Vệ tinh JPSS1 đã được phóng vào quỹ đạo ngày 18/11 vừa qua tại Căn cứ không quân Vandenberg, California. Vệ tinh này sẽ cung cấp các dữ liệu quan sát được gửi về gần như ngay lập tức, những dữ liệu này sẽ được chia sẻ với các đối tác quốc gia và quốc tế của Hoa Kỳ, bao gồm cơ quan Met Office của Anh.
Theo đó, vệ tinh này không chỉ thu thập dữ liệu thời tiết hàng ngày mà còn theo dõi một loạt các hiện tượng khác như cháy rừng, tuyết phủ, nhiệt độ bề mặt biển và phát hiện aerosol, rất quan trọng trong việc giám sát chất lượng không khí.
Vệ tinh JPSS1 cũng cho phép đo bức xạ từ Trái đất và bầu khí quyển, cũng như cung cấp các thông tin quan trọng khác cho các mô hình dự báo thời tiết, chẳng hạn như các chương trình của Met Office (Anh). Hiện nay, phần lớn trong số 215 tỷ báo cáo quan sát hàng ngày cơ quan Met Office nhận được là từ các vệ tinh này.
Dữ liệu vệ tinh là yếu tố chính giúp cải thiện độ chính xác trong dự báo thời tiết những năm gần đây, theo đánh giá của các chuyên gia dự báo thời tiết.
Tiến sĩ Simon Keogh, trưởng nhóm dữ liệu, sản phẩm và hệ thống vệ tinh của Met Office cho biết: “Giá trị có thể nhận được từ các vệ tinh khí tượng là vô cùng lớn. Met Office được xây dựng với mục tiêu quan trắc Trái Đất. Nó được kì vọng sẽ đem lại nguồn lợi ích kinh tế-xã hội đến hơn 30 tỷ bảng Anh trong thập kỉ tới, đồng thời bảo đảm an toàn cho con người, tài sản, doanh nghiệp và các cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia.
Đóng góp đáng giá của vệ tinh JPSS1 cho Hệ thống quan sát Toàn cầu sẽ bổ sung thêm vào dữ liệu cũng cấp cho Met Office thông qua việc hợp tác với Tổ chức Khai thác các vệ tinh khí tượng Châu Âu (EUMETSAT).
Ngoài việc vận hành các vệ tinh, EUMETSAT còn điều hành một trạm tiếp nhận vệ tinh ở Svalbard, thuộc Bắc Na-uy, một phần quan trọng nhằm tập hợp lượng lớn dữ liệu từ vệ tinh cho các tổ chức sử dụng loại dữ liệu này. Tại vĩ độ này, trạm sẽ nhận được lượng thông tin khổng lồ từ vệ tinh JPSS1, lên tới 14 lần một ngày.
Nguồn: Geospatial World