Công nghệ viễn thám phục vụ cho phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam

Ngày 03/4/2017, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Tập đoàn CLS thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Pháp phối hợp tổ chức Hội thảo “Công nghệ viễn thám phục vụ cho phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam – Ứng dụng trên đất liền”.

Tham dự Hội thảo có Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Quốc Khánh; ông Antoine MONSAINGEON – Phó Chủ tịch Tập đoàn CLS; Bà Laure GRAZI – Phó Tham tán Kinh tế, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam; Bà Madhu RAGHUNATH – Trưởng nhóm Chương trình phát triển bền vững, Ngân hàng Thế giới.

Tham dự Hội thảo còn có đại diện các cơ quan quản lý, các đơn vị nghiên cứu trong và ngoài nước có cùng chuyên môn và mối quan tâm về công nghệ vũ trụ.

Hội thảo thu hút đông đảo các cơ quan quản lý, đơn vị nghiên cứu, chuyên gia trong và ngoài nước

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của KH&CN, công nghệ viễn thám trên thế giới đã có những bước phát triển vượt bậc, cả về khoa học kỹ thuật và ứng dụng. Nhiều quốc gia trên thế giới đang sở hữu các công nghệ tiên tiến trong ứng dụng công nghệ viễn thám, trong đó Cơ quan Hàng không Vũ trụ Pháp là một trong những tổ chức có nhiều thành tựu mới về phát triển công nghệ vũ trụ và ứng dụng. Việc tổ chức Hội thảo này sẽ tạo cơ hội cho các tổ chức KH&CN, các chuyên gia trong nước có thể trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm, ứng dụng mới của viễn thám với các chuyên gia quốc tế hàng đầu đến từ Hoa Kỳ, Pháp. Từ đó, có tiềm năng mở ra các cơ hội hợp tác giữa các bên.

Với mục tiêu phát triển KH&CN gắn liền với sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, thực hiện Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam đến 2020, Bộ KH&CN đã và đang có nhiều nỗ lực trong đổi mới quản lý KH&CN, trong đó hỗ trợ thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm chia sẻ kết quả, kinh nghiệm nghiên cứu và hội nhập quốc tế hướng tới phát triển bền vững là một trong những mục tiêu quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Quốc Khánh phát biểu tại Hội thảo

 

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Quốc Khánh cho biết, Chiến lược Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Vũ trụ đến năm 2020 của Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 137/2006/QĐ-TTg ngày 14/6/2006, trong đó ứng dụng công nghệ viễn thám phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Việt Nam hiện đang có vệ tinh viễn thám VNREDSat-1 được đưa lên quỹ đạo ngày 07/5/2013 và theo lộ trình phát triển, dự kiến sẽ có vệ tinh LOTUSat-1 vào năm 2019 và LOTUSat-2 vào năm 2022. Ngoài ra, cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia và một số cơ sở dữ liệu viễn thám chuyên ngành đã và đang được xây dựng. Do đó, những điều kiện về hạ tầng này sẽ hình thành nền tảng quan trọng trong việc hợp tác, chia sẻ với các đối tác quốc tế trong việc ứng dụng công nghệ viễn thám – đặc biệt là các ứng dụng trên đất liền, Thứ trưởng cho biết.

Thứ trưởng mong rằng, tại Hội thảo này, tất cả các nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia trong và ngoài nước phát huy tối đa trí tuệ, cùng thảo luận, chia sẻ kết quả nghiên cứu, ứng dụng công nghệ viễn thám để từ đó nghiên cứu xây dựng các chương trình, kế hoạch hợp tác hướng đến những lợi ích lâu dài, bền vững cho phát triển kinh tế xã hội của tất cả các bên.

Tại Hội thảo, các tham luận đã tập trung đề cập đến việc ứng dụng công nghệ vũ trụ tại Việt Nam; CLS và các ứng dụng viễn thám phục vụ phát triển kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường; Ứng dụng công nghệ viễn thám trong hoạt động quản lý, quy hoạch bền vững nguồn nước: Kết quả và nhu cầu của ngành thủy lợi; Planet – Vì một nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững; Giám sát các tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng bằng công nghệ viễn thám; Giải pháp tích hợp cho công tác quản lý thủy lợi tại lưu vực sông Hồng; Quản lý rủi ro và môi trường vùng duyên hải; Ứng dụng viễn thám trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các đại biểu tham dự Hội thảo cũng đưa ra nhiều giải pháp phục vụ cho công tác quản lý nông – lâm nghiệp, đất đai và các rủi ro liên quan đến nước; Giám sát sản xuất lúa – ứng dụng công nghệ Viễn thám tại Việt Nam; Công nghệ InSAR phục vụ giám sát biến động mặt đất….

Theo ông Đào Ngọc Chiến – Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao- Bộ KH&CN, Chiến lược Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020 đã tạo nền tảng quan trọng cho phát triển công nghệ viễn thám tại Việt Nam. Nhiều thành tựu nghiên cứu, ứng dụng công nghệ viễn thám đã đạt được trong các lĩnh vực kinh tế xã hội. Cụ thể, trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, tài nguyên môi trường đã kết hợp công nghệ GIS và phương pháp AHP-IDM đưa ra bản đồ nguy cơ sạt lở đường bờ; xây dựng được bản đồ nguy cơ ngập úng; xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu;… Trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, điều tra tài nguyên, đã quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản; theo dõi sản lượng lúa, tiến độ thu hoạch; theo dõi, quản lý tài nguyên rừng, tài nguyên nước;… Việt Nam đã làm chủ công nghệ, chế tạo được một số mô-đun cho thiết bị trạm mặt đất, vệ tinh siêu nhỏ…

Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng theo các đại biểu, cũng còn nhiều thách thức, khó khăn trong lĩnh vực này như đầu tư cho ứng dụng viễn thám chưa đầy đủ; thiếu đội ngũ chuyên gia về viễn thám; khung pháp luật về vũ trụ chưa hoàn thiện; chưa có chính sách khuyến khích tư nhân tham gia phát triển ứng dụng công nghệ viễn thám;…

Các chuyên gia trong và ngoài nước đã đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ những khó khăn của Việt Nam, đặc biệt là các hướng hợp tác trong thời gian tới. Theo đó, giải pháp công nghệ tích hợp cho công tác quản lý thủy lợi tại lưu vực sông Hồng được đề xuất gồm công nghệ vệ tinh, đo đạc tại chỗ và mô hình số; giám sát các tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng bằng công nghệ LIDAR kết hợp ảnh kỹ thuật số;…

Trong khuôn khổ Hội thảo đã diễn ra Lễ ký Biên bản Ghi nhớ giữa Bộ KH&CN và Công ty PLANET. Mục tiêu nhằm xây dựng một chương trình trao đổi và hỗ trợ, giúp chính quyền các cấp, các nhà khoa học và người sử dụng tại Việt Nam trong các lĩnh vực khác nhau có thể tiếp cận các công nghệ vũ trụ mới nhất trên thế giới. Cụ thể, PLANET sẽ cung cấp cho Chính phủ Việt Nam quyền truy cập vào dữ liệu hình ảnh quang học của PLANET thông qua 3 tài khoản truy cập khác nhau, mỗi tài khoản gồm 10 vị trí, trong thời gian hỗ trợ là 30 ngày cho mỗi tài khoản. Dịch vụ khai thác hỗ trợ miễn phí này tương ứng với giá trị khoảng 450.000 USD. PLANET cũng sẽ tổ chức một khóa đào tạo về sử dụng nền tảng của PLANET/API cho người sử dụng cuối của Chính phủ Việt Nam và trong thời gian 30 ngày hỗ trợ khai thác miễn phí, PLANET cũng sẽ cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật trực tuyến.

Lễ ký Biên bản Ghi nhớ giữa Bộ KH&CN và Công ty PLANET

 

(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Truyền thông KH&CN)

Chuẩn Sensor Web Enablement phục vụ chia sẻ và tích hợp dữ liệu quan trắc trong ngành tài nguyên và môi trường đáp ứng thời gian thực

Với mục tiêu hiện đại hóa công nghệ quan trắc phục vụ giám sát và quản lý tài nguyên và môi trường, các cơ quan trực thuộc Bộ TN&MT và các tỉnh thành đã và đang triển khai các hệ thống quan trắc trong mọi lĩnh vực như: quan trắc chất lượng nước, quan trắc thủy văn, quan trắc tài nguyên nước, quan trắc chất lượng không khí,…các hệ thống của địa phương và các đơn vị đã phục vụ tốt từng mục tiêu quan trắc của hệ thống. Tuy nhiên, hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập, lưu trữ, quản lý và khai thác dữ liệu quan trắc cũng đã cho chúng ta thấy một số vấn đề như sau:
– Các hệ thống quan trắc tự động được trang bị bởi các nhà cung cấp khác nhau và các thông tin, dữ liệu được quản lý bởi các hệ thống thông tin khác nhau về phần cứng, phần mềm quản trị CSDL, phần mềm hệ thống,…
– Mô hình dữ liệu quản lý dữ liệu quan trắc cũng khác nhau do mục tiêu thiết kế và cài đặt được phục vụ cho những yêu cầu cụ thể và ở góc nhìn có tính chuyên ngành sâu và có tính “độc lập” trong các mô hình quản lý dữ liệu của các đơn vị khác nhau.
– Nếu một thiết bị của một hãng đã được chọn thì các đầu cảm biến cũng phải mua của hãng đó cho dù có thể với tiêu chí quan trắc nào đó được đo bằng đầu cảm biến của các hãng khác tốt hơn. Như vậy chúng ta thấy được sự lệ thuộc vào công nghệ của các hãng cung cấp giải pháp rất nhiều và khó tách ra được. Điều này dễ sinh ra độc quyền, có khả năng gây ra tốn kém kinh phí đầu tư và không tận dụng được hết sức mạnh công nghệ của các nhà cung cấp khác nhau.
Trong khi đó yêu cầu về chia sẻ, tích hợp dữ liệu quan trắc từ các hệ thống khác nhau là rất cần thiết để phục vụ hiệu quả và tiết kiệm kinh phí đầu tư trong giám sát tài nguyên và môi trường trên địa bàn cả nước. Thực tế rất cần có một giải pháp tích hợp. chia sẻ dữ liệu từ các hệ thống địa phương với các hệ thống trung ương, từ các hệ thống quan trắc môi trường với hệ thống quan trắc thủy văn, giữa hệ thống quan trắc tài nguyên nước với hệ thống quan trắc thủy văn, khí tượng,…. Trong bối cảnh đa dạng về công nghệ.
Từ hiện trạng và yêu cầu chia sẻ tích hợp nói trên, những khó khăn chúng ta gặp phải như sau:
– Không thể tích hợp một cách nhanh tróng và đáp ứng thời gian thực do đa dạng về công nghệ và mô hình dữ liệu.
– Các ứng dụng khai thác sẽ rất khó phát triển vì thiếu chuẩn mực về mô hình dữ liệu chung và mô hình giao tiếp giữa các hệ thống.
– Tích hợp với các dữ liệu không gian (GIS, geospatial data) từ các hệ thống khác sẽ khó khăn vì không có chuẩn trao đổi dữ liệu và chuẩn giao tiếp.
Các công nghệ truyền thống thường chỉ tập trung vào việc xử lý ảnh, dịch vụ vị trí, xử lý dữ liệu không gian, định tuyến, quản lý hạ tầng, cơ sở dữ liệu không gian và các WebGIS. Ngày nay, khả năng giao tiếp với thông tin vị trí, dữ liệu đo đạc và các thông số khác của sensor giữa các hệ thống quản lý giám sát môi trường, tài nguyên với nhau là vấn đề bức xúc trong việc hòa nhập thông tin trong các mạng lớn như Internet, mạng xã hội , thiết bị di động. Một lãnh thổ (một tỉnh, một vùng, một quốc gia) có thể chỉ sử dụng một công nghệ giám sát môi trường nhưng vấn đề quản lý, giám sát tài nguyên rõ ràng là vấn đề liên vùng lãnh thổ và không thể có một vùng lãnh thổ nào có thể tự xử lý tốt, tận gốc các vấn đề ô nhiễm môi trường, thảm họa thiên tai của riêng mình. Chính vì thế, việc mong muốn một hệ thống thống nhất về công nghệ chắc chắn khó thực hiện được và sự đa dạng công nghệ trong thế giới hiện nay là một yếu tố khách quan không thể không đối mặt.
Để giải quyết các vấn đề nêu trên, OGC đã đề xuất mô hình chuẩn SWE nhằm đảm bảo các hệ thống quan trắc có thể nói chuyện với nhau thông qua các giao tiếp chuẩn. Cũng giống như chuẩn giao thức HTTP, HTML có khả năng trao đổi nhiều loại thông tin trên Internet, SWE hướng đến việc tạo ra các chuẩn nhằm đảm bảo khả năng các sensor và hệ thống quan trắc có thể tìm kiếm, khám phá tìm hiểu, trao đổi và xử lý, sử dụng các dữ liệu, thông tin về quan trắc phục vụ các nhu cầu quản lý và cuộc sống hàng ngày. Các chức năng chính mà OGC đưa ra cho bộ chuẩn SWE cần thực hiện là:
– Đảm bảo khả năng tìm kiếm, khám phá các hệ thống sensor, các trạm quan trắc và các tiến trình xử lý quan trắc một cách nhanh tróng và phù hợp với nhu cầu của chúng ta.
– Xác định được khả năng đáp ứng của sensor và chất lượng đo lường của sensor đó.
– Có khả năng truy cập và khai thác được các thông số của sensor và từ đó có thể xử lý, xác định được vị trí không gian của nó.
– Có khả năng lấy được các dữ liệu quan trắc theo thời gian thực hoặc theo một chuỗi thời gian và dữ liệu được trình bày theo một dạng mã hóa chuẩn.
– Giao nhiệm vụ cho sensor thực hiện quan trắc theo ý muốn.
– Đăng ký và công bố những cảnh báo về sensor hoặc các dịch vụ của sensor dựa trên các tiêu chí cụ thể nào đó.
Mô hình khái niệm của OGC Sensor Web Enablement thể hiện rõ tầm nhìn và mong muốn mà tổ chức này đề xuất, đó là:
– Tất cả các sensors đều có khả năng báo cáo về vị trí địa lý mà nó đang được vận hành.
– Tất cả sensors đều được kết nối qua môi trường Web.
– Tất cả các sensors phải được mô tả dưới dạng siêu dữ liệu.
– Tất cả các sensors đều có thể đọc được dữ liệu từ xa.
– Tất cả các sensor đều có khả năng điều khiển từ xa.
Hiện thực hóa các mong muốn nêu trên có nhiều mức độ ứng dụng trong thực tế rất khác nhau. Người ta có thể chuẩn hóa từ thiết bị sensor theo quy định của OGC SWE nhưng cũng có thể giữa hệ thống với hệ thống…Nhìn nhận tầm nhìn của OGC SWE nêu trên cần trên quan điểm rất nhiều công nghệ khác biệt liên quan nằm giữa người sử dụng (các chuyên gia kỹ thuật) với các sensors. Dưới con mắt của các chuyên gia thì các công nghệ trung gian đó đã được “ảo hóa”, “trong suốt” để đạt các yêu cầu mà mô hình đề ra.
Mô hình thử nghiệm tích hợp quan trắc đại đương của Mỹ (an Integrated Ocean Observation System Testbed, xem thêm tại http://www.ogcnetwork.net/node/346 ) với sự tham gia của hơn mười tổ chức nghiên cứu, các trung tâm, các trường đại học và các cơ quan của chính phủ nhằm tích hợp, đồng vận hành các hệ thống quan trắc đại dương của các tổ chức nói trên thành một hệ thống tích hợp duy nhất về mặt logic. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách có thể tập hợp đầy đủ nhất các dữ liệu liên quan (như nhiệt độ nước biển, sóng, oxy hòa tan,…) của vùng cần quan tâm. Các tổ chức nói trên có những thiết bị, hệ thống thu thập và phương pháp đo lường khác nhau. Chính vì thế để có thể đạt được mục tiêu họ đã sử dụng chung bộ chuẩn về tương hợp hệ thống, trong đó có bộ chuẩn OGC SWE làm nòng cốt, bao gồm các chuẩn chinh như sau:
– Sensor Observation Service (SOS)
– SensorML
– Observation và Measurement (O&M)
– SOS Registry.
Với việc sử dụng các chuẩn OGC về hệ thống thông tin địa lý và các chuẩn SWE nêu trên, hàng ngàn sensors của các tổ chức khác nhau được thể hiện trên bản đồ duy nhất và có thể truy cập để khai thác, đánh giá các dữ liệu đó phục vụ cho các nghiên cứu chuyên biệt.
Nhờ có sự tích hợp các số liệu từ nhiều tổ chức khác nhau nên các hệ thống có thể dự báo được độ chính xác của sóng biển, độ cao mực nước,…và mô hình hóa các bài toán thủy lực trong tương lai. Chương trình thử nghiệm mô hình tích hợp quan trắc đại dương được thực hiện dưới sự tư vấn của tổ chức OOSTethys (http://www.ogcnetwork.net/node/344) , nơi quy tụ các nhà phát triển phần mềm và các nhà khoa học nghiên cứu đại dương, nghiên cứu và phát triển các công cụ tài nguyên mã mở phục vụ cho việc tích hợp các hệ thống quan trắc tài nguyên. OOSTethys cung cấp cho chương trình thử nghiệm mô hình tích hợp quan trắc đại dương một khung kiến trúc chung, các chuẩn áp dụng và các công cụ để vận hành kiến trúc đó đi vào thực tế.
Cơ quan quản trị khí quyển và đại dương của Chính phủ Mỹ là một trong những tổ chức đi đầu trong việc áp dụng các chuẩn mở quốc tế để cung cấp dữ liệu quan các dịch vụ Web cho các nhà nghiên cứu và các tổ chức khắp nơi trên thế giới. NOAA (National Oceanic and Atmospheric Administration) có nhiệm vụ quan trắc khí quyển và đại dương nên các số liệu quan trắc tự động đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của tổ chức. Trung tâm cung cấp dịch vụ và sản phẩm quan trắc đại dương của NOAA (Center for Operational Oceanographic Products and Services) đã cung cấp một cổng thông tin để cung cấp các số liệu quan trắc theo chuẩn OGC SWE như SensorML, Sensor Observation Service và các chuẩn khác như W3C WSDL (xem tại http://opendap.co-ops.nos.noaa.gov ). Nhờ nó mà các ứng dụng hoặc người sử dụng (các nhà nghiên cứu có thể dễ dàng truy cập và tiếp cận dữ liệu.
Từ việc cung cấp các dịch vụ dữ liệu theo chuẩn SWE rất nhiều ứng dụng có thể khai thác và sử dụng một cách linh hoạt. Một trong những ứng dụng đó là tích hợp các nguồn dữ liệu khác nhau để phục vụ cho hệ thống cảnh báo sóng thần cho các vùng biển, đới bờ của nước Mỹ.
Nguyên tắc của việc cảnh báo sóng thần dựa trên việc đo liên tục mực nước biển dâng qua nhiều thời kỳ và hiện nay, khả năng đo đã có thể đo trong vòng 1 phút cho đến 6 phút. Các số liệu qua nhiều thời kỳ sẽ được mô hình hóa phục vụ dự báo trong tương tai nhằm phát hiện các đột biến về vật lý trong môi trường biển, từ đó có thể cảnh báo được sóng thần hoặc giải đáp các hiện tượng thiên nhiên như biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên, băng tan,…

Hà Nội: Phấn đấu đến hết năm 2020 có 359 điểm quan trắc không khí

Cùng với phát triển kinh tế, xã hội, vấn đề ô nhiễm không khí ngày càng trở nên trầm trọng đặc biệt ở các thành phố lớn. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, TP Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động từ đó có hướng xử lý đúng.

 

Theo đó, UBND thành phố đã yêu cầu các dự án đầu tư mới phải đầu tư hệ thống xử lý nước thải, khí thải đồng bộ với đầu tư công nghệ sản xuất ngay từ khâu lập dự án, phê duyệt dự án; thực hiện các thủ tục xác nhận công trình xử lý môi trường đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi đi vào hoạt động chính thức nhằm tăng cường kiểm soát ô nhiễm trong sản xuất công nghiệp. Cùng với đó, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích các cơ sở áp dụng sản xuất sạch hơn, các công nghệ sản xuất hiện đại, thân thiện với môi trường; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, góp phần tích cực trong giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Thời gian qua, các hoạt động quan trắc môi trường nói chung, quan trắc môi trường không khí nói riêng được thành phố quan tâm và đảm bảo đủ kinh phí hoàn thiện hệ thống mạng lưới quan trắc không khí trên địa bàn. Để tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, thành phố đã phê duyệt quy hoach mạng lưới quan trắc không khí cố định đến năm 2020. Theo đó, đến hết năm 2020, mạng lưới quan trắc không khí sẽ đạt 359 điểm quan trắc, gồm 7 trạm quan trắc tự động liên tục và 176 điểm quan trắc định kỳ chủ động và 176 điểm quan trắc thụ động, đảm bảo thu thập và cung cấp thông tin, số liệu điều tra cơ bản phục vụ bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế; thiết lập hệ thống quan trắc môi trường không khí đồng bộ nhằm tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí trên địa bàn Thủ đô, đưa ra các giải pháp kịp thời để giảm thiểu ô nhiễm không khí…

Để tiếp tục tăng cường giám sát, cảnh báo và đưa ra giải pháp cải thiện chất lượng môi trường không khí, UBND thành phố đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng đề án nâng cao năng lực quan trắc môi trường trên địa bàn thành phố. Thông qua đề án nhằm rà soát, đánh giá hệ thống quan, trắc môi trường không khí, tiến tới hoàn thiện hệ thống quan trắc môi trường không khí trên địa bàn thành phố; xác định 20 vị trí lắp đặt trạm quan trắc không khí cố định. Đề án do Chính phủ Pháp tài trợ, UBND thành phố đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với đơn vị tư vấn (Tổ chức AirParif- Pháp) triển khai thực hiện.

(Nguồn: cem.gov.vn)

Công nghệ 5G-chìa khóa mở đường cho IoT

Mạng di động 5G ra đời không chỉ giúp người dùng có thể tải dữ liệu nhanh hơn, xem phim 4K online thoải mái,… mà nó còn mang trong mình nhiều sứ mệnh khác. Chẳng hạn như bắt tay với mạng lưới Internet of Things (IoT), để mang đến cuộc sống hiện đại và hiệu quả hơn cho mọi người.

Người dùng ngày càng sử dụng nhiều dữ liệu hơn, bao gồm: Điện thoại thông minh, TV thông minh, đồng hồ thông minh, thiết bị thực tế ảo, máy bay Drone, xe tự hành, máy giặt, tủ lạnh, trợ lý ảo và cuối cùng, cái gọi là Internet of Things (IoT) đang ở giữa chúng ta.

Tất cả những công nghệ trên luôn ‘ ngốn ‘ một lượng lớn dữ liệu và hơn hết chúng cần có tốc độ kết nối nhanh, hiệu quả hơn cũng như tiêu thụ điện năng ít hơn, để duy trì được kết nối internet ở trạng thái ổn định nhất.

Và 5G chính là bước đệm cho sự phát triển lớn mạnh của IoT cũng như các thiết bị được tích hợp khả năng kết nối internet, bởi mạng di động thế hệ 5 này dự kiến cho tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn khoảng 100 lần so với chuẩn 4G phổ biến hiện nay.

Như theo ước tính ở bài viết trước (https://fimo.edu.vn/science-technology/intel-nen-tang-moi-cho-internet-things/), năm 2017 ước tính có 8,4 tỷ thiết bị kết nối như vậy  trong năm 2020 ướ tính sẽ có khoảng 20,4 tỷ thiết bị kết nối  (theo hãng nghiên cứu Gartner). Vì vậy, không cường điệu khi nói , cho tới năm 2020 IoT sẽ không tồn tại nếu không có 5G. Cho nên 5G bắt buộc phải xuất hiện để mở đường cho IoT, chứ không chẳng làm ăn được gì với chuẩn 4G hiện nay – tuy có nhanh hơn 3G rất nhiều, nhưng nhìn chung vẫn có độ trễ nhất định.

Nguồn: trangcongnghe.com

 

Lần đầu tiên drones được sử dụng cho việc giám sát tàu thuyền

Công ty công nghệ hàng hải Martek Marine cùng với Cơ quan an toàn hàng hải châu Âu (European Maritime Safety Agency – EMSA) đã đi đến một thỏa thuận phát triển Hệ thống Máy bay Điều khiển từ xa (RPAS) cho việc giám sát hàng hải.

Các giới hạn mới về hàm lượng lưu huỳnh của nhiên liệu hàng hải đã được đưa ra từ năm 2015, cùng với các quy tắc liên quan đến việc lấy mẫu và báo cáo hàm lượng lưu huỳnh và tất cả lượng phát thải SOx từ các tàu. EU yêu cầu giám sát phát thải và trao đổi thông tin giữa các cơ quan có trách nhiệm.

Trong bối cảnh đó, Hệ thống Máy bay Điều khiển từ xa (RPAS) sẽ được sử dụng để thu thập dữ liệu về phát thải, kết hợp với các nguồn dữ liệu khác để cung cấp thông tin về lượng khí thải cho các Quốc gia thành viên. EMSA sẽ tổ chức và cung cấp các hoạt động dịch vụ RPAS thí điểm để hỗ trợ các nước thành viên tập trung vào phát hiện và giám sát ô nhiễm biển và theo dõi lượng khí thải.

Công ty Martek Marine đã được trao một trong một số hợp đồng khung do EMSA đưa ra trong lĩnh vực này.  Hợp đồng đã giành được bởi Martek đặc biệt chú trọng giám sát phát thải động cơ tàu của RPAS. Yêu cầu mới này đòi hỏi một hệ thống máy bay không người lái để lấy mẫu khí ga từ phát thải của tàu bằng cách sử dụng ảnh quang học, hồng ngoại, và các cảm biển phát xạ khí  thải và cũng như thu nhận dữ liệu AIS.

Hệ thống RPAS có tầm hoạt động 50 km từ trạm mặt đất, với  khả năng truyền tải video liên tục. Một thiết bị phân tích khí tích hợp sẽ lấy mẫu không khí và theo dõi lượng SOx, NOx và CO2 để xác định các vi phạm có thể xảy ra trong luật của EU về hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu của một chiếc tàu.

Một nghiên cứu cũng đang được tiến hành để kết hợp điều khiển và kiểm soát hệ thống RPAS từ vệ tinh, từ đó, RPAS có thể hoạt động trong phạm vi xa hơn trên 100 km.

(Nguồn thedigitalship.com)

Hà Nội cung cấp trực tuyến thông tin quan trắc môi trường

ANTD.VN – Từ 9-1-2017, Hà Nội cung cấp trực tuyến thông tin về chỉ số quan trắc môi trường tự động trên Cổng Giao tiếp điện tử của Thành phố.

Các thông tin quan trắc môi trường tự động sẽ được cung cấp trực tuyến tại địa chỉ https://hanoi.gov.vn/quantracmoitruong.

Hiện Hà Nội đã đầu tư hệ thống quan trắc môi trường tự động tại nhiều địa điểm. Trong đó, về hệ thống quan trắc chất lượng không khí, hiện Thành phố đã có 10 trạm quan trắc, bao gồm 2 trạm cố định quan trắc tự động liên tục (phục vụ việc cung cấp thông tin cho người dân về chất lượng không khí xung quanh) và 8 trạm cảm biến đo một số chỉ tiêu chất lượng không khí tại các điểm trên địa bàn Thành phố (phục vụ công tác theo dõi, quản lý và mô hình hóa chất lượng không khí xung quanh.

Các số liệu quan trắc môi trường tự động sẽ được cập nhật trực tuyến trên Cổng Giao tiếp điện tử của Thành phố

Số liệu được hiển thị trực quan trên bản đồ giúp người dân dễ dàng theo dõi và so sánh chỉ số giữa các vị trí. Ngoài ra, hệ thống còn cung cấp lịch sử đo chỉ số tại thời điểm gần nhất và đánh giá chất lượng không khí, đưa ra các khuyến cáo đối với người dân khi chất lượng không khí thay đổi.

Về hệ thống thống đo mưa, hệ thống hoạt động bằng sensor đo mưa và bộ ghi truyền số liệu được lắp đặt tại 22 vị trí trên địa bàn Thành phố. Nội dung được hiển thị trực quan trên nền bản đồ số và dữ liệu được cập nhật hoàn toàn tự động theo thời gian thực. Ngoài ra, hệ thống còn cho người sử dụng biết được lượng mưa của trận mưa ngay tại thời điểm hiện tại, thời gian bắt đầu mưa và tổng lượng mưa trong 24h.

Đối với hệ thống giám sát điểm úng ngập sẽ hiển thị tình trạng tại 16 điểm thường xuyên xảy ra úng ngập trên địa bàn Thành phố, tần suất cập nhật thông tin của điểm úng ngập là 30 phút/lần.

Các chỉ số nêu trên sẽ do Sở Tài nguyên và Môi trường, Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước cùng một số đơn vị tư vấn xây dựng phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông cung cấp thông tin. Trong thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục cung cấp các chỉ số quan trắc về chất lượng nước (bao gồm nước mặt, nước xả thải và nước ngầm) tới các tổ chức và người dân trên địa bàn.

(Nguồn: An ninh Thủ đô)

Lần đầu tiên trong năm 2017, thiết bị IoT sẽ nhiều hơn cả tổng dân số thế giới

Sẽ có 8,4 tỷ thiết bị kết nối trong năm 2017, đặt ra cột mốc đạt 20,4 tỷ thiết bị Internet of Things (IoT) được đưa vào sử dụng vào năm 2020, theo hãng nghiên cứu Gartner.

Trong số đó, sẽ có những thiết bị kết nối “khó bảo mật” bao gồm những đồ vật thông minh như TV, tủ lạnh, camera an ninh. Số lượng thiết bị này sẽ tăng 31% trong năm nay, đưa tổng số thiết bị kết nối lên 8,4 tỷ thiết bị, cao hơn khoảng 1 tỷ so với tổng dân số thế giới. Năm ngoái 2016 mới chỉ có 6,36 tỷ thiết bị kết nối IoT.

Cuộc cách mạng công nghệ đang lan tỏa ra mỗi góc nhỏ của cuộc sống trên trái đất, với Internet of Tings, và nó cho phép con người phân tích dữ liệu, tự động hóa theo những cách chưa từng có trong kinh doanh.

Gartner dự đoán chi tiêu cho các thiết bị và dịch vụ IoT sẽ đạt 2 nghìn tỷ USD năm 2017, trong đó Trung Quốc, Bắc Mỹ và Tây Âu chiếm 67% các thiết bị.

Thiết bị tiêu dùng đang là động lực tăng trưởng chính của IoT hiện nay, sẽ chiếm 5,2 tỷ thiết bị trong năm 2017, tức 63%. Trong khi đó thiết bị IoT doanh nghiệp sẽ đạt 3,1 tỷ thiết bị.

Với người tiêu dùng, loại thiết bị kết nối chính sẽ là phương tiện giao thông (xe ô tô), smart TV và các loại set-top box kỹ thuật số. Còn các doanh nghiệp sẽ sử dụng những thiết bị IoT như camera an ninh, hệ thống đo lượng điện tiêu thụ thông minh.

Gartner cũng dự đoán tổng số thiết bị kết nối sẽ tăng lên 11,19 tỷ vào năm 2018. Sự gia tăng này là do việc ứng dụng các thiết bị trong các ngành công nghiệp, như hệ thống đèn LED, hệ thống an ninh. Năm 2017, mảng thiết bị này sẽ đạt 1,5 tỷ.

Hãng phân tích cũng dự đoán IoT dành cho người tiêu dùng sẽ thống trị trong năm 2020 với 12,86 tỷ thiết bị được lắp đặt, còn các thiết bị IoT cho doanh nghiệp sẽ tăng từ 1,64 tỷ năm 2017 lên 3,17 tỷ năm 2020. Những thiết bị này bao gồm các thiết bị sản xuất, cảm biến cho các nhà máy phát điện, thiệt bị định vị thời gian thực.

Mặc dù các thiết bị kết nối đang gia tăng nhanh, song mức tăng trưởng vẫn chậm hơn so với những gì Gartner đã dự báo vào năm 2014. Khi đó, Gartner dự báo sẽ có 25 tỷ thiết bị kết nối vào 2020. Tuy nhiên, giờ đây Gartner nghĩ rằng chi tiêu cho dịch vụ IoT sẽ là gần 3 nghìn tỷ USD năm 2020, chứ không phải là 2 nghìn tỷ USD như đã dự báo lúc đó.

Theo hãng nghiên cứu, người dùng và doanh nghiệp sẽ chi lần lượt là 1,4 tỷ USD và 1,7 tỷ USD cho các thiết bị IoT vào 2017. Đến năm 2020, mức chi tiêu sẽ đạt 2,9 tỷ USD.

Theo ICTNews

10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2016

Đây là năm thứ 6, Tin Môi Trường cùng các nhà báo chuyên viết về lĩnh vực môi trường trong nước tổ chức hoạt động bình chọn 10 sự kiện môi trường nổi bật của năm.

Kết quả được lựa chọn là những sự kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng, xã hội và sự phát triển của ngành môi trường trong nước. Kết quả được sắp xếp theo thứ tự thời gian như sau:

1. Việt Nam có nhà máy tái chế lốp ô tô phế thải đầu tiên

Sáng 29/3, nhà máy sản xuất đồ dùng, thiết bị từ lốp cao su phế thải Sagama Việt Nam được khánh thành tại tỉnh Vĩnh Phúc. Sagama Việt Nam là nhà máy đầu tiên của Việt Nam, có mô hình tái chế rác thải từ lốp cao su thành đồ dùng thường ngày như: thảm cao su, đệm cao su, sân đá bóng cỏ nhân tạo…

nha1

Nhà máy tái chế lốp ô tô đầu tiên tại Việt Nam.

Theo ước tính, mỗi năm nước ta thải ra khoảng 400.000 tấn cao su phế liệu (tương đương với 30.000 tấn/tháng). Chính vì vậy, việc xử lý rác thải từ lốp cao su luôn là vấn đề nan giải, bởi đặc thù của cao su là rất khó phân huỷ, phải mất vài chục năm thì cao su mới phân hủy được vào đất. Từ trước đến nay, hầu hết các nơi đều xử lý rác thải từ lốp cao su bằng các đốt hoặc ép ra thành dầu đốt, tuy nhiên cả 2 cách này đều khiến môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Chính vì vậy, nhà máy sản xuất hạt cao su, gạch và thảm cao su từ lốp xe ô tô phế thải được xây dựng nhằm đáp ứng lượng lớn lốp xe ô tô phế liệu bỏ đi. Với công nghệ sản xuất chủ yếu là xén thật nhỏ các loại rác phế thải từ cao su thành những hạt cao su nhỏ, sau đó ép thành các đồ dung thường ngày hoặc làm sân cỏ nhân tạo nên việc ảnh hưởng đến môi trường do đun, đốt là không có.

2. Formosa Hà Tĩnh xả thải gây ra thảm họa môi trường biển tại miền Trung

Đầu tháng 4, hiện tượng cá biển chết hàng loạt khởi nguồn từ khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã lan rộng khắp bờ biển miền Trung, kéo dài 200km bờ biển.

Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam đối diện với thảm họa môi trường ảnh hưởng cuộc sống của hàng triệu người. Theo đó, 39.000 ngư dân 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế mất việc, tàu thuyền nằm bờ suốt 8 tháng. Ngành khai thác thủy sản giảm 20% sản lượng khiến GDP cả nước tăng dưới 6% sau 9 tháng.

Hơn 2 tháng, cả hệ thống chính trị vào cuộc truy tìm nguyên nhân đã hủy diệt hệ sinh thái một vùng đáy biển, thủ phạm được chỉ ra là chất thải của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Lãnh đạo công ty này đã cúi đầu xin lỗi nhân dân Việt Nam, bồi thường thiệt hại 500 triệu USD. Chính phủ cũng tiến hành nhiều biện pháp mạnh mẽ siết chặt quản lý các nguồn ô nhiễm biển, hỗ trợ ngư dân khôi phục sinh kế.

3. Việt Nam-Hoa Kỳ ra tuyên bố chung về chống biến đổi khí hậu

Ngày 22/5, tại thủ đô Washington (sáng 23/5 theo giờ Hà Nội), Hoa Kỳ và Việt Nam đã ra tuyên bố chung về Quan hệ đối tác chống biến đổi khí hậu, trong đó nhất trí về sự cần thiết phải ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu, một trong những thách thức lớn nhất mà nhân loại đang phải đối mặt.

Viet

Tuyên bố chung của hai nước về chống biến đổi khí hậu.

Tuyên bố nhấn mạnh Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ phối hợp cùng nhau để thực thi Thỏa thuận Paris như một phần trong nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế về chống biến đổi khí hậu. Hai bên thừa nhận tầm quan trọng của các quyết định đầu tư trong vòng 5 năm tới, đặc biệt trong các lĩnh vực như năng lượng và sử dụng tài nguyên đất, trong đó có đất canh tác để chuyển đổi sang một nền kinh tế phát thải khí thải thấp nhằm đáp ứng các mục tiêu được đề ra trong Thỏa thuận Paris, đồng thời vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế.

4. Vỡ bờ bao, chất thải titan nhuộm đỏ biển tại tỉnh Bình Thuận

Rạng sáng 16/6, bờ bao hồ chứa chất thải khai thác titan của Công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Quang Cường ở xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam (tỉnh Bình Thuận) đã bị vỡ. Đây là hồ chứa rộng khoảng 3.000m2, phục vụ việc chứa chất thải khai thác titan.

Sự cố vỡ bờ bao hồ chứa khiến khu du lịch Hiếu Nam và nhà dân bị ảnh hưởng, cát đọng lại dày khoảng 0,5m. Do lượng nước thải quá lớn nên đã tràn ra bãi biển Thuận Quý, khiến vùng biển tại đây bị nhuộm đỏ. Hàng trăm mét khối nước và cát đã tràn ra đường, tràn vào các khu du lịch, một số nhà dân lân cận và đổ ra bãi biển Thuận Quý. Tuyến đường Phan Thiết-Hàm Thuận Nam bị gián đoạn.

Nguyên nhân được xác định là do ngày 15/6 trời mưa quá lớn, lượng nước mưa nhiều dẫn đến tình trạng vỡ bờ bao hồ chứa chất thải khai thác titan của công ty.

5. Huế được vinh danh là “Thành phố Xanh quốc gia của Việt Nam năm 2016”

Ngày 28/6, tại Huế, Quỹ quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) đã trao danh hiệu “Thành phố Xanh quốc gia của Việt Nam năm 2016” cho TP Huế.

Hue

Huế được vinh danh thành phố xanh quốc gia.

Để đạt danh hiệu này, TP Huế đã vượt qua các tiêu chí khắt khe của chương trình để lọt vào danh sách các “Thành phố Xanh” trên thế giới với cam kết, đến năm 2020 giảm 20% mức phát thải khí nhà kính so với mức phát thải năm 2011.

Kèm theo đó là 7 kế hoạch hành động như chú trọng xanh hóa đô thị, phát triển du lịch xanh, xử lý nước và rác thải hiệu quả, hệ thống chiếu sáng công cộng thông minh, sử dụng năng lượng tái tạo và nguyên liệu xây dựng thân thiện môi trường.

6. Khởi công dự án chống ngập 10.000 tỷ tại TP Hồ Chí Minh

Sáng 26/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Đinh La Thăng và lãnh đạo các bộ, ngành đã dự lễ khởi công xây dựng dự án “Giải quyết ngập do triều cường khu vực TP Hồ Chí Minh” có xét điểm yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1). Dự án do Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Trung Nam đầu tư xây dựng theo hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT), tiến độ thực hiện dự án là 36 tháng (từ năm 2016 – 2018).

Dự án với 6 cống kiểm soát triều cường, bao gồm Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định. Quy mô mỗi cống rộng từ 40-160m2, xây một trạm bơm tại cống Bến Nghé công suất 18m3/s, 1 trạm bơm tại cống Tân Thuận công suất 24m3/s, một trạm bơm cống Phú Định công suất 18m3/s. Dự án xây dựng đê bao ven sông Sài Gòn từ Vàm Thuật đến Sông Kinh khoảng 7,8km đê/kè ở các đoạn xung yếu, các cống nhỏ có khẩu độ từ 1,0m-10,0m từ Vàm Thuật đến Mương Chuối. Xây dựng nhà quản lý trung tâm cho toàn dự án và hệ thống Scada. Địa điểm xây dựng các công trình thuộc các địa bàn quận 1,4,7,8, huyện Nhà Bè, Bình Chánh.

7. Bãi rác Đa Phước là thủ phạm gây mùi hôi ở Nam Sài Gòn

Ngày 29/9, ông Võ Văn Hoan, Chánh văn phòng UBND TP Hồ Chí Minh chủ trì buổi họp báo thường kỳ tháng 9, trong đó có công bố nguyên nhân mùi hôi ở khu vực Nam Sài Gòn trong thời gian qua. Ông Hoan dẫn báo cáo vừa được UBND TP Hồ Chí Minh gửi Thủ tướng về tình trạng mùi hôi ở khu vực Nam Sài Gòn, khẳng định mùi hôi đó chính là mùi rác. Mùi rác xuất phát từ các bãi chôn lấp hở và hồ chứa nước rỉ rác tại Công ty Xử lý chất thải Việt Nam (VWS – huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh).
Bai-rac

Bãi rác Đa Phước là thủ phạm gây mùi hôi tại Nam Sài Gòn.

Trước đó, từ tháng 8, người dân ở khu vực Nam Sài Gòn liên tục phản ánh tình trạng mùi hôi liên tục xuất hiện, đặc biệt vào buổi chiều tối. Trong đó, người dân “tố” mùi hôi này xuất phát từ Khu xử lý chất thải rắn Đa Phước, huyện Bình Chánh.

Ngày 3/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến chỉ đạo UBND TP Hồ Chí Minh làm rõ nguyên nhân gây ô nhiễm tại quận 7, Nhà Bè, Bình Chánh và Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, đồng thời đề xuất phương án giải quyết.

8. 87 loài mới được các nhà khoa học phát hiện tại Việt Nam

Ngày 19/12, WWF đã công bố báo cáo, trong 163 loài mới được phát hiện tại tiểu vùng sông Mekong mở rộng, có tới 87 loài được phát hiện ở Việt Nam.

Báo cáo – Các loài kỳ lạ – được WWF phát hành ngày 19/12, là tập hợp công trình nghiên cứu của hàng trăm nhà khoa học, những người mới phát hiện ra 9 loài lưỡng cư, 11 loài cá, 14 loài bò sát, 126 loài thực vật và 3 loài động vật có vú tại Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.

Tiến sỹ Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc WWF – Việt Nam, cho biết: “Việt Nam là một trong những quốc gia có độ đa dạng sinh học cao trong khu vực, với sự phát hiện của 87 loài cho thấy vẫn còn rất nhiều tiềm ẩn về giá trị đa dạng sinh học để chúng ta tiếp tục khám phá”.

9. Bộ Y tế bác bỏ nghi vấn có 10 làng ung thư

Chiều ngày 22/12, Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế có thông báo chính thức cho rằng 10 làng ở các địa phương (gồm: Hà Nội, Hà Nam, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Bình Định và Bình Thuận) bị nghi là “làng ung thư”, với số mắc ung thư dao động từ 73-169/100.000 dân, không cao hơn số mắc ung thư trung bình toàn quốc là 135/100.000 đối với nữ và 181/100.000 đối với nam.

Theo Bộ Y tế, chưa có mối liên quan giữa các trường hợp mắc ung thư và chất lượng nước của người dân tại 10 “làng ung thư” tại các địa phương. Trong khi đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra kết quả điều tra, đánh giá về 10 làng có nguồn nước bị ô nhiễm nặng, nghi ngờ nguyên nhân gây ung thư.

Bộ Y tế cho rằng, Bộ Tài Nguyên và Môi trường không có chức năng, chuyên môn về y tế nhưng họ lấy mẫu nước, lấy số liệu về bệnh tật rồi đưa ra kết quả về bệnh tật. Do đó, công bố này đã xảy ra sai số lớn, đặc biệt là sai số về tỉ lệ người mắc bệnh ung thư tại những địa phương này.

Vì vậy, ngày 27/12, Bộ Y tế đã lấy mẫu xét nghiệm lại nguy cơ ung thư tại 10 làng ở các địa phương. Theo đó, Bộ Y tế lập Hội đồng khoa học và mời Bộ Tài nguyên-Môi trường trình bày về kết quả điều tra để các thành viên Hội đồng đánh giá.

10. Tháng 11 âm lịch, miền Trung vẫn bị ngập lụt lớn

Không ai ngờ đến tháng 11 âm lịch (12/2016) mà miền Trung vẫn bị ngập lụt lớn. Chỉ tính riêng đợt mưa lũ từ ngày 12 – 16/12 đã làm 15 người chết, mất tích. Lũ trên các sông lên cao ở mức báo động 2, có nơi trên báo động 3.

Nhiều khu vực xấp xỉ mức lũ lịch sử như ở sông Vệ, sông Kon, sông Ba. Các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đã đầy nước, đang phải xả lũ. Nhiều tuyến đường giao thông bị chia cắt do ngập lụt, sạt lở; sản xuất bị đình trệ; đời sống trong vùng thiên tai gặp vô cùng khó khăn và tổn thất nặng nề. Nguyên nhân của đợt mưa lũ được xác định là do không khí lạnh kết hợp nhiễu động đới gió đông.

Đợt mưa lũ từ giữa tháng 10/2016 đến 16/12 đã làm 111 người chết và mất tích, 121 người bị thương; hơn 316.000 nhà bị ngập, hư hại; hơn 42.800 ha lúa, 39.000 ha hoa màu bị ngập. Tổng thiệt hại ước tính trên 8.573 tỷ đồng.

Nguồn: Baotintuc.vn

10 sự kiện CNTT Việt Nam tiêu biểu năm 2016

Sự kiện các cảng hàng không và website của Vietnam Airlines bị hacker tấn công được bình chọn là sự kiện ICT nổi bật nhất của năm 2016.

2016 là năm nhiều biến động của thị trường ICT trong nước. Nhiều hoạch định, chính sách mới được đưa ra trong năm qua. Cùng với đó, hoạt động tấn công của tin tặc cũng phát triển mạnh mẽ, điển hình là vụ tấn công vào các cảng hàng không và website của hãng hàng không quốc gia Việt Nam hay hack hệ thống các ngân hàng lớn.

Dưới đây là danh sách 10 sự kiện ICT tiêu biểu nhất năm qua.

1. Cảng hàng không, Vietnam Airlines bị hacker tấn công

14h ngày 29/7, màn hình các quầy làm thủ tục của Vietjet ở sân bay Tân Sơn Nhất và Vietnam Airlines ở Nội Bài xuất hiện các dòng chữ xúc phạm Việt Nam và Philippines, xuyên tạc về chủ quyền biển Đông.

Hệ thống máy tính tại các quầy làm thủ tục cũng ngừng hoạt động, buộc nhân viên các hãng hàng không phải làm thủ tục check-in cho hành khách bằng tay.

Cùng lúc, hệ thống loa phát thanh tại các sân bay cũng phát ra tiếng cười ma quái và lời nói bằng tiếng Anh tuyên bố chủ quyền biển Đông là của Trung Quốc. Website của Vietnam Airlines cũng bị tấn công, hiển thị thông tin tự nhận tác giả là 1937CN, nhóm hacker khét tiếng nhất Trung Quốc. Dữ liệu hơn 400 nghìn khách hàng chương trình Golden Lotus của Vietnam Airlines cũng bị hacker phát tán lên giao diện website.

san_bay12

Dù được xác định đây chỉ là vụ tấn công vào phần hệ thống ngoại vi, chưa xâm nhập được vào các hệ thống trọng yếu bên trong cũng như không thể ảnh hưởng tới an toàn bay, nhưng vụ việc là hồi chuông báo động về thực trạng an toàn thông tin của các hệ thống trọng yếu như các cảng hàng không, cũng như mức độ sẵn sàng của các hệ thống trước nguy cơ bị tấn công mạng vẫn còn quá yếu kém.

2. Bộ TT-TT cấp phép 4G cho các nhà mạng

Năm 2016, Bộ TT&TT đã cấp phép 4G cho VNPT, Viettel, MobiFone và Gtel được cấp phép 4G trên băng tần 1800 MHz. Ngày 3/11/2016, VinaPhone đã chính thức tuyên bố cung cấp 4G tại Phú Quốc và là nhà mạng đầu tiên cung cấp 4G tại Việt Nam. Như vậy, Việt Nam là quốc gia cuối cùng trong khu vực triển khai 4G.

3. Thủ tướng đề nghị bỏ Điều 292 – tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông

Ngày 21/10/2016, tại Kỳ họp thứ 2 của Quốc hội, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp đã trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự. Theo đó, Bộ Tư pháp đề nghị bỏ Điều 292 – tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông.

Bộ Tư pháp cho rằng tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông (Điều 292) là một trong 10 tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông được quy định tại mục 2 thuộc chương XXI của BLHS năm 2015 có khách thể xâm hại là an toàn công cộng, trật tự công cộng.

Trước đó, cộng đồng khởi nghiệp cho rằng, là “rào cản” đối với sức sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp.

4. Phát hiện công ty Sam Media ‘móc túi’ 230 tỷ đồng thuê bao di động tại Việt Nam

155051_smartphonef

Tháng 9/2016, Thanh tra Sở TT&TT Hà Nội đã phát hiện, từ tháng 1/2013 đến tháng 3/2016, nhiều khách hàng của Viettel, MobiFone, VinaPhone, Vietnamobile do không biết mình đang dùng dịch vụ của Sam Media hợp tác với 3 công ty Việt Nam cung cấp nên đã bị mất số tiền gần 230,5 tỷ đồng.

Sau vụ việc này, nhiều thuê bao của các nhà mạng đã kiểm tra tài khoản của mình và phát hiện họ bị ngấm ngầm “móc túi” mà không biết. Sau đó, các nhà mạng cũng đã tuyên bố cắt hợp đồng với các đối tác của Sam Media đồng thời rà soát và cắt hàng loạt đối tác cung cấp nội dung “móc túi” khách hàng.

5. Các ngân hàng lớn bị hacker tấn công

Trong tháng 5/2016, TPBank đã suýt bị hacker quốc tế lừa đảo, lấy 1,13 triệu USD. TPBank cho biết, tin tặc có thể đã dùng mã độc cài vào một ứng dụng phần mềm do bên thứ ba cung cấp để ngân hàng này kết nối với hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.

Đến ngày 5/8/2016, một khách hàng của Vietcombank phát hiện tài khoản của mình tự động có giao dịch chuyển đi 500 triệu đồng. Đại diện Vietcombank cho biết có thể khách hàng này đã bị hacker tấn công và lấy trộm mật khẩu Internet Banking để chuyển tiền…

Các vụ việc trên cho thấy giới tội phạm công nghệ cao đang hướng đến mục tiêu là các ngân hàng và người sử dụng tại Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc bảo mật thông tin tài khoản ngân hàng.

6. Thu hồi 15 triệu SIM di động trả trước kích hoạt sẵn

Chiều 28/10, 5 nhà mạng Viettel, VNPT, MobiFone, GTel Mobile và Vietnamobile cùng nhau ký cam kết với Bộ TT&TT về việc thu hồi SIM kích hoạt sẵn trên các kênh phân phối.

1_69485

 

Bộ TT&TT đã trực tiếp kiểm tra đồng thời việc khóa SIM kích hoạt sẵn tại VNPT, Viettel, MobiFone. Lần đầu tiên, 5 doanh nghiệp viễn thông đã cùng cử các cán bộ kỹ thuật để thực hiện giám sát, kiểm tra chéo việc khóa SIM của nhau để đảm bảo công bằng, khách quan. Tổng cộng đã có hơn 15 triệu SIM kích hoạt sẵn được các nhà mạng khóa và thu hồi.

7. Bộ TT&TT công bố đổi mã vùng điện thoại cố định

Ngày 22/11, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chính thức công bố lộ trình chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định. Việc chuyển đổi sẽ được thực hiện thành 3 giai đoạn, bắt đầu từ ngày 11/2/2017.

Theo Bộ TT&TT, việc điều chỉnh quy hoạch kho số viễn thông là việc bình thường và cần thiết, phù hợp với thông lệ quốc tế, cũng nhằm đảm bảo kho số viễn thông được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với sự phát triển của thị trường, công nghệ… trong từng thời kỳ.

8. Năm 2016 được chọn là Năm quốc gia khởi nghiệp

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định thúc đẩy khởi nghiệp dựa trên đổi mới sáng tạo, đưa Việt Nam trở thành quốc gia khởi nghiệp là con đường nhanh nhất để phát triển lực lượng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp công nghệ cao và tạo những nhân tố phát triển đột phá trong nền kinh tế số.

9. Luật ATTT mạng chính thức có hiệu lực

Luật An toàn thông tin mạng là bộ luật quan trọng để triển khai các hoạt động an toàn thông tin tại Việt Nam. Với kết cấu 8 chương 54 điều, Luật An toàn thông tin mạng đề cập đến rất nhiều vấn đề mới, “nóng bỏng” trong lĩnh vực An toàn thông tin hiện nay, cụ thể hóa nhiều vấn đề đang gây bức xúc dư luận xã hội như thư rác; thu thập, phát tán thông tin cá nhân trái phép…

10. Ba mạng di động 3 nước Đông Dương xóa bỏ cước roaming

viettel35494

Ngày 23-24/11/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao Khu vực Tam giác phát triển Cambodia – Lào – Việt Nam lần thứ 9 tại Cambodia.

Tại hội nghị này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, cùng với sự ủng hộ của Thủ tướng Cambodia và Lào, đã giao cho Viettel trách nhiệm hiện đại hoá mạng viễn thông 3 nước bằng công nghệ 4G, hỗ trợ xây dựng Chính phủ điện tử cho ba nước và triển khai mức cước gọi giữa thuê bao tại 3 nước tương đương với mức cước trong nước, tức là sẽ không còn cước quốc tế, không còn cước roaming quốc tế.

 

Bình chọn 10 sự kiện ICT tiêu biểu của năm là hoạt động thường niên của câu lạc bộ Nhà báo CNTT Việt Nam, trực thuộc Hội Nhà báo Việt Nam. Đây là nơi quy tụ những nhà báo hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực CNTT của gần 40 cơ quan báo chí trong cả nước.

Với 15 năm hoạt động, CLB đã tổ chức nhiều chương trình tọa đàm, hội thảo lớn, gây được tiếng vang trong cộng đồng, là kênh thông tin để các cơ quan quản lý Nhà nước tham khảo khi hoạch định chính sách.

Nguồn: news.zing.vn

The 10 Most Popular Articles of 2016

2ec3c1577b876e47d8a4783d4b9782e558d365cc

We are revealing the ten most read articles on GIM International this year! We did not tweak anything: this is what it is! So this list probably gives you a good indication on what is hot in the geomatics industry. Lidar, UAVs, 3D, Geo-IT and the processing of large amounts of geospatial data appear to be the key topics in our field as of 2016. Let’s see what next year will bring! For now: enjoy looking back at the trends and developments of the past year, and get a good insight into the state of today’s surveying profession.

Laser Scanner in a Backpack

The Evolution towards All-terrain Personal Laser Scanners

Laser scanning systems have gone through a major evolution in the past decade. After the initial breakthrough of airborne laser scanners (ALS), other types of laser scanning systems have emerged, most notably terrestrial laser scanners (TLS) and mobile laser scanners (MLS). While these three main types of Lidar systems together serve a large number of applications, none of them are optimised for fast and flexible scanning in challenging locations, rugged terrain and complicated urban structures. Personal laser scanners (PLS) fill this void and are now evolving towards compact, agile and flexible solutions for mapping complex environments. This article explains the new Akhka R2 PLS and illustrates its use in various applications. Read on

Producing High-quality 3D Maps from Lidar

DIPPER, a spin-off company from the University of Twente, provides a breakthrough solution for processing massive amounts of Lidar data accurately and efficiently. It offers comprehensive services related to Lidar data processing and 3D scene modelling. Since the self-developed software is highly automated, one operator working with DIPPER on one laptop can create high-quality 3D maps for 10,000 buildings within just one week – equivalent to at least ten times faster than normal. The high efficiency and accuracy boost large-scale applications such as asset management, smart city, securities development and urban planning. So far, DIPPER has successfully created 3D models for five international cities. Read on

Selecting Cameras for UAV Surveys

A Review of Cameras Popular amongst Aerial Surveyors

With the boom in the use of consumer-grade cameras on unmanned aerial vehicles (UAVs) for surveying and photogrammetric applications, this article seeks to review a range of different cameras and their critical attributes. Firstly, it establishes the most important considerations when selecting a camera for surveying. Secondly, the authors make a number of recommendations at various price points. While this list is not exhaustive, it is intended to present a line of reasoning that UAV practitioners should consider when selecting a camera for survey purposes. Read on


UAVs in the Mining Industry

Capturing the Andalusian Mina de Aguas Teñidas

A growing number of mining companies are employing unmanned aerial vehicles (UAVs). Equipped with digital cameras, such remote-controlled small aircraft generate high-resolution aerial imagery which can be further processed to produce highly precise orthophotos, point clouds and 3D models. Surveyors and engineers can use this data to make statements and forecasts about the development of the mine, document changes as well as calculate volumes of spoil and stockpiles. In mines with both aboveground and underground areas, UAVs can provide important information about the state of the aboveground area, thus improving the safety of the workers underground. This was practised in an 80-hectare area of the Mina de Aguas Teñidas in Andalusia, Spain. Read on

Parallel Computing in Photogrammetry

Seamless Orthomosaic Creation from Massive Imagery

The race between data production and processing capacity has been going on for many decades, with data production usually on the winning team. This is also true for airborne and space-borne imagery, as the amount of images captured by satellite sensors and aerial cameras is growing not only steadily but also rapidly. How can the abundance of pixels be processed into photogrammetric products quickly and effectively? The answer lies in parallel computing. Today, computer clusters enable fast and affordable processing of photogrammetric tasks. Read on to learn how parallelism speeds up the creation of seamless orthomosaics.


New 3D Map Solution Covering Norway

Norkart

Worldwide, most municipalities are still making regular 2D maps for online publication, including maps for zoning plans, municipal plans, property borders as well as approved sites for new construction projects. However, the ‘man on the street’ has little or no knowledge of how to read such maps. Norkart in Norway has now launched a brand-new 3D map solution, Kommunekart 3D, which covers the whole country and has the potential to revolutionise map use. The key aims of 3D visualisation are more simplicity, greater equality and better understanding. People outside the geomatics business often perceive maps and map data as complicated, but the usage of 3D enables everything from zoning plans (see Figure 1) to major road and public transport developments to be visualised easily (see Figures 2 and 3). This gives both internal and external target groups new insights into the geography of their municipality, neighbourhood or surroundings. Read on

The Current State of the Art in UAS-based Laser Scanning

Airborne Laser Scanning with a UAS

Airborne laser scanning (ALS) offers a range of opportunities for mapping and change detection. However, due to the large costs typically associated with traditional ALS, multi-temporal laser surveys are still rarely studied and applied. Unmanned aerial systems (UASs) offer new ways to perform laser scanning surveys in a more cost-effective way, which opens doors to many new change-detection applications. What are the differences in suitability between the two main types of UAS platforms – fixed-wing systems and rotorcraft – and what is the current state of the art in UAS-compatible laser scanning systems? Read on to find out.

Cadastral Boundaries from Point Clouds?

Towards Semi-automated Cadastral Boundary Extraction from ALS Data

Proponents of the new era for land administration argue that countries must explore alternatives to accelerate land administration completion. As an example, fit-for-purpose land administration is based on the use of printed imagery, community participation and hand-drawn boundaries. Digital solutions then convert the generated analogue data into useful digital information. However, the approach is manually intensive, and simple automation processes are continually being sought to cut time and costs. One approach gaining traction is the idea of using image processing and machine learning techniques to automatically extract boundary features from imagery – or point cloud data – prior to even entering the field. The approach could speed up activities both in the field and in the office. Read on for insight into the ongoing developments.

Mapping Indoor Spaces with an Advanced Trolley

Equipped with Laser Scanners, Cameras and Advanced Software

Few museums, shopping centres, airports and other indoor spaces have been mapped, although the demand for detailed 3D models of such spaces is accelerating rapidly. Here, the authors present a trolley-based system equipped with laser scanners, cameras and advanced software aimed at creating, visualising, navigating through and exploring detailed and accurate 3D models of indoor spaces. The system can capture up to 50,000m² daily. To date, ten mapping trolleys are operational; two are operated by NavVis and eight by other companies. The potential is huge: according to estimates, at least 50 billion square metres of interior spaces will be mapped within the next five years. Read on

Multispectral and Thermal Sensors on UAVs

Capabilities for Precision Farming and Heat Mapping

Mini and micro unmanned aerial vehicles (UAVs) in combination with cost-efficient and lightweight RGB cameras have become a standard tool for photogrammetric tasks. In contrast, multispectral and thermal sensors were until recently too heavy and bulky for small UAV platforms, even though their potential was demonstrated almost a decade ago. Nowadays, however, lightweight multispectral and thermal sensors on small UAVs are commercially available. Read more about their capabilities for use in precision farming and heat mapping.

Nguồn: www.gim-international.com

 

Nguồn: GIM- International.