Dinner-party hosted by FIMO Center on the occassion of the TORUS VNU Cloud Inauguration

On Tuesday 04 September, a dinner-party at the Brazil Grill Garden after the inaugural event in the afternoon was held by FIMO Center. The dinner was attended by Dr. Nguyen Thanh Thuy and Dr. Tran Xuan Tu from UET-VNU, Dr. Man Quang Huy from Hanoi University of Science (VNU-HUS), Dr. Sanya Praseuth from Laos and especially the TORUS Project’s members.

Guests enjoyed a fresh beer in one of the best South-American restaurants, before a 3-course meal. At dinner, Dr. Dominique Laffly, TORUS Project’s Manager, sent his deep thanks to the local organizers of TORUS VNU Cloud Computing and also to all delegates.

2018 also marks the 3rd year of the TORUS Project which nearly comes to success. After this project, the research team will continue working on the next phase – the MONTUS Project.

Cheers for our success !

Liên hoan chia tay nghiên cứu viên Mẫn Đức Chức sang Nhật du học

Chiều tối ngày 31/08, Trung tâm FIMO đã tổ chức liên hoan chia tay anh Mẫn Đức Chức – nghiên cứu viên tại FIMO, lên đường sang Nhật du học. Buổi tiệc diễn ra tại nhà hàng Vườn Bia Brazil trong không khí vui vẻ và thân mật.

Trong thời gian học tập và làm việc tại Trung tâm, anh Mẫn Đức Chức đã góp phần không nhỏ vào công việc chung của FIMO. Là thành viên chủ chốt nhóm ESM, anh cùng các thành viên nghiên cứu giám sát lớp phủ Trái Đất. Anh là đồng tác giả của bài báo có tên: ” Improvement of land-cover classification over frequently cloud-covered areas using Landsat 8-time series composites and an ensemble of supervised classifiers” đã được đăng trên tạp chí quốc tế và được đánh giá cao.

Ngày 19/01/2018, anh Chức đã chính thức nhận bằng tốt nghiệp, trở thành tân Thạc sỹ chuyên ngành Khoa học máy tính. Anh cũng là người có số điểm luận văn cao nhất toàn khóa.

Một số hình ảnh khác trong buổi liên hoan:

Anh Chức đọc lời chúc của các thành viên FIMO

Đại diện FIMO trao quà và chúc mừng anh Chức

Xin chúc anh mạnh khỏe, học tập tốt và đạt được nhiều thành công trên con đường mới!

Tiệc sinh nhật các thành viên sinh tháng 8

Ngày 24/08/2018, Trung tâm FIMO đã tổ chức sinh nhật cho 2 thành viên sinh tháng 8 là Lưu Việt Hưng và Đỗ Thị Như Ngọc. Buổi liên hoan diễn ra trong không khí thân mật và đầm ấm tại RUM Quán. Các thành viên gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến cặp đôi vàng của làng FIMO.

Dưới đây là một số hình ảnh của buổi liên hoan:

Lễ ra mắt hạ tầng điện toán đám mây đặt tại Trường ĐHCN trong khuôn khổ dự án TORUS

     Chiều ngày 4/9/2018, Trường Đại học Công nghệ (ĐHQGHN) đã tổ chức “Lễ ra mắt hạ tầng điện toán đám mây đặt tại Trường ĐHCN trong khuôn khổ dự án TORUS” tại nhà E3.

     Tham dự buổi lễ về phía Trường ĐHCN có PGS.TS. Chử Đức Trình – Phó Hiệu trưởng Nhà trường, TS. Bùi Quang Hưng – Giám đốc Trung tâm Công nghệ tích hợp liên ngành Giám sát hiện trường. Về phía khách mời quốc tế có bà Nguyễn Tố Uyên đại diện Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam; ông Eric Molay  – Tùy viên Khoa học và Hợp tác Phát triển – Đại sứ quán Pháp; ông Mariano Anderle, Tùy viên khoa học – Đại sứ quán Ý; ông Ivo Hooghe, Bí thư thứ nhất Phòng Hợp tác Phát triển Khoa học – Đại sứ quán Bỉ, và các thành viên dự án TORUS gồm có giáo sư Sebastiano Fabio Schifano (Đại học Ferrara, Ý); GS. Sahli Hichem (Đại học Vrjie Brussel, Bỉ); GS. Sukhuma Chitapornpan (Đại học Walailak, Thái Lan); GS. Nguyễn Thị Kim Oanh (Viện Công nghệ Châu Á, Thái Lan).

Lễ ra mắt hạ tầng điện toán đám mây đặt tại Trường ĐHCN trong khuôn khổ dự án TORUS

     Năm 2015, có 8 dự án của Pháp được lựa chọn trong tổng số 120 dự án trên khắp thế giới. Là một trong số đó, dự án TORUS đã được Liên minh Châu Âu cấp gần một tỉ euro trong 3 năm qua trong khuôn khổ ERASMUS+ Capacity Building. Mục tiêu của dự án TORUS là :“Nghiên cứu về điện toán đám mây trong các ngành khoa học môi trường và thúc đẩy giáo dục, ứng dụng về điện toán đám mây ở các quốc gia của các đối tác Đông Nam Á”. Ở giai đoạn đầu, các thành viên dự án có thể khai thác hai hạ tầng điện toán đám mây để phục vụ nghiên cứu các lĩnh vực địa chất học, địa lý, môi trường, kiến trúc, quy hoạch đô thị, nông nghiệp và hàng không vũ trụ. Trong các giai đoạn tiếp theo, các hạ tầng này sẽ được sử dụng trong chương trình Cao học mới về: “Big Data/ Điện toán đám mây trong các ngành khoa học môi trường”. Đây cũng là mục tiêu chính trong đề án thuộc giai đoạn tiếp theo của nhóm nghiên cứu dự án TORUS, dự án MONTUS,  sẽ bắt đầu từ năm 2019.

GS. Dominique Laffly trình bày kết quả của nhóm nghiên cứu tại lễ ra mắt

     Trong khuôn khổ lễ ra mắt, GS. Dominique Laffly giới thiệu những kết quả mà nhóm nghiên cứu đã đã đạt được trong 3 năm vừa qua. GS. Dominique cũng khẳng định vai trò quan trọng của Hạ tầng điện toán đám mây đặt tại VNU-UET. Hạ tầng này bước đầu phục vụ nhóm nghiên cứu dự án trên toàn cầu, sau đó phục vụ các nhà khoa học và sinh viên đại học, sau đại học có nhu cầu sử dụng hạ tầng để giải quyết các bài toán phân tích, giám sát môi trường.

PHT. Chử Đức Trình chúc mừng nhóm dự án nhận được tài trợ cho pha tiếp theo của dự án TORUS

      Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Hiệu trưởng Chử Đức Trình chia sẻ định hướng phát triển khoa học công nghệ của Trường ĐHCN trong những năm gần đây. Nhà trường đã và đang áp dụng các công nghệ tiên tiến trong nhiều lĩnh vực kinh tế – xã hội. Trong thời buổi hiện đại, sử dụng đơn ngành để giải quyết một vấn đề kinh tế -xã hội là không đủ, thậm chí không thể. Nhà trường đã mở các Viện, Khoa, các bộ môn liên ngành như: Viện Hàng không Vũ trụ, Khoa Nông nghiệp Thông Minh, Bộ môn Công nghệ xây dựng và Giao thông, chương trình học Thạc sĩ về Năng lượng và Viện Tiên tiến về Kỹ thuật. Phó Hiệu trưởng gửi lời cảm ơn tới chương trình ERASMUS+ thuộc EU đã tài trợ việc lắp đặt hạ tầng điện toán đám mây tại trường ĐHCN – ĐHQGHN. Đồng thời Phó Hiệu trưởng cũng cảm ơn Giáo sư Dominique Laffly và nhóm nghiên cứu TORUS vì các đóng góp cho chiến lược phát triển của trường: Phát triển khoa học công nghệ liên ngành nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội.  Đồng thời, PGS.TS. Chử Đức Trình cũng chúc mừng nhóm dự án đã có được tài trợ cho pha tiếp theo của dự án (dự án MONTUS từ năm 2019) và khẳng định Trường ĐHCN sẽ tiếp tục ủng hộ các hoạt động của nhóm dự án.

     Các khách mời chụp ảnh lưu niệm tại sảnh E3 – Trường Đại học Công Nghệ

Cũng trong buổi lễ ra mắt, Bà Nguyễn Tố Uyên, Đại diện Phái đoàn Liên Minh Châu Âu tại Việt Nam, ông Eric Molay, Tùy viên Khoa học và Hợp tác Phát triển Đại sứ quán Pháp; ông Mariano Anderle, Tùy viên Khoa học Đại sứ quán Ý và ông Ivo Hooghe, Bí thư thứ nhất Phòng Hợp tác và Phát triển Đại sứ quán Bỉ cùng chúc mừng nhóm dự án, chia sẻ sự quan tâm đến chủ đề mà nhóm dự án đã và đang tiến hành, và khẳng định sẽ luôn chia sẻ thông tin và hỗ trợ cho sự thành công của nhóm dự án.

Mọi thông tin về dự án có thể xem tại website: http://cloud-torus.com/

Thành viên đội FIMO CANSAT nhận học bổng Vallet 2018

Vào sáng ngày 24/8/2018, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám – Hà Nội, Tổ chức Khoa học và Giáo dục “Gặp gỡ Việt Nam” (Rencontres du Vietnam) đã tổ chức buổi lễ trao học bổng Vallet 2018 cho các sinh viên và học viên sau đại học có thành tích học tập và nghiên cứu xuất sắc từ hơn 10 trường đại học và viện nghiên cứu khu vực phía Bắc. Quỹ học bổng đã trao 130 suất học bổng với giá trị mỗi suất là 17 triệu đồng.

Tổ chức khoa học và giáo dục Gặp gỡ Việt Nam (Rencontres du Vietnam) do GS Trần Thanh Vân thành lập năm 1993, theo đề nghị của GS Nguyễn Văn Hiệu, lúc đó là Viện trưởng Viện Khoa Học Việt Nam. Tổ chức đã trao học bổng cho nghiên cứu sinh từ năm 1994. Từ năm 2000, GS Odon Vallet – Đại học Sorbonne, Cộng hòa Pháp – tình nguyện đóng góp một phần khối tài sản của mình vào chương trình học bổng, đồng hành cùng tổ chức Gặp gỡ Việt Nam trong việc trao học bổng khuyến khích những tài năng trẻ, cho tới bây giờ. Cảm kích trước tấm lòng của GS Odon Vallet, GS Trần Thanh Vân đã đặt tên học bổng là Học bổng Vallet. Kể từ năm 2001 đến nay, Học bổng Vallet tại Việt Nam đã trao hơn 32.250 suất cho học sinh xuất sắc trên toàn quốc, với tổng giá trị hơn 350 tỷ đồng. Riêng năm 2018, đã có 2.250 suất học bổng được với tổng trị giá 23 tỷ đồng. Học bổng Vallet là quỹ học bổng phi Chính phủ lớn nhất tại Việt Nam được trao trong suốt gần 20 năm qua.

Đội FIMO CANSAT, trước đó đã giành giải nhất cuộc thi CANSAT 2017-2018 (link) với 2 thành viên là Ngô Xuân Trường và Đỗ Thành Công đã vinh dự được trao tặng 2 suất học bổng Vallet năm 2018. Dưới đây là hình ảnh Giáo sư – Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu và Giáo sư Odon Vallet trao tặng học bổng cho sinh viên, học viên sau đại học của trường Đại học Công Nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nền tảng EOS – Giải pháp mới cho GIS

Hầu hết các bước phân tích xử lý dữ liệu viễn thám đều được cung cấp bởi các phần mềm như ENVI hoặc Erdas Imagine hiện nay đã được tích hợp trực tuyến nhờ vào Nền tảng EOS. Đây là dịch vụ cung cấp giải pháp về tìm kiếm, phân tích, lưu trữ và trực quan hóa số lượng lớn dữ liệu không gian địa lý được cung cấp bởi EOS Data Analytics.

Với EOS Platform, bạn có quyền truy cập vào một hệ sinh thái gồm bốn sản phẩm EOS tích hợp lẫn nhau, cùng nhau cung cấp một bộ công cụ mạnh mẽ cho các nhà phân tích không gian địa lý. Dữ liệu hình ảnh được lưu trữ trong EOS Storage dựa trên Đám mây và có sẵn để xử lý hình ảnh hoặc phân tích viễn thám bất cứ lúc nào; đây cũng có thể là tệp người dùng thô, một hình ảnh thu được từ LandViewer hoặc tệp đầu ra từ EOS Processing.

Việc xử lý số lượng dữ liệu lớn chạy trực tuyến và EOS cung cấp tới 16 workflows và sẽ được cải thiện trong tương lai. Ngoài ra, người dùng có thể có được các tính năng bản đồ tốt nhất của EOS Vision để trực quan hóa dữ liệu vectơ.

Nền tảng dữ liệu

Khi nói đến dữ liệu raster, người dùng có thể làm việc với nhiều bộ dữ liệu vệ tinh và dữ liệu hàng không trong LandViewer, EOS Processing và EOS Storage. Người dùng cũng có thể tải lên các tệp GeoTiff, JPEG, JPEG 2000 của riêng họ và áp dụng các thuật toán xử lý dữ liệu GIS thông qua API hoặc từ giao diện web. EOS Vision hỗ trợ các kiểu định dạng dữ liệu vector phổ biến (ESRI Shapefile, GeoJSON, KML, KMZ).

Toàn bộ gói để xử lý hình ảnh

EOS Processing cung cấp trải nghiệm tuyệt vời với 16 quy trình xử lý ảnh và sẽ được cải thiện trong tương lai, bao gồm các công cụ raster phổ biến (merging, reprojection, pansharpening), phân tích viễn thám, photogrammetry và các thuật toán trích xuất độc quyền không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác.  Các phương pháp xử lý dữ liệu LiDAR và mô hình hóa 3D cũng sẽ sớm được tích hợp.

Các bước tiền xử lý như phát hiện mây hoặc hiệu chuẩn bức xạ giúp bạn tinh chỉnh dữ liệu thô để phân tích sâu hơn đều được hỗ trợ. Việc sửa hình ảnh cho các hiệu ứng khí quyển và thu được các giá trị phản xạ hoặc mặt đất thực.

Phát hiện đối tượng, phát hiện thay đổi và phân loại

Mạng nơron xoắn ốc, được sử dụng bởi EOS Data Analytics trong việc trích xuất các đặc tính từ hình ảnh, cho phép bạn áp dụng các phương pháp hiện đại để phát hiện các đối tượng và theo dõi các thay đổi từ không gian như theo dõi tình trạng phá rừng bất hợp pháp, xác định ranh giới chính xác của phạm vi đất nông nghiệp, ước tính lưu lượng xe của các trung tâm mua sắm lớn dựa vào thuật toán phát hiện xe

Phương pháp phân tích quang phổ tối ưu

Các sản phẩm trong EOS Platform hỗ trợ gần như tất cả các loại cảm biến và người dùng có thể chọn từ danh sách dài các chỉ số quang phổ để tính toán nhanh chóng. Ngoài các chỉ số thực vật hoàn chỉnh (NDVI, ReCI, ARVI, SAVI, AVI, vv), cũng có các chỉ số để phác thảo các đặc điểm cảnh quan (nước, tuyết và băng – NDWI, NDSI) và các khu vực bị cháy (NBR). Điều tuyệt vời nhất ở đây là người dùng có thể tự do thử nghiệm với các dải quang phổ và có thể tạo các ra các sự kết hợp giữa chúng.

Nông nghiệp, lâm nghiệp, dầu khí và các ngành công nghiệp khác

Một loạt các sản phẩm EOS cung cấp các giải pháp cần thiết cho các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức trên nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau

Với các chỉ số thực vật và tính năng phân loại cây trồng, các nhà nghiên cứu nông nghiệp có thể liên tục theo dõi các điều kiện cây trồng để phát hiện bệnh thực vật, sâu bệnh, hạn hán. Các chuyên gia lâm nghiệp có thể đánh giá thiệt hại cháy, theo dõi sức khỏe rừng, theo dõi và thực thi các hạn chế khai thác gỗ.

Nền tảng EOS là một lựa chọn tuyệt vời cho việc lập kế hoạch vùng và đô thị, giúp người dùng xác định các lớp phủ đất để tạo ra một bản đồ thực vật. Nó cũng có thể tạo danh sách đầy đủ các tính năng đô thị như tòa nhà, đường xá và các tính năng chính khác trong khu vực.

Nền tảng này có thể giải quyết vấn đề quản lý thiên tai bằng cách đo lường mức độ lũ lụt và có khả năng xác định các giàn khoan dầu và đánh giá tác động môi trường.

Xây dựng doanh nghiệp của riêng bạn

EOS cung cấp rất nhiều cơ hội không chỉ cho người dùng, mà còn cho các doanh nghiệp. Các công ty hình ảnh vệ tinh có thể mở rộng hoạt động bán lại với Nền tảng EOS bằng cách đặt dữ liệu của họ vào LandViewer nơi hàng nghìn người dùng sẽ tìm và mua hàng ngày. Các công ty đối tác đang sử dụng các giải pháp EOS White-Label để cung cấp các dịch vụ dựa trên nền tảng cho khách hàng của riêng họ. Ngoài ra còn có một cách các chuyên gia GIS nâng cao có thể tận dụng sức mạnh của Nền tảng EOS: họ có các công cụ để xây dựng các thuật toán xử lý hình ảnh của riêng họ và cung cấp chúng cho người dùng trên toàn thế giới.

Link hệ thống: https://eos.com/platform

Nguồn: New EOS Platform — A game changing solution for GIS professionals

G-Tourism: Ứng dụng GIS trong du lịch

Ấn Độ là quê hương của 36 di tích và kỳ quan thế giới, Ấn Độ cũng luôn là một trong những điểm đến mơ ước của du khách trên toàn thế giới.

Ấn Độ, vùng đất đa văn hóa và sắc tộc! Ấn Độ thu hút hơn 8.03 triệu du khách nước ngoài vào năm 2015 và con số này tăng lên 8.8 triệu vào năm 2016 (GOI, 2017). Theo báo cáo của tổ chức du lịch Thế giới (WTTC, 2017), ngành du lịch của Ấn Độ tạo ra 220 tỉ USD vào năm 2016, chiếm khoảng 9.6% GDP của nước này. Ngành công nghiệp này cũng đáp ứng công việc cho hơn 40.43 triệu người, chiếm khoảng 10% tổng số lao động của quốc gia.

Việc quảng bá du lịch hiện đang sử dụng sức mạnh của internet để thu hút du khách. Facebook, Twitter, YouTube, Instagram và các mạng xã hội khác đã trở thành một công cụ hữu ích có thể tác động đến ngành du lịch. E-Tourism (Du lịch điện tử) đã tiếp quản các hình thức du lịch truyền thống và nó đã hoàn toàn thay đổi cách các ngày lễ được nghiên cứu, lên kế hoạch và trải nghiệm. Những tiến bộ công nghệ như Drone cho phép cung cấp hình ảnh, video với góc nhìn 360 độ và tác động của truyền thông xã hội trong việc chia sẻ trải nghiệm đã cách mạng hóa ngành du lịch trên khắp thế giới.

Sự bùng nổ kĩ thuật số đã mang lại nhiều lợi ích cho các đất nước này nhiều hơn khách du lịch. Ngày nay, từ khách sạn đến quán ăn, mọi thứ cần được hiện diện trên mạng để được công nhận. Một báo cáo của Huffington Post cho biết 95% khách du lịch đọc trung bình ít nhất 7 đánh giá trước khi đặt kỳ nghỉ của họ (HuffPost, 2017). Số lượng ngày càng tăng của du khách kết nối với internet cũng dẫn đến việc khám phá các điểm đến ít được biết đến đã trở thành một xu hướng mới. Ấn Độ cũng cung cấp dịch vụ E-Visa (Visa điện tử) cho hơn 150 quốc gia, để giảm sự phức tạp của du khách khi nhận được Visa (GOI,2016).

Hệ thống thông tin địa lý (GIS) được sử dụng để ghi lại, lưu trữ, chỉnh sửa, phân tích và tái tạo dữ liệu không gian hoặc địa lý. Hệ thống GIS sử dụng dữ liệu lớp, trong đó mỗi lớp đại diện cho một dạng dữ liệu không gian, chẳng hạn như một lớp đường phố, lớp rừng, lớp thực vật và nhiều hơn. Tất cả các lớp này sau đó được kết hợp để tạo thành một lớp tích hợp tất cả các dữ liệu. Nó hoạt động như một công cụ để phân tích dữ liệu không gian và hỗ trợ xây dựng các hệ thống hỗ trợ quyết định cho các tổ chức. GIS đã dần dần định hình lại việc quản lý với nhiều ứng dụng của mình, chẳng hạn như Hệ thống thông tin làng (VIS), giảm thiểu rủi ro sạt lở đất và lập bản đồ bầu cử. Chắc chắn, GIS cũng đã đến với ngành du lịch theo cách như vậy.

Khách du lịch có thể dễ dàng truy cập phần lớn tất cả các thông tin liên quan đến một quốc gia, tiểu bang hoặc thành phố đã có sẵn trên internet. Nhưng vẫn còn một số hạn chế, vì việc tìm kiếm thông tin chính xác nhất vẫn là một nhiệm vụ khó. Lượng thông tin khổng lồ không chỉ gây nhầm lẫn mà còn tiêu tốn rất nhiều thời gian. GIS đã được áp dụng trong ngành du lịch để khắc phục những vấn đề này.

GIS không chỉ cung cấp thông tin về các điểm tham quan du lịch mà còn là cơ sở dữ liệu về điều kiện địa lý, giao thông, chỗ ở,… GIS tạo ra các bản đồ chuyên biệt có thể giúp khách du lịch hiểu được điểm đến của họ một cách tốt hơn và chi tiết hơn. Bản đồ GIS được tạo ra từ các ô lưới GIS thực hiện tại Huyện Almora, Uttarakhand. Thông tin về các ô lưới này được thực hiện với sự hỗ trợ của Hệ thống quản lý dữ liệu tài nguyên thiên nhiên (NRDMS), Sở Khoa học và Công nghệ, Chính phủ Ấn Độ và Chính phủ Uttarakhand. Bản đồ phân bố không gian của quận Almora như sau:

Source: GIS Cell, Almora District, Government of Uttarakhand

Hình ảnh trên mô tả vị trí của tất cả các ngôi đền ở quận Almora của Uttarakhand. Bản đồ tương tự có thể được tạo ra cho các đối tượng địa lý khác như dân số, điều kiện tự nhiên và vị trí của khách sạn và nhà nghỉ.

Ứng dụng GIS trong du lịch mở ra con đường mới và nâng cao trải nghiệm du lịch. Thông tin chi tiết, chính xác của những khu vực gần du khách mà họ muốn ghé thăm có thể giúp nâng cao trải nghiệm và hiểu rõ văn hóa và giá trị của của người dân sống trong khu vực. GIS không chỉ giúp khách du lịch mà còn có thể giúp các nhà chức trách trong việc khuyến cáo về những điều không nên làm ở một số nơi, dựa vào đặc điểm dân số, dân tộc và điều kiện môi trường. Sự phát triển của du lịch là cần thiết và GIS đang giúp ngành công nghiệp này có những bước tiến lớn trong việc quản lý và trao đổi thông tin hiệu quả.

FIMO tổ chức giải Bi Lắc mở rộng

Ngày 27/07/2018 nhân dịp ngày thương binh liệt sỹ và hòa theo không bầu không khí của mùa World Cup tại FIMO đã diễn ra giải đấu Bi Lắc.

Giải đấu được tổ chức lấy tiêu chí rèn luyện sức khỏe và giao lưu học tập. Hình thức tổ chức thi đấu theo cặp và bốc thăm ngẫu nhiên để chọn ra cặp thi đấu và đội đối đầu.

Danh sách các cặp đấu sau khi bốc thăm:

STT Thành viên
1 – Chức MD
– Kazuki
2 – Linh NH
– Văn HD
3 – Dương
– Dũng PT
4 – Cô Thanh NTN
– Công ĐT
5 – Thầy Hưng BQ
– Trường NX
6 – Phan Anh
– Ngọc ĐTN
7 – Thắng LQ
– Phương HX

Sau một bốc chọn đội đối đầu các đội tiến hành thi đấu

Bảng đối đầu vòng loại:

STT A Vs B
1 Đội 1 Đội 2
2 Đội 4 Đội 6
3 Đội 5 Đội 7
Lucky Đội 3

Hình ảnh thi đấu giữa các đội

Đội 1 Vs Đội 2.

Đội 1 đã giành chiến thắng một cách hoàn toàn áp đảo.

Đội 4 Vs Đội 6

Chiến thắng đã thuộc về đội 4.

Đội 5 Vs Đội 7

Đội 7 đã giành chiến thắng 1 cách đầy may mắn.

Kết thúc vòng thi đấu thứ nhất các đội tiến hành bốc thăm để tiếp tục thi đấu vòng bán kết:

Bảng thi đấu bán kết:

STT A Vs B
1 Đội 1 Đội 7
2 Đội 3 Đội 6

Kết thúc vòng thi bán kết chỉ còn lại 2 đội: Đội 1 và Đội 6, 2 đội lại tiếp tục vòng thi chung kết. Giải thưởng cho đội về nhất trong giải đấu đầy hấp dẫn khiến cho trận đấu cuối càng trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết:

Giải thưởng cho đội về nhất

Trận đấu chung kết

Kết thúc giaiar đấu với kết quả đội về nhất là Đội 6.

Hình ảnh ăn mừng sau giải đấu

Xin chúc mừng Đội 6.

Chúng ta cùng chờ đón giải đấu sắp tới. Hy vọng trong giải đấu tiếp theo sẽ có sự góp mặt của các tuyển thủ mới ở FIMO.

ESRI ra mắt giải pháp lập bản đồ trong nhà – ArcGIS Indoors

ESRI đã ra mắt ArcGIS Indoors. Đây là một phần mềm được thiết kế để cho phép lập bản đồ trong nhà. Esri đã tích hợp các công nghệ định vị mới nhất để cung cấp cho người dùng các thông tin chi tiết như tài sản, sơ đồ, đường đi và bố trí trong nhà. ArcGIS Indoors có khả năng tương tác và xử lý dữ liệu của người dùng thời gian thực. Giải pháp này cho phép người dùng nhanh chóng truy cập thông tin chi tiết như vị trí và trạng thái của bình chữa cháy, lần kiểm tra cuối cùng, ….

ArcGIS Indoors mang đến không gian xây dựng nội thất cho tương lai bằng cách đặt dữ liệu về nhân viên, lịch trình, cuộc họp, khách hàng và sự kiện vào bối cảnh địa lý.

Ông Nitin Bajaj – giám đốc sản phẩm của Esri cho biết:

Nhận thức không gian mang lại cho các giám đốc điều hành, các nhà quản lý và nhân viên cái nhìn sâu sắc hơn để họ có thể hoạt động hiệu quả hơn và cạnh tranh hơn.

Theo Esri, ArcGIS Indoors được phân phối chính thức vào cuối năm 2018. Ngoài ra, một phiên bản beta của sản phẩm đã được phát hành tại Hội nghị người dùng Esri năm nay, diễn ra ngày 9-13 tháng 7 tại Trung tâm Hội nghị San Diego ở Thành phố San Diego, bang California.

 

Nguồn: geospatial-solutions.com

Bản tin FIMO FC: Giao hữu bóng đá với SISLAB ngày 13/07/2018

Như thường lệ vào mỗi chiều thứ 6 hàng tuần phong trào thể thao tại FIMO lại được diễn ra sau một tuần nghỉ vì lý do đặc biệt. Vào ngày 13/07/2018 vừa qua, FIMO đã có trận đấu giao hữu hàng tuần với đội bóng của Phòng thí nghiệm trọng điểm Hệ thống tích hợp thông minh – Đại học Công nghệ (SIS Lab). Về phía FIMO FC có sự tham gia của anh Kazuki Hao, nghiên cứu sinh đến từ Nhật bản đang nghiên cứu tại trung tâm. Trận đấu được tổ chức tại sân vận động Sư phạm vào lúc 5h30 chiều sau những giờ làm việc căng thẳng.

Trận đấu bắt đầu đầy kịch tính khi đội SISLAB đã có lực lượng cổ động viên hùng hậu là các nữ học sinh, sinh viên đang làm việc tại SISLAB hoặc có người yêu làm việc tại SISLAB, cùng với những sai lầm ngớ ngẩn đến thủ môn nghiệp dư phía FIMO FC là anh Hà Đức Văn. Do vậy, đội phía SISLAB dễ dàng dẫn trước với tỷ số 4-0.

Sau đó, FIMO FC quyết định thay đổi đội hình khi đưa anh Kazuki Hao về thử sức với vị trí thủ môn do môn thể thao sở trường của anh là bóng rổ. Anh Hà Đức Văn được đưa trở lại vị trí tiền đạo cắm sở trường. Mặc dù với khả năng đặc biệt là chuyển hóa bàn thắng thành cơ hội, anh Hà Đức Văn vẫn là người ghi nhiều bàn thắng nhất trong lịch sử cho FIMO FC. Trận đấu trở lên dễ dàng hơn cho FIMO FC khi anh Kazuki Hao dần quen với vị trí thủ môn và có hàng loạt pha cản phá suất sắc. Đồng thời, những pha phản công sắc lẹm sở trường của FIMO FC cũng được triển khai, bóng liên tục được đưa đến chân anh Hà Đức Văn để anh đối mặt với thủ môn. Trong một ngày thứ 6 ngày 13 đẹp trời, anh Hà Đức Văn đã không bỏ lỡ cơ hội nào và ghi liên tiếp 5 bàn thắng. FIMO FC tạm thời dẫn trước với tỷ số 5-4.

Về phía SISLAB cũng đã có nhiều thay đổi trong đội hình, trong đó có việc thay đổi thủ môn. FIMO FC vẫn tạo ra những cơ hội liên tiếp về phía khung thành SISLAB. Tuy nhiên, phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi, anh Hà Đức Văn lại phát huy những khả năng đặc biệt vốn có của mình khi bỏ lỡ liên tiếp 3 cơ hội ngon ăn. Nhưng chính điều này lại khiến thủ môn bên phía SISLAB chủ quan, thường đứng lên cao bỏ vị trí. Cầu thủ Tuấn An phía FIMO FC đã lợi dụng cơ hội này để cố gắng sút xa nhiều lần. Và 1 trong số đó đã thành bàn thắng. FIMO FC dẫn trước với tỷ số 6-4. Về phía SISLAB, họ cũng không cam chịu thua dễ dàng như vậy và đẩy mạnh tấn công liên tiếp. Sau những pha cản phá suất sắc anh anh Kazuki hao cũng như những pha tắc bóng từ phía cánh trái do anh Lưu Việt Hưng trấn giữ. Cuối cùng, SISLAB đã có bàn thắng rút ngắn tỷ số xuống còn 6-5.

Tưởng như đang trên đà hưng phấn, SISLAB đẩy mạnh tấn công hơn nữa nhằm có bàn thắng gỡ hòa. Sau một pha tắc bóng thành công từ phía anh Lưu Việt Hưng, bóng được truyền lên bổng phía trên. Với tất cả sức lực cuối cùng, anh Hà Đức Văn đã bứt tốc, vượt qua hậu vệ đối phương để đón đường bóng từ phía cánh phải và tung 1 cú sút về phía góc xa khung thành. Bàn thắng tuyệt vời này đã giúp FIMO FC kết thúc những hy vọng của phái SISLAB cũng như ấn định tỷ số 7-5 cho FIMO FC.

Dưới đây là một số hình ảnh của trận đấu: