Gặp mặt đầu xuân tại Trường Đại học Công nghệ

Vào sáng ngày 21/02/2018 (tức Mùng 6 Tết), Trường Đại học Công nghệ đã tổ chức Buổi gặp gỡ đầu Xuân Mậu Tuất. Buổi gặp mặt đầu xuân là buổi gặp mặt thường niên tại đây Hiệu trưởng sẽ chúc Tết đến toàn bộ cán bộ và công nhân viên tại Trường. Tại buổi gặp mặt có sự tham dự đông đủ của các cán bộ trung tâm FIMO.

Họp tổng kết năm và tổ chức Tất niên 2017

Vào ngày 03/02/2018 FIMO đã tổ chức họp tổng kết năm 2017 và nên kế hoạch hoạt động diễn ra trong năm 2018. Buổi họp có sự góp mặt đông đủ của cán bọ trung tâm, nghiên cứu sinh, học viên cao học và các bạn sinh viên đang làm việc và nghiên cứu tại FIMO.

Cuộc họp diễn ra trong buổi sáng đánh giá về các hoạt động của các nhóm, các kết quả đạt được trong năm 2017, buổi họp cũng chỉ ra những mặt tích cự, hạn chế của các nhóm trong năm 2017 dựa trên cơ sở đó và lập ra kế hoạch hoạt động của các nhóm trong năm 2018.

Vào buổi chiều FIMO đã có trận đấu bóng với SIS Lab trường Đại học Công nghệ tại sân bóng của trường đại học FPT.

Cuối giờ chiều FIMO cùng SIS Lab đã cùng tổ chức tiệc Tất niên tại nhà hàng.

Dưới đây là một số hình ảnh sự kiện:

FIMO FC – Giao hữu với TC5 ngày 30/01/2018

Vào ngày 30/01/2018 FIMO FC đã tham tổ chức thi đấu giao hữu với TC5 tại sân bóng PVV Trần Thái Tông. Giải bóng có sự tham dự của cán bộ trung tâm cùng với các bạn thực tập tại trung tâm. Đây là cơ hội cho các chân sút trổ tài và đem lại sức khỏe và tiếng cười sau những giờ làm việc và nghiên cứu căng thẳng. Sau trận bóng 2 đội đã có một bữa liên hoan ăn mừng và hẹn ngày tái đấu.

Cùng đểm lại một số hình ảnh đẹp của trận bóng:

FIMO tham dự Hội thảo Chất lượng không khí năm 2017: Hiện trạng và Giải pháp

Ngày 30/01/2018, Đại diện Trung tâm FIMO tham dự hội thảo “Chất lượng không khí năm 2017: Hiện trạng và Giải pháp” được tổ chức bởi Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) phối hợp với Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) tổ chức tại Khách sạn Khăn Quàng Đỏ, Hoàng Hoa Thám, Hà Nội.

Ô nhiễm không khí ở Việt Nam, đặc biệt ở khu vực đô thị và các thành phố lớn như Hà Nội và tp. Hồ Chí Minh hiện đang là vấn đề môi trường được cộng đồng xã hội rất quan tâm. Năm 2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xuất bản báo cáo “Hiện trạng môi trường quốc gia 2016” khẳng định hầu hết các đô thị lớn ở Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng, đặc biệt là ô nhiễm bụi. Trong năm qua, tại 02 trạm quan trắc đặt tại Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội và Lãnh sự quán Mỹ ở TP.Hồ Chí Minh, chỉ số Chất lượng không khí (AQI) nhiều lần vượt ngưỡng “nguy hiểm” – ở mức gây nguy hại cho sức khỏe của cộng đồng. Đặc biệt vào những tháng cuối năm, đặc điểm thời tiết, nhiệt độ thấp làm giảm sự phát tán của bụi và chất ô nhiễm. Thêm vào đó, các hoạt động sinh hoạt của người dân để chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán diễn ra mạnh mẽ hơn cũng đóng góp vào ô nhiễm không khí trong thành phố. 2 Trước tình trạng này, chính
quyền thành phố và một số tổ chức cá nhân đã có những nỗ lực để cải thiện nhằm giảm tác động đến sức khỏe của người dân. Để đóng góp vào những nỗ lực trên, Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) phối hợp với Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) tổ chức hội thảo “CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ NĂM 2017: HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP” nhằm chia sẻ các nghiên cứu chất lượng không khí của các bên liên quan, cùng thảo luận về những nỗ lực cải thiện chất lượng không khí hiện tại và đề xuất giải pháp cải thiện.

Đại biểu tham dự chương trình dự kiến bao gồm đại diện các Bộ, ban, ngành; các viện nghiên cứu, các nhà khoa học, đại diện các tổ chức trong và ngoài nước và các cơ quan truyền thông. Cũng tại Hội thảo, đại diện Trung tâm FIMO cũng đã có bài trình bày về nghiên cứu giám sát chất lượng không khí từ ảnh vệ tinh – Một cách tiếp cận mới giúp giám sát trên diện rộng, giám sát kịp thời và tiết kiệm chi phí so với việc triển khai các trạm quan trắc tự động.

Một số hình ảnh của hội thảo:

Bà Ngụy Thị Khanh – Giám đốc GreenID phát biểu khai mạc

Th.S Phạm Văn Hà – Đại diện FIMO trình bày nghiên cứu Giám sát Ô nhiễm không khí sử dụng ảnh vệ tinh

TS. Lê Việt Phú – Đại học Fulbright trình bày tác động Ô nhiễm không khí đến kinh tế

TS. Bùi Quang Hưng – Giám đốc Trung tâm FIMO nhận xét về thiết bị đo ô nhiễm không khí trong nhà

FIMO FC – Trận bóng ngày 26/01/2018

Vào ngày 26/01/2018 hòa chung không khí với đội tuyển U23 Việt Nam, FIMO FC đã tham tổ chức thi đấu tại sân bóng Trần Quốc Hoàn. Giải bóng có sự tham dự của cán bộ trung tâm cùng với các bạn thực tập tại trung tâm. Đây là cơ hội cho các chân sút trổ tài và đem lại sức khỏe và tiếng cười sau những giờ làm việc và nghiên cứu căng thẳng.

Cùng đểm lại một số hình ảnh đẹp của trận bóng:

Startup Wiliot: Hứa hẹn ra mắt thiết bị Bluetooth Beacon không cần pin vào năm 2019

Một start-up công nghệ của Israel, Wiliot, nghĩ rằng nó có thể sử dụng một phần năng lượng từ trường RF để cung cấp năng lượng cho các thiết bị IoT, từ đó loại bỏ hoàn toàn pin hay các thiết bị lưu trữ năng lượng khác.

Steve Statler, phó chủ tịch phụ trách marketing và phát triển kinh doanh của Wiliot nói: “Có rất nhiều năng lượng Bluetooth. “Bạn đang tắm trong đó.” Từ Bluetooth 5.0, phiên bản mới nhất có thể phát ra tín hiệu từ 1km trở lên và có đủ năng lượng mà các thẻ beacon đơn giản sẽ không cần bất kỳ hình thức lưu trữ năng lượng nào.

Mục tiêu của Wiliot là bắt đầu bán các thiết bị kích thước bằng móng tay vào năm 2019, mỏng như một tờ giấy và có giá hơn 1 đô la. Một thiết bị như vậy có thể nhận và truyền các tin nhắn Bluetooth và thực hiện một số tính toán giới hạn chỉ sử dụng năng lượng RF xung quanh. Nói một cách nghiêm túc, nó sẽ làm điều này mà không cần tích trữ năng lượng trong một pin hoặc siêu tụ điện, mà Statler nói sẽ làm cho các thiết bị quá cồng kềnh. Wiliot hy vọng phiên bản mỏng hơn của nó sẽ được sử dụng cho bao bì thông minh, dịch vụ định vị trong nhà, nhãn quần áo, theo dõi tài sản trong kho hàng, điều khiển từ xa bằng TV và các mục đích khác.

Thiết bị dựa trên hai công nghệ chính. Đầu tiên là một hình thức xử lý công ty gọi là sóng máy tính. Statler mô tả nó như một cách thông minh để ưu tiên tính toán và lưu trữ dữ liệu cần được thực hiện khi có năng lượng RF.

Công nghệ thứ hai được gọi là phản xạ ngược. Nó về cơ bản sửa lại một tín hiệu Bluetooth đến trong một kênh. Sau đó, nó sử dụng một lượng nhỏ năng lượng khai thác từ tín hiệu ban đầu để gửi tín hiệu điều chế ra trên một kênh khác. Các kỹ sư của Đại học Washington đã chứng minh được sự xạ của tín hiệu di động, tín hiệu Wi-Fi, Bluetooth và LoRa, và nó có thể truyền tải trong khoảng cách vài cây số.

Qualcomm và công ty hóa chất và dược phẩm của Đức Merck KGaA là các nhà đầu tư gần đây nhất của Wiliot, đưa vốn đầu tư mạo hiểm lên 19 triệu USD kể từ khi thành lập vào tháng 1 năm 2017.

Wiliot phải là tổ chức duy nhất muốn giảm kích cỡ của các máy tình IoT. Ví dụ, trường đại học Spinoff Cubeworks của trường đại học Michigan đã phát triển các máy tính IOT có tỷ lệ nano-milimet gọi là micromotes). Nhưng sự đàu tư từ Qualcomm dường như chứng minh rằng đây là một start-up có tiềm năng.

Boos Peer, giám đốc của Qualcomm cho biết: “Khi chúng tôi nhìn vào IoT, chúng ta sẽ thấy công nghệ Bluetooth không pin là bước nhảy vọt tiếp theo, thúc đẩy tăng trưởng theo cấp số cho toàn bộ hệ sinh thái IoT, từ điện thoại thông minh và các điểm kết nối Wi-Fi đến các ô tô chạy bằng pin” Ventures Israel, cho biết trong một thông cáo báo chí.

Nguồn: Startup Wiliot Promises No-Battery Bluetooth Beacons in 2019

FIMO cháy hết mình cùng U23 Việt Nam

Chiều 23/01/2018, dù deadline ngập đầu, dân FIMO vẫn  cháy  hết mình cùng đội tuyền Việt Nam trong trận bán kế U23 châu Á 2018.

Chúc mừng đội tuyển U23 Việt Nam đã chiến thắng thuyết phục và giành quyền đi tiếp đến trận chung kết lịch sử.

Một số hình ảnh ăn mừng trận đấu tại phòng tác chiến;

 

Chúc mừng đội tuyển Việt Nam. Hãy giành chức vô địch về cho Việt Nam.

Chúc mừng 5 tân thạc sỹ tại FIMO trong buổi lễ nhận bằng tốt nghiệp

Ngày 19/01/2018, lễ trao bằng tốt nghiệp đợt 2 năm 2017 đã được tổ chức tại Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tại buổi trao bằng đã có 5 anh chị tân thạc sỹ nghiên cứu tại FIMO đã được trao bằng

Chúc mừng các 5 tân thạc sỹ FIMO đã có một buổi lễ trao bằng tốt nghiệp ý nghĩa và đáng nhớ.

Một số hình ảnh trong buổi lễ tốt nghiệp:

Nhận bằng thạc sỹ

Nhận bằng thạc sỹ

Các tân thạc sỹ

Các tân thạc sỹ

Chúc các tân thạc sỹ sẽ thành công hơn trên con đường nghiên cứu và sự nghiệp của mình!

 

FIMO tham dự Hội thảo Tăng cường năng lực kiểm soát khí thải công nghiệp tại Việt Nam

Ngày 17/01/2018, Đại diện FIMO tham dự Hội thảo Tăng cường năng lực kiểm soát khí thải công nghiệp tại Việt Nam được tổ chức tại Khách sạn Công đoàn, 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hội thảo được tổ chức bởi Cục kiểm soát ô nhiễm – Tổng cục Môi trường (PCD – VEA) phối hợp với Viện Khoa học và Công nghệ môi trường – Đại học Bách Khoa Hà Nội (INEST). Hội thảo nằm trong khuôn khổ các hoạt động hợp tác với Phòng Công nghệ Quản lý Môi trường – Cục quản lý Môi trường – Bộ Môi trường Nhật Bản và công ty Mitsubishi.

Hội thảo đã giới thiệu về dự án đồng lợi ích giữa Cục kiểm soát ô nhiễm và Cục quản lý Môi trường Nhật Bản diễn ra từ năm 2015 – 2017 nhằm Hỗ trợ xây dựng chế độ pháp quy về quy định môi trường, dự án kiểm chứng nhằm giảm phát thải CO2 thông qua tiết kiệm năng lượng và giảm các chất ô nhiễm không khí. Cũng tại hội thảo, GS. TS. Hoàng Xuân Cơ cũng đã trình bày hướng dẫn tính toán hạn ngạch phát thải chất ô nhiễm không khí trong điều kiện Việt Nam và nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các đại biểu tham dự.

Ngoài ra, đại diện công ty Mitsubishi cũng đã trình bày kết quả thí nghiệm kiểm chứng và đề xuất cải thiện tại Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh nhằm đưa ra các cài tiến nâng cao hiệu suất lò đốt. Đại diện Viện Khoa học và Công nghệ môi trường – Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng đã trình bày hiện trạng hệ thống xử lý khí thải tại nhà máy nhiệt điện và một số biện pháp cải tiến.

Dưới đây là một số hình ảnh về hội thảo:

Toàn cảnh hội thảo

Đại diện Cục kiểm soát ô nhiễm giới thiệu về hội thảo

Đại diện Cục quản lý môi trường Nhật Bản phát biểu ý kiến

GS. TS. Hoàng Xuân Cơ trình bày phương pháp tính toán hạn ngạch phát thải

FIMO tham dự Hội thảo Tăng cường năng lực kiểm kê quốc gia KNK trong lĩnh vực Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF) tại Việt Nam

Từ ngày 08 – 12/01/2018, Đại diện Trung tâm FIMO tham dự Hội thảo “Tăng cường năng lực kiểm kê quốc gia Khí nhà kính (KNK) trong lĩnh vực Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF) tại Việt Nam” tại Đồ Sơn, Hải Phòng. Hội thảo do Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Dự án Tầm quan trọng của Thông tin (Information Matters – IM) của GIZ đồng tổ chức để thảo luận và thực hành sâu rộng hơn về mặt kỹ thuật và phương pháp luận các vấn đề về kiểm kê quốc gia KNK trong lĩnh vực Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và nông nghiệp.

Mục tiêu của hội thảo nhằm trình bày và lấy ý kiến tham vấn về kết quả kiểm kê KNK trong lĩnh vực LULUCF năm 2013 và kết quả dự báo phát thải cho giai đoạn 2020 – 2030. Ngoài ra, hội thảo còn tổ chức các bài tập và thực hành do chuyên gia nước ngoài  hướng dẫn nhằm tăng cường năng lực cho các chuyên gia kỹ thuật và cán bộ liên quan của Bộ TN&MT và các cơ quan liên quan về thực hiện, rà soát và tiến hành kiểm soát và đảm bảo chất lượng (QA/QC) của quá trình kiểm kê và dự tính phát thải khí nhà kính (KNK) cho các lĩnh vực LULUCF và Nông nghiệp.

Một số hình ảnh của Hội thảo:

Lãnh đạo cục Biến đổi khí hậu và nhà tài trợ GIZ điều hành hội thảo

Đại diện Cục biến đổi khí hậu trình bày kết quả kiểm kê KNK năm 2013 cho lĩnh vực LULUCF

Chuyên gia Nguyễn Mậu Cường phát biểu ý kiến

Chuyên gia quốc tế trình bày việc ứng dụng Viễn thám trong kiểm kê KNK

GS. Stephen Ogle, Đại học Quốc gia Colorado, Mỹ trình bày về phương pháp tính toán Độ không chắc chắn trong kiểm kê KNK