Khóa đào tạo vận hành, quản lý và khai thác trạm thu ảnh vệ tinh AQUA/TERRA/NPP/JPSS

Từ ngày 20-24/10/2014,  Trung tâm Công nghệ tích hợp liên ngành Giám sát hiện trường (Field Monitoring – FIMO Center) đã tổ chức khóa học đào tạo ngắn hạn về khai thác, vận hành, điều khiển và bảo trì trạm thu ăng ten và trạm xử lý ảnh vệ tinh MODIS, NPP, JPSS tại Đại học Công Nghệ – Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Đây là dự án trọng điểm của Trung tâm được thực hiện với tầm nhìn dài hạn, là nguồn cung cấp dữ liệu ảnh viễn thám theo thời gian thực và là công nghệ tiên tiến hiện đại của nước ngoài, do Tiến sĩ Dominic Flanch – Công ty hàng không vũ trụ eOsphere  – Vương Quốc Anh trực tiếp lắp đặt, hướng dẫn và đào tạo.

Chuyên gia Dominic - Công ty e0sphere đang giới thiệu về khóa đào tạo

Chuyên gia Dominic – Công ty e0sphere đang giới thiệu về khóa đào tạo

Trong khóa học và đào tạo này, Trung tâm FIMO đã trân trọng đón tiếp các nhà nghiên cứu khoa học, các chuyên gia về viễn thám, GIS và các đối tác cùng tham gia các dự án (hệ thống quản lý ô nhiễm không khí, phát hiện và cảnh báo cháy rừng, phát triển hạ tầng cơ sở dữ liệu Tây Bắc,….) đến tham dự và học tập.

Các học viên tham gia lớp đào tạo theo dõi chuyên gia Dominic hướng dẫn về kiến trúc hệ thống

Các học viên tham gia lớp đào tạo theo dõi chuyên gia Dominic hướng dẫn về kiến trúc hệ thống

Về phía Đại học Công Nghệ, Trung tâm FIMO rất vinh dự nhận được sự quan tâm của các Ban lãnh đạo, quản lý nhà trường, đứng đầu là GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy – Phó hiệu trưởng Nhà trường. GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy đã quan tâm trực tiếp tham dự các buổi học, đào tạo và chỉ đạo các phương án để giúp cho quá trình đào tạo, vận hành đạt kết quả cao nhất.

GS.TS Nguyễn Thanh Thủy phát biểu và chỉ đạo định hướng phát triển, xây dựng trạm thu, xửl ý ảnh viễn thám

GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy phát biểu và chỉ đạo định hướng phát triển, xây dựng trạm thu, xửl ý ảnh viễn thám

Trong quá trình đào tạo, chuyển giao, hướng dẫn sử dụng và lắp đặt trạm thu và trạm xử lý, các học viên đã cùng nhau đóng góp, chia sẻ kinh nghiệm thực tế về những lĩnh vưc liên quan đến ngành nghiên cứu tại cơ quan, tổ chức mình. Để có thể hoàn toàn làm chủ được công nghệ phức tạp và hiện đại này, Trung tâm đã chủ động bố trí nguồn nhân lực chất lượng để luôn đi theo, bám sát và học tập trực tiếp khi chuyên gia Dominic thực hiện công việc. Đội ngũ cán bộ này bao gồm các thành viên tham gia trực tiếp vào vận hành, điều khiển thiết bị siêu máy tính ở Trung tâm máy tính, điều khiển và vận hành ăng ten – Khoa Điện tử Viễn thông – Đại học Công Nghệ và các chuyên gia về xử lý ảnh viễn thám từ Khoa Địa lý – Đại học Khoa học tự nhiên, đứng đầu là PGS.TS. Phạm Văn Cự – chuyên gia đầu ngành về bản đồ, viễn thám và GIS.

PGS.TS Phạm Văn Cự phát biểu

PGS.TS. Phạm Văn Cự phát biểu

Nội dung của khóa học chia thành các chuyên đề được thuyết trình, trao đổi một cách thẳng thắn từ chuyên gia Dominic, qua kinh nghiệm nghiên cứu và vận hành thiết bị ăng ten hơn 20 năm qua. Các vấn đề chính được hướng dẫn và trình bầy theo các chủ đề sau:

+ Hardware and System configuration

+ Task scheduler and automated processing and data acquisition.

+ Data processing and visualization, Introduction to products.

+  System maintain (software and hardware).

+  Open Session (questions and answers).

Trang giới thiệu khóa học đào tạo thu nhận tín hiệu trạm thu vệ tinh và ăng ten

Trang giới thiệu khóa học đào tạo thu nhận tín hiệu trạm thu vệ tinh và ăng ten

Các học viên được đi tham quan, theo dõi trạm ăng ten trên tầng 7 Nhà E3 – Đại học Công Nghệ, tận mắt chứng kiến trạm thu hoạt động và nhận tín hiệu từ các vệ tinh Terra, Aqua (ảnh MODIS) và Suomi NPP. Sau đó, chuyên gia Dominic đã trực tiếp hướng dẫn cách sử dụng các phần mềm chuyên dụng để thực thi các thuật toán của NASA để xử lý ảnh thô (level 0) thành ảnh sản phẩm level 1B, level 2 trên 2 trạm xử lý Dell Precision T5610 của Trung tâm FIMO.

Chuyên gia Dominic trình bầy về quá trình xử lý dữ liệu thu từ ăng ten tới trạm xử lý

Chuyên gia Dominic trình bầy về quá trình xử lý dữ liệu thu từ ăng ten tới trạm xử lý

Như vậy, với hạ tầng thu thập và xử lý thông tin không gian ảnh viễn thám này, Trung tâm FIMO có thể nhận tín hiệu vệ tinh ngay khi vệ tinh bay vào phạm vi phủ khắp vùng Việt Nam và xử lý thuật toán trong vòng vài chục phút để tạo ra ảnh sản phẩm. Điều này rút ngắn thời gian rất nhiều so với trước đây khi phải đợi các trạm thu của NASA xử lý và cung cấp ảnh download miễn phí (từ 1 ngày đến vài ngày). Các kết quả này sẽ đem lại giá trị hữu ích cho việc khai thác và xử lý ảnh viễn thám trong các dự án cảnh báo về mức độ ô nhiễm không khí và cháy rừng trên diện rộng và mang tính hữu ích cấp thiết trong điều kiện thời gian thực.

Chuyên gia Dominic mô tả số liệu phân tích từ ảnh viễn thám thu được

Chuyên gia Dominic mô tả số liệu phân tích từ ảnh viễn thám thu được

Dưới đây là một số hình ảnh của các học viên tham gia khóa học cùng chuyên gia Dominic tại Trung tâm Công nghệ tích hợp liên ngành, giám sát hiện trường. Kết quả dự kiến là các học viên sẽ hiểu được quy trình và công nghệ thu và xử lý ảnh viễn thám, từ đó Trung tâm FIMO có thể làm chủ được thiết bị, vận hành, bảo dưỡng và sẽ là nguồn cung cấp ảnh viễn thám MODIS, NPP duy nhất ở Việt Nam với chất lượng tin cậy và đảm bảo cho các đối tác, các nhà khoa học, nghiên cứu trong và ngoài nước.

Cán bộ Trung tâm FIMO theo dõi bức ảnh đầu tiên thu được từ trạm thu trong quá trình đào tạo

Cán bộ Trung tâm FIMO theo dõi bức ảnh đầu tiên thu được từ trạm thu trong quá trình đào tạo

Cán bộ, học viên tham gia trực tiếp theo dõi hoạt động của ăng ten trên tầng 7 - Nhà E3 - Đại học Công Nghệ

Cán bộ, học viên tham gia trực tiếp theo dõi hoạt động của ăng ten trên tầng 7 – Nhà E3 – Đại học Công Nghệ

GS.TS Nguyễn Thanh Thủy trực tiếp tham gia cùng chuyên gia Dominic hướng dẫn hoạt động của ăng ten

GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy trực tiếp tham gia cùng chuyên gia Dominic hướng dẫn hoạt động của ăng ten

Các học viên trực tiếp lên thăm trạm thu ăng ten và theo dõi sự hướng dẫn của chuyên gia Dominic về các thiết bị hoạt động

Các học viên trực tiếp lên thăm trạm thu ăng ten và theo dõi sự hướng dẫn của chuyên gia Dominic về các thiết bị hoạt động

Chuyên gia Dominic giải thích cơ chế hoạt động của ăng ten cho học viên

Chuyên gia Dominic giải thích cơ chế hoạt động của ăng ten cho học viên

Các cán bộ, nhà khoa học, nghiên cứu, học viên tham gia đào tạo cùng theo dõi hoạt động của ăng ten trên ảnh thu được

Các cán bộ, nhà khoa học, nghiên cứu, học viên tham gia đào tạo cùng theo dõi hoạt động của ăng ten trên ảnh thu được

TS. Bùi Quang Hưng - PGĐ. Trung tâm FIMO giải thích các thắc mắc cho một số học viên

TS. Bùi Quang Hưng giải thích các thắc mắc cho một số học viên

Các học viên lắng nghe giải thích về hoạt động của hệ thống qua TS. Bùi Quang Hưng

Các học viên lắng nghe giải thích về hoạt động của hệ thống qua TS. Bùi Quang Hưng

TS. Bùi Quang Hưng quan tâm, động viên tới cán bộ Trung tâm trực tiếp làm việc trên trạm ăng ten với điều kiện làm việc còn nhiều hạn chế

Cán bộ Trung tâm trực tiếp làm việc trên trạm ăng ten

Ngày 24/10/2014, khóa học ngắn hạn về đào tạo và vận hành, điều khiển thạm thu ăng ten đã kết thúc thành công. Chuyên gia Dominic đã nhận xét và đánh giá cao về sự hợp tác và tổ chức khóa học của Trung tâm FIMO trong thời gian qua. Sau khi trở về Vương Quốc Anh, Tiến sĩ Dominic sẽ tiếp tục hướng dẫn và phản hồi các yêu cầu, thắc mắc của các học viên, tại email: dominic.flach@eosphere.co.uk. Hiện nay, trạm thu đã vận hành và tiếp tục thử nghiệm trong thời gian ngắn trước khi vận hành thực tế và cung cấp dữ liệu cho các đối tượng nghiên cứu. Tiến sĩ Dominic hứa hẹn sẽ đến Việt Nam và tiếp tục giúp đỡ, vận hành trong tương lai với các dự án tiếp theo về thu nhận, xử lý ảnh vệ tinh của Trung tâm FIMO.

1

TS.Dominic cùng PGS.TS Phạm Văn Cự và các thành viên trung tâm FIMO tham dự buổi kết thúc khóa đào tạo

 Phạm Hữu Bằng (Nghiên cứu viên – FIMO)

Chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Ngày 20/10/2014, Trung tâm Công nghệ tích hợp liên ngành Giám sát hiện trường đã tổ chức buổi gặp mặt chúc mừng cán bộ, thành viên nữ tại Trung tâm FIMO.

Đến tham dự gồm PGS.TS. Phạm Văn Cự – Cố vấn của Trung tâm, TS. Dominic Flach – Công ty hàng không vũ trụ eOsphere cùng toàn thể cán bộ, thành viên của Trung tâm.

1.
Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam, CN. Nguyễn Bá Tùng – Hội trưởng FIMO Quẩy Hội đã gửi lời chúc sức khỏe, những lời chúc tốt đẹp nhất đến toàn thể nữ cán bộ, thành viên của Fimo, đồng thời giúp đỡ để Trung tâm hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao phó.
2
Tại buổi gặp mặt, các cán bộ, thành viên có cơ hội giao lưu trò chuyện thân mật, những câu chúc thân thương đã mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho nữ cán bộ, thành viên của Trung tâm.
Những món quà ý nghĩa được trao tặng cho các cán bộ, thành viên nữ cùng những lời chúc tốt đẹp nhất.
7.
6.
Untitled
123
Buổi gặp mặt đã khép lại trong không khí vui tươi, đầm ấm mang đến cho các chị em phụ nữ một ngày lễ thực sự ý nghĩa.

Lắp đặt trạm thu và ăng ten tín hiệu ảnh từ vệ tinh của NASA và NOAA (Terra, Aqua, Suomi NPP và JPSS) lần đầu tiên ở Việt Nam

Trong khuôn khổ dự án Giám sát hiện trường đang được thực hiện tại Trường Đại học Công Nghệ, Đại học Quốc Gia, Hà Nội, trung tâm Công nghệ tích hợp liên ngành (FIMO) đang triển khai việc lắp đặt, chuyển giao công nghệ và vận hành trạm thu dữ liệu ảnh từ bốn vệ tinh quan sát trái đất của Cơ quan hàng không vũ trụ Hoa Kỳ (National Aeronautics and Space Administration – NASA) và Cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Hoa Kỳ (National Oceanic and Atmospheric Administration – NOAA)

1

Trạm thu ảnh vệ tinh MODIS và Suomi NPP trong quá trình chuyển giao, lắp đặt và thử nghiệm

MODIS (Moderate Resolution Spectroradiometer)

–        Là đầu đo viễn thám chủ yếu của các vệ tinh TERRA và AQUA. Vệ tinh AQUA được phóng vào quỹ đạo ngày 4/5/2002.Vệ tinh TERRA phóng vào quỹ đạo 19/12/1999.

–        Các thông số kỹ thuật của vệ tinh thu ảnh MODIS:

+        Độ cao quĩ đạo: 705 km

+        Quĩ đạo: Đồng bộ mặt trời

+        Thời gian qua xích đạo: 10:30 a.m hoặc 1:30 p.m

+        Tốc độ quét: 20.3 rpm

+        Độ phủ: 2330 km

+        Kích thước: 1.0 x 1.6 x 1.0 m

+        Trọng lượng: 228.7 kg

+        Độ phân giải bức xạ: 12 bits

+        Độ phân giải không gian  250 m (kênh 1-2); 500 m (kênh 3-7);  1000 m (kênh 8-36)

–        Các dữ liệu MODIS đã được đưa vào sử dụng để theo dõi mây, chất lượng khí quyển, chỉ số thực vật, phân loại lớp phủ, cháy rừng, hàm lượng diệp lục (chlorophyll) trong nước biển, nhiệt độ mặt nước biển, nhiệt độ bề mặt lục địa bốc thoát hơi bề mặt lớp phủ, diễn biến lớp phủ băng lục địa và đại dương.

Hình 2 - Phát hiện và cảnh báo cháy rừng trên ảnh MODIS năm 2013 tại Bồ Đào Nha

Phát hiện và cảnh báo cháy rừng trên ảnh MODIS năm 2013 tại Bồ Đào Nha

Suomi National Polar-orbiting Partnership (NPP)

–        Là vệ tinh thời tiết được điều hành bởi Cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Hoa Kỳ, được phóng năm 2011, quỹ đạo đồng bộ mặt trời, độ cao 824 km so với bề mặt trái đất. NPP được phát triển với mục đích là cầu nối giữa các thế hệ vệ tinh cũ phóng trước năm 2011 với các thế hệ vệ tinh hiện đại hiện nay.

–        Vệ tinh bay vòng quanh Trái Đất 14 lần mỗi ngày, bao gồm 5 cảm biến:

+        Advanced Technology Microwave Sounder (ATMS): giúp việc xây dựng mô hình toàn cầu về độ ẩm và nhiệt độ.

+        Cross-track Infrared Sounder (CrlS): theo dõi độ ẩm và áp suất.

+        Ozone Mapping and Profier Suite (OPMS): các kênh siêu phổ để đo mức độ Ô zôn, đặc biệt là ở các vùng cực.

+        Visble Infrared Imaging Radiometer Suite (VIIRS),  gồm 22 kênh phổ để thu thập dữ liệu tại bước sóng hồng ngoại và nhìn thấy để quan trắc cháy rừng, dịch chuyển của băng tan và biến đổi các dạng đất đai.

+        Clouds and the Earth’s Radiant Energy System (CERES): thu nhận sóng hồng ngoại, bao gồm năng lượng phản xạ từ mặt trời và bức xạ nhiệt phát ra từ trái đất.

Hình 3 - Theo dõi mức độ ô nhiễm không khí tại Hoa Kỳ sử dụng ảnh NPP VIIRS

Theo dõi mức độ ô nhiễm không khí tại Hoa Kỳ sử dụng ảnh NPP VIIRS

Joint Polar Satellite System (JPSS)

–        Cùng với sự thành công trong việc hợp tác của NOAA và NASA khi phóng vệ tinh Suomi NPP ngày 28/10/2011, dự án JPSS tiếp được được đầu tư, phát triển và dự kiến sẽ được phóng vào đầu năm 2017.

–        JPSS sẽ được trạng bị các công nghệ và kỹ thuật khoa học hiện đại nhất trong việc theo dõi môi trường và dự báo thời tiết, khí hậu, môi trường và đại dương. NOAA sẽ chịu trách nhiệm cho việc quản lý và điều hành chương trình JPSS trong khi NASA chịu trách nhiệm phát triển và xây dựng vệ tinh JPSS.

–        JPSS hứa hẹn là chương trình vệ tinh duy nhất có khả năng theo dõi dữ liệu về khí quyển để dự báo thời tiết từ sau năm 2017, với khả năng dự báo chính xác về thời tiết, nghiên cứu khí hậu.

Hình 4 - Dự án JPSS hợp tác của NOAA và NASA trong việc theo dõi và quan trắc thời tiết và khí hậu trái đất

Dự án JPSS hợp tác của NOAA và NASA trong việc theo dõi và quan trắc thời tiết và khí hậu trái đất

Đây là nguồn cung cấp dữ liệu ảnh quý giá so với các dữ liệu của NASA cung cấp miễn phí do có thể thu nhận và xử lý theo thời gian thực, chủ động về loại ảnh, cảnh ảnh cần xử lý và là bước kế thừa truyền thống của những người đi đầu trong lĩnh vực viễn thám của Việt Nam từ những năm 1990 của thế kỷ 20. Ban đầu từ những công nghệ còn thô sơ, hạn chế, các nhà khoa học, nghiên cứu đi trước đã xây dựng nên những trạm thu tín hiệu ảnh vệ tinh và đã có những thành công lớn trong việc khai thác và xử lý ảnh vệ tinh ở Việt Nam. Trung tâm FIMO rất vinh dự nhận được sự hợp tác và cố vấn từ nhiều đội ngũ chuyên gia hàng đầu, một trong số đó là:  PGS.TS Phạm Văn Cự – Chuyên gia đầu ngành về bản đồ viễn thám và GIS của Đại học Khoa học Tự Nhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội trong quá trình khảo sát và lập kế hoạch, thực hiện phát triển các dự án.

Trạm thu tín hiệu ăng ten ở VTGEO, VAST những năm 1990 đầu tiên ở Việt Nam với sự tham gia của PGS.TS. Phạm Văn Cự và các cán bộ, chuyên gia nước ngoài

Trạm thu tín hiệu ăng ten ở VTGEO, VAST những năm 1990 đầu tiên ở Việt Nam với sự tham gia của PGS.TS. Phạm Văn Cự và các cán bộ, chuyên gia nước ngoài

Thử nghiệm thu tín hiệu vệ tinh thành công tại khu vực Điện Biên khởi nguồn cho thu nhận tín hiệu ảnh viễn thám lần đầu tiên ở Việt Nam

Thử nghiệm thu tín hiệu vệ tinh thành công tại khu vực Điện Biên khởi nguồn cho thu nhận tín hiệu ảnh viễn thám lần đầu tiên ở Việt Nam

Trung tâm đã lên kế hoạch cẩn thận và kỹ lưỡng để tìm các đối tác có khả năng cung cấp các hệ thống trạm thu mặt đất chất lượng và đảm bảo chuyển giao công nghệ đầy đủ. Hạ tầng thu nhận dữ liệu ảnh vệ tinh được đặt hàng dựa trên sự tìm hiểu kỹ lưỡng về nhu cầu cấp bách thu nhận tín hiệu trực tiếp từ vệ tinh cho các vấn đề nghiên cứu, cảnh báo cháy rừng, ô nhiễm không khí, biến đổi sử dụng đất,…từ công ty eOsphere – vương Quốc Anh. Đây là một công nghệ tiên tiến hàng đầu trên thế giới về lắp đặt trạm thu mặt đất, sản phẩm tên là VxEos có khả năng thu nhận tín hiệu chính xác từ các vệ tinh Terra, Aqua, NPP, đã được chuyển giao thành công ở Trung Quốc, Ấn độ, Malaysia,…

7

Trung tâm FIMO vinh dự được tiếp đón Tiến Sĩ Dominic Flach từ eOsphere sang trực tiếp theo dõi quá trình lắp đặt, xử lý và đào tạo nhân lực sử dụng và điều khiển trạm thu vệ tinh từ ngày 15/10/2014 trong 2 tuần. Trong đó, công việc đã được cán bộ, nhân viên Trung tâm thực hiện song song và khẩn trương trong việc lắp đặt kết cấu bệ đỡ, ăng ten và chảo thu tín hiệu trên tầng 7 nhà E3 – Đại học Công Nghệ và hệ thống thiết bị giải mã, trạm xử lý tín hiệu tại Trung tâm tầng 5 nhà E3. Kết quả đạt được là đến nay đã hoàn toàn lắp đặt và thử nghiệm vận hành thành công thiết bị ăng ten thu tín hiệu trực tiếp từ phòng đặt trạm thu và xử lý có cấu hình mạnh (8 CPU, 8 GB Ram và 2 TB ổ cứng), thông qua các phần mềm điều khiển tinh vi và hiện đại.

Một số hình ảnh ghi lại những quá trình mà trạm thu ăng ten và trạm xử lý tín hiệu được triển khai, lắp đặt trong thời gian qua:

Cán bộ Trung tâm FIMO tiến hành khảo sát thực trạng kết cấu công trình bệ đỡ trạm thu

Cán bộ Trung tâm FIMO tiến hành khảo sát thực trạng kết cấu công trình bệ đỡ trạm thu

Khảo sát các thông số kỹ thuật lắp đặt thiết bị từ phía chuyên gia Dominique

Khảo sát các thông số kỹ thuật lắp đặt thiết bị từ phía chuyên gia Dominic

Tiến sĩ Dominique tiến hành kiểm tra các thông số kỹ thuật bệ đỡ trạm thu ăng ten

Tiến sĩ Dominic tiến hành kiểm tra các thông số kỹ thuật bệ đỡ trạm thu ăng ten

Tiến hành cẩu bệ đỡ, mô tơ điều khiển trạm thu đặt trên bệ đỡ

Tiến hành cẩu bệ đỡ, mô tơ điều khiển trạm thu đặt trên bệ đỡ

Tiến sĩ Dominique cùng cán bộ Trung tâm bê lắp đặt chảo thu ăng ten dưới thời tiết mưa rào để kịp tiến độ

Tiến sĩ Dominic cùng cán bộ Trung tâm bê lắp đặt chảo thu ăng ten dưới thời tiết mưa rào để kịp tiến độ

Lắp đặt chảo thu ăng ten tín hiệu dưới sự điều hành giám sát của Tiến sĩ Dominique

Lắp đặt chảo thu ăng ten tín hiệu dưới sự điều hành giám sát của Tiến sĩ Dominic

Để đảm bảo kịp thời tiến độ đặt ra, trạm thu đã được lắp đặt trong mọi điều kiện thời tiết và thời gian khó khăn

Để đảm bảo kịp thời tiến độ đặt ra, trạm thu đã được lắp đặt trong mọi điều kiện thời tiết và thời gian khó khăn

Tiến sĩ Dominique tiến hành đo trục của ăng ten vuông góc với mặt đất để đảm bảo ăng ten có thể xoay an toànkhông bị cản trở lúc trời tối

Tiến sĩ Dominic tiến hành đo trục của ăng ten vuông góc với mặt đất để đảm bảo ăng ten có thể xoay an toàn không bị cản trở lúc trời tối

Tiến sĩ Dominique đang tiến hành lắp đặt dây cáp nối điều khiển mô tơ trục quay của ăng ten

Tiến sĩ Dominic đang tiến hành lắp đặt dây cáp nối điều khiển mô tơ trục quay của ăng ten

Cán bộ Trung tâm FIMO luôn theo dõi và ghi chép các bước thực hiện lắp đặt hệ thống

Cán bộ Trung tâm FIMO luôn theo dõi và ghi chép các bước thực hiện lắp đặt hệ thống

Kết nối cáp nguồn tại hộp điều khiển tới mô tơ của trạm ăng ten

Kết nối cáp nguồn tại hộp điều khiển tới mô tơ của trạm ăng ten

Tiến sĩ Dominique đang giải thích cơ chế hoạt động của hộp điều khiển trạm ăng ten

Tiến sĩ Dominic đang giải thích cơ chế hoạt động của hộp điều khiển trạm ăng ten

Cán bộ Trung tâm FIMO chăm chú theo dõi và học hỏi Tiến sĩ Dominique tiến hành thử nghiệm di chuyển trục của ăng ten

Cán bộ Trung tâm FIMO chăm chú theo dõi và học hỏi Tiến sĩ Dominic tiến hành thử nghiệm di chuyển trục của ăng ten

Kết quả thành công khi chảo thu đã được dịch chuyển từ phần mềm điều khiển trên máy tính

Kết quả thành công khi chảo thu đã được dịch chuyển từ phần mềm điều khiển trên máy tính

Tiến hành lắp đặt đầu thu tín hiệu vệ tinh lên chảo ăng ten

Tiến hành lắp đặt đầu thu tín hiệu vệ tinh lên chảo ăng ten

Tiến sĩ Dominique tiến hành hiệu chỉnh và căn chỉnh đầu thu tín hiệu một cách chính xác

Tiến sĩ Dominic tiến hành hiệu chỉnh và căn chỉnh đầu thu tín hiệu một cách chính xác

Kiểm tra khả năng hoạt động ổn định của trạm thu ăng ten lần cuối

Kiểm tra khả năng hoạt động ổn định của trạm thu ăng ten lần cuối

Tiến hành lắp đặt khối cầu bảo vệ trạm ăng ten sau khi thử nghiệm điều khiển trạm thu thành công

Tiến hành lắp đặt khối cầu bảo vệ trạm ăng ten sau khi thử nghiệm điều khiển trạm thu thành công

Trạm thu xử lý tín hiệu và bộ giải mã tín hiệu thu được từ vệ tinh

Trạm thu xử lý tín hiệu và bộ giải mã tín hiệu thu được từ vệ tinh

Bộ giải mã tín hiệu vệ tinh thu từ ăng ten tới trạm xử lý

Bộ giải mã tín hiệu vệ tinh thu từ ăng ten tới trạm xử lý

Tiến sĩ Dominique tính toán thông số điều khiển ăng ten từ trạm xử lý

Tiến sĩ Dominic tính toán thông số điều khiển ăng ten từ trạm xử lý

Thử nghiệm phần mềm tạo và xử lý ảnh viễn thám từ tín hiệu vệ tinh

Thử nghiệm phần mềm tạo và xử lý ảnh viễn thám từ tín hiệu vệ tinh

Tiến sĩ Dominique hướng dẫn cách kiểm tra độ ổn định của tín hiệu thu từ ăng ten

Tiến sĩ Dominic hướng dẫn cách kiểm tra độ ổn định của tín hiệu thu từ ăng ten

Tiến sĩ Dominique đang kiểm tra quá trình xử lý tạo dữ liệu ảnh MODIS và NPP trên trạm xử lý

Tiến sĩ Dominic đang kiểm tra quá trình xử lý tạo dữ liệu ảnh MODIS và NPP trên trạm xử lý

Tiến sĩ Dominique cùng cán bộ Trung tâm FIMO tham gia hội trại của các bạn sinh viên Đại học Công Nghệ kỷ niệm 10 năm thành lập trường

Tiến sĩ Dominic cùng cán bộ Trung tâm FIMO tham gia hội trại của các bạn sinh viên Đại học Công Nghệ kỷ niệm 10 năm thành lập trường

 

Phạm Hữu Bằng (Nghiên cứu viên – FIMO)

 

 

[Workshop]Xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp liên ngành và phân tích chính sách phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc

Hội thảo “Xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp liên ngành và phân tích chính sách phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc” diễn ra vào ngày 18/10/2014 tại ĐHQGHN.

Dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Ban Chủ nhiệm Chương trình Tây Bắc, các bộ, ngành hữu quan; đại diện lãnh đạo 14 tỉnh thuộc vùng Tây Bắc cùng đông đảo các nhà khoa học thuộc ĐHQGHN, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, các cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ ở vùng Tây Bắc.

Hoithao_TayBac_by_buituan_IMG_3440

Hoithao_TayBac_by_buituan_IMG_3323

Hội thảo này là một nội dung quan trọng trong kế hoạch của Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp quốc gia, giai đoạn 2013-2018: “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc”, do ĐHQG HN làm cơ quan chủ trì.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã trao đổi về phương pháp xây dựng và cấu trúc của Bộ Cơ sở dữ liệu tích hợp liên ngành và các bộ công cụ phân tích chính sách phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc. Đồng thời, Hội thảo cũng tạo điều kiện để các nhà khoa học đang tham gia thực hiện Chương trình Tây Bắc gặp gỡ, trao đổi với các đồng chí cán bộ lãnh đạo, quản lý ở 14 tỉnh thuộc vùng Tây Bắc và các bộ ngành hữu quan, trên cơ sở đó thống nhất về phương thức tổ chức triển khai, chuyển giao và ứng dụng các kết quả của Chương trình, theo đúng phương châm “thiết thực, khả thi, hiệu quả”.

Theo kế hoạch, việc triển khai Chương trình KH&CN phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc được phân kỳ làm hai giai đoạn, giai đoạn 1 (2013 – 2015) và giai đoạn 2 (2016 – 2018). Giai đoạn 1 tập trung nghiên cứu, đánh giá hiện trạng, điều tra bổ sung để đến năm 2015 có được bộ cơ sở dữ liệu tích hợp liên ngành về vùng Tây Bắc. Đồng thời, Chương trình sẽ triển khai một số mô hình sinh kế và mô hình phát triển kinh tế – xã hội cho một số địa phương, khởi động một số nhiệm vụ chuyển giao giải pháp khoa học và công nghệ sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường. Trong giai đoạn 2, Chương trình sẽ tập trung đẩy mạnh việc triển khai nghiên cứu ứng dụng đưa các kết quả khoa học và công nghệ, triển khai các dự án sản xuất thử nghiệm vào đời sống và sản xuất và xây dựng mô hình phát triển; đề xuất quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội theo hướng phát triển bền vững cho vùng Tây Bắc giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn 2030.

Giám đốc ĐHQGHN PGS.TS Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: Là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực hàng đầu đất nước, khi được giao tổ chức triển khai thực hiện Chương trình, ĐHQGHNH đã ý thức rõ trách nhiệm lớn lao của mình trước Đảng, Chính phủ, trước các tỉnh trong khu vực Tây Bắc, đặc biệt là tình cảm và trách nhiệm trước đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc. Do vậy, ĐHQGHN quyết tâm thực hiện có hiệu quả Chương trình này.

Giám đốc Phùng Xuân Nhạ cho biết, ĐHQGHN đã chủ động làm việc với các Bộ, ngành và các địa phương trong Vùng để xây dựng kế hoạch tổng thể, đồng thời phân kỳ thực hiện với phương hướng, mục tiêu, nội dung trọng tâm rõ ràng. Dự kiến sản phẩm nghiên cứu có địa chỉ chuyển giao ứng dụng cụ thể đảm bảo tính thiết thực, khả thi, hiệu quả của Chương trình. Đồng thời, ĐHQGHN đã bắt đầu triển khai Chương trình bằng việc xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp liên ngành, liên lĩnh vực; rà soát, đánh giá các chương trình mục tiêu đã thực hiện và chuẩn bị nguồn nhân lực cho Vùng để có thể tiếp nhận và ứng dụng các thành quả nghiên cứu được chuyển giao từ Chương trình.

Hoithao_TayBac_by_buituan_IMG_3327

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Tây Bắc là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Vùng Tây Bắc có tiềm năng, lợi thế phát triển nông, lâm nghiệp, thủy điện, khoáng sản, du lịch và kinh tế cửa khẩu. Bên cạnh đó, Tây Bắc còn có nguồn tài nguyên văn hóa – nhân văn to lớn và phong phú, đặc biệt là kho tàng tri thức bản địa, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc của đồng bào các dân tộc, như Thái, Mường, Mông, Dao, Tày, Nùng… với nhiều di tích lịch sử và danh thắng nổi tiếng.

Với vị trí chiến lược quan trọng, tiềm năng to lớn và đa dạng, vùng Tây Bắc cần được tập trung nghiên cứu, hoạch định chính sách đầu tư và phát triển để sớm đưa Tây Bắc phát triển toàn diện và bền vững, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Để triển khai hiệu quả Chương trình KH&CN phát triển bền vững vùng Tây Bắc trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị ĐHQGHN tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Ban Chỉ đạo Tây Bắc, các Bộ, ngành, các cơ quan khoa học, nhất là các địa phương trong Vùng để tổ chức triển khai nhiệm vụ của Chương trình theo đúng tinh thần thiết thực, khả thi, hiệu quả; hết sức tránh tình trạng nghiên cứu hàn lâm, kinh viện, trùng lắp, lãng phí, xa rời thực tiễn.

Phó Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Bộ KH&CN, Bộ Tài chính và các bộ ngành liên quan cần theo dõi sát sao lộ trình triển khai Chương trình, phối hợp chặt chẽ và kịp thời kiến nghị, đề xuất tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, giúp ĐHQGHN triển khai thành công Chương trình.

Đồng thời, Phó Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo tỉnh ủy, UBND các tỉnh trong vùng Tây Bắc thường xuyên chỉ đạo, phối hợp cụ thể với ĐHQGHN để tổ chức các nhiệm vụ của Chương trình; đề xuất trúng và đúng các vấn đề đặt ra của mỗi tỉnh và cả Vùng./.

[Workshop] Hội nghị quốc tế Kỹ nghệ tri thức và hệ thống lần thứ 6 (KSE 2014)

Từ ngày 09-11/10/2014, Trường Đại học Công Nghệ, ĐHQG HN tổ chức hội nghị quốc tế Kỹ nghệ tri thức và hệ thống lần thứ VI (Knowledge and Systems Engineering_KSE).

DSCN7932_zpsac4354c7

Hội nghị KSE là diễn đàn quốc tế mở dành cho trình bày, thảo luận và trao đổi những tiến bộ và thách thức thời sự nhất trong nghiên cứu về Công nghệ Tri thức và Hệ thống. Là lần thứ 6 tổ chức, KSE 2014, hướng tới việc quy tụ các nhà nghiên cứu, những người làm trong lĩnh vực học thuật, những người làm chuyên môn và sinh viên nhằm chia sẻ kết quả nghiên cứu và các ứng dụng thực tiễn, và hơn thế nữa, nhằm thắt chặt hợp tác trong nghiên cứu và giáo dục về Công nghệ Tri thức và Hệ thống.

Các chủđề trọng tâm của năm nay:

– Natural Language Processing

– Bio-medical Information Processing

– Evolutionary Learning

– Network and System Security

– Knowledge Representation and Reasoning

– Uncertainty Management

– Data Mining

– Information System Engineering

– Knowledge Management

– System Engineering

– Software Systems Engineering

– System Specification and Verification

– Software System Architecture and Testing

– Domain and Requirement Engineering

– Cloud Computing, Computing Models

– Human Machine Interaction

Trung tâm FIMO vinh dự có thành viên thuyết trình tại hội thảo, CN. Mẫn Đức Chức với bài thuyết trình: ”  Cloud Detection Algorithm for Landasat 8 image using Multispectral Rule and Spatial Variability “.

unnamed (3)

CN. Mẫn Đức Chức (FIMO Center)

unnamed (2)

Chair: TS. Lê Thanh Hà (ĐHCN)

Nội dung bài thuyết trình xoay quanh vấn đề tách mây cho ảnh vệ tinh Lansat 8 và các phương pháp tách mây.

unnamed (4)

 

[FIMO Center] Thông báo tuyển dụng

Nhóm nghiên cứu về xử lý ảnh vệ tinh, thuộc Trung tâm Công nghệ tích hợp liên ngành Giám sát hiện trường (FIMO center), trường Đại học Công nghệ thông báo tuyển sinh viên thực tập nghiên cứu/ làm khóa luận.

Khi tham gia nghiên cứu tại FIMO, các bạn có cơ hội làm việc trong khuôn khổ hợp tác giữa FIMO center và Viện Vật lý địa cầu, Viên Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; các bạn được tham gia vào quá trình xây dựng sản phẩm ảnh viễn thám cho thế hệ vệ tinh đầu tiên của Việt Nam; FIMO sẽ hỗ trợ về tài chính nếu các bạn hoàn thành tốt công việc được giao. Nội dung công việc tại FIMO là xử lý  ảnh viễn thám VNRedSat 1 (vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam) để hiệu chỉnh tác động của khí quyển (Atmospheric Correction)

Thông tin chi tiết về tuyển dụng:

Yêu cầu:

-Có khả năng lập trình tốt, sử dụng thành thạo ngôn ngữ C/C++ hoặc Python

-Có kiến thức tốt về xử lý ảnh và vật lý

-Đọc hiểu được tài liệu Tiếng Anh

-Sinh viên CNTT, năm thứ 3 hoặc 4

Số lượng tuyển dụng: 1 – 2 sinh viên.

Quy trình:
– Phỏng vấn tại FIMO lab
– Phỏng vấn tại Viện Vật lý địa cầu

Liên hệ phỏng vấn tại FIMO center
– Đăng ký phỏng vấn với anh Lưu Việt Hưng qua email trước ngày chủ nhật, 19/10/2014 (SĐT: 0943914046 , Email: <[email protected]>), cc tới: anh Phạm Hữu Bằng (<[email protected]>) và cô Thanh ([email protected])
– Phỏng vấn tại FIMO lab vào thứ 3, 21/10/2014, lúc 9:00
– Địa điểm: Phòng 408, E3

 

[Học bổng] Học bổng Hoa Kỳ VEF 2016

Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) xin thông báo chương trình học bổng VEF năm 2016.

Các ứng viên không phải nộp bất kỳ khoản lệ phí nào để tham dự quy trình tuyển chọn này. Tiêu chí lựa chọn dựa trên các thành tích cá nhân bao gồm kết quả học tập, sự chuẩn bị, năng lực trí tuệ, khả năng tiếng Anh, và tiềm năng đóng góp khoa học cho sự nghiệp giáo dục và nghiên cứu của Việt Nam.

THỜI GIAN NỘP HỒ SƠ

– Hồ sơđược nộp trực tuyến trên trang web của VEF: www.vef.gov

– Thời gian: Từ 10h00 sáng, ngày 10/12/2014 – 10h00 sáng ngày 10/4/2015 (theo giờ Việt Nam)

VEF dựđịnh sẽ cấp khoảng 34 suất học bổng cho các công dân Việt Nam theo học chương trình sau đại học tại Hoa Kỳ khai giảng vào mùa thu năm 2016. Xin lưu ý rằng  VEF ch chp nhn các ng dng trc tuyến.

Thông tin chi tiết xem tại: http://home.vef.gov/details.php?mid=6&cid=392

 

[Học bổng] Học bổng song phương Bỉ, 2015-2016

Belgian bilateral scholarships, 2015-2016

Belgian Bilateral Scholarship Programme

Within the framework of its Indicative Cooperation Programme for the period of 2011-2015 with Vietnam, the government of Belgium wishes to support the government of Vietnam in its efforts to reduce poverty and achieve sustainable development through human resource development.

Belgian Bilateral Scholarships enable young professionals from Vietnam to pursue Master studies in Belgium and gain new expertise for the benefit of their country.

Quantity and type of scholarships within the framework of the Programme

There are estimatedly 30 full Master scholarships granted for Intake of 2015.

The scholarship will cover a return ticket to Belgium, all tuition fees, basic health insurance and a monthly stipend and allowances.

Who can apply

  • Candidates from all provinces and regions of Vietnam, from public institutions, civil society, NGOs and the private sector are encouraged to apply.
  • Candidates should have good academic records and relevant working experience with the desired studies.
  • Candidates should show potential to contribute to the development of Vietnam.
  • Women and candidates coming from remote areas are strongly encouraged to apply.

Eligibility Criteria

Eligible applicant must:

  • Be citizen of Vietnam, residing and working in Vietnam at the moment of application;
  • Not have citizenship or permanent resident status of Belgium or any other developed countries on OECD list;
  • Not be married or engaged to a person holding or eligible to hold Belgian citizenship;
  • Not be older than 35 years at the moment of application;
  • Hold a full-time official university degree;
  • Have minimum 02 full years of working experience (after undergraduate study up to the moment of application). The experience must be relevant to the selected Master study;
  • Be fluent in English or in French. Requirements by BBS:
    • French: at least DELF B2 / TCF 400-500;
    • English: at least IELTS 6.5 / TOEFL computer 213 / TOEFL iBT 79-80.

N.B:

  • Candidates are strongly advised to contact the chosen university for confirmation on the availability of the course in the academic year 2015-2016 and the language of instruction before application.
  • Candidates must possess a high level of English or French proficiency in order to enable them to cope with post-graduate study in Belgium. Candidates are therefore strongly advised to contact directly Belgian universities for specific language requirements of different study programmes. In case the chosen universities or study programmes require higher score than the requirement of BBS, applicants must comply with it before submitting their applications.
  • Applicants are not obliged to have beforehand letters of admission from Belgian universities for the academic year 2015-2016. However, having a letter of admission will help the selection committee to proceed file screening and selection procedures more conveniently.
  • GRE/GMAT is required by some universities for courses in Economics, Management or Finance or Natural Sciences. Candidates must carefully check with the selected universities and comply with this requirement before submission of application.

What eligible universities and courses can candidates apply for?

Master studies are taught either in French or in English at Belgian universities.

Master studies in Belgium normally take 1 or 2 years, depending on the course and/or university. It is up to applicants to check on the website of the universities and to make their choice among available offers. Applicants can apply for one course at one university.

N.B:  Courses in international colleges located in Belgium are not eligible for Belgian Bilateral Scholarships.

Within the framework of the Belgian Bilateral Scholarship Programme, the fields of study are not restricted but priority will be given to the areas of intervention of the Belgian development cooperation in Vietnam, notably: water resource management, environment, climate change, urbanization, engineering, and governance.

The following websites will enable candidates to find more detailed information on the Belgian universities:

Application procedure


APPLICATIONS FOR  INTAKE 2015
CAN BE SUBMITTED FROM 1st OCTOBER TO 30th DECEMBER 2014


1. Application Form

Master Form 2015 (DOC, 436.5 Kb)

The application form should be clearly and completely filled in the language of instruction of the chosen course, preferably typewritten and duly signed by candidates. Incomplete files or files missing any of the documents listed under Section 11 shall be rejected.

Section 1 – Personal Information: this section inquires about personal details. Please note that the scholarship funds the costs for the awardees only. If candidates wish to take any member of their family to Belgium, they will have to bear the costs themselves.

Section 2 – Postal address: as the information in this section will help us to contact applicants, sufficient and clear information is very important to ensure that all applicants are well informed of their application results.

Section 3 – Proficiency in foreign language: the language proficiency test results must be valid until at least 30/06/2015. For those who are waiting for the result, please indicate the date of the test as well as the expected date for the result. Supplementary documents can be submitted before 16/01/2015.

Section 7 – Request for scholarship: Applicants should fill in the precise title of the course, duration and the university. Each applicant can apply for one course at one university. For further information, applicants can visit the website of the university or contact directly the course coordinator via email for confirmation of the course availability as well as the language of instruction.

Section 8 – Statement of Motivation and Future Plan: this section aims to understand the rationale for the selection of the study as well as the future plans of candidates upon their return to Vietnam. This is particularly important; therefore, applicants should write this part convincingly and coherently. The text should not exceed 400 words (or 4,000 characters).

If some useful information concerning the application cannot be covered in the text under Section 8, applicants could continue in the Section 9.

2. Documents that should accompany the application form

(All documents in Vietnamese must be a legalised true copy, with certified translation in English or French)

  • Copy of birth certificate.
  • Copy of University degree, and Master degree (if any).
  • Copy of academic (University, Master) transcripts.
  • Copy of the internationally recognized language certificates.
  • A short explanation about the grading system of Vietnam (This document will assist the Belgian universities to better understand the meaning of the grading system in Vietnam, and therefore enable them to assess the qualifications of applicants through  academic transcripts).
  • Two letters of recommendation, either professional or academic with contact details of the referees.
  • Authorization letter of the current employer (see Template in Annex 1 of the Application Form).
  • Resume/Curriculum Vitae.

3. Submission and Deadline

  • 01 original and 03 copies of the Application File (including form & annexes) are to be sent in a sealed envelope marked “Application for 2015/16 Belgian Bilateral Scholarships”.
  • Deadline: before 17h00, Tuesday 30/12/2014.
  • Address: Development Cooperation Office – Embassy of Belgium, 9th Floor Hanoi Towers – 49 Hai Ba Trung street, Hanoi.


Applications sent by mail will be checked based on the date of the post stamp.

 Applications sent by fax/email are not accepted.

Selection procedure and process

The Selection Committee will screen application files and draw up a shortlist of candidates. Only shortlisted candidates will be contacted for an interview in Hanoi and in Ho Chi Minh City.

Only the application files of the candidates who passed the interview will be sent to the Belgian universities for an assessment and issuing of admission letters. Scholarships will be awarded only when a letter of admission issued by the chosen university is available.

N.B:
Besides the criteria to assess the applicants’ qualification and motivation, the Selection Committee will also take into consideration the geographical, sectoral and institutional balance of all selected courses before making a final decision on awarding the scholarships.

Timeline

30/12/2014: Deadline for submission of applications.

Please be noted that the following timeline is indicative and for reference only:

End of January 2015: Completion of pre-selection.
March 2015: Organized Interviews.
End April 2015: Inform result of interviews and of application to all applicants.
July – Aug 2015: Award scholarships.

Further Information

For all questions related to Belgian Bilateral Scholarships, please contact:

Mrs. Ngo Thu Huong
Attaché-adjoint (Development Cooperation)
[email protected]

or

Mrs. Ho Phuong Loan
Assistant
[email protected]

Useful Links

 

Tiếp đón đối tác Hoa Kỳ_Công ty Applied GeoSollution

Ngày 21/09/2014, Trung tâm Công nghệ tích hợp liên ngành Giám sát hiện trường đã có buổi làm việc và tiếp đón Tiến sĩ William Salas, Chủ tịch Công ty Applied GeoSollution (Hoa Kỳ).

Tham gia tiếp đón gồm Chuyên gia cao cấp GS.TS. Mai Trọng Nhuận- cố vấn của Trung tâm FIMO cùng đại diện của FIMO PGS. TS. Nguyễn Hải Châu, TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh và các thành viên Trung tâm. 2 Tại buổi tiếp đón, hai bên đã trao đổi về học thuật sử dụng công nghệ viễn thám trong việc theo dõi lúa. Nội dung xoay quanh phương pháp theo dõi lúa từ ảnh vệ tinh quang học (MODIS) và theo dõi lúa từ ảnh Radar; trình bày về phương pháp mô hình hóa, áp dụng mô hình DNDC trong tính toán lượng phát thải CH4 từ canh tác lúa. 2 TS. William Salas có bài diễn thuyết giới thiệu về khung cấu trúc của hệ thống mô hình tính toán phát thải CH4 từ lúa với nội dung Xây dựng hệ thống cập nhật cơ sở dữ liệu thực địa (sử dụng mobile, smartphone); hệ thống Cơ sở dữ liệu cho mô hình tính phát thải CH4 và hệ thống WEBGIS cung cấp các kết quả của mô hình.

Hai bên thỏa thuận hợp tác, phát triển  trong việc nâng cao năng lực của nghiên cứu lúa phục vụ tính toán phát thải  trong bối cảnh biến đổi khí hậu thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn các công nghệ, phương pháp theo dõi lúa và mô hình hóa tính CH4. 1 Trong thời gian tới, hai bên mong muốn được hợp tác lâu dài và xây dựng các dự án hợp tác nâng cao năng lực cho Trung tâm FIMO.

[Học bổng] Học bổng của Nhật Bản

International Graduate Program

From: 17th November 2014
To: 30st November 2014

Click vào link bên dưới để xem nội dung chi tiết:

Hoc bong Nhat Ban