FIMO FC – Trận bóng ngày 12/01/2018

Vào ngày 12/01/2018 FIMO FC đã tham gia thi đấu tại sân bóng Trần Quốc Hoàn. Giải bóng có sự tham dự đông đủ của của cán bộ cùng với các bạn thực tập tại trung tâm. Đây là cơ hội cho các chân sút trổ tài và đem lại sức khỏe và tiếng cười sau những giờ làm việc và nghiên cứu căng thẳng.

Cùng đểm lại một số hình ảnh đẹp của trận bóng:

 

 

 

Chia tay 2 tháng thực tập tại FIMO của các bạn sinh viên Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông, Đại học Thái Nguyên

Sau hai tháng thực tập đầy bổ ích tại FIMO, vào ngày 05/01/2018 các bạn sinh viên đến từ Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông, Đại học Thái Nguyên đã hoàn thành xuất sắc khóa thực tập ngắn hạn trong 2 tháng của mình.

Một số tấm hình kỷ niệm:

Ảnh kỷ niệm ngoài sân bóng

Ảnh liên hoan

Chúc các bạn thành công và đi xa hơn trên con đường sự nghiệp sắp tới của mình.

Trận bóng đầu năm 2018

Vào ngày 5/01/2018 FIMO tổ chức giải bóng đầu năm 2018 tại sân bóng Trần Quốc Hoàn. Giải bóng có sự tham dự đông đủ của của cán bộ cùng với các bạn thực tập tại trung tâm. Đây là cơ hội cho các chân sút trổ tài và đem lại sức khỏe và tiếng cười sau những giờ làm việc và nghiên cứu căng thẳng.

Cùng đểm lại một số hình ảnh đẹp của trận bóng:

 

Một pha tranh chấp đầy nguy hiểm trước cung thành

Ảnh kỷ niệm sau trận đấu

 

FIMO tham dự và trình bày tại Hội nghị Quốc gia lần thứ XX về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin

Ngày 14/12/2017, Hội nghị Quốc gia lần thứ XX về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ thông tin đã được khai mạc tại Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông, cơ sở Thành phố Hồ Chí MinhChương trình hội nghị bao gồm các chủ đề trong các lĩnh vực về điện tử, truyền thông và công nghệ thông tin. Hội thảo có sự góp mặt của gần 200 đại biểu tham dự đến từ các trường Đại học; các Viện và Trung tâm nghiên cứu; các Sở, Ban, Ngành thuộc các Tỉnh, Thành phố và các công ty và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các phần mềm và trang thiết bị về GIS và viễn thám ứng dụng.

Một số nội dung và chủ đề chính của hội nghị năm nay bao gồm:

  • Smart City
  • Internet of Things
  • Mã hóa và truyền tin
  • Machine Learning và AI

Năm nay, FIMO có hai báo cáo về hai lĩnh vực viễn thám và IoT cho hai thành viên Mẫn Đức Chức và Hà Đức Văn trình bày. Cụ thể:

  1. SHRIMP: Hệ thống thu nhận, quản lý và chia sẻ
    dữ liệu ảnh vệ tinh từ trạm thu mặt đất
  2. Xây dựng mạng cảm biến giá rẻ không dây FAirNet giám sát
    nồng độ bụi PM2.5 sử dụng bộ chuẩn OGC SWE

Một số hình ảnh tại hội nghị:

Thành viên Mẫn Đức Chức trình bày về nghiên cứu “SHRIMP: Hệ thống thu nhận, quản lý và chia sẻ dữ liệu ảnh vệ tinh từ trạm thu mặt đất”

Thành viên Hà Đức Văn trình bày về nghiên cứu “Xây dựng mạng cảm biến giá rẻ không dây FAirNet giám sát nồng độ bụi PM2.5 sử dụng bộ chuẩn OGC SWE”

Các đại biểu tham dự hội nghị năm 2017

FIMO tổ chức Hội thảo ứng dụng máy bay không người lái trong việc giám sát thảm họa, thiên tai

Trong 4 ngày vừa qua, từ ngày 28/11/2017 – 1/12/2017, Trung tâm tích hợp liên ngành giám sát hiện trường – Đại Học Công Nghệ – ĐHQGHN đã tổ chức thành công hội thảo ứng dụng máy bay không người lái trong việc giám sát thảm họa và thiên tai. Hội thảo diễn ra với sự góp mặt của các nhà nghiên cứu đền từ các nước: Nhật Bản, Thái Lan, Phillipines và Indonesia.

Đến từ phía Nhật Bản là các nhà nghiên cứu đến từ Đại Học Chubu (Chubu University), Viện Khoa Học và Công nghê Nhật Bản (JST). Viện nghiên cứu Quốc gia về khoa học và nghiên cứu Trái Đất (NIED).

Đến từ phía Thái Lan là các nhà nghiên cứu đền từ Trung tâm Công nghệ và Máy tính Quốc gia Thái Lan.

Đến từ phía Phillipine là các nhà nghiên cứu đến từ Viện nghiên cứu núi lửa và địa chấn học Philippine và Sở Khoa học, Công nghệ Philippine.

Từ phía Việt Nam có Trung tâm tích hợp liên ngành giám sát hiện trường, Cục bản đồ Quân đội, Tổng cục 5 Bộ Công An, Bộ Khoa Học Công Nghệ.

Trong hai ngày đầu (28 – 29/11) diễn ra Hội thảo, Tiến sĩ Hiroshi Inoue đến từ NIED giới thiệu ứng dụng của máy bay không người lái và cách hoạt động, lắp ráp máy bay không lái (wing wing 84).

Dr. Hiroshi Inoue giới thiệu về máy bay không người lái

Dr. Hiroshi Inoue hướng dẫn lắp đặt máy bay không người lái

Thực hành lắp đặt máy bay không người lái

Trong ngày thứ ba diễn ra hội thảo, các bên tham gia báo cáo về tình hình của năm 2017 và hướng đi, kế hoạch cho năm 2018

Tiến sĩ Lê thị Ngọc Lâm – Bộ Khoa học và Công nghệ phát biểu khai mạc Hội thảo

Tiếp đó, đại diện các nước tham gia hội thảo sẽ trình bày về công việc và kế hoạch cho năm tới trong buổi Hội thảo ngày 30/11.

Một số hình ảnh trình bày và báo cáo trong buổi Hội thảo

 

Sau đó, FIMO tổ chức liên hoan sau khi kết thúc Hội thảo ngày 29/11 tại nhà hàng Góc Hà Nội.

Tiệc liên hoan tối ngày 29/11 

Vào ngày 30/11, mọi người di chuyển đến khu vực Nhà Khách ĐHQGHN để tiến hành buổi thực hành bay thử do các chuyên gia đến từ Nhật Bản hướng dẫn.

Một số hình ảnh trong buổi hướng dẫn bay ngày 1/12

Trưa ngày 30/11, sau khi kết thúc buổi hướng dẫn, đào tạo bay, FIMO tổ chức buổi tiệc liên hoan kết thúc Hội thảo và trao chứng chỉ cho các thành viên đã tham dự khóa đào tạo máy bay không người lái.

Một số hình ảnh trong buổi liên hoan và trao chứng chỉ.

Chúc mừng 5 học viên cao học tại FIMO đã bảo vệ luận văn Thạc sĩ thành công

Vào ngày 01/12/2017 và 02/12/2017, tại trường Đại học Công Nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội đã diễn ra lễ bảo vệ luận văn Thạc sĩ. Năm nay, trung tâm FIMO đã có 5 Học viên cao học bảo vệ Thạc sĩ trong đợt tháng 12/2017.

Chúc mừng các tân Thạc sĩ FIMO đã bảo vệ luận văn tốt nghiệp với kết quả cao. Đặc biệt, học viên Mẫn Đức Chức đã đạt kết quả cao trong đợt bảo vệ với tổng điểm bảo vệ là 9.84.

Danh sách học viên cao học tại FIMO và đề tài bảo vệ năm nay:

STT Họ Tên Ngành Tên đề tài Cán bộ hướng dẫn
1 Mẫn Đức Chức Khoa học máy tính Research on Land-Cover classification methodologies for optical satellite images TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh
2 Bùi Thị Mai Kỹ thuật phần mềm Nghiên cứu và đánh giá độ dày quang học sol khí từ ảnh vệ tinh dựa trên các trạm quan trắc TS. Bùi Quang Hưng
TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh
3 Đỗ Thị Phương Quản lý hệ thống thông tin Nghiên cứu và đánh giá các phương pháp nội suy ảnh viễn thám cho bài toán phân loại lớp phủ đô thị tại Việt Nam TS Bùi Quang Hưng
4 Nguyễn Hoàng Anh Hệ thống thông tin Nghiên cứu và phát triển phương pháp phân lớp ở Đồng bằng sông Hồng sử dụng ảnh vệ tinh Lansat8 TS. Bùi Quang Hưng
5 Vũ Thị Hòa Hệ thống thông tin Nghiên cứu và đánh giá các phương pháp tổng hợp dữ liệu cho bài toán phân loại lớp phủ đô thị tại Việt Nam TS. Nguyễn Văn Hoàn
TS. Bùi Quang Hưng

Một số hình ảnh trong lễ bảo vệ luận văn Thạc sĩ:

Học viên cao học Mẫn Đức Chức

Học viên Mẫn Đức Chức

 

Học viên cao học Bùi Thị Mai

Học viên Bùi Thị Mai

Học viên cao học Đỗ Thị Phương

Học viên Đỗ Thị Phương

Học viên cao học Nguyễn Hoàng Anh

Học viên Nguyễn Hoàng Anh

Học viên cao học Vũ Thị Hòa

Học viên Vũ Thị Hòa

Chúc các tân Thạc sĩ đi xa và thành công hơn nữa trên con đường sự nghiệp và nghiên cứu của mình.

 

FIMO tham dự và trình bày tại hội thảo Ứng dụng GIS toàn quốc 2017

Ngày 02/12/2017, tại Trường Đại học Quy Nhơn đã tổ chức thành công Hội thảo khoa học Ứng dụng GIS toàn quốc 2017 với chủ đề “An ninh nguồn nước và Biến đổi khí hậu”. Hội thảo được tổ chức nhằm mục đích trao đổi về năng lực và những kết quả nghiên cứu ứng dụng GIS, viễn thám trong quản lí tài nguyên môi trường, giáo dục và biển đảo, phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu tại Việt Nam; đồng thời là diễn đàn thảo luận định hướng hợp tác nghiên cứu và phát triển ứng dụng GIS, viễn thám trong thời gian tới. Hội thảo có sự góp mặt của gần 200 đại biểu tham dự đến từ các trường Đại học; các Viện và Trung tâm nghiên cứu; các Sở, Ban, Ngành thuộc các Tỉnh, Thành phố và các công ty và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các phần mềm và trang thiết bị về GIS và viễn thám ứng dụng.

Nội dung của các vấn đề đưa ra trong Hội thảo rất phong phú và đa dạng, tập trung các chủ đề chính sau đây:
+ Quản lý bền vững nguồn nước và phát triển các ngành kinh tế;
+ Biến đổi khí hậu và những tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất, đời sống;
+ Đánh giá, quản lý tài nguyên, môi trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu; GIS trong giáo dục và phát triển cộng đồng; 
+ Viễn thám, WEBGIS, công nghệ GNSS, cơ sở dữ liệu, trắc địa,… 

Trong chủ đề “Viễn thám, WEBGIS, công nghệ GNSS, cơ sở dữ liệu, trắc địa”, FIMO vinh dự và vui mừng được đóng góp 2 bài nghiên cứu và trình bày tại hội thảo:

  1. Lưu Quang Thắng, Phan Anh, Lưu Việt Hưng, Nguyễn Thị Nhật Thanh, Nguyễn Thanh Thủy, Bùi Quang Hưng (2017), SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ HADOOP VÀ SPARK ĐỂ LƯU TRỮ VÀ XỬ LÝ PHÂN TÁN ẢNH VỆ TINH VNREDSAT-1. 
  2. Lưu Quang Thắng, Phan Anh, Nguyễn Thị Nhật Thanh, Bùi Quang Hưng (2017), SEAP: NỀN TẢNG MỚI CHO VIỆC KHAI THÁC VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU KHÔNG GIAN LỚN.

Trong khuôn khổ của Hội thảo khoa học Ứng dụng GIS toàn quốc 2017, ban tổ chức đã tổ chức thành công 2 khóa đào tạo ngắn hạn về ArcGIS Pro và Google Earth Engine. FIMO cũng đã tham dự khóa học Google Earth Engine với nhiều thông tin và kiến thức bổ ích.

Một số hình ảnh của hội thảo:

Nguồn: FIMO, gisconference

Vương Quốc Anh phóng thành công vệ tinh thời tiết JPSS1

Vệ tinh JPSS1 đã được phóng vào quỹ đạo ngày 18/11 vừa qua tại Căn cứ không quân Vandenberg, California. Vệ tinh này sẽ cung cấp các dữ liệu quan sát được gửi về gần như ngay lập tức, những dữ liệu này sẽ được chia sẻ với các đối tác quốc gia và quốc tế của Hoa Kỳ, bao gồm cơ quan Met Office của Anh.

Theo đó, vệ tinh này không chỉ thu thập dữ liệu thời tiết hàng ngày mà còn theo dõi một loạt các hiện tượng khác như cháy rừng, tuyết phủ, nhiệt độ bề mặt biển và phát hiện aerosol, rất quan trọng trong việc giám sát chất lượng không khí.

Vệ tinh JPSS1 cũng cho phép đo bức xạ từ Trái đất và bầu khí quyển, cũng như cung cấp các thông tin quan trọng khác cho các mô hình dự báo thời tiết, chẳng hạn như các chương trình của Met Office (Anh). Hiện nay, phần lớn trong số 215 tỷ báo cáo quan sát hàng ngày cơ quan Met Office nhận được là từ các vệ tinh này.

Dữ liệu vệ tinh là yếu tố chính giúp cải thiện độ chính xác trong dự báo thời tiết những năm gần đây, theo đánh giá của các chuyên gia dự báo thời tiết.

Tiến sĩ Simon Keogh, trưởng nhóm dữ liệu, sản phẩm và hệ thống vệ tinh của Met Office cho biết: “Giá trị có thể nhận được từ các vệ tinh khí tượng là vô cùng lớn. Met Office được xây dựng với mục tiêu quan trắc Trái Đất. Nó được kì vọng sẽ đem lại nguồn lợi ích kinh tế-xã hội đến hơn 30 tỷ bảng Anh trong thập kỉ tới, đồng thời bảo đảm an toàn cho con người, tài sản, doanh nghiệp và các cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia.

Đóng góp đáng giá của vệ tinh JPSS1 cho Hệ thống quan sát Toàn cầu sẽ bổ sung thêm vào dữ liệu cũng cấp cho Met Office thông qua việc hợp tác với Tổ chức Khai thác các vệ tinh khí tượng Châu Âu (EUMETSAT).

Ngoài việc vận hành các vệ tinh, EUMETSAT còn điều hành một trạm tiếp nhận vệ tinh ở Svalbard, thuộc Bắc Na-uy, một phần quan trọng nhằm tập hợp lượng lớn dữ liệu từ vệ tinh cho các tổ chức sử dụng loại dữ liệu này. Tại vĩ độ này, trạm sẽ nhận được lượng thông tin khổng lồ từ vệ tinh JPSS1, lên tới 14 lần một ngày.

Nguồn: Geospatial World

FIMO tham dự khóa đào tạo Google Earth Engine, hội thảo khoa học ứng dụng GIS toàn quốc 2017

Trong khuôn khổ hội thảo khoa học ứng dụng GIS toàn quốc 2017: an ninh nguồn nước và biến đổi khí hậu, khóa đào tạo Google Earth Engine được diễn ra trong 2 ngày 30/11 và 1/12/2017 tại đại học Quy Nhơn, Bình Định. Khóa đào tạo được diễn ra dưới sự hướng dẫn của tiến sĩ Dr. Ate Poortinga và cộng sự đến từ Trung tâm ứng phó thiên tai châu Á (Asian Disaster Preparedness Center) và dự án SERVIR-Mekong.

Nội dung của khóa đào tạo:

30/11/2017-Sáng

  • Tổng quan về Google Earth Engine (GEE)
    • Điểm mạnh:
      • Truy cập và kho dữ liệu lớn, không cần lưu trữ trên máy tính cá nhân
      • Cung cấp khả năng tính toán mạnh mẽ
      • Tương tác trực tiếp thông qua Code Editor
      • Cho phép chia sẻ dữ liệu dễ dàng
    • Danh mục dữ liệu
      • Tổng hợp các nguồn ảnh vệ tinh miễn phí
      • DEM
      • Dữ liệu thời tiết, thay đổi khí hậu
      • Dữ liệu vector
      • Khác: dân số, bản đồ, …
      • -> dữ liệu được lưu trữ trong GEE ở dạng Fusion table
    • Chức năng
      • Hiển thị dữ liệu trên bản đồ
      • Chuyển đổi các dạng dữ liệu
      • Tính toán
        • Tính toán phân tán
        • Hạ tầng đám mây
        • Xử lý song song tự động với nhiều CPUs trên nhiều máy chủ
      • Giúp hạn chế chi phí
    • Tương tác
      • Graphical user interface
        • Tìm, xem danh mục dữ liệu
        • Hiện thị và thay đổi các hiển thị dữ liệu trên bản đồ
      • Application program interface (code editor)
        • Hỗ trợ ngôn ngữ Java script và Python
        • Lưu trữ dữ liệu 250GB + Drive
  • Servir MeKong
    • Historical Flood Analysis Tool
      • Hiển thị và đánh giá ngập lụt 1984-2015
      • Dữ liệu từ Joint Research Centre (JRC)
      • Ranh giới quốc gia trên thế giới: “1tdSwUL7MVpOauSgRzqVTOwdfy17KDbw-1d9omPw”
      • Giới thiệu về mã nguồn của công cụ

30/11/2017-Chiều

  • Exercise 1: Exploring Data Archive
  • Exercise 2: Earth Engine Image: Objects and Methods
  • Exercise 3: Writing Custom Functions and Mapping Across Image Collections

1/12/2017-Sáng

  • Exercise 4: Exporting Data

Một số hình ảnh của khóa học:

 

Trung tâm FIMO tổ chức thành công Special Session “STATS2017-Spatial Data Science and Technology” tại hội thảo KSE 2017

Từ ngày 19-21/10/2017, hội thảo The 9th International Conference on Knowledge and Systems Engineering (KSE 2017) đã được tổ chức bởi Đại học Sư phạm Huế với sự tham gia của các nhà khoa học Việt Nam, Nhật Bản, Hoa Kỳ và một số quốc gia khác. Hội thảo năm nay có 52 bài báo được chấp nhận, trong đó 6 bài trong session “STATS2017-Spatial Data Science and Technology” do trung tâm FIMO tổ chức.

Trong phiên trình bày của STATS2017, các nhà nghiên cứu đã trình bày và thảo luận về nhiều vấn đề hiện đại trong lĩnh vực phương pháp xử lý và lưu trữ dữ liệu viễn thám, UAV cùng các ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm: nông nghiệp, quản lý rừng, tìm kiếm cứu nạn.

Một số hình ảnh tại hội thảo KSE 2017:

Phát biểu chào mừng tại KSE 2017

Bạn Mẫn Đức Chức với bài trình bày “Paddy Rice Mapping in Red River Delta region Using Landsat 8 Images: Preliminary results”

Bạn Lưu Quang Thắng với bài trình bày “Thematic Map Automatically Creating System”

Diễn giả Nguyễn Cao Trí với bài trình bày “A Novel Approach Based on Deep Learning Techniques and UAVs to Yield Assessment of Paddy Fields”

Bạn Phan Anh với bài trình bày “Development of Virtual Campus Using 3D GIS Technology: a case study for Vietnam National University, Hanoi”

Diễn giả Thọ Nguyễn với bài trình bày “Looking beyond Databases: Cyberinfrastructure That Supports Data-Sharing and Collaborations”

Các diễn giả tại STATS2017