FIMO tham gia Hội thảo quốc tế NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH DỮ LIỆU CHO ĐÔ THỊ TƯƠNG LAI

Sáng ngày 11/7/2018, Hội thảo khoa học  quốc tế với chủ đề “Nghiên cứu phân tích dữ liệu cho Đô thị tương lai” (DAFCR) đã được khai mạc và diễn ra tại Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt –Anh, Đại học Đà Nẵng. Đây là hội thảo nằm trong khuôn khổ Chương trình Kết nối Nhà khoa học (Researcher Links) được tài trợ bởi Quỹ Newton*, do Đại học Aston (Vương quốc Anh), Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh (VNUK) và Sở Khoa học và Công nghệ Tp. Đà Nẵng phối hợp tổ chức. Hội thảo sẽ diễn ra trong ba ngày 11-13/7/2018. FIMO tham gia hội thảo này với bài phát biểu về Phương pháp giám sát việc mở rộng đô thị sử dụng dữ liệu đa nguồn.

Có 50 nhà nghiên cứu trẻ và các nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực khoa học dữ liệu ở Việt Nam, Vương quốc Anh và các nước trong khu vực Đông Nam Á đến tham dự Hội thảo. Phát biểu tại Hội thảo, TS. Đặng Đức Long, trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế của Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt-Anh chia sẻ hi vọng rằng, các đại biểu tham dự hội thảo sẽ hiểu nhau nhiều hơn để sẵn sàng cho các dự án ở tầm quốc tế, đặc biệt là trong các quan hệ Bắc-Nam, để có thể hình thành các nhóm nghiên cứu. Hội thảo chắc chắn sẽ bổ sung thêm những kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu trong lĩnh vực Khoa học dữ liệu và phát triển đô thị. TS. Long cho rằng các nhà nghiên cứu thật sự cần phải tham gia mạnh mẽ hơn và cô gắng khai thác mọi cơ hội để đóng góp cho cộng đồng.

Bà Vũ Thị Bích Hậu, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, đồng tổ chức Hội thảo đã chia sẻ rằng chính quyền thành phố Đà Nẵng sẵn sàng lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học, sẵn sàng ủng hộ những đề tài nghiên cứu thiết thực góp ích để xây dựng thành phố Đà Nẵng phát triển bền vững trong tương lai. Bà kì vọng Hội thảo sẽ mang đến những cơ hội hợp tác chiến lược mang tầm quốc tế và đặc biệt có ích để định hướng cũng như triển khai các giải pháp phát triển cho các đô thị nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng.

Đây là lần đầu tiên một hội thảo về lĩnh vực khoa học số liệu trong cuộc sống đô thị hiện đại được tổ chức tại Việt Nam với quy mô lớn và chất lượng cao, hứa hẹn sẽ mang đến những cơ hội hợp tác chiến lược mang tầm quốc tế và đặc biệt có ích để định hướng cũng như triển khai các giải pháp phát triển cho Thành phố Đà Nẵng. Hội thảo DAFCR thuộc Chương trình Kết nối Nhà khoa học #Researcherlinks, số ID 2017-RLWK8-11309, trong khuôn khổ Chương trình Quỹ Newton #Newtonfund Việt Nam. Khoản tài trợ được cấp bởi Bộ Doanh nghiệp, Năng lượng và Chiến lược Công nghiệp Vương quốc Anh (BEIS) và do Hội đồng Anh triển khai.

 

FIMO tham dự và trình bày tại hội thảo “Ứng dụng máy bay không người lái trong việc giám sát thảm họa, thiên tai”

Từ ngày 02-03/07/2018, Hội thảo “Ứng dụng máy bay không người lái trong việc giám sát thảm họa, thiên tai” đã được diễn ra tại Viện khoa học Indonesia, Bandung, Indonesia. Hội thảo diễn ra với sự góp mặt của các nhà nghiên cứu đền từ các nước: Nhật Bản, Thái Lan, Phillipines và Việt Nam.

Đến từ phía Nhật Bản là các nhà nghiên cứu đến từ Đại Học Chubu (Chubu University), Viện Khoa Học và Công nghê Nhật Bản (JST). Viện nghiên cứu Quốc gia về khoa học và nghiên cứu Trái Đất (NIED).

Đến từ phía Thái Lan là các nhà nghiên cứu đền từ Trung tâm Công nghệ và Máy tính Quốc gia Thái Lan.

Đến từ phía Phillipine là các nhà nghiên cứu đến từ Viện nghiên cứu núi lửa và địa chấn học Philippine và Sở Khoa học, Công nghệ Philippine.

Từ phía Việt Nam có Trung tâm tích hợp liên ngành giám sát hiện trường, FIMO, Trường đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Các bên tham gia đã báo cáo về tình hình của năm 2017, đầu năm 2018 và hướng đi, kế hoạch cho cuối năm 2018 và năm 2019.

Một số hình ảnh tại hội nghị:

FIMO tham dự hội thảo TORUS lần thứ 7 tổ chức ở Đại học EISTI, Pháp.

Từ ngày  18 đến ngày 22 tháng 06 năm 2018, hội thảo lần thứ 7 trong khuôn khổ dự án TORUS “Toward an Open Resource Upon Service”, tài trợ bởi quỹ EU Erasmus+, đã được tổ chức tại trường đại học EISTI, thành phố Pau, Pháp. FIMO đã tham dự hội thảo với tư cách thành viên của dự án. Bên cạnh đó có sự tham gia của các nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Toulouse II, Cộng hòa Pháp; Đại học Ferrara, Cộng hòa Itali; Đại học Tự do Bỉ, Vương Quốc Bỉ; Đại học Walailak và Viện Công nghệ Châu Á, Thái Lan; Đại học Nông Lâm, Việt Nam.

Đây là hội thảo cuối cùng trong chuỗi các hội thảo của dự án được diễn ra trong giai đoạn từ 2016-2018. Tại hội thảo, các thành viên đã tổng kết lại các hoạt động của dự án, cũng như cùng nhau thảo luận, xây dựng khung cho cuốn sách sẽ được publish bởi dự án về chủ đề ứng dụng điện toán đám mây trong các nghiên cứu môi trường.

Một số hình ảnh của hội thảo.

Giáo sư Dominique phát biểu khai mạc hội thảo

 

Các thành viên tham dự hội thảo từ Đại học Quốc Gia Hà Nội và Đại học Nông Lâm

 

Giáo sư Dominique, cùng các thành viên FIMO, TS. Bùi Quang Hưng, TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh, TS. Mẫn Quang Huy đang trao đổi về dự án

FIMO – FC ngày 8/6/2018

Như thường lệ vào mỗi chiều thứ 6 hàng tuần phong trào thể thao tại FIMO lại được diễn ra, vào ngày 08/06/2018 vừa qua, FIMO đã có trận đấu giao hữu hàng tuần với đội bóng của Phòng thí nghiệm trọng điểm Hệ thống tích hợp thông minh – Đại học Công nghệ (SIS Lab). Trận đấu được tổ chức tại sân vận động Sư phạm.

Trận đấu rất bổ ích và kịch tính dưới đây là một số hình ảnh được ghi nhanh bởi phóng viên trực tiếp ở sân đấu:

FIMO tham dự và trình bày tại Hội thảo “Ứng dụng công nghệ Viễn thám phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh”

Thứ 2, ngày 04/06/2018, Hội thảo “Ứng dụng công nghệ Viễn thám phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh” đã được diễn ra tại Trung Tâm Hội nghị FLC, Sầm Sơn, Thanh Hóa. Thành phần tham gia Hội thảo lần này gồm có ba đơn vị chính bao gồm: Cục Bản đồ – Bộ Tổng Tham Mưu, Cục B42 – Tổng Cục V – Bộ Công An và Học viện KTQS – Bộ Quốc Phòng cùng với Ban Chủ nhiệm chương trình Khoa Học Công Nghệ Vũ trụ.

Trong Hội thảo diễn ra lần này, mỗi cơ quan tham dự sẽ trình bày 02 bài phát biểu và 03 bài báo cáo về tiến độ và kết quả bước đầu thực hiện các đề tài KHCN độc lập cấp Nhà nước về Vũ trụ trong giai đoạn từ 2016 – 2020.

Bảng dưới đây là danh sách các bài trình bày diễn ra trong Hội thảo.

STT Tên bài Tên tác giả trình bày
1 Nghiên cứu công nghệ radar giao thoa phục vụ đánh giá địa hình TS. Phạm Xuân Hoàn
2 Thử nghiệm các phương pháp trộn ảnh Sentinel-1 và Sentinel-2 tại khu vực đảo Phú Quốc Vũ Ngọc Khánh
3 Xây dựng hệ thống quản lý và hỗ trợ giải đoán mục tiêu quân sự KS. Nguyễn Sách Thành
4 Nghiên cứu đề xuất giải pháp chiết tách thông tin từ ảnh radar phục vụ cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý và bản đồ TS. Nguyễn Thị Lan Phương
5 Ứng dụng thuật toán CFAR trong phát hiện tàu thuyền bằng ảnh vệ tinh radar độ phân giải cao Ths. Lưu Việt Hưng,

 

6 Nghiên cứu ảnh viễn thám đa chủng loại, đa thời gian trong đánh giá khu vực khó tiếp cận TS. Đào Khánh Hoài

 

Dưới đây là một hình ảnh trong Hội thảo

 

Giao hữu bóng đá quốc tế với chuyên gia từ Anh quốc

Chiều 25/05/2018, tại sân vận động trường Đại học Sư Phạm Hà Nội đã diễn ra trận giao hữu bóng đã quốc tế giữa FIMO, SIS Lab và các chuyên gia từ các trường Đại học Anh quốc. Trận giao hữu đã quy tụ được đông đảo các cầu thủ và cổ động viên của cả 3 đơn vị.

Không khí trận đấu đã diễn ra sôi nổi ngay từ khi trận đấu chưa được bắt đầu. Ba đội được tổ chức bao gồm hai đội liên quân của FIMO với Anh quốc và SIS Lab. Trận đấu được tổ chức theo thể thức thi đấu vòng tròn, thua ra được vào với mỗi trận đấu nhỏ kéo dài 10 phút.

Một số hình ảnh của trận đấu:

Phỏng vấn trước trận đấu

Phỏng vấn trước trận đấu

Chuẩn bị trước trận đấu

Một pha bóng gay cấn trước khu thành liên quân FIMO-Anh quốc

SIS Lab, như thường lệ vẫn chứng tỏ họ là đội bóng có lối chơi khó chịu. Tuy nhiên, với sự bổ sung ngoại binh chất lượng, liên quân FIMO-Anh quốc đã có thể thi đấu ngang ngửa với SIS Lab và đã có 2 lần hạ gục đối thủ.

Ăn mừng sau khi ghi bàn thắng

Không thể thiếu đó là những màn cổ vũ sôi nổi của hội cổ động viên bên ngoài sân đấu. Các đội đã cống hiến cho khán giả nhiều pha bóng hấp dẫn và những cơn mưa bàn thắng.

 

Hội cổ động viên tiếp lửa cho các cầu thủ

Kết thúc trận đấu

Liên hoan sau trận đấu 

Khai mạc Hội thảo “Xây dựng hệ thống quan trắc để ứng phó với đa tai biến trên lưu vực sông Hồng”

Sáng 22/05, Trường Đại học Công nghệ (ĐHCN), Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức phiên khai mạc của Hội thảo “Xây dựng hệ thống quan trắc để ứng phó với đa tai biến trên lưu vực sông Hồng” tại nhà G3 với sự tham gia của các diễn giả trong nước và quốc tế.

Khai mạc của Hội thảo “Xây dựng hệ thống quan trắc để ứng phó với đa tai biến trên lưu vực sông Hồng”

     Tham gia phiên khai mạc hội thảo có ông Vũ Xuân Thành – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ông Hoàng Anh Tuấn – Phó Vụ trưởng Vụ Nguồn nước và Nước sạch nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; TS. Micheal Ellis  – Cục Khảo sát địa chất Vương quốc Anh, bà Hoàng Vân Anh – Phó Giám đốc Hội đồng Anh tại Việt Nam; GS. TS Mai Trọng Nhuận – Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn Ủy ban Quốc gia về Biến đổi khí hậu; Ông Nguyễn Huy Dũng – Chuyên gia cao cấp về Quản lý rủi ro thiên tai của Ngân hàng Thế giới. Về phía Trường ĐHCN có PGS.TS. Phạm Bảo Sơn – Phó Hiệu trưởng; PGS.TS. Trần Xuân Tú – Trưởng phòng KHCN&HTPT.

Phó Hiệu trưởng Phạm Bảo Sơn phát biểu khai mạc

      Phát biểu khai mạc, PGS. TS. Phạm Bảo Sơn chia sẻ trong những năm gần đây, Trường ĐHCN đang trên lộ trình đưa công nghệ ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống bằng cách mở thêm các khoa, Viện, bộ môn , chương trình mang tính liên ngành như Viện Công nghệ Hàng không vụ trụ,Khoa Nông nghiệp Công nghệ cao, Bộ môn Công nghệ Xây dựng – Giao thông, Chương trình Thạc sĩ Chuyển hóa Năng lượng, Viện Tiên tiến về kỹ thuật và công nghệ…Trong bối cảnh xã hội hiện đại, việc giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội cần phải có tư duy và cách giải quyết vấn đề một cách đa ngành, liên ngành. Chính vì lý do đó mà hội thảo có sự góp mặt của nhiều nhà khoa học đền từ nhiều lĩnh vực khác nhau như địa chất, môi trường, khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, xã hội học, kinh tế học, công nghệ thông tin truyền thông, để cùng thảo luận và xây dựng kế hoạch Xây dựng hệ thống quan trắc để ứng phó với đa thiên tai – nhân tai trên lưu vực sông Hồng. Hơn nữa hội thảo cũng nhận được sự quan tâm và ủng hộ của các cơ quan quản lý nhà nước như Tổng cục Phòng chống thiên tai, Tổng cục Thủy lợi, Ủy ban Quốc gia về Biến đổi khí hậu, Đại sự quán Anh tại Việt Nam; nhận được sự quan tâm của các nhà tài trợ như Ngân hàng Thế giới, Hội đồng Anh tại Việt Nam, Quỹ Newton.

Ông Vũ Xuân Thành chia sẻ về tình hình phòng chống thiên tai tại Việt Nam

     Trong bài phát biểu với tư cách là nhà đồng tổ chức hội thảo, ông Vũ Xuân Thành cho biết, Việt Nam là một trong 5 đất nước được các nhà nghiên cứu đánh giá tiêu cực về biến đổi khí hậu. Hiện nay, Việt Nam đang chịu tác động của 21 các loại thiên tai do biến đổi khí hậu tạo ra. Do vậy, công cuộc phòng chống và khắc phục hâu quả thiên tai của người dân nói riêng và nhà nước nói chung được đẩy mạnh. Một trong những nội dung được Đảng và Chính phủ quan tâm là công tác đánh giá, nhận biết thiên tai để có cảnh báo sớm trước thiên tai và có công tác khắc phục, phòng chống, giảm thiểu thiệt hai của thiên tai. Ông Vũ Xuân Thành bày tỏ mong muốn thông qua hội thảo này các chuyên gia, nhà khoa học quốc tế sẽ chia sẻ kinh nghiệm để Việt Nam tiếp thu được những kỹ thuật tiên tiến hiện đại trong công tác cảnh báo, phòng chống thiên tai. Ông Thành cũng chia sẻ “Hội thảo khai mạc ngày 22/5 cũng đúng là ngày kỷ niệm 72 năm ngày truyền thống phòng chống thiên tai của Việt Nam nên có ý nghĩa quan trọng góp phần cùng UBND các cấp, các ngành có liên quan cổ vũ nhân dân, các cấp và các ngành có liên quan chuẩn bị mọi mặt công tác với quyết tâm cao bảo vệ tốt tính mạng và tài sản của nhân dân Việt Nam. Tôi tin tưởng chắc chắn rằng với tầm nhìn và quyết tâm cao của tất cả chúng ta, kết quả của dự án trong tương lai sẽ rất hữu ích góp phần vào sự nghiệp giảm thiểu rủi ro thiên tai tại Việt Nam, đặc biệt tạo các cơ hội mới cho các đơn vị nghiên cứu thuộc trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội và Tổng cục Phòng chống thiên tai trong việc đề xuất dự án xin nguồn hỗ trợ của Quỹ Thách thức quốc tế”.

Lưu vực sông Hồng cung cấp nguồn cung cấp lương thực, năng lượng, nước và các nguồn lực kinh tế – xã hội quan trọng cho khoảng 30 triệu người dân tại khu vực phía Bắc. Do đó, các nguy cơ tiềm ẩn về dân số cũng như sinh kế trong lưu vực là một vấn đề cần được quan tâm trong bối cảnh biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng cao cũng như các thay đổi về quản lý và quy hoạch đất đai. Các mối liên hệ giữa các thảm họa thiên nhiên cũng như tác động của chúng đến người dân cho thấy khả năng xảy ra các đa tai biến trên lưu vực. Bằng việc phát triển sự hiểu biết toàn diện, liên ngành về lưu vực, mục tiêu của hội thảo là tăng trưởng kinh tế bền vững trên khu vực RRHD thông qua việc cung cấp các giải pháp chống chịu và phục hồi sau các thảm họa thiên nhiên. Để làm được điều đó, cần thiết phải có một sự phối hợp liên ngành giữa các nhà khoa học tự nhiên và xã hội và các cơ quan chức năng cũng như người dân trong lưu vực. Hệ thống giám sát môi trường mới là sự kết hợp của cơ sở hạ tầng cứng (khả năng thu thập dữ liệu và giám sát thông qua cảm biến phân tán và độc lập) và cơ sở hạ tầng mềm (khoa học công dân, các mô hình tiên đoán, việc phân tích hành vi của con người).

Toàn thể đại biểu chụp ảnh lưu niệm

      Hội thảo được tài trợ bởi chương trình Researcher Links, Quỹ Newton Fund, Hội đồng Anh với sự tham gia của 20 nhà khoa học Vương Quốc Anh đến từ Cục khảo sát địa chất Hoàng gia Anh, Đại học London, ĐH Liverpool, ĐH Hull, ĐH Dundee, ĐH Loughborough, ĐH Birmingham, ĐH Bournemouth, ĐH Southampton) và 20 nhà khoa học Việt Nam đến từ Trường Đại học Công nghệ ĐHQGHN, Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQGHN, Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn ĐHQGHN, Tổng cục PCTT – Bộ TNMT, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQGHCM, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Viện Địa chất khoáng sản Việt Nam, Trường ĐH Mỏ Địa chất Hà Nội, Trường Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu, Trường ĐH Y tế Công cộng, Trung tâm dự báo khí tượng văn Trung ương.

Các chủ đề thảo luận của hội thảo về các mối liên hệ giữa các thảm họa thiên nhiên và khả năng xảy ra các đa tai biến trong khu vực; sự cần thiết của các hệ thống phản ứng linh động với sự tham gia của nhiều nhóm ngành nhằm đối phó với các thảm họa thiên nhiên; các hoạt động cũng như mô hình kinh tế – xã hội của người dân trong bối cảnh các mối nguy hiểm có thể xảy ra; nhu cầu dữ liệu: địa không gian, kinh tế xã hội cũng như tập quán.Kết thúc hội thảo sẽ đưa ra chiến lược và lộ trình cho việc phát triển các kỹ năng nghiên cứu cũng như xây dựng cộng đồng nghiên cứu ở cả hai quốc gia cho việc giám sát lưu vực sông Hồng.Hội thảo sẽ kết thúc vào ngày 25/05/2018.

Tuyết Nga (UET-News)

Sinh viên K59 bảo vệ khóa luận tốt nghiệp

Ngày 15/05/2018, lễ bảo vệ khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên K59 đã được tổ chức tại Đại học Công Nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Năm nay, trung tâm FIMO có 9 sinh viên đăng ký bảo vệ trong đợt 1/2018.

Chúc mừng các sinh viên FIMO đã bảo vệ thành công khóa luận tốt nghiệp với kết quả cao.

Danh sách sinh viên và đề tài bảo vệ năm nay:

STT Họ tên Tên đề tài
1 Nguyễn Văn Báu Nâng cấp hệ thống thu nhận, quản lý và chia sẻ dữ liệu ảnh vệ tinh từ trạm thu mặt đất (hệ thống SHRIMP) sử dụng công nghệ lưu trữ phân tán
2 Nguyễn Bá Hữu Chí Xây dựng hệ thống tìm người giúp việc trực tuyến cho phiên bản web sử dụng nền tảng Meteor
3 Nguyễn Ngọc Đức Ứng dụng chuẩn SensorThings API và phần mềm mã nguồn mở FROST-Server trong việc nâng cấp FAirServer cho hệ thống FAirNet giám sát nồng độ bụi (PM)
4 Nguyễn Văn Hải Ứng dụng chuẩn SensorThings và Công nghệ đa nền tảng Meteor trong việc nâng cấp FAirWeb và FAirApp cho hệ thống FAirNet giám sát nồng độ bụi (PM)
5 Phạm Đức Chung Nghiên cứu phương pháp phân loại tự động lớp phủ lúa ở Đồng bằng sông Hồng sử dụng ảnh vệ tinh Sentinel 1A
6 Nguyễn Văn Hùng Nghiên cứu và đánh giá mô hình chất lượng không khí trên lãnh thổ Việt Nam
7 Ngô Xuân Trường Nghiên cứu phương pháp tích hợp ảnh vệ tinh MODIS và VIIRS cho bài toán giám sát chất lượng không khí
8 Chu Thừa Vũ Ứng dụng công nghệ 3D GIS để xây dựng thành phố ảo
9 Nguyễn Văn Quyến Xây dựng VNU Virtual Campus cho Đại học Quốc gia Hà Nội sử dụng công nghệ 3d-GIS trên nền tảng Android

Một số hình ảnh trong lễ bảo vệ:

Bạn Nguyễn Văn Báu bảo vệ khóa luận

Bạn Nguyễn Văn Báu bảo vệ khóa luận

Bạn Nguyễn Bá Hữu Chí bảo vệ khóa luận

Bạn Nguyễn Bá Hữu Chí bảo vệ khóa luận

Bạn Nguyễn Ngọc Đức bảo vệ khóa luận

Bạn Nguyễn Ngọc Đức bảo vệ khóa luận

Bạn Nguyễn Văn Hải bảo vệ khóa luận

Bạn Nguyễn Văn Hải bảo vệ khóa luận

Bạn Nguyễn Văn Hùng bảo vệ khóa luận

Bạn Nguyễn Văn Hùng bảo vệ khóa luận

Bạn Nguyễn Văn Quyến bảo vệ khóa luận

Bạn Nguyễn Văn Quyến bảo vệ khóa luận

Bạn Ngô Xuân Trường bảo vệ khóa luận

Bạn Ngô Xuân Trường bảo vệ khóa luận

Chúc các bạn thành công và và vững bước trên con đường sự nghiệp của riêng mình.

Sinh viên khóa K59-UET bảo vệ thử khóa luận tốt nghiệp tại FIMO

Chiều 14/05, tại P408 – FIMO đã tổ chức buổi bảo vệ thử khóa luận tốt nghiệp, cho các bạn sinh viên khóa K59-UET bảo vệ khóa luận đợt I năm 2018.

Tham dự có các thầy cô và, nghiên cứu viên, nghiên cứu sinh, và các bạn sinh viên K59 chuẩn bị bảo vệ chính thức khóa luận tốt nghiệp năm 2018. Đây là truyền thống hàng năm của FIMO. Năm nay có 9 sinh viên làm khóa luận tại FIMO.

Mở đầu buổi trình bày là bạn sinh viên Nguyễn Văn Báu với đề tài: Nâng cấp hệ thống thu nhận, quản lý và chia sẻ dữ liệu ảnh vệ tinh từ trạm thu mặt đất (hệ thống SHRIMP) sử dụng công nghệ lưu trữ phân tán

Tiếp đó là bạn sinh viên Nguyễn Bá Hữu Chí với đề tài: Xây dựng hệ thống tìm người giúp việc trực tuyến cho phiên bản web sử dụng nền tảng Meteor

Tiếp đó là bạn sinh viên Nguyễn Ngọc Đức với đề tài: Ứng dụng chuẩn SensorThings API và phần mềm mã nguồn mở FROST-Server trong việc nâng cấp FAirServer cho hệ thống FAirNet giám sát nồng độ bụi (PM)

Tiếp đó là bạn sinh viên Nguyễn Văn Hải với đề tài: Ứng dụng chuẩn SensorThings và Công nghệ đa nền tảng Meteor trong việc nâng cấp FAirWeb và FAirApp cho hệ thống FAirNet giám sát nồng độ bụi (PM)

Tiếp đó là bạn sinh viên Phạm Đức Chung với đề tài: Nghiên cứu phương pháp phân loại tự động lớp phủ lúa ở Đồng bằng sông Hồng sử dụng ảnh vệ tinh Sentinel 1A

Tiếp đó là bạn sinh viên Nguyễn Văn Hùng với đề tài: Nghiên cứu và đánh giá mô hình chất lượng không khí trên lãnh thổ Việt Nam

Tiếp đó là bạn sinh viên Ngô Xuân Trường với đề tài: Nghiên cứu phương pháp tích hợp ảnh vệ tinh MODIS và VIIRS cho bài toán giám sát chất lượng không khí

Tiếp đó là bạn sinh viên Chu Thừa Vũ với đề tài: Ứng dụng công nghệ 3D GIS để xây dựng thành phố ảo

Và cuối cùng là bạn sinh viên Nguyễn Văn Quyến với đề tài: Xây dựng VNU Virtual Campus cho Đại học Quốc gia Hà Nội sử dụng công nghệ 3d-GIS trên nền tảng Android

Chúc các bạn sinh viên bảo vệ khóa luận thành công.

Nghiên cứu sinh Kazuki Hao, Đại học Kyoto – Nhật Bản đến thực tập tại FIMO

Tiếp nối chương trình hợp tác khoa học giữa FIMO và các nhà nghiên cứu ở Đại học Kyoto, Nhật bản, ngày 23/04/2018, nghiên cứu sinh Kazuki Hao đã bắt đầu kỳ thực tập 8 tháng tại FIMO.

Nghiên cứu sinh Kazuki Hao

Kazuki Hao là nghiên cứu sinh tại Graduate School of Advanced Integrated Studies in Human Survivability (GSAIS), Kyoto University. Kazuki quan tâm tới việc thúc đẩy năng lượng tái tạo (Renewable energy) cho phát triển bền vững ở các nước đang phát triển, cụ thể là cho Việt Nam. Dự kiến, Kazuki sẽ hợp tác với FIMO để nghiên cứu ước tính tiềm năng của năng lượng tái tạo ở Việt Nam thông qua phân tích các nguồn tư liệu viễn thám, bước đầu cung cấp thông tin trữ lượng một số loại năng lượng tái tạo.