Gặp mặt đầu xuân Ất Mùi 2015

Hòa chung với không khí hân hoan chào xuân năm mới Ất Mùi 2015 của cả nước, ngày 24/02/2015 (tức Mùng 6 Tết) Trung tâm FIMO đã tổ chức buổi gặp mặt đầu xuân Ất Mùi 2015 để cùng nhau trò chuyện, nhìn lại những chặng đường đã qua trong năm cũ và chúc nhau một năm mới thành công hơn nữa.

1

Đến tham dự buổi gặp mặt có toàn thể thầy cô và các thành viên Trung tâm FIMO. Trong ngày đầu xuân năm mới trung tâm cũng rất vinh dự được đón tiếp GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy, Phó Hiệu trưởng nhà trường đến thăm hỏi và chúc tết toàn thể trung tâm.

Thay mặt trung tâm, TS. Bùi Quang Hưng đã có những lời chúc đầu xuân năm mới tới toàn thể các thành viên của trung tâm FIMO, TS. Bùi Quang Hưng chúc cho toàn thể thành viên một sức khỏe dồi dào, và trong năm mới này trung tâm sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa.

2

Năm cũ qua đi, sau một năm xây dựng và trưởng thành FIMO đã gặt hái được một số những thành tựu trong nghiên cứu khoa học và công nghệ. Và trong năm mới 2015 cùng với sự nỗ lực đoàn kết và quyết tâm của các thành viên, trung tâm FIMO hy vọng sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa. Thay mặt toàn thể trung tâm kính chúc tất cả các thầy, cô và các thành viên trung tâm FIMO một năm mới an khang, thịnh vượng , vạn sự như ý,  đạt được nhiều thành công trong công việc và trong cuộc sống.

Dưới đây là một số hình ảnh của buổi gặp mặt:

Mọi người cùng nhau nâng chén khai xuân để chúc cho FIMO một năm mới phát triển hơn nữa

Mọi người cùng nhau nâng chén khai xuân để chúc cho FIMO một năm mới phát triển hơn nữa

Buổi gặp mặt diễn ra trong không khí hân hoan, ấm áp tình thầy trò, đồng nghiệp và rộn rã tiếng cười.

Buổi gặp mặt diễn ra trong không khí hân hoan, ấm áp tình thầy trò, đồng nghiệp và rộn rã tiếng cười.

TS. Bùi Quang Hưng mừng tuổi cho các thành viên FIMO ,chúc các thành viên một năm mới may mắn và thành công.

TS. Bùi Quang Hưng mừng tuổi cho các thành viên FIMO ,chúc các thành viên một năm mới may mắn và thành công.

 

Nguyễn Đức Linh (Nghiên cứu viên – FIMO)

 

[Xuân ấm Rào Con] Hạnh phúc nhất khi được mặc chiếc áo xanh là được thấy những nụ cười

Ngày 07/02/2015, Đoàn tình nguyện bao gồm các cán bộ Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia, sinh viên khoa địa lý trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN và Trung tâm FIMO đã lên xe khởi hành vào Quảng Bình. Dù phải xuất phát từ 6h30 nhưng tinh thần tình nguyện của các thành viên trong đoàn không bị ảnh hưởng; khoảng cách Hà Nội và Quảng Bình là hơn 600km – một chặng đường dài mà ít ai trong đoàn đã từng trải qua.

10959761_10203727179368948_6340914473005465660_nTrải qua 13 tiếng di chuyển, đoàn tình nguyện đã đặt chân đến Trường Đại học Quảng Bình, đầu cầu thứ 2 trong chương trình tình nguyện Xuân ấm Rào Con, mọi người chào hỏi nhau, gửi nhau những nụ cười xóa tan những mệt mỏi do chuyến hành dài.

10247420_10203727181168993_3369451273358346444_n

Sáng 08/02/2015, ngày tổ chức chương trình tại bản, các thành viên trong đoàn dậy từ 4h30 sáng và xuất phát lúc 5h00. Công việc đầu tiên là phối hợp với đầu cầu Quảng Bình chuyển hàng lên xe tải và ra đón các bạn tình nguyện viên Hà Nội di chuyển bằng tàu hỏa tại Ga Đồng Hới.

6h20, Đoàn tình nguyện đã có mặt tại Ga Đồng Hới và sẵn sàng cho chuyến đi vào bản.

7h30 xe máy, xe tải chở hàng đã đi đến đường rẽ vào bản, từ đây đường đi sẽ rất khó khăn. Một số thành viên thật may mắn khi được ngồi lên thùng xe tải để di chuyển vào bản; nhưng điều đó không hề dễ dàng, các bạn ấy bị lộn nhào trên xe mỗi khi xe đi vào hố, vào ổ gà, ổ khủng long; không chỉ vậy, còn phải cảnh giác với những cành cây phía trên luôn sẵn sàng “gõ” vào đầu mỗi bạn.

10463962_10203727183209044_5008437182529313054_n

WP_20150208_08_41_50_Pro

WP_20150208_09_32_51_Pro

Xe tải chở các bạn TNV là chiếc xe chuyên dụng cho việc di chuyển tại địa hình khó khăn, nhưng đường đi vào bản còn khó khăn hơn, rất nhiều lần xe đã phải dừng lại, bánh trượt dài trên những con dốc cao. Cả đoàn tình nguyện đã phải đẩy cả chiếc xe, lấp đất vào bánh xe, cùng hô vang 1-2-3… cố lên. Nghe thật giống như lời bài hát của bộ đội ta ngày trước:

“Hò dô ta nào, kéo pháo ta vượt qua đồi

Hò dô ta nào, kéo pháo ta vượt qua núi”

Sau bao công sức của cả đoàn, chiếc xe tải cũng “bò” qua những con dốc khó khăn nhất thẳng tiến tới bản.

9h20 cả đoàn đã đặt chân tới bản.

10945562_10203727190449225_4106324390562746582_n

Cả đoàn gấp rút chuyển đồ xuống và chuẩn bị sân khấu tại trường tiểu học của bản

983852_10203727194929337_6693315084345626834_n

 

WP_20150208_10_06_32_Pro

1503437_10203727206649630_7693020344843095079_n

Những trò chơi được tổ chức, những em nhỏ ở đây đã không còn rụt rè, e ngại nữa. Niềm hạnh phúc của cả đoàn là được nhìn thấy những nụ cười, những niềm vui và hạnh phúc của tất cả mọi người.

WP_20150208_11_13_52_Pro

10928982_10203727205569603_7909502127387152793_n

Và đoàn tình nguyện cũng đã trao những món quà tết nhỏ bé dành cho mỗi hộ gia đình: 5kg gạo, 5kg muối, quần áo quyên góp. Những món quà nhỏ bé, chứa trong đó niềm hi vọng và sự sẻ chia của mọi người với đồng bào nơi đây.

1454586_10203727213409799_5691220850069495243_n

 

10994213_10203727210249720_1465495968755112384_n

Chương trình đã diễn ra thành công, tốt đẹp. Nhớ lắm những nụ cười ngây thơ ấy, nhớ lúc vừa hát vừa đẩy xe, nhớ lúc mệt thở không ra hơi và đơn giản là nhớ về Rào Con.

Một lần nữa xin được cảm ơn những tấm lòng hảo tâm đã đóng góp cho chương trình, cảm ơn các thầy cô đã hỗ trợ hướng dẫn và xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thành viên trong đội tình nguyện Xuân ấm Rào Con.

— Ai đó —

 

[FIMO Quẩy Hội] Tiệc sinh nhật các thành viên sinh tháng 02

Và một tháng nữa lại trôi qua kể từ buổi tiệc sinh nhật cho các thành viên có ngày sinh vào tháng 01. Chiều thứ 2 ngày 02/02/2015, Trung tâm FIMO tổ chức tiệc sinh nhật cho các thành viên có ngày sinh trong tháng 02 (cô Nguyễn Thị Nhật Thanh) và  đồng tổ chức tiệc chia tay sớm cho bạn Lưu Việt Hưng tại phòng 408, nhà E3, Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đến dự với tiệc sinh nhật, có toàn thể các thầy cô và các thành viên Trung tâm FIMO. Đây là một trong những hoạt động thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, động viên khích lệ và tạo sự gắn kết của Trung tâm FIMO đến đời sống văn hóa tinh thần của các thành viên nhóm nghiên cứu. . Trung tâm trao tặng các món quà kỉ niệm là những chiếc cốc có in hình các thành viên của Trung tâm FIMO; chiếc cốc này thể hiện sự gắn bó đoàn kết giữa các thành viên FIMO.

Dưới đây là một số hình ảnh của buổi tiệc:

1

2

3

4

Hợp tác phát triển giữa Trung tâm FIMO và Trung tâm GIS.FCU ĐH Feng Chia – Đài Loan

Ngày 30/1/2015, GS. Tien-Yin (Jimmy) Chou – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu GIS, Đại học Phùng Giáp (Feng Chia) – Đài Loan có buổi tham quan và làm việc với Trung tâm FIMO và Đại học Công Nghệ – Đại học Quốc Gia Hà Nội. Tham dự buổi làm việc, về phía trường Đại học Công Nghệ có GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy, Phó Hiệu trưởng nhà trường, về phía Trung tâm FIMO có GS. Phạm Văn Cự, TS. Bùi Quang Hưng – cùng toàn thể các nhà khoa học, nghiên cứu viên cán bộ, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh và nhân viên đang làm việc tại Trung tâm FIMO.

GS . Jimmy Chou giới thiệu về trường Đại học Feng Chia, Đài Loan

GS . Jimmy Chou giới thiệu về trường Đại học Feng Chia, Đài Loan

Giáo sư Jimmy Chou là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực GIS, quản lý tài nguyên, cảnh báo thảm họa thiên tai,… ở Đài Loan và trên thế giới với vai trò là Chủ tịch diễn đàn về chuẩn dữ liệu không gian địa lý (OGC) tại Châu Á. Giáo sư đã có nhiều công trình nghiên cứu thiết thực, có ý nghĩa to lớn trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước, đất, giao thông, hạ tầng thông tin không gian, quy hoạch đô thị,….

PGS. TS Phạm Văn Cự - Cố vấn cao cấp Trung tâm FIMO góp ý và chia sẻ về kinh nghiệm phát triển lĩnh vực GIS, viễn thám ở Việt Nam

PGS. TS Phạm Văn Cự – Cố vấn cao cấp Trung tâm FIMO góp ý và chia sẻ về kinh nghiệm phát triển lĩnh vực GIS, viễn thám ở Việt Nam

Tại buổi làm việc, GS. Jimmy Chou đã giới thiệu về trung tâm nghiên cứu GIS (GIS Research Center) cùng với các dự án đã và đang thực hiện tại trung tâm. Đội ngũ nghiên cứu tại GIS Research Center  gồm 50 Giáo sư, nhà tư vấn từ các trường đại học tại Đài Loan cùng với hơn 150 nhân viên làm việc trên nhiều lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, quản lý đất đai, quy hoạch đô thị, kỹ nghệ thủy lực, tính toán…

GS. Jimmy Chou giới thiệu về hệ thống cảnh báo động đất tiên tiến của Đài Loan trên nền tảng GIS

GS. Jimmy Chou giới thiệu về hệ thống cảnh báo động đất tiên tiến của Đài Loan trên nền tảng GIS

TS. Bùi Quang Hưng đại diện Trung tâm FIMO đã có bài thuyết trình về định hướng và phát triển của Trung tâm FIMO dựa trên đội ngũ nhân lực, nhân sự có chất lượng được đào tạo bài bản từ Đại học Công Nghệ, Đại học Khoa học Tự Nhiên. TS. Bùi Quang Hưng đã chia sẻ với GS. Jimmy Chou những khó khăn, thách thức gặp phải khi Trung tâm FIMO mới thành lập được 1 năm và rất mong muốn được hợp tác và phát triển với nhiều đối tác uy tín, nhiều kinh nghiệm trong và ngoài nước như Trung tâm GIS Research Center.

TS. Bùi Quang Hưng giới thiệu về đội ngũ nhân lực của Trung tâm FIMO được đào tạo và xây dựng trong hơn 1 năm phát triển

TS. Bùi Quang Hưng giới thiệu về đội ngũ nhân lực của Trung tâm FIMO được đào tạo và xây dựng trong hơn 1 năm phát triển

Kết thúc buổi đến thăm và làm việc, hai bên đều có những trao đổi thẳng thắn, cởi mở và mong muốn sẽ mở ra cơ hội để cùng thực hiện các dự án, công nghệ có tính áp dụng thực tiễn lớn, ý nghĩa trong nhiều lĩnh vực như giám sát môi trường, phòng chống thiên tai…giữa Trung tâm FIMO nói riêng và Đại học Công Nghệ nói chung với Đại học FengChia, Đài Loan trong tương lai. GS. Jimmy Chou cám ơn sự tiếp đón nhiệt tình và nồng hậu từ phía GS. TS Nguyễn Thanh Thủy, TS. Bùi Quang Hưng cùng toàn thể các cán bộ, nghiên cứu viên, nhân viên Trung tâm FIMO và tin tưởng sự hợp tác phát triển này sẽ thành công tốt đẹp.

GS. Jimmy Chou cùng TS. Bùi Quang Hưng chụp ảnh lưu niệm sự hợp tác và phát triển của Trung tâm FIMO và Trung tâm GIS Reseach Center, Đại học FengChia, Đài Loan

GS. Jimmy Chou cùng TS. Bùi Quang Hưng chụp ảnh lưu niệm sự hợp tác và phát triển của Trung tâm FIMO và Trung tâm GIS Reseach Center, Đại học FengChia, Đài Loan

Đỗ Khắc Phong (Nghiên cứu viên – FIMO)

[Seminar] Kinh tế sinh thái – thực trạng, giải pháp cho khu vực Đông Bắc Việt Nam

Chiều ngày 29/1/2015, Trung tâm FIMO đã tổ chức Seminar khoa học: “Kinh tế hệ sinh thái rừng và phát triển nông thôn” do Nghiên cứu sinh Ryo Takeuchi – Đại học Kyoto – Nhật Bản trình bày.

Tham gia buổi seminar có TS. Bùi Quang Hưng, Nghiên cứu sinh Ryo Takeuchi từ Đại học Kyoto – Nhật Bản  và cán bộ nghiên cứu của Trung tâm FIMO.

Định nghĩa về kinh tế sinh thái Satoyama trong nông nghiệp

Định nghĩa về kinh tế sinh thái Satoyama trong nông nghiệp

Satoyama là một từ đặc biệt để gọi tên các khu vực có sự liên kết chặt chẽ giữa tự nhiên và con người đó là hệ sinh thái được con người tạo ra dựa trên các yếu tố tự nhiên đặc biệt là nguồn tài nguyên Rừng.

Mô hình kinh tế sinh thái Satoyama ở Nhật Bản

Mô hình kinh tế sinh thái Satoyama ở Nhật Bản

 

Mô hình các yếu tố tham gia trong Satoyama

Mô hình các yếu tố tham gia trong Satoyama

NCS. Ryo Takeuchi đã giới thiệu thực trạng ở đất nước Nhật Bản trong quá trình phát triển từ năm 1960 đến nay. NCS. Takeuchi  đã chỉ ra mối tương quan giữa Nhật Bản và Việt Nam trong việc phát triển kinh tế đất nước dựa trên kinh tế nông nghiệp, trồng trọt và Nhật Bản là bài học lớn cho Việt Nam trong hàng chục năm tới. Mất rừng và suy thoái rừng gây nên hiện tượng sa mạc hoá và làm nghèo đất tại nhiều địa phương.

Vấn đề khi kinh tế Satoyama bị suy giảm ảnh hưởng tới xã hội Nhật Bản

Vấn đề khi kinh tế Satoyama bị suy giảm ảnh hưởng tới xã hội Nhật Bản

Tình trạng phá rừng, bỏ hoang đất nông nghiệp đã tạo ra hàng loạt các tác động tiêu cực và thách thức sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường như gây lũ lụt, hạn hán gây khó khăn trong việc cung ứng lâm sản, làm giảm diện tích đất trồng khiến tình trạng nghèo đói và thất nghiệp ở nhiều khu vực càng đáng lo ngại hơn, đặc biệt suy thoái rừng làm phá vỡ các hệ sinh thái quan trọng khác. Hiểu rõ về hiện trạng rừng Việt Nam, tìm ra các biện pháp khắc phục những hậu quả do suy thoái tài nguyên rừng gây ra đang là một vấn đề cấp thiết hiện nay mà chúng ta cần quan tâm.

Mối liên hệ về phá rừng làm chất đốt ở Nhật Bản và Việt Nam

Mối liên hệ về phá rừng làm chất đốt ở Nhật Bản và Việt Nam

NCS. Ryo Takeuchi đã đề xuất hướng nghiên cứu theo mô hình DPSIR (Driving Force, Pressure, State Of Environment, Impacts, Response), đó là áp lực của kinh tế sinh thái ở Việt Nam khi đô thị hóa và hiện đại hóa phát triển công nghiệp, dẫn đến không tận dụng được các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nông nghiệp một cách hiệu quả. Sử dụng mô hình này để đánh giá hiện trạng môi trường có 2 lợi ích:

  • Đánh giá đựoc hiện trạng cách trung thực.
  • Có khả năg dự báo được xu thế trong tương lai.

Mô hình DPSIR mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa:

  • Động lực trực tiếp hoặc gián tiếp (D – Driving forces ): Ví dụ: sự gia tăng dân số, sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải…
  • Áp lực do con người gây ra (P – Pressures): Ví dụ: Sự xả thải các chất thải gây ô nhiễm. Các ngành/ tác nhân/ quy trình đang đóng vai trò như thế nào?
  • Hiện trạng môi trường (S – State of the Environment ): tình trạng lý, hóa, sinh của môi trường.. Vấn đề đang diễn biến như thế nào?
  • Tác động (I – Impacts) của sự thay đổi hiện trạng môi trường: Ví dụ: tác động lên hệ sinh thái, sức khỏe con người, kinh tế, sự phát triển… Các tác động đang diễn biến như thế nào?
  • Phản hồi (R- Response) từ xã hội với những tác động không mong muốn: Ví dụ: Các hoạt động của xã hội nhằm bảo vệ môi trường… tính hiệu quả của các biện pháp đáp ứng?
Mô hình DPIRS đề xuất nghiên cứu ứng dụng với kinh tế sinh thái Việt Nam

Mô hình DPIRS đề xuất nghiên cứu ứng dụng với kinh tế sinh thái Việt Nam

NCS. Ryo Takeuchi đã đặt ra những vấn đề lớn đối với công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và khai thác môi trường một cách hiệu quả. Trong đó, con người hoàn toàn có thể khai thác tự nhiên, tuy nhiên phải theo một phương thức khoa học và hiệu quả theo truyền thống và hiện đại, thay vì khai thác một cách không có quản lý và thiếu tính tổ chức như hiện nay.

Tài nguyên sinh thái rừng đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp và đô thị.

Tài nguyên sinh thái rừng đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp và đô thị.

Kết thúc buổi Seminar, TS. Bùi Quang Hưng đã gửi lời cám ơn tới NCS Ryo Takeuchi vì sự tin tưởng khi tham gia nghiên cứu ở Trung tâm FIMO cũng như các đóng góp, đề xuất hữu ích trong lĩnh vực phát triển kinh tế sinh thái ở Việt Nam.

NCS. Ryo Takeuchi rất cám ơn TS. Bùi Quang Hưng và các nghiên cứu viên Trung tâm FIMO đã tham dự buổi Seminar và mong muốn gắn bó với Trung tâm FIMO lâu dài, tạo mối quan hệ gắn kết giữa Trung tâm FIMO và Đại học Kyoto trong nghiên cứu kinh tế sinh thái. TS. Bùi Quang Hưng đã vui vẻ đồng ý và sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất, đặc biệt là về nguồn ảnh viễn thám từ Trạm thu vệ tinh của Trung tâm FIMO (ảnh MODIS, Suomi NPP) để NCS. Ryo Takeuchi có thể khai thác và sử dụng trong quá trình nghiên cứu.

Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi Seminar của Nghiên cứu sinh Ryo Takeuchi và các thành viên Trung tâm FIMO:

8

9

10

11

Phạm Hữu Bằng (Nghiên cứu viên – FIMO)

[FIMO FC] Giao hữu bóng đá với Trung tâm Quan trắc và Phân tích Tài nguyên môi trường, Sở Tài nguyên môi trường Hà Nội

Chiều nay, ngày 28 tháng 1 năm 2014 vào hồi 5h30 trên sân cỏ nhân tạo Cổ Nhuế đã diễn ra trận giao hữu bóng đá giữa trung tâm FIMO và Trung tâm Quan trắc và phân tích tài nguyên Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội.

1

Trên tinh thần tham gia hoạt động thể thao nhằm rèn luyện sức khỏe hai đội đã mang đến cho người xem một trận đấu đẹp mắt với nhiều pha bóng kịch tính.

2

Ngoài các thành viên của trung tâm trận đấu còn có sự góp mặt của nghiên cứu sinh Ryo Takeuchi người Nhật bản hiện đang trong thời gian thu thập dữ liệu tại Việt Nam. Anh Ryo Takeuchi đã thi đấu rất hăng hái, trong thời gian nghỉ giải lao anh cho biết do lâu ngày không chơi bóng đá nên chỉ có thể tham gia được một hiệp.

3

Cuối cùng với đội hình đồng đều các cầu thủ của Trung tâm Quan trắc Môi trường đã dành chiến thắng với tỉ số 5-3.

[Seminar] Giới thiệu về cách vận hành, điều khiển trạm thu ăng ten dữ liệu ảnh MODIS, Suomi NPP

Chiều ngày 23/01/2015, Trung tâm Công nghệ tích hợp liên ngành Giám sát hiện trường (FIMO) đã tổ chức Seminar khoa học: “Công nghệ viễn thám và điều khiển trạm thu ăng ten vệ tinh xử lý ảnh MODIS, Suomi NPP’’ do các nghiên cứu viên của Trung tâm FIMO giới thiệu.

Tham gia buổi seminar, FIMO vinh dự được đón tiếp Ths. Phạm Văn Mạnh và ThS. Lưu Thị Phương Mai đến từ Đài Viễn thám Trung Ương; về phía FIMO gồm có TS. Bùi Quang Hưng, TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh, TS. Lê Thanh Hà cùng toàn thể các cán bộ nghiên cứu của Trung tâm FIMO.

1

Tại buổi seminar, ThS. Phạm Văn Mạnh và ThS. Lưu Thị Phương Mai  đã giới thiệu một số giải pháp, công nghệ hiện đại trong xây dựng, quản lý, khai thác và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thám, gồm: hệ thống thiết bị viễn thám trên vệ tinh, đài thu viễn thám, hệ thống lưu trữ và xử lý, cơ sở dữ liệu viễn thám và mạng lưới truyền dẫn dữ liệu viễn thám.

Tổng quan về sơ đồ khối vận hành trạm thu ăng ten Trung tâm FIMO

Tổng quan về sơ đồ khối vận hành trạm thu ăng ten Trung tâm FIMO

Ngoài ra, ThS. Phạm Văn Mạnh và ThS. Lưu Thị Phương Mai cũng chia sẻ các kiến thức về xây dựng, cập nhật, quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia, siêu dữ liệu viễn thám quốc gia; công bố siêu dữ liệu viễn thám quốc gia; cung cấp dữ liệu viễn thám và sản phẩm viễn thám cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định.

Về phía Trung tâm FIMO, 3 cán bộ nghiên cứu viên của Trung tâm lần lượt trình bày các vấn đề liên quan đến:

  • Giới thiệu sơ đồ hệ thống, kết cấu, cách vận hành trạm thu ăng ten thu ảnh vệ tinh MODIS (Terra/Aqua) , Suomi NPP và JPSS của NASA –CN. Nguyễn Minh Trần , cán bộ khoa Điện tử viễn thông – Đại học Công Nghệ).
Nghiên cứu viên Nguyễn Minh Trần trình bầy về cấu tạo và thiết kế của chảo ăng ten Trung tâm FIMO

Nghiên cứu viên Nguyễn Minh Trần trình bày về cấu tạo và thiết kế của chảo ăng ten Trung tâm FIMO

  • Vận hành và điều khiển các phần mềm theo dõi tín hiệu ăng ten, thu nhận và xử lý tín hiệu ăng ten của trạm thu, tạo ảnh MODIS, Suomi NPP Level 0 trên hệ thống máy chủ Acquisition System – ThS. Phạm Hữu Bằng, nghiên cứu viên Trung tâm FIMO – Đại học Công Nghệ).
Nghiên cứu viên Phạm Hữu Bằng trình bầy về các phần mềm điều khiển ăng ten và xử lý ảnh Level 0 MODIS và Suomi NPP

Nghiên cứu viên Phạm Hữu Bằng trình bày về các phần mềm điều khiển ăng ten và xử lý ảnh Level 0 MODIS và Suomi NPP

  • Giới thiệu về các loại ảnh sản phẩm Level 2 và cơ chế lưu trữ, xử lý dữ liệu của hệ thống máy chủ Processing System – CN. Mẫn Đức Chức, nghiên cứu viên Trung tâm FIMO – Đại học Công Nghệ).
Nghiên cứu viên Mẫn Đức Chức trình bầy về các ảnh sản phẩm và ứng dụng các ảnh sản phẩm Level 1B, Level 2 của Trạm thu ăng ten từ vệ tinh MODIS và NPP

Nghiên cứu viên Mẫn Đức Chức trình bầy về các ảnh sản phẩm và ứng dụng các ảnh sản phẩm Level 1B, Level 2 của Trạm thu ăng ten từ vệ tinh MODIS và NPP

Kết thúc buổi seminar TS. Bùi Quang Hưng cùng ThS. Phạm Văn Mạnh, ThS. Lưu Thị Phương Mai  và các cán bộ nghiên cứu viên đã thảo luận về thỏa thuận hợp tác giữa Trung tâm viễn thám quốc gia và Trung tâm FIMO liên quan đến lĩnh vực thu nhận và xử lý tín hiệu vệ tinh, bảo trì và vận hành thiết bị ăngten, chia sẻ kiến thức triển khai về phát triển dịch vụ hạ tầng viễn thám dựa trên nguồn ảnh sản phẩm.

6

Buổi seminar là dịp để cán bộ nghiên cứu của Trung tâm FIMO trao đổi, học hỏi những công nghệ hiện đại về vận hành, điều khiển ăngten, ứng dụng trong lĩnh vực xử lý ô nhiễm không khí, cảnh báo cháy rừng, và nước sinh hoạt tại Việt Nam. Buổi seminar đã diễn ra thành công tốt đẹp, mở đầu cho kế hoạch triển khai hợp tác và trao đổi đào tạo về vận hành và quản lý trạm thu ăng ten dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của Đài Viễn thám Quốc Gia và Trung tâm FIMO.

Phạm Hữu Bằng (Nghiên cứu viên – FIMO)

[FIMO Quẩy Hội] Tiệc sinh nhật các thành viên FIMO sinh tháng 01

Chiều ngày 19/01/2015, trung tâm FIMO tổ chức Tiệc sinh nhật cho các thành viên có ngày sinh trong tháng 1 tại phòng 408, nhà E3, Đại học Công nghệ. Đây là hoạt động thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, động viên khích lệ của Trung tâm với đời sống văn hóa tinh thần của các thành viên nhóm nghiên cứu; đồng thời tạo cơ hội để mọi người tham gia giao lưu, chia sẻ và thêm thắt chặt tình đoàn kết.

Đến dự với tiệc sinh nhật, có toàn thể các thầy cô và các thành viên trung tâm FIMO. Đại diện  Trung tâm FIMO  thân gửi lời chúc mừng và trao tặng những món quà ý nghĩa cho các thành viên có ngày sinh trong tháng 1.

1

Các thành viên gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Trung tâm, mỗi thành viên tự hứa sẽ cố gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao trong thời gian tới để xứng đáng với tình cảm của ban lãnh đạo. Các thành viên đều thể hiện quyết tâm đam mê và nỗ lực trong công tác nghiên cứu khoa học để Trung tâm giành được nhiều thắng lợi hơn nữa trong kế hoạch năm 2015.

Buổi tiệc sinh nhật đầu tiên của năm mới 2015 đã được diễn ra trong không khí hân hoan, ấm áp tình thầy trò, đồng nghiệp và rộn rã tiếng cười.

Dưới đây là một số hình ảnh khác tại buổi tiệc:

2

 

 

3

 

4

Buổi Tiệc mừng sinh nhật đầu tiên của năm 2015 đã kết thúc tốt đẹp. Các thành viên đều phấn khởi và mong chờ được tham dự những bữa tiệc tương tự tiếp theo.

Trần Nguyên Lễ (Nghiên cứu viên – FIMO)

Khóa đào tạo chuyển giao công nghệ MEEO Toolkits

Viễn thám (Remote Sensing) đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biêt là trong các khoa học về trái đất.

Viễn thám, bước đầu phát triển ở một số nước có nền công nghệ tiên tiến, dần dần đã trở thành một công nghệ và một ngành khoa học có tính toàn cầu phục vụ một cách hữu hiệu cho rất nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong công việc nghiên cứu, quản lý tài nguyên, môi trường.

Để phục vụ cho công tác nghiên cứu về viễn thám Trung tâm Công nghệ tích hợp liên ngành giám sát hiện trường (FIMO) đã triển khai thành công việc lắp đặt, chuyển giao công nghệ và vận hành trạm thu dữ liệu ảnh từ 3 loại vệ tinh quan sát trái đất của Cơ quan hàng không vũ trụ Hoa Kỳ (National Aeronautics and Space Administration – NASA) và Cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Hoa Kỳ (National Oceanic and Atmospheric Administration – NOAA). Khóa đào tạo về vận hành trạm thu được TS. Dominic Flach – Công ty hàng không vũ trụ eOsphere – Vương Quốc Anh trao đổi cho các cán bộ trung tâm diễn ra từ 15/10/2014 đến 31/12/2014.

Bên cạnh công tác triển khai lắp đặt trạm thu và đưa vào vận hành, nhằm sử dụng các sản phẩm ảnh từ trạm thu và các ảnh sản phẩm từ các vệ tinh khác như LANSAT, SPOT, QuickBird, AVHRR, …trong khoảng thời gian từ 21/11/2014 – 9/01/2015 Tiến sỹ Simone Mantovani công ty MEEO, Italia đã tiến hành đào tạo chuyển giao công nghệ  MEEO Tookits cho các nhân viên, cán bộ trung tâm FIMO.

Đây là một trong những dự án trọng điểm nhằm cung cấp cho các cán bộ của trung tâm những công nghệ tiên tiến và hiện đại nhằm phục vụ cho các mục tiêu nghiên cứu sau này. Đặc biệt khi trạm thu ảnh MODIS đi vào hoạt động.

Tham gia khóa học này bao gồm tất cả các thành viên của trung tâm FIMO, các bạn sinh viên và nghiên cứu sinh có niềm đam mê với công nghệ viễn thám và mong muốn sử dụng nguồn tư liệu viễn thám phục vụ cho công việc nghiên cứu sau này.

Chuyên gia Simone Mantovani đang giới thiệu về khóa đào tạo cho các thành viên của Trung tâm FIMO

Chuyên gia Simone Mantovani đang giới thiệu về khóa đào tạo cho các thành viên của Trung tâm FIMO

Nội dung của khóa học đào tạo chuyển giao công nghệ MEEO TOOKITS bao gồm các phần mềm nằm trong bộ MEEO Tookits. Nội dung khóa học được Tiến sỹ Simone Mantovani hướng dẫn và trình bầy bao gồm:

Tổng quan, phương pháp, và hướng dẫn vận hành 3 Toolkits chính đó là:

  • Radiometric Calibration and Correction toolkit (RCC)
  • Land Cover Classification Toolkit (LCC)
  • Cloud Detection System Toolkit (CDS)

Bộ Toolkits trên được cài đặt tại server của Trung tâm FIMO trên hệ điều hành LINUX và hỗ trợ xử lý các loại cảm biến sau:

Các cảm biến sử dụng trong bộ Toolkits

Các cảm biến sử dụng trong bộ Toolkits

Để hiểu rõ hơn về các chức năng của từng Toolkits TS. Simone Mantovani  đã giới thiệu lần lượt từng toolkit cho các thành viên giúp các thành viên hiễu rõ hơn về ứng dụng của chúng.

Radiometric Calibration and Correction Toolkit (RCC)

Toolkit này hỗ trợ chuyển đổi ảnh từ giá trị số (Digital Number) sang các giá trị vật lý như : Radiance hay Reflectance cho ta thấy được bước sóng ngắn ở dải hồng ngoại và “cảm biến nhiệt tương ứng” ở kênh hồng ngoại nhiệt.

Đây là bước khởi đầu để thực hiện các phân tích và xây dựng các thuật toán cơ bản và nâng cao (như phân loại, hiệu chỉnh bức xạ….).

3

Land Cover Classification Toolkit (LCC)

Toolkit này hỗ trợ phân loại ra các bản đồ lớp phủ thông qua việc phân tích các dữ liệu vệ tinh đa phổ quang học. Dữ liệu đầu vào yêu cầu là ảnh vệ tinh đa phổ đã được hiệu chỉnh khí quyển về các giá trị vật lý: Reflectance ở dải sóng nhìn thầy (VIS), hồng ngoại gần (NIR), sóng hồng ngoại ngắn (SWIR), hồng ngoại trung (MIR), nhiệt độ sáng (BT) cho kênh hồng ngoại nhiệt.

4

Cloud Detection System Toolkit (CDS)

Toolkit này hỗ trợ xác định những đám mây từ các cảm biển vệ tinh có độ phân giải cao từ dải sóng nhìn thấy (VIS) đến hồng ngoại gần (NIR). Toolkit này không tách mây từ những vật thể phát ra ánh sáng (như các khu đô thị, tuyết, vùng sa mạc…). Theo TS. Simone Mantovani  thì toolkit này hiện tại chỉ hỗ trợ tách mây cho cảm biến AVNIR-2.

Quy trình tách mây được tích hợp trong toolkit CDS

Quy trình tách mây được tích hợp trong toolkit CDS

Sau khi giới thiệu qua các chức năng của các Toolkits các chuyên gia đào tạo MEEO đã tiến hành chạy thử các ví dụ cho các loại ảnh khác nhau để các cán bộ Trung tâm FIMO hình dung rõ hơn:

Các chuyên gia tiến hành chạy các TOOLKITS cho các cán bộ Trung tâm FIMO

Các chuyên gia tiến hành chạy các TOOLKITS cho các cán bộ Trung tâm FIMO

Ngoài ra, các chuyên gia còn cho hướng dẫn các thành viên tham gia khóa học trực tiếp thực hiện các thao tác xử lý.

Các thành viên tích cực tham gia thực hành các Toolkits trên máy

Các thành viên tích cực tham gia thực hành các Toolkits trên máy

Khóa học ngắn hạn về đào tạo MEEO TOOLKITS, đã kết thúc thành công. Tiến sỹ Simone Mantovani đã nhận xét và đánh giá cao về sự hợp tác và tổ chức khóa học của Trung tâm FIMO trong thời gian qua.

Kết thúc khóa đào tạo, Tiến sỹ  Simone Mantovani đã cùng các cán bộ trung tâm FIMO có buổi thảo luận rất cởi mở và định hướng hợp tác trong thời gian sắp tới trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, Viễn thám và Hệ thông tin địa lý

Các cán bộ trung tâm cùng tham gia trao đổi về dự định hợp tác sắp tới

Các cán bộ trung tâm cùng tham gia trao đổi về dự định hợp tác sắp tới

 Phan Văn Trọng (Nghiên cứu viên – FIMO)

Gặp mặt đầu năm 2015 của nhóm Ô nhiễm không khí

Ngày 06/01/2015, Tại phòng 408 Nhà E3, Nhóm nghiên cứu Ô nhiễm không khí – Trung tâm FIMO đã tổ chức buổi gặp mặt đầu năm mới nhằm tổng kết lại các công việc trong năm 2014, trao đổi về mục tiêu và định hướng các kế hoạch phát triển trong năm mới 2015.

Tham dự buổi gặp mặt gồm có: TS. Bùi Quang Hưng, TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh cùng toàn thể các thành viên của nhóm nghiên cứu. Ngoài ra, nhóm vinh dự được đón tiếp TS. Đặng Vũ Khắc – Giảng viên Khoa Địa Lý, Đại học Sư Phạm Hà Nội tới chúc mừng năm mới và cùng tham dự buổi gặp mặt.

Toàn cảnh buổi gặp mặt đầu năm của nhóm Ô nhiễm không khí

Toàn cảnh buổi gặp mặt đầu năm của nhóm Ô nhiễm không khí

Phát biểu mở đầu, TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh đã giới thiệu về quá trình thành lập cũng như tổng kết lại các công việc nhóm đã thực hiện trong năm 2014. Cùng với sự thành lập của Trung tâm FIMO, Nhóm nghiên cứu chuyên sâu về quản lý và cảnh báo ô nhiễm không khí cũng được hình thành và phát triển. Những ngày đầu thành lập, nhóm gặp rất nhiều khó khăn do nhân lực còn thiếu, dữ liệu và trang thiết bị phục vụ nghiên cứu còn hạn chế. Sau hơn 1 năm hoạt động, Nhóm đã xây dựng được một đội ngũ nghiên cứu viên có chất lượng, kết hợp giữa kinh nghiệm và sức trẻ, giữa công việc nghiên cứu tại trung tâm và việc đào tạo học tập sau Đại học tại trường. Cho đến nay, Nhóm Ô nhiễm không khí có 04 nghiên cứu viên có học vị Thạc sĩ và dự định tiếp tục  làm Nghiên cứu sinh, 04 nghiên cứu viên  đang là Học viên Cao học, 02 sinh viên năm cuối và đang thực hiện khóa luận tốt nghiệp.

TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh tổng kết lại các công việc trong năm 2014

TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh tổng kết lại các công việc trong năm 2014

Một trong những đóng góp đáng kể trong năm 2014 của nhóm là phối hợp tổ chức thành công Hội thảo quốc tế về chất lượng không khí vùng Châu Á “International Workshop on Air Quality in Asia” từ ngày 24/06-26/06. Đây là chương trình nằm trong khuôn khổ hợp tác khoa học và công nghệ giữa trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN, Đại học Maryland – Mỹ và Viện Nghiên cứu Môi trường Quốc gia (NIES) – Nhật Bản với sự tham gia hơn 70 nhà khoa học, nhà quản lý đến từ 14 quốc gia. Hội thảo này cũng là một trong những hoạt động quan trọng hướng tới kỷ niệm 10 năm ngày thành lập và 15 năm ngày truyền thống của Trường Đại học Công Nghệ. Tại hội nghị, nhóm cũng đã có 01 bài báo báo cáo khoa học “Air pollution monitoring project in Vietnam” do TS Nguyễn Thị Nhật Thanh trình bày được đánh giá cao về tính cấp thiết và nghiên cứu sáng tạo trong quản lý và cảnh báo thông tin ô nhiễm không khí ở Việt Nam.

TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh trình bày tại hội thảo IWAQA 2014

TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh trình bày tại hội thảo IWAQA 2014

Trong năm 2014, Nhóm Ô nhiễm không khí còn tham dự và trình bày các báo cáo khoa học khác tại các hội nghị trong và ngoài nước như PEER-VN, 7-SEAS, KSE, GISATS, GIS2014. Qua đó, Nhóm đã tạo được nhiều mối quan hệ với rất nhiều đối tác chiến lược tham gia hợp tác nghiên cứu và phát triển, bao gồm: Đại học Maryland – Mỹ, Viên Nghiên cứu Môi trường quốc gia(NIES) – Nhật Bản, Viện Công nghệ Châu Á – AIT, mạng lưới 7-SEAS, nhóm nghiên cứu Y tế và sức khỏe Thụy Sĩ, Trung tâm quan trắc môi tường – Tổng cục môi trường (CEM), Trung tâm quan trắc và phân tích tài nguyên môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội (CENMA),Viện vật lý địa cầu, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên …

Tiếp bước những kết quả đạt được trong năm 2014, TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh hy vọng các thành viên trong nhóm sẽ nỗ lực hoàn thành các công việc trong năm 2015, hoàn thành 02 đề tài trọng điểm của Nhóm về quản lý và cảnh báo chất lượng không khí ở Việt Nam đạt kết quả cao. Cũng tại buổi gặp mặt, TS Nguyễn Thị Nhật Thanh cũng trình bày một số hướng nghiên cứu mà Nhóm tiếp tục phát triển trong năm 2015 là “Ước tính PM từ sol khí trên phạm vi rộng” và “Tách sol khí từ ảnh vệ tinh”. Đây là 2 hướng nghiên cứu còn rất mới mẻ và có giá trị thiết thực tại Việt Nam.

Ngoài ra, để khắc phục những nhược điểm của vệ tinh quang học do phụ thuộc vào mức độ mây che phủ vùng chụp, TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh cũng mong muốn xây dựng được 1 nhóm nghiên cứu mạnh về các ứng dụng của ảnh RADAR và trực tiếp hướng dẫn các Nghiên cứu sinh theo định hướng tiên tiến này. TS. Đặng Vũ Khắc vừa bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ tại Pháp về ảnh RADAR cũng chia sẻ một số hướng nghiên cứu về RADAR như khử nhiễu mây, tách thông tin mây và hơi nước sử dụng GPS, xây dựng các ứng dụng cập nhật và chia sẻ dữ liệu hướng người dung.

TS. Đặng Vũ Khắc chia sẻ về những hướng nghiên cứu mới trong công nghệ RADAR

TS. Đặng Vũ Khắc chia sẻ về những hướng nghiên cứu mới trong công nghệ RADAR

Kết thúc buổi gặp mặt, TS. Bùi Quang Hưng chia sẻ những kế hoạch, dự định trong năm 2015. Với vai trò lãnh đạo Trung tâm FIMO, TS. Bùi Quang Hưng luôn trăn trở làm sao xây dựng được một Trung tâm nghiên cứu đa ngành vững mạnh và phát triển, có một vị thế cao ở trong nước và quốc tế. Trung tâm luôn tạo điều kiện cho mỗi thành viên phát triển về công việc cũng như cơ hội học tập cao hơn. Trung tâm cũng mong muốn và nỗ lực để chăm lo cho đời sống của mỗi thành viên, giúp các thành viên yên tâm làm việc và nghiên cứu. Để làm được những điều đó, TS. Bùi Quang Hưng cũng kêu gọi mọi người không ngừng học hỏi, không ngừng phát triển, mỗi người tự hoàn thiên bản thân, tự phát triển mình, cùng tham gia xây dựng Trung tâm ngày càng mạnh hơn, mọi người sống vui vẻ và hòa thuận.

TS. Bùi Quang Hưng chia sẽ những dự định trong năm 2015

TS. Bùi Quang Hưng chia sẽ những dự định trong năm 2015

Dưới đây là một số hình ảnh được ghi lại trong buổi gặp mặt của nhóm Ô nhiễm không khí:

Phát biểu của Th.S Trần Tuấn Vinh - Giảng viên Đại học Sư Phạm 2, Nghiên cứu sinh Trung tâm FIMO

Phát biểu của Th.S Phạm Ngọc Hải - Phụ trách điều phối xây dựng hệ thống APOM

9

 

 

Phạm Văn Hà  (Nghiên cứu viên – FIMO)