BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG NGHỆ HÀNG NĂM FIMO 2020

Tổng kết năm 2020 được trung tâm FIMO tổ chức tại khách sạn poko resort Tam Đảo có sự tham gia của tất cả thành viên trung tâm FIMO, Buổi lễ cũng là cơ hội để trung ghi nhận và biểu dương CBCNV đã có thành tích tốt trong năm vừa qua. Buổi lễ có sự tham dự của TS. Bùi Quang Hưng giám đốc trung tâm FIMO.

Ths. Lưu Quang Thắng tổng kết năm 2020

Điểm lại tình hình hoạt động công tác vừa qua, Ths. Lưu Quang thắng  đã báo cáo tổng quan kết quả làm việc của CBCNV trong trung tâm trong năm vừa qua. Anh đã chỉ rõ các ưu điểm, khuyết điểm trong quá trình làm việc, quản lý hoạt động và triển khai kế hoạch làm việc trong năm 2020. Anh Thắng nhấn mạnh: ”2020 là năm bản lề cho kế hoạch đạt được vào năm 2021”, do vậy cần tập trung cao nhất cho mục tiêu năm 2021 trở thành trung tâm nghiên cứu sản phẩm công nghệ hàng đầu.

2020 là năm đầy thử thách với Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới nhưng cũng là năm ghi dấu sự trưởng thành của trung tâm FIMO.

Trong thời điểm những ngày cuối cùng của năm 2020, hãy cùng nhau dành chút cảm xúc lắng đọng để nhìn lại một năm đã qua, vững tâm hướng đến năm mới 2021 đầy tươi sáng.

Với tinh thần lạc quan, quyết tâm mạnh mẽ, FIMO luôn sẵn sàng đương đầu với với mọi thử thách, sẵn sàng bùng nổ trong giai đoạn mới…

TRIỂN LÃM QUỐC TẾ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VIỆT NAM 2021

Trong 2 ngày 9 và 10/1/2021, tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, ĐHQGHN sẽ tham gia Triển lãm quốc tế đầu tiên về đổi mới sáng tạo Việt Nam (Vietnam International Innovation Expo 2021 – VIIE 2021) và sự kiện khởi công dự án xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC).

Đây là triển lãm quốc tế đầu tiên về đổi mới sáng tạo, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Công Thương, Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

Triển lãm có sự tham gia của ĐHQGHN, các cơ sở nghiên cứu, trường đại học, khối hợp tác xã dành cho cộng đồng người yếu thế cùng nhiều doanh nghiệp công nghệ quy mô lớn và uy tín của Việt Nam như Viettel, Vingroup, MoMo, CMC, Sunshine… và các tập đoàn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài lớn như Samsung, Hyosung, Intel, Dell, Hitachi, Siemens, …

ĐHQGHN mang đến hơn 100 giải pháp, sản phẩm ấn tượng, giới thiệu tại Triển lãm, tập trung vào các lĩnh vực công nghệ, khoa học môi trường, vi sinh vật, y dược, … Đặc biệt có 3 sản phẩm của các nhà khoa học ĐHQGHN tham gia trình diễn tại sân khấu của triển lãm: Blife- Hệ thống trợ giúp giao tiếp cho người bị tổng hợp chức năng vận động; Phần mềm ứng dụng công nghệ thực tại ảo trong bảo tồn văn hóa phi vật thể ở Việt Nam và Hệ thống theo dõi, chăm sóc sức khỏe từ xa demo tại thực địa.

Một số sản phẩm phía trung tâm FIMO

Phía trung tâm FIMO mang đến một số sản phẩm: airNet mạng lưới khoan trắc chất lượng không khí và nền tảng bản đồ số Việt Nam WeMap:

AirNet là mạng lưới quan trắc chất lượng không khí sử dụng cảm biến chi phí thấp với mục tiêu chính là:

Nghiên cứu giải pháp sử dụng cảm biến chi phí thấp để cung cấp nguồn dữ liệu phụ trợ cho các nghiên cứu trong lĩnh vực môi trường, cung cấp thông tin về Chất lượng không khí và ô nhiễm không khí cho cộng đồng.

Bản đồ số Việt Nam WeMap cung cấp thông tin về ranh giới, địa giới theo đúng với quy định của chính phủ. Các dữ liệu biên giới địa giới được cập nhật liên tục và chi tiết tới mức phường, xã…

Thông tin địa điểm, địa chỉ của WeMap lên tới 25.3 triệu dữ liệu địa chỉ bao phủ khắp cả nước và chi tiết đến từng hộ gia đình.

Triển lãm nhằm tôn vinh và giới thiệu những hoạt động đổi mới sáng tạo của các chủ thể tích cực trong hệ sinh thái Việt Nam trong một số lĩnh vực như: Đô thị thông minh, nhà máy thông minh, an ninh mạng, chuyển đổi số, công nghệ trong nông nghiệp và môi trường… Triển lãm sẽ là một sự kiện hàng năm về đổi mới sáng tạo phục vụ cộng đồng và xây dựng các kết nối đổi mới sáng tạo, kết nối chuyên gia, viện trường – doanh nghiệp, các tập đoàn quốc tế, các quỹ đầu tư, các tổ chức hỗ trợ, khẳng định Việt Nam là điểm đến của đổi mới sáng tạo của khu vực trong kỷ nguyên mới.

 

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO CƠ SỞ KHOA HỌC PHỤC VỤ ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH XÂY DỰNG NỀN TẢNG CUNG CẤP DỊCH VỤ DỮ LIỆU ĐỊA CHỈ VIỆT NAM

Hội thảo trường về khoa học xây dựng nền tảng cung cấp dịch vụ dữ liệu địa chỉ Việt Nam được diễn ra vào lúc 13h30 ngày 11/12/2020 lúc 518 E3 UET.

Nội dung buổi hội thảo giới thiệu về nền tảng bản đồ số Việt Nam WEMAP sẽ cung cấp cho người dùng bản đồ chính xác về biên giới, hải đảo, địa giới Việt Nam; người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và đường chỉ có thể đến tận lớp địa chỉ trong từng ngõ, hẻm hoặc các thôn, xã

Ts. Bùi Quang Hưng giới thiệu về nền tảng bản đồ số

Ngoài ra, hội thảo còn có sự tham gia của một số khách mời: TS. Hoàng chủ phê duyệt, Chủ tịch HĐQT Vinaconex R&D thuyết trình về “Lý thuyết hoạt động SQTQ và định hướng nghiên cứu liên quan” và VS. Bùi Sỹ Nguyên, Chủ tịch House 3D “House 3D Nền tảng thiết kế và thương mại điện tử 3D / VR.

TS. Hoàng chủ Phê thuyết về lý thuyết hoạt động SQTQ và định hướng nghiên cứu liên quan

Mục tiêu của buổi hội thảo kết hợp ứng dụng và công nghệ thông minh vào nền tảng mua bán giao dịch bất động sản VS. Bùi Sỹ Nguyên đã giới thiệu về công nghệ thực tế ảo để mua bán căn hộ bất động sản. Trong bất động sản giao dịch hiện nay, vấn đề lớn nhất của người mua là phải tiếp cận căn hộ, nhà ở để xem xét, đánh giá thực tế. Điều này đòi hỏi nhiều thời gian và công sức (di chuyển, bố trí công việc…) cho các bên. Mặt khác, cách tiếp cận thông tin thông qua hình ảnh và video thông thường như hiện nay thiếu chân thực và có nhiều sai lệch, không bảo đảm đủ chính xác để người mua ra quyết định. VR giải quyết được những vấn đề này.

Khi VR ứng dụng, các nhà phát triển sẽ tạo ra ảo thuật 3D không gian hoàn chỉnh đối với bất kỳ sản phẩm nào. Những dữ liệu được xây dựng được lấy từ kỹ thuật thông tin, thiết kế của tư vấn chủ và người bán, đảm bảo độ chính xác cao, sát với thực tế.

Mặt khác với khung tách biệt ích lợi không gian thực / ảo, mang người dùng đến một cảnh mới, chủ đầu tư động sản thông qua VR có thể cung cấp cho người mua những ngôi nhà hình ảnh và trải nghiệm tương lai trong trường hợp dự án chưa hoàn thành nhưng khách hàng muốn xem.

Chụp ảnh lưu trữ đại biểu tại hội thảo

    Hội thảo diễn ra thành công tốt đẹp và kết thúc lúc 18h.

CƠ SỞ KHOA HỌC PHỤC VỤ ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH XÂY DỰNG NỀN TẢNG CUNG CẤP DỊCH VỤ DỮ LIỆU ĐỊA CHỈ VIỆT NAM

Hội thảo tiếp tục diễn ra ngày 12/01/2021 tại nhà khách VNU, khu CNC Hòa Lạc.

   PHIÊN TOÀN THỂ LOẠI: NHÓM TÁC DỤNG QUỐC TẾ – JPMD (Japan post Direct Maketing – Nhật Bản)

TS. Bùi Quang Hưng: WeMap 2021

ThS. Lưu Việt Hưng: PAV – Phân tích và đánh giá thuộc tính JPMD

Nội dung cuộc họp:

– Giới thiệu về sản phẩm, FIMO nghiên cứu và kế hoạch phát triển 2021

– Cập nhật tác giả dự án tiến độ

– Giới thiệu các ý tưởng mới phát triển

 

Bản đồ số của người Việt

“Bản đồ số Việt Nam (gọi tắt là Vmap) (https://vmap.vn/) được xây dựng và triển khai từ tháng 8/2018 bởi nhóm nghiên cứu của Trung tâm Giám sát hiện trường (Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Hội). Vmap là một những nội dung quan trọng của Đề án “Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa” được phê duyệt theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Phó Giám đốc ĐHQGHN Phạm Bảo Sơn, Trưởng ban Khoa học và Công nghệ Vũ Văn Tích cùng các nhà khoa học đến từ Trường ĐH Công nghệ tham gia xây dựng và phát triển Vmap

   Người Việt tạo ra bản đồ số

Với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và việc đẩy mạnh đô thị hóa, đặc biệt ở các thành phố đã làm thông tin thay đổi hoặc mới cần phải được cập nhật liên tục.Việt Nam cũng phát triển theo xu hướng với việc sử dụng các công nghệ hiện đại như Blockchain (công nghệ chuỗi), trí tuệ nhân tạo… để nghiên cứu ứng dụng tạo ra các sản phẩm trợ giúp cho người Việt.

Sự ra đời của nền tảng dữ liệu Bản đồ số Việt Nam do người Việt xây dựng sẽ cung cấp cho người dùng bản đồchính xác về biên giới, hải đảo, địa giới Việt Nam; người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và chỉ đường cụ thể đến tận lớp địa chỉ trong từng ngõ, hẻm hoặc các thôn, xã. Đây là cơ sơ để các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước có thể sử dụng để tạo ra các ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: giáo dục, văn hóa, du lịch…

Sau khi ra mắt vào tháng 10/2019, Vmap sử dụng được trên nền web thì đến nay người dùng đã có thể sử dụng trên điện thoại di động bằng cách tải phần mềm từ các kho ứng dụng. Vmap có gần 20 nghìn lượt tải trên kho ứng dụng của IOS và Android, đối với địa chỉ https://vmap.vn/ nhiều nhất 70 nghìn lượt truy cập/ngày. Cho đến nay, Vmap đã có 23,4 triệu dữ liệu địa điểm, địa chỉ. Trong đó, cơ sở giáo dục có 53.000; cơ sở y tế 47.454; cơ sở lưu trú 7.880; cơ sở thông tin, truyền thông 12.000.

Giao diện Vmap phiên bản web – Bản đồ số dành cho người Việt

Đại diện cho nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Giám sát hiện trường, anh Lưu Quang Thắng cho biết: “Khác với một số nền tảng bản đồ và định vị khác đang có mặt trên thị trường do các công ty nước ngoài phát hành, bản đồ số Vmap hiển thị các lớp bản đồ riêng, bao phủ toàn quốc, có khả năng hiển thị chi tiết địa chỉ từng số nhà ở cả thành thị, miền núi và vùng sâu vùng xa. Về dữ liệu biên giới, địa giới, hải đảo theo công bố của Nhà nước; mạng lưới đường tích hợp từ dữ liệu đa nguồn (Nhà nước, thuật toán, cộng đồng). Về kỹ thuật, nhóm nghiên cứu đã tích hợp các thuật toán xử lý ngôn ngữ, tìm kiếm, chỉ đường tối ưu cho tiếng Việt; cung cấp nhiều bộ công cụ hỗ trợ phát triển phần mềm đa nền tảng: Web, Android, iOS, Cross-platformđể phục vụ các nhà phát triển ứng dụng. Về giá thành, miễn phí cho người sử dụng và hỗ trợ tối đa cho cộng đồng nhà phát triển”.

  Dữ liệu số của người Việt

Để có được một khối dữ liệu khổng lồ với 23,4 triệu địa chỉ trên cả nước như vậy, đại diện nhóm nghiên cứu, anh Lưu Quang Thắng chia sẻ: “Với sự hỗ trợ của đề án “Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa” và các bộ ban ngành, đặc biệt là Bưu điện Việt Nam và cộng đồng thu thập dữ liệu, nhóm nghiên cứu đã nỗ lực và cố gắng để từng bước vượt qua khó khăn đối với công tác thu thập dữ liệu, hoàn thành sản phẩm trong thời gian ngắn.Trong 3 tháng liên tục, Bưu điện Việt Nam đã cử hơn 120.000 nhân viên bưu điện và đoàn viên thanh niên tới từng khu phố, làng xã… để thu thập thông tin. Từ dữ liệu thu thập nhóm đã xây dựng các công cụ tích hợp dữ liệu đa nguồn (nhà nước, bộ, ban, ngành và cộng đồng thu thập dữ liệu) để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chỉ quốc gia. Dựa trên cơ sở đó, nhóm đã xây dựng các thuật toán tiền xử lý dữ liệu hỗ trợ hiển thị bản đồ, xử lý ngôn ngữ tự nhiên tiếng Việt hỗ trợ tìm kiếm địa chỉ, tìm đường”.

Giao diện Vmap phiên bản trên điện thoại di động

Đến nay, Vmap đã và đang được sử dụng trong các ứng dụng chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp. Quang Thắng chia sẻ thêm về việc Vmap được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, cụ thể: “Về y tế, các ứng dụng trong chiến dịch chống Covid-19 hành cho người dân và điều hành của chính phủ: antoancovid.vn/; ncov.moh.gov.vn/ban-do-vn; Khai báo y tế – NCOVI;… Về môi trường được ứng dụng trong mạng cảm biến quan trắc chất lượng không khí (airnet.vn). Trong vận tải được sử dụng tại phần mềm quản lý đặt xe khách liên tỉnh Thái Bình – Hà Nội (247car.vn). Ngoài ra còn một số lĩnh vực khác như bất động sản, xã hội… cũng sử dụng Vmap như bản đồ số trong trung tâm điều hành thông minh, Hệ thống thông tin chất lượng bất động sản (Reqis), Nền tảng nhân đạo số iNhandao, Địa chỉ số (vpostcode.vn)”.

Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu đang tiếp tục nâng cấp, cải tiến bản đồ số Vmap để đáp ứng tốt hơn người dùng và nhà phát triển ứng dụng tại Việt Nam.

Tuyết Nga – Đăng Hoàng (UET-News)

Vmap là một trụ cột của Đề án Chính phủ “Phát triển Hệ tri thức Việt số hoá”

Sáng 1/10/2019, tại Hà Nội, Bưu điện Việt Nam phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội đã chính thức đưa vào thử nghiệm nền tảng dữ liệu Bản đồ số Việt Nam (Vmap) và Hệ thống thông tin nhân đạo – iNhandao” trong khuôn khổ Đề án Chính phủ “Phát triển Hệ tri thức Việt số hoá”.

Đến dự Lễ ra mắt có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và cộng đồng.

Về phía ĐHQGHN có Phó Giám đốc Phạm Bảo Sơn, Trưởng ban Khoa học và Công nghệ Vũ Văn Tích cùng các nhà khoa học đến từ Trường ĐH Công nghệ tham gia xây dựng và phát triển Vmap.

Vmap là một những nội dung quan trọng của Đề án “Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa” được phê duyệt theo Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Nền tảng dữ liệu Bản đồ số Việt Nam là sản phẩm do người Việt Nam xây dựng nhằm cung cấp cho người dùng thông tin về bản đồ, lớp dữ liệu địa chỉ, những ứng dụng liên quan đến tìm kiếm thông tin, tìm đường, tìm địa chỉ trên toàn quốc; là cơ sở để tạo ra các ứng dụng trong mọi lĩnh vực như: y tế, giáo dục, văn hóa, du lịch…

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ: Sau hơn một năm, “hạt giống” chia sẻ tri thức kết nối cộng đồng cổ vũ sáng tạo đã bắt đầu nảy mầm. Đó là Bản đồ số – Vmap và Hệ thống thông tin nhân đạo – iNhandao.

Thời gian tới, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn sẽ có nhiều sự tham gia vào nền tảng Bản đồ số – Vmap, cho Hệ thống thông tin iNhandao nói riêng và hệ i-chữ Việt nói chung phát triển. Tất cả các công nghệ hiện đại như Blockchain (công nghệ chuỗi), trí tuệ nhân tạo… sẽ được nghiên cứu ứng dụng để những trợ giúp từ người có tấm lòng muốn giúp đỡ đến người nhận được công khai, minh bạch hoàn toàn. Quan trọng hơn, sự kết nối giữa người nhận sự hỗ trợ – hỗ trợ và kết nối tất cả các tấm lòng nhân ái lại với nhau để lan tỏa những điều tốt đẹp trong toàn xã hội.

Hiện nay, tại tất cả các địa phương, đặc biệt là các thành phố đều đang đẩy mạnh đô thị hóa, vì vậy các thông tin thay đổi hoặc mới cần phải được cập nhật liên tục. Bưu điện Việt Nam đã yêu cầu nhân viên thu thập, đặc biệt là đội ngũ bưu tá mỗi lần đi phát thư tín, bưu phẩm… cần đồng thời thực hiện thu thập các địa chỉ để đưa lên lên bản đồ số Vmap. Thời gian tới, Bưu điện Việt Nam sẽ tiếp tục cập nhật chi tiết hơn nữa các dữ liệu, thông tin lên Vmap để phục vụ tối đa công tác quản lý nguồn dữ liệu bản đồ, đồng thời đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin, địa chỉ của người dùng Việt Nam.

Bằng cách sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) có cài đặt phần mềm với các tính năng thu thập dữ liệu, gắn tọa độ, thời gian, chụp ảnh… các nhân viên bưu điện, các đoàn viên, thanh niên đã tiến hành thu thập tên địa chỉ (hộ gia đình, cửa hàng, địa điểm…), địa chỉ chi tiết của địa điểm (số nhà, đường phố, ngõ, hẻm, thôn, xóm…) và các ghi chú về loại đối tượng (nhà dân, nhà hàng, các điểm công công như chợ, sân chơi… ).

 

Vmap không chỉ xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu bản đồ nền (lớp bản đồ về biên giới, hành chính, giao thông, sông ngòi…); cơ sở dữ liệu chứa các thông tin về tọa độ, thông tin đi kèm của các đối tượng (địa danh, trường học, bệnh viện, hiệu thuốc, khách sạn…) và địa chỉ nhà dân mà còn xây dựng các ứng dụng đi kèm bản đồ. Điển hình như Bản đồ địa chỉ nhân đạo điện tử nhằm hỗ trợ việc triển khai các hoạt động nhân đạo. Theo đó trên hệ thống https://nhandao.itrithuc.vn sẽ hiển thị các thông tin về địa chỉ nhân đạo do cộng đồng người dùng cả nước đề xuất như người già neo đơn, người mắc bệnh hiểm nghèo, người dân trong vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai…

Hiện Vmap đang có hơn 23,4 triệu dữ liệu địa chỉ trên cả nước. Bên cạnh các tính năng cơ bản như: tìm kiếm địa chỉ, chỉ đường, Vmap sẽ đi theo một hướng đi khác biệt, hữu ích nhất cho người dùng. Đó là hiển thị lớp bản đồ riêng của các lĩnh vực trong cuộc sống và hiển thị địa chỉ chi tiết tới từng số nhà, dù ở thành thị hay miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Hiện phiên bản thử nghiệm đã tiếp cận được không ít người dùng trong xã hội. Không chỉ vậy, Vmap cũng được nhiều doanh nghiệp Việt kì vọng vào việc sẽ ứng dụng vào công tác quản lý và kinh doanh

Thời gian tới, Bưu điện Việt Nam sẽ tiếp tục cập nhật các dữ liệu, thông tin lên Vmap. Đặc biệt, đội ngũ bưu tá mỗi lần đi phát hàng hóa, thư báo cũng liên tục cập nhật thêm các thông tin cần thiết lên bản đồ trực tuyến Vmap. Ngoài ra Vmap cũng sẽ được bổ sung thêm các ứng dụng sử dụng đi kèm để hấp dẫn hơn và giúp người dùng sử dụng các ứng dụng nhanh chóng, thuận tiện hơn.

Để tạo lập một nền tảng thu thập và chia sẻ dữ liệu bản đồ của người Việt, do người Việt chung tay xây dựng, phục vụ cộng đồng, Vmap rất cần sự  ủng hộ của các đơn vị, người dùng trong việc ứng dụng bản đồ số vào cuộc sống. Đồng thời chia sẻ, đóng góp dữ liệu thông tin chính xác để vừa gia tăng địa chỉ vừa đảm bảo chất lượng dữ liệu ở mức tốt nhất.

Đại diện của nhóm phát triển công nghệ Vmap đến từ Trường ĐH Công nghệ cho biết, ĐHQGHN là một trong 3 trụ cột triển khai Dự án này. Được khởi động từ tháng 8/2018, với sự tin tưởng của lãnh đạo ĐHQGHN, trong đó có sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hữu Đức khi ấy và Phó Giám đốc ĐHQGHN Phạm Bảo Sơn hiện nay, nhóm thấy có trách nhiệm hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao hướng đến mục tiêu phát triển nền tảng dữ liệu, tri thức trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Phó Giám đốc ĐHQGHN PGS.TS Phạm Bảo Sơn

Đến nay, Đề án đã bước đầu hình thành hệ thống nền tảng với các chức năng và công cụ cho phép thu thập, xử lý và chia sẻ các dữ liệu dùng chung trong một số lĩnh vực. Trong đó, Dự án Bản đồ số Việt Nam và Dự án Hệ thống thông tin nhân đạo là hai dự án tiên phong của Đề án và đã đạt được một số kết quả quan trọng trong giai đoạn một để giới thiệu với công chúng.

Hiện Vmap đang có hơn 23,4 triệu dữ liệu địa chỉ trên cả nước. Bên cạnh các tính năng cơ bản như: tìm kiếm địa chỉ, chỉ đường, Vmap sẽ đi theo một hướng đi khác biệt, hữu ích nhất cho người dùng. Đó là hiển thị lớp bản đồ riêng của các lĩnh vực trong cuộc sống và hiển thị địa chỉ chi tiết tới từng số nhà, dù ở thành thị hay miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Phó Giám đốc Phạm Bảo Sơn, Trưởng ban Khoa học và Công nghệ Vũ Văn Tích cùng các nhà khoa học đến từ Trường ĐH Công nghệ tham gia xây dựng và phát triển Vmap

Hiện phiên bản thử nghiệm đã tiếp cận được không ít người dùng trong xã hội. Không chỉ vậy, Vmap cũng được nhiều doanh nghiệp Việt kì vọng vào việc sẽ ứng dụng vào công tác quản lý và kinh doanh.

Đề án “Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa” được phê duyệt theo Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là một trong các hoạt động cụ thể nhằm triển khai Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đúng 10 giờ 10 phút 10 giây ngày 01/01/2018, tại Hà Nội, Đề án đã được chính thức khởi động dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam với thông điệp “Chia sẻ tri thức – Cổ vũ sáng tạo – Kết nối cộng đồng – Vì tương lai Việt Nam”. Đề án đã ra mắt phiên bản đầu tiên tại địa chỉ iTrithuc.vn với mục tiêu xây dựng một nền tảng hạ tầng dữ liệu và tri thức trong các lĩnh vực, trước hết là những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân như giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp, văn hóa… nhằm tạo điều kiện cho học tập, làm chủ tri thức, nghiên cứu và phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin trên nền tảng AI và BigData phục vụ cho cộng đồng và xã hội.

Các dữ liệu và tri thức được kết nối và chia sẻ với cấp số nhân, được phổ biến nhanh chóng và rộng rãi sẽ xoá bỏ khoảng cách số, tạo cơ hội để mọi người tiếp cận sử dụng, tạo ra giá trị gia tăng cho cả cộng đồng. Đây là cốt lõi để triển khai phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong mọi ngành, lĩnh vực, khơi dậy niềm đam mê và khát vọng sáng tạo, nhất là thế hệ trẻ.

Đề án có cách làm khác biệt so với các đề án khác. Thứ nhất, Đề án mang tính kết nối tri thức trên cơ sở ứng dụng các công nghệ thông tin hiện đại như BigData và AI. Thứ hai, Đề án không có ngân sách riêng biệt, chủ yếu huy động từ nguồn xã hội hoá. Hầu hết kinh phí triển khai Đề án cho đến nay do các doanh nghiệp đóng góp và công sức tình nguyện của các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật và tình nguyện viên. Thứ ba, Đề án tạo cơ chế phối hợp tham gia của các bộ, ngành, địa phương, và đặc biệt là sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp và đông đảo các bạn thanh niên, sinh viên và người dân nói chung.

ĐHQGHN đóng góp nhiều dữ liệu, ứng dụng cho Hệ tri thức Việt số hóa

Hơn 42.000 file hỏi đáp và hơn 12.000 file dữ liệu tham gia vào nguồn cơ sở dữ liệu xây dựng Hệ tri thức Việt số hóa là kết quả mà ĐHQGHN đã thực hiện được khi tham gia Đề án Hệ tri thức Việt số hóa.
Hệ Tri thức Việt số hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 18/5/2017. Đây là hệ sinh thái toàn diện tổng hợp tri thức trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề được xây dựng với tinh thần: Chia sẻ tri thức, cổ vũ sáng tạo, kết nối cộng đồng, vì tương lai Việt Nam.

Lễ khởi động Đề án Hệ tri thức Việt số hóa ngày 01/01/2018

Phát biểu tại lễ khởi động Đề án ngày 1/1/2018, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, đây là trang dữ liệu mở của người Việt, tạo điều kiện để mọi người dân học tập, làm chủ tri thức, tăng cường nghiên cứu sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, thúc đẩy phát triển đất nước. Mục tiêu của Hệ tri thức Việt số hóa là xây dựng một kho tri thức của thế giới và Việt Nam được tổ chức, lưu trữ một cách tiên tiến nhằm phục vụ cho việc khai thác sử dụng thông tin phục vụ trực tiếp cho sự phát triển kinh tế, xã hội.

Với nguồn lực hùng hậu cùng nhận thức sâu sắc về giá trị của đề án, ĐHQGHN đã năng động tiên phong, trở thành một trong những đơn vị đầu tiên tích cực góp sức cùng đề án. Trung tâm Thông tin – Thư viện, Viện Công nghệ Thông tin, Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên là những đơn vị được ĐHQGHN giao nhiệm vụ đóng góp dữ liệu vào Hệ tri thức Việt số hóa.

Tính đến 30/8/2018, Đoàn viên – Sinh viên ĐHQGHN đã đóng góp được hơn 42.000 file dữ liệu (mỗi file gồm 1 câu hỏi và 1 câu trả lời cho câu hỏi đó liên quan đến kiến thức chuyên môn của ngành/chuyên ngành đào tạo của sinh viên). Trung tâm Thông tin – Thư viện đã triển khai thu thập, số hóa hơn 10.000 bộ dữ liệu lên trang Dữ liệu mở, bao gồm: 1.500 bài báo (tương đương với 7.7 GB dữ liệu) của các kỳ Hội thảo quốc tế Việt Nam học; hơn 8.200 bài tạp chí thuộc các chuyên san tạp chí ĐHQGHN (tương đương với 11GB) và 350 bài Thông tin địa chất và tài nguyên địa chất Việt Nam. Song song với đó, Trung tâm đã đóng góp khoảng 10.000 câu hỏi/đáp lên trang Ngân hàng hỏi đáp, số hóa và chuyển file số thành dạng văn bản 19 tài liệu (tương dương 2.242 trang) của GS. Nguyễn Lân Dũng và 02 tài liệu (tương đương 4.941 trang) của GS. Trần Trí Dõi.

Bộ dữ liệu do ĐHQGHN cung cấp cho kho tàng Dữ liệu mở đã được đánh giá cao, trở thành nguồn thông tin tra cứu vô cùng hữu ích cho cộng đồng.

Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hữu Đức phát biểu tại lễ sơ kết triển khai nhiệm vụ Tri thức Việt số hóa

Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hữu Đức cho biết, trong những năm vừa qua, bên cạnh mục tiêu phát triển đại học theo định hướng nghiên cứu, ĐHQGHN còn quan tâm đến cả phát triển định hướng đại học số. Theo đó, các tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu được số hóa tạo nên nguồn tài nguyên số nội sinh khá đồ sộ. Hơn 36.000 tài liệu đã được số hóa và kết nối mở, có thể tìm kiếm trực tuyến trên hệ thống Google Scholar. Đây là một trong các chỉ số nhận diện cơ bản để ĐHQGHN luôn trong nhóm dẫn đầu của các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam trong bảng xếp hạng Webometrics.

Từ năm 2016, ĐHQGHN đã từng bước xây dựng hệ thống Tư liệu Khoa học Việt Nam (V-CitationGate – https://vcgate.vnu.edu.vn/) để kết nối và tích hợp tri thức số từ các nguồn: Các Tạp chí của Việt Nam xuất bản online, có trang web gốc, được index vào nguồn Google Scholar; các bài báo của các tác giả Việt Nam và các bài báo của các tác giả nước ngoài nghiên cứu về Việt nam công bố trên hệ thống tạp chí khoa học thuộc ISI và Scopus; các tài liệu số hóa về các bài viết, tư liệu quý, cổ có nguồn từ các thư viện Việt Nam và nước ngoài.

Đề án “Hệ tri thức Việt số hóa” là cơ hội để ĐHQGHN đưa nguồn tri thức đã và đang sở hữu của mình cùng với nguồn tri thức đang có trong đội ngũ gần 2.500 nhà khoa học và 35.000 sinh viên phát triển mạnh và xâm nhập sâu rộng vào cộng đồng xã hội.

“Các hệ thống tài nguyên số và hệ tích lũy – khởi tạo tri thức phục vụ cộng đồng của ĐHQGHN được phát triển, trước hết nhằm phát triển cộng đồng ĐHQGHN, nhưng về mặt công nghệ, các hệ thống này hoàn toàn tương thích để có thể kết nối hoặc chuyển giao cho Hệ thống hệ Tri thức Việt của quốc gia” – Phó Giám đốc Nguyễn Hữu Đức khẳng định.

Năm 2018, ĐHQGHN đã xây dựng và chuyển giao thành công một số ứng dụng trên website, ứng dụng di động phần mềm góp phần xây dựng một hệ sinh thái số như: Ứng dụng điều vận xe trực tuyến EMDDI hay Hệ thống giám sát định vị dẫn đường cho thiết bị cầm tay VNmap.

Trong khuôn khổ đề án Hệ tri thức Việt số hóa, Trường ĐH Công nghệ ĐHQGHN đã xây dựng bản đồ số Việt Nam (VNmap). Bản đồ số Việt Nam hướng tới 3 mục tiêu chung và cũng là 3 sản phẩm sau:

Cơ sở dữ liệu Bản đồ số Việt Nam bao gồm các lớp dữ liệu: Mốc địa giới, biên giới quốc gia, địa giới hành chính từ tỉnh tới huyện, xã. Tại khu đô thị, thành phố, dữ liệu sẽ tới chi tiết đường phố, ngõ, ngách; Bản đồ đường chi tiết ở nông thôn, các thuộc tính của đường phố như số chiều, số làn, phương tiện được phép lưu thông, các biển báo giao thông, đèn tín hiệu giao thông, tốc độ cho phép,..

Một lớp dữ liệu mới được cập nhật tại dự án này là dữ liệu dân cư và cơ sở hạ tầng như Địa danh dân cư: chi tiết đến ấp, khu dân cư (bé hơn đơn vị xã, phường); Các khu chức năng: Trụ sở UBND các cấp. Toàn bộ dữ liệu về địa điểm trụ sở cơ quan bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc chính phủ, từ trung ương đến địa phương như: Các cơ sở đào tạo, y tế, bệnh viện, phòng khám, nhà thuốc, cơ sở văn hóa, tôn giáo, du lịch, danh lam thắng cảnh, bưu điện, bưu cục.

Lớp dữ liệu về địa chỉ sẽ chi tiết đến từng nhà: tọa độ địa lý + số nhà + ngách/ngõ/đường/phố + loại dịch vụ cung cấp tại số nhà đó như nhà hàng, khách sạn, cây xăng, ngân hàng, ATM, bến tàu, bến xe khách, bến xe buýt, bảo tàng, thư viện,…

Ở nhóm sản phẩm thứ 2 đề án hướng tới là Thư viện dịch vụ bản đồ Geo_API phục vụ cộng đồng các nhà phát triển bên thứ ban (3rd Party App) với nhiều tài liệu hướng dẫn sử dụng chi tiết.

Giao diện của hệ thống Bản đồ số Việt Nam VNMap

Ở nhóm sản phẩm 3 là website có địa chỉ http://vnmap.vn hiển thị toàn bộ cơ sở dữ liệu bản đồ số Việt Nam. Sản phẩm được xây dựng cho tra cứu thông qua máy tính và các app trên thiết bị di động với các chức năng tìm kiếm (geocoding), tìm đường cho ô tô, xe đạp, người đi bộ (routing)…

Đến thời điểm hiện nay (tháng 9/2018) nhóm VNMap đã xây dựng xong phiên bản v1.0 của hệ thống Bản đồ số Việt Nam, phiên bản v1.0 của phần mềm chỉnh sửa dữ liệu trên web dành cho các chuyên gian dữ liệu, phiên bản v1.0 của phần mềm thu thập dữ liệu trên điện thoại di động, dữ liệu thử nghiệm trên đường Xuân Thủy.

Trước đó, vào tháng 6 năm 2018, ĐHQGHN đã công bố ứng dụng điều vận xe trực tuyến EMDDI do nhóm các nhà khoa học của Trường Đại học Công nghệ và Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Thông tin, ĐHQGHN nghiên cứu phát triển hoạt động theo mô hình hoàn toàn mới, cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin kết nối các đơn vị kinh doanh vận tải. Sản phẩm đã đăng ký sở hữu trí tuệ và được ứng dụng thành công trong thực tiễn.

Ông Trần Quang Hà – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Giao thông Vận tải nhận xét, việc đưa phần mềm EMDDI triển khai rộng rãi giúp các doanh nghiệp kinh doanh taxi truyền thống cởi bỏ nút thắt trong thực tế cạnh tranh với các hãng taxi công nghệ như Uber và Grab. Phần mềm là công cụ kết nối giữa đơn vị cung cấp dịch vụ và khách hàng sử dụng dịch vụ. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hoàn toàn tự chủ trong việc quyết định giá dịch vụ, đây là cốt lõi của giao dịch thương mại điện tử. Bằng phương thức thanh toán trực tiếp cho đơn vị kinh doanh vận tải trên nền tảng công nghệ QR-code, EMDDI cũng là giải pháp đảm bảo lợi ích doanh nghiệp.

Về phía Bộ Khoa học và Công nghệ, bà Trần Thị Hồng Lan – Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và phát triển Công nghệ khẳng định: “EMDDI là nền tảng công nghệ tiên phong, có khả năng kết nối cộng đồng”. Bà Lan cũng cho hay, Bộ Khoa học và Công nghệ luôn bày tỏ quan điểm ủng hộ phương thức phát triển các ứng dụng khoa học và công nghệ vào khởi nghiệp, các mô hình công ty spin-off của ĐHQGHN.

Nhiều đơn vị sử dụng ứng dụng điều vận xe EMDDI của Đại học Quốc gia Hà Nội

Với tư cách các đơn vị kinh doanh vận tải đã thí điểm triển khai phần mềm EMDDI trong hoạt động của mình, lãnh đạo các doanh nghiệp như Vinasun (thành phố Hồ Chí Minh), Lado Taxi (Lâm Đồng), Phúc Xuyên (Quảng Ninh), Hiệp hội taxi Hà Nội…  đều đánh giá cao hiệu quả của phần mềm và cho rằng, EMDDI là giải pháp công nghệ hiệu quả, tối ưu trong việc kết nối doanh nghiệp và khách hàng trong bối cảnh taxi công nghệ đang dần có lợi thế hơn taxi truyền thống, đồng thời giải quyết được những hạn chế mà phần mềm điều xe riêng của từng hãng đang gặp phải. Đại diện các hãng vận tải cũng đồng thuận trong việc kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước tháo bỏ nút thắt về cơ chế để EMDDI có thể ứng dụng đại trà trên toàn quốc.

Hiện nay, EMDDI được triển khai tại hơn 20 tỉnh thành trên cả nước với hàng nghìn xe tham gia, trong đó có các công ty taxi được hoạt động theo đề án thí điểm xe chạy hợp đồng điện tử của Bộ Giao thông Vận tải.

Giao diện Đề án Hệ tri thức Việt số hóa tại địa chỉ itrithuc.vn

Việc xây dựng hệ tri thức Việt số hóa phải thông qua nhiều khâu khác nhau, cần có mức độ xã hội hóa cao, huy động các nguồn lực của xã hội, cộng đồng doanh nghiệp, đội ngũ thanh niên trí thức nhằm khơi dậy trí sáng tạo, đóng góp cho nền tri thức của đất nước.

Developing a Master Training Program in the “MONTUS” Project

 

The delegation of VNU University of Engineering and Technology (VNU-UET) is led by Assoc. Prof. Pham Bao Son – Vice Rector led together with the staff of the Center of Multidisciplinary Integrated Technologies for Field Monitoring (FIMO) attended the 1st workshop organized by EU Erasmus+ Fundation held at Toulouse University (France) from February 18-22, 2019.

 

This workshop is part of the MONTUS (Master On New Technologies Using Services) project granted by EU Erasmus+ fundation. The project is an inheritance of achievements and continues to develop based on the TORUS (Toward an Open Resource Upon Service) project from 2015 to 2018 in which FIMO center is also a member of the project. The MONTUS project is one of six French projects in 147 projects selected from 874 candidates. The project is funded by the European Union for 3 years as a part of the Erasmus+ with the aim of developing researches on Cloud computing in environmental science and promoting education in Southeast Asia countries.

Assoc. Prof. Pham Bao Son introduced VNU-UET and training programs

In addition, the workshop was attended by several research teams from Toulouse II University, France; University of Ferrara, Republic of Italy; University of Belgium, Belgium; Walailak University and Asian Institute of Technology, Thailand; Royal University of Cambodia, Cambodia Institute of Technology; ect. There are many Vietnamese universities participating in this workshop such as University of Agriculture and Forestry University, Hanoi Architectural University, and Da Nang University.

Assoc. Prof. Nguyen Thi Nhat Thanh presented a study on CLKK monitoring using cheap sensors

The main objective of the project is to invest training equipments and open a Master training program at the School of Aerospace Engineering, VNU-UET in 2020. At the workshop, Vice Rector Pham Bao Son presented the strategy, plan to build, and implement this training program with the international partners. The objective of the training program focuses on the application of Information Technology to address environmental issues. The program is expected to be taught in English and will be open to all international students.

The participants took souvenir photos at the workshop

This is the first workshop in the series of project workshops to take place from 2019-2021. Therefore, the participants introduced the organization, training programs, and research directions of their universities and discussed about the contents of developing the Master’s training program at VNU-UET.

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 năm 2018

Nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, các thế hệ nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên đã và đang làm việc, học tập tại trung tâm FIMO gửi tới thầy, cô những bó hoa tươi thắm, những lời tri ân và lời chúc tốt đẹp nhất. Kính chúc thầy cô luôn vui vẻ, mạnh khỏe, công tác tốt và gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp trồng người.

FIMO tham dự Hội nghị quốc tế Kỹ nghệ tri thức và hệ thống lần thứ 10 (KSE 2018)

Từ ngày 01-03/11/2018, Hội nghị quốc tế Kỹ nghệ tri thức và hệ thống lần thứ 10 (2018 10th International Conference on Knowledge and Systems Engineering) được tổ chức bởi Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) tại Eastin Grand Hotel  Saigon, 253 Nguyễn Văn Trỗi, TP. Hồ Chí Minh.

Hội nghị KSE là diễn đàn quốc tế mở dành cho trình bày, thảo luận và trao đổi những tiến bộ và thách thức thời sự nhất trong nghiên cứu về Công nghệ Tri thức và Hệ thống. Là lần thứ 10 tổ chức, KSE 2018 hướng tới việc quy tụ các nhà nghiên cứu, những người làm trong lĩnh vực học thuật, những người làm chuyên môn và sinh viên nhằm chia sẻ kết quả nghiên cứu và các ứng dụng thực tiễn, và hơn thế nữa, nhằm thắt chặt hợp tác trong nghiên cứu và giáo dục về Công nghệ Tri thức và Hệ thống.

Các chủ đề trọng tâm của năm nay:

  • Natural Language Processing and Text Mining
  • Computer Vision and Pattern Recognition
  • Knowledge, Data, and Soft Computing
  • Knowledge Discovery and Data Mining
  • Learning, Prediction, and Recognition
  • Software Engineering
  • Machine Learning – Methods and Applications
  • Intelligent Software and Knowledge Representation
  • Deep Learning and Applications to Language Processing
  • Cyber Security Threats and Countermeasures

Đại diện Trung tâm FIMO có NCS. Phạm Văn Hà tham dự và trình bày tại hội thảo với bài trình bày: “Assessment of georeferencing methods on MODIS Terra/Aqua and VIIRS NPP satellite images in Vietnam “.

Một số hình ảnh tại hội thảo:

Đại diện lãnh đạo Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông phát biểu khai mạc hội nghi

Đại diện lãnh đạo Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông phát biểu khai mạc hội nghi

Prof. Tomoko Matsui với bài trình bày "Automatic speaker recognition: current trends and challenges"

Prof. Tomoko Matsui với bài trình bày “Automatic speaker recognition: current trends and challenges”

Prof. Yuzuru Tanaka trình bày về “Proximity-based Federation of Smart Objects: Its Formal Modelling and Application Framework”

 

NCS. Phạm Văn Hà chụp ảnh lưu niệm cùng các thành viên trình bày trong chủ đề “Intelligent Software and Knowledge Representation”