IBM công bố dịch vụ đám mây hỗ trợ Khoa học và Kỹ thuật Dữ liệu

Ngày 16 tháng 3 vừa qua, tại sự kiện IBM Think, công ty IBM đã giới thiệu một sản phẩm điện toán đám mây mới có tên “Cloud Private for Data” được thiết kế để hỗ trợ các tổ chức nghiên cứu khoa học dữ liệu và kỹ thuật học máy. IBM mô tả “Cloud Private for Data” là một nền tảng “tích hợp dữ liệu khoa học, dữ liệu kỹ thuật và xây dựng ứng dụng” trên đám mây. Đám mây này được thiết kế với nhiều chức năng: từ thu thập, làm sạch và lập danh mục dữ liệu, sử dụng thuật toán học máy để xây dựng mô hình, và cuối cùng là tạo sản phẩm.

Cloud Private for Data được xây dựng dựa trên Kinh nghiệm trong Khoa học Dữ liệu của IBM và Apache-Spark cho phép các nhà khoa học dữ liệu phát triển và lặp lại các mô hình sử dụng R, Python và Scala trong Jupyter Notebook. Ngoài ra, phần mềm này bao gồm Bộ phân tích Thông tin của IBM, Danh mục Quản trị Thông tin, Các Sản phẩm Kho Dữ liệu, Db2 và Db2 Warehouse.

Dịch vụ được giới thiệu với tương tác GUI thân thiện, khả năng truy cập dữ liệu từ các cloud, dữ liệu cá nhân hoặc Hadoop. Cloud Private for Data cung cấp có thể được triển khai trong vài phút bằng cách sử dụng công nghệ container Kubernetes. IBM cho biết trong thông cáo báo chí của mình, việc sử dụng “microservices” giúp nó tạo thành một môi trường thực sự tích hợp cho khoa học dữ liệu và phát triển ứng dụng. Dịch vụ phù hợp để phân tích dữ liệu dưới dạng các ứng dụng hướng sự kiện, chẳng hạn như các ứng dụng sử dụng bộ cảm biến IoT, thương mại trực tuyến và các thiết bị di động.

Nguồn: HPCwire

FIMO FC – Tập luyện – 30/03/2018

Vào ngày 30/03/2018 FIMO tổ chức tập luyện để nâng cao khả năng ứng phó trong những trận đấu sắp tới. Buổi tập được diễn ra tại sân bóng Trường đại học Sư Phạm.

Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi tập:

ESA và ICEYE công bố hợp tác để thay đổi tương lai của quan sát trái đất

 

ICEYE đã kết hợp và xử lý dữ liệu vệ tinh Sentinel-1 của ESA với dữ liệu vệ tinh ICEYE-X1 để phát hiện thay đổi

Phần Lan: ICEYE, nhà sản xuất vệ tinh không gian mới của Phần Lan đang hoạt động trong công nghệ ảnh SAR (Synthetic-Aperture Radar), đã công bố hợp tác với Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) để có thể truy cập và sử dụng dữ liệu ảnh SAR và công nghệ của ICEYE cung cấp nhằm thúc đẩy kinh doanh.

Hợp tác này bao gồm các hoạt động tập trung thiết kế microsatellite ICEYE và ảnh SAR của băng tần X, cũng như xác định các ứng dụng hứa hẹn nhất đối với dữ liệu thu thập được các microsatellite.

Bằng cách trao quyền cho ESA truy cập dữ liệu của ICEYE sẽ giúp định hình tương lai quan sát hành tinh từ không gian. Dữ liệu thu thập được bởi ICEYE có lợi cho cả các nhà nghiên cứu và một loạt các ngành công nghiệp thương mại. Các vấn đề thách thức như phản ứng thiên tai và nghiên cứu biến đổi khí hậu, tràn dầu và phát hiện đánh bắt bất hợp pháp tất cả đều đòi hỏi nhiều hình ảnh lặp lại và kịp thời, bất kể điều kiện thời tiết và thời gian trong ngày.

Gần đây ICEYE đã công bố hợp tác với hai đơn vị châu Âu khác là Kongsberg Satellite Service (KSAT) và Aker Arctic để thu thập và cung cấp dữ liệu SAR cho giám sát hàng hải và băng. ICEYE vẫn tiếp tục khởi động hai vệ tinh SAR tiếp theo, ICEYE-X2 và ICEYE-X3, vào cuối năm nay.

Nguồn: GeoSpatialWorld

Giám sát muối sử dụng không ảnh

Công ty tư vấn khảo sát và lập bản đồ (SMC) đã hợp tác với công ty quốc tế Col-East trong việc giám sát – kiểm kê lượng muối được sử dụng trong việc làm tan băng trên các con đường quốc lộ phía đông bắc. Công ty Col-East thu thập dữ liệu kiểm kê một cách an toàn và chính xác bằng hình ảnh trên không với độ phân giải cao.

Hàng nghìn tấn muối được sử dụng để thúc đẩy quá trình tan chảy của băng, làm cho các con đường trở nên an toàn hơn mỗi năm. Do vậy, lượng tiêu thụ muối cần phải được tính toán và kiểm kê giống như bất kỳ tài sản nào khác, và việc sử dụng không ảnh để giám sát là một cách hiệu quả và tiết kiệm về mặt chi phí để thực hiện. Ngoài ra, việc khảo sát những khu vực muối bằng cách thủ công là không thực tế vì nó tốn nhiều thời gian và rất nguy hiểm do độ cao và độ dốc của các sườn núi.

Một công ty kế toán ở New England đã thuê SMC để tính toán lượng hàng thay đổi cho một công ty tư nhân nhập khẩu muối vào các cảng của Hoa Kỳ và sau đó bán cho các chính quyền địa phương. Do ảnh hưởng về thuế, các kế toán cần một phép đo chính xác về các cọc muối ngoài khơi vào cuối mỗi năm.

SMC đã tìm đến Col-East – nhà cung cấp dịch vụ chụp ảnh trên không ở vùng Đông Bắc Hoa Kỳ từ năm 1952 và là đối tác của SMC trong một số dự án quy hoạch cơ sở hạ tầng trước đó. Trong 12 năm qua, Col-East đã sử dụng máy bay trong tuần cuối cùng của Tháng Mười Hai để chụp những hình ảnh trên không của khu vực muối ở nhiều cảng từ Maine đến Maryland. Từ các hình ảnh thu được, Col-East sẽ xác định diện tích và chiều cao của mỗi khu vực để tính toán tổng khối lượng muối.

Trong hai mùa đông vừa qua, Col-East đã thu thập hình ảnh kỹ thuật số với bộ cảm biến mới Vexcel UltraCam Eagle điều này cho phép việc thu thập dữ liệu nhanh hơn và chính xác hơn. UltraCam cho phép việc thu thập dữ liệu với ít kiểm soát từ mặt đất hơn, hình ảnh thu được rất sắc nét ở độ phân giải không gian 5 cm.

SMC xác nhận rằng cảm biến hình ảnh mang lại hình ảnh với độ sắc nét nổi bật, độ chi tiết hình ảnh cao. Khi nhận được các kết quả tính toán thể tích từ Col-East, SMC chạy dữ liệu thông qua một gói phần mềm kỹ thuật khác để xác minh kết quả trước khi giao hàng cho công ty kế toán.

Ngoài việc theo dõi, giám sát muối, hình ảnh trên không có rất nhiều ứng dụng để tính toán thể tích một cách nhanh chóng và chính xác, đặc biệt là trong các hoạt động “cắt bỏ và lấp đầy” – “cut-and-fill” liên quan đến các dự án xây dựng và kỹ thuật. SMC đã dựa vào dữ liệu hình ảnh của Col-East về các dự án khảo sát hành lang vận chuyển và tiện ích ở New England

SMC và Col-East đã hợp tác trong một số dự án phát triển cơ sở hạ tầng gần đây ở New England, bao gồm:

  • Harwich, Mass., Thiết kế hệ thống thoát nước thành phố trên Cape Cod
  • Giám sát đường ray từ Cape Cod đến các bãi biển ở Brewster
  • Cải tiến hành lang trên lộ Rutherford Avenue, Boston. SMC đã thu thập dữ liệu từ mobile LiDAR của hành lang và kết hợp nó với hình ảnh trên không từ độ phân giải cao của Col-East cung cấp.

Nguồn:  Geospatial Word

 

Tại sao vệ tinh Sentinel 5P đóng vai trò quan trọng trong giám sát ô nhiễm không khí

Vệ tinh Sentinel 5P sẽ sớm được vận hành sau khi được phóng vào ngày 13 tháng 10 năm 2017. Vệ tinh được sử dụng để theo dõi ô nhiễm không khí với thiết bị công nghệ cao TROPOMI (TROPOspheric Monitoring Instrument – thiết bị giám sát tầng đối lưu).

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ô nhiễm không khí là mối đe dọa toàn cầu ảnh hưởng lớn nhất đối với sức khoẻ, cứ 8 người thì 1 người bị tử vong. Ô nhiễm không khí ngoài trời là lý do đứng đằng sau hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ và gây ra gần 3 triệu người chết mỗi năm. Tuy nhiên, nhờ công nghệ vệ tinh, giờ đây chúng ta có thể giám sát chất lượng không khí mà chúng ta đang hít thở.

Cơ quan Không gian châu Âu (European Space Agency – ESA) đã phóng vệ tinh thứ sáu, Sentinel-5 vào ngày 13 tháng 10 năm 2017 trong loạt nhiệm vụ trọng điểm của mình. Vệ tinh được sử dụng để giám sát khí quyển, chất lượng không khí và biến đổi khí hậu. Sentinel-5P đảm bảo việc thu thập dữ liệu liên tục. Các phép đo này đóng vai trò vô cùng quan trọng, có thể hỗ trợ việc ra quyết định và các nỗ lực của chính phủ để giảm ô nhiễm không khí, cải thiện sức khoẻ của cộng đồng. Nhiệm vụ này cũng sẽ giúp các nhà khoa học nâng cao kiến thức về các quá trình cơ bản liên quan đến khí quyển, khí hậu và sự hình thành các lỗ hổng trong tầng ôzôn. Ngoài ra, nó cũng sẽ đóng góp vai trò vào các ngành dịch vụ như giám sát tro núi lửa cho an toàn hàng không.

Một trong những hình ảnh đầu tiên thu được từ vệ tinh Sentinel-5P đã đưa ra bản đồ ô nhiễm NO2 của khu vực châu Âu vào ngày 22 tháng 11 năm 2017.

Hình ảnh đầu tiên của Sentinel-5P được đưa ra vào tháng Một năm nay, cho thấy nguy cơ xảy ra hiểm họa môi trường. Chúng ta hãy cùng xem nó sẽ tạo ra dữ liệu miêu tả sự ô nhiễm không khí như thế nào?

 

TROPOMI sẽ thu thập dữ liệu ô nhiễm không khí

Sentinel-5P mang theo thiết bị giám sát tầng đối lưu (TROPOspheric) hiện đại được chế tạo với sự cộng tác của Văn phòng Vũ trụ Hà Lan (Netherlands Space Office), Viện Khí tượng Hoàng gia Hà Lan (Royal Netherlands Meteorological Institute), Viện Nghiên cứu Vũ trụ Hà Lan (Netherlands Institute for Space Research), Tổ chức Nghiên cứu Khoa học Ứng dụng Hà Lan (Netherlands Organisation for Applied Scientific Research), Airbus Defense& Space Hà Lan và Cơ quan không gian châu Âu (ESA).

TROPOMI là một thiết bị quang học gồm các dải từ tia cực tím, ánh sáng nhìn thấy (270-500 nm) đến gần hồng ngoại (675-775 nm) và dải quang phổ ngắn (2305-2385 nm). Điều này có nghĩa là một loạt các chất ô nhiễm như nitrogen dioxit (NO2), ozone (O3), formaldehyde (CH2O), sulfur dioxide (SO2), methane (CH4) và carbon monoxide (CO) có thể được ghi lại hình ảnh chính xác hơn bao giờ hết. Với độ phân giải cao từ 3,5 đến 7 km, nó có khả năng phát hiện ô nhiễm không khí trên từng thành phố. TROPOMI đo ánh sáng mặt trời bị tán xạ trở lại không gian do bề mặt Trái đất và bầu khí quyển, phát hiện sự có mặt của chất ô nhiễm ở các dải khác nhau của quang phổ.

Thiết bị này có thể thu thập dữ liệu ô nhiễm không khí thông qua quang phố kế hồng ngoại ngắn (SWIR Spectrometer) của nó. Các quang phổ kế này nhận ánh sáng từ mắt của máy ảnh. Một khi nhận được, nó hướng ánh sáng tới một khe thông qua một kính viễn vọng để xác định dấu chân của chất ô nhiễm dọc theo thiết bị trên mặt đất. Ánh sáng từ khe được tái chuẩn trực, nhiễu xạ với lưới chìm ở bậc cao và cuối cùng là ghi lại hình ảnh vào một đầu dò hai chiều bởi một thấu kính chuyển tiếp khẩu độ cao.

Dữ liệu mở và cập nhật hàng ngày

Sentinel 5P sẽ bao phủ toàn bộ trái đất mỗi ngày với độ rộng khoảng 2600 km. Dữ liệu sẽ được miễn phí, cho phép không chỉ các nhà khoa học sử dụng dữ liệu mà còn cho phép các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp phát triển các ứng dụng sử dụng để theo dõi mức độ ô nhiễm và đưa ra các biện pháp giảm thiểu.

 

Đỗ Thị Như Ngọc – FIMO Center