[Workshop] Ứng dụng ảnh vệ tinh VNREDSAT-1 trong quốc phòng an ninh

Từ ngày 12-13/3/2015,  Cục Bản Đồ, Trung tâm 72/Tổng Cục 2/Bộ Quốc Phòng, Cục B42/Tổng Cục V/Bộ Công An đã tổ chức thành công Hội thảo khoa học về ứng dụng ảnh vệ tinh VNREDSAT-1 trong quốc phòng an ninh.

Hội thảo đã thu hút hơn 40 chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên, nghiên cứu viên từ Viện Hàn Lâm Khoa Học & Công Nghệ Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu Quốc Phòng, An Ninh, Viện Công Nghệ Vũ Trụ, Trung tâm Công nghệ tích hợp liên ngành giám sát hiện trường (FIMO), Đại học Công Nghệ – Đại học Quốc Gia Hà Nội tham dự, trong đó có GS.TSKH Nguyễn Khoa Sơn – Chủ nhiệm chương trình nghiên cứu Công nghệ vũ trụ cấp Nhà Nước và các chủ nhiệm các đề tài cấp Cục Quốc Phòng, An Ninh.

Hội thảo khoa học ứng dụng ảnh vệ tinh VNREDSAT-1 trong quốc phòng an ninh
Hội thảo khoa học ứng dụng ảnh vệ tinh VNREDSAT-1 trong quốc phòng an ninh

Với 9 bài tham luận được trình bày tại Hội thảo, các chuyên gia, nghiên cứu viên đã phân tích, đề xuất và kiến nghị các công nghệ, giải pháp về sử dụng và khai thác dữ liệu từ ảnh vệ tinh VNREDSAT-1. Trong đó, tập trung chính vào tham mưu, hoạch đích chính sách nghiên cứu, quản lý dữ liệu ảnh VNREDSAT-1.

GS.TSKH Nguyễn Khoa Sơn - Chủ nhiệm chương trình Viễn thám cấp Nhà Nước cùng với các Chủ nhiệm các chương trình trong Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An, Cục Viễn thám Quốc Gia
GS.TSKH Nguyễn Khoa Sơn – Chủ nhiệm chương trình Viễn thám cấp Nhà Nước cùng với các Chủ nhiệm các chương trình trong Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An, Cục Viễn thám Quốc Gia

 

Bảng 1Thông số của vệ tinh VNREDSat-1
Chất liệu, kích thước– Hệ thống thu nhận từ trường độc lập- Hệ thống điều chỉnh tư thế sử dụng cảm biến sao và con quay hồi chuyển- Hệ thống định vị GPS độc lập

– Điều chỉnh tư thế theo 3 trục

– 4 bánh xe phản ứng (12 Nms)

– 1 bình Hydrazine, dung tích 4.7 kg (~65 m/s), 4 ống phóng 1 N tùy chỉnh

Hệ thống cung cấp điện– Pin Mặt Trời GaAs công suất 180 W EOL- 1 pin Li-ion dung lượng 15 Ah BOL; PCDU
Xử lý dữ liệu– Máy tính On-board (T805, 1 gigabit DRAM / EDAC, 8 Mbit Flash EEPROM)- 2 thiết bị thu phát băng tần S (CCSDS, 20 kbit / s TC, 25-384 kbit / s TM)
Quản lý dữ liệu– Băng tần X: downlink: 60 Mbit/s- Bộ nhớ lưu trữ: 64 đến 79 Gbit BOL – không nén
Hoạt động– Khối lượng phóng: 120 kg- Độ linh hoạt: ±30º thay đổi trong 90 s- Localization performance: 300 m CE90 (circular error of 90%)

– Thời gian hoạt động: 5 năm

 

VNREDSat-1 và các bộ phận (Ảnh: STI - VAST)
VNREDSat-1 và các bộ phận (Ảnh: STI – VAST)

Với vai trò là Trung tâm chuyên nghiên cứu lĩnh vực xử lý, khai thác dữ liệu từ ảnh viễn thám, hệ thống thông tin địa lý GIS phục vụ cho mục đích khoa học, Trung tâm FIMO vinh dự tham gia hội thảo với 2 bài báo cáo Khoa học của 2 nhóm nghiên cứu về tính ứng dụng và học thuật. Cả 2 bài báo đều được trình bày trước hội thảo, đóng góp nhiều giá trị về tính công nghệ, giải pháp khi đề xuất phương pháp tích hợp công nghệ GIS và ảnh viễn thám độ phân giải cao VNREDSAT-1 trong việc giám sát tàu thuyền trên vùng biển Việt Nam.

Hệ thống thông tin địa lý giám sát tầu thuyền, cảng biển
Hệ thống thông tin địa lý giám sát tầu thuyền, cảng biển
Thuật toán nhận dạng tầu thuyền dựa trên ảnh viễn thám độ phân giải cao
Thuật toán nhận dạng tầu thuyền dựa trên ảnh viễn thám độ phân giải cao

Tên 2 bài báo của Trung tâm FIMO tham dự hội thảo và báo cáo là:

  • “Xây dựng hệ thống thông tin địa lý giám sát, quản lý tầu thuyền, cảng biển” – Tác giả: Phạm Hữu Bằng, Nguyễn Thị Nhật Thanh, Nguyễn Hải Châu, Bùi Quang Hưng.
  • “Thuật toán nhận dạng tầu thuyền dựa trên ảnh viễn thám độ phân giải cao” – Tác giả: Lê Thanh Hà, Lương Nguyễn Hoàng Hoa, Nguyễn Thị Nhật Thanh, Bùi Quang Hưng.

Hội thảo đã kết thúc thành công tốt đẹp, mở ra nhiều cơ hội mới trong hợp tác nghiên cứu về ảnh viễn thám, hệ thống thông tin địa lý, đặc biệt là khai thác và sử dụng khoa học, hợp lý nguồn dữ liệu ảnh viễn thám vệ tinh VNREDSAT-1 trong giám sát và theo dõi an ninh, quốc phòng trên Biển Đông cho các chuyên gia, nhà khoa học, nghiên cứu viên trong và ngoài các Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An, Cục Viễn thám Quốc Gia, Viện Hàn Lâm Khoa Học & Công Nghệ Việt Nam, Trung tâm FIMO.

Dưới đây là 1 số hình ảnh của buổi hội thảo:

7

 

8

 

 

9

 

10

 

 

11

Phạm Hữu Bằng (Nghiên cứu viên – FIMO)

Scroll to Top