạch định chính sách thường bỏ qua vai trò của vị trí phát thải khi đánh giá cách mà các sol khí ảnh hưởng đến khí hậu,” Geeta Persad của Carnegie giải thích.

Bài báo mới của cô với Ken Caldeira của Carnegie phát hiện ra rằng tác động của những hạt mịn này lên khí hậu thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào nơi chúng được tạo ra. Công trình của họ được xuất bản trên Nature Communications.

“Không phải tất cả các phát thải sol khí đều được tạo ra như nhau”, Caldeira nói. “Sol khí tạo ra từ một cơn gió mùa có thể bị mưa xuống ngay lập tức, trong khi lượng khí thải trên sa mạc có thể ở lại trong khí quyển trong nhiều ngày. Cho đến nay, các cuộc thảo luận về chính sách đã không nắm bắt được thực tế này.”

Ví dụ, các mô hình của họ cho thấy rằng lượng khí thải phát ra từ Tây Âu có tác dụng làm mát toàn cầu gấp 14 lần lượng khí thải từ Ấn Độ làm mát. Tuy nhiên, phát thải sol khí từ châu Âu, Hoa Kỳ và Trung Quốc đang giảm, trong khi phát thải sol khí từ Ấn Độ và châu Phi đang gia tăng.

“Điều này có nghĩa rằng mức độ các hạt sol khí chống lại sự nóng lên do khí nhà kính có thể sẽ giảm theo thời gian vì các nước mới (new country) trở thành các nguồn phát thải chính”, Persad giải thích.

Hơn nữa, họ phát hiện ra rằng có những khác biệt đáng kể trong khu vực khi nói đến việc một quốc gia bị ảnh hưởng bởi khí thải của chính mình như thế nào.

Ví dụ, sol khí từ Ấn Độ làm mát chính nước họ hơn gấp 20 lần so với làm mát hành tinh. Trong khi đó, các sol khí từ Tây Âu, Hoa Kỳ và Indonesia làm mát nước họ chỉ khoảng gấp đôi khi chúng làm mát hành tinh – một sự khác biệt đáng kể về cách phát thải của chúng. Trong nhiều trường hợp, các hiệu ứng khí hậu mạnh nhất của sol khí được cảm nhận xa nơi mà các sol khí được phát ra.

Công trình của Caldeira và Persad chứng minh rằng tác động khí hậu của phát thải sol khí từ các quốc gia khác nhau có sự khác biệt khá lớn. Điều này phụ thuộc vào các chính sách tại khu vực đó.

Nghiên cứu này là một phần của dự án Quỹ Khoa học Quốc gia (National Science Foundation) trị giá 1,5 triệu đô la Mỹ với các cộng tác viên tại Đại học San Diego – Califonia và Đại học Stanford xem xét các khía cạnh khí hậu, khí thải và quyết định kết hợp của khí nhà kính với các chất ô nhiễm ngắn ngủi như aerosol.

Các tác động khí hậu của sol khí phụ thuộc nhiều vào vùng nguồn (nơi sol khí được phát thải), chúng tôi cũng mong đợi sức khỏe và các tác động chất lượng không khí khác cũng phụ thuộc vào nguồn gốc của chúng, ”Persad giải thích. “Trong tương lai, chúng tôi muốn hiểu rõ hơn về điều này và những tác động có thể có để tối ưu hóa giảm thiểu ô nhiễm không khí tại địa phương.”

Công trình này được hỗ trợ bởi Quỹ Nghiên cứu Khí hậu và Năng lượng Sáng tạo (Fund for Innovative Climate and Energy Research) và Quỹ Khoa học Quốc gia (National Science Foundation)

Nguồn www.sciencedaily.com[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]

Scroll to Top