FIMO chào mừng ba thành viên mới

Ngày 1/6/2017, FIMO chính thức chào mừng ba thành viên làm việc toàn thời gian mới: Lưu Quang Thắng, Hoàng Xuân Phương và Phan Anh. Tiểu sử của các thành viên được cung cấp dưới đây:

  1. Lưu Quang Thắng, quê quán:  Bắc Giang. Là thực tập sinh làm việc bán thời gian ở trung tâm FIMO từ 6/2016. Thắng sẽ tham gia nhóm nghiên cứu phát triển Hạ tầng thông tin không gian.

 

Thành viên Lưu Quang Thắng

2) Hoàng Xuân Phương, quê quán:  Hà Nội. Là thực tập sinh làm việc bán thời gian ở trung tâm FIMO từ 6/2016. Phương sẽ tham gia nhóm nghiên cứu phát triển Chuẩn thông tin địa không gian.

Thành viên Hoàng Xuân Phương

3) Phan Anh, quê Phú Thọ. Tham gia nghiên cứu tại FIMO từ năm 2016. Phan Anh sẽ tham gia nhóm nghiên cứu phát triển 3D GIS.

Thành viên Phan Anh

Chào mừng ba bạn tham gia FIMO!

 

Trùm thơ và Chùm thơ chúc mừng sinh nhật Hoàng Xuân Phương

Nhân dịp ngày thế giới không hút thuốc lá 31/05/2017, buổi lễ liên hoan mừng sinh nhật lần thứ 22 của thành viên Hoàng Xuân Phương được tổ chức tại FIMO. Buổi liên hoan diễn ra trong không khí vui nhộn, các thành viên FIMO cùng nâng ly và gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến Hoàng Xuân Phương.

Nhân lúc cao hưng, các Trùm thơ đã có Chùm thơ chúc mừng sinh nhật Hoàng Xuân Phương:

 

  1. Phan Anh (Bạch diện thư sinh)

 

Hôm nay sinh nhật Xuân Phương

Chúc cho cậu ấy muôn đường sáng tươi

Chúc cho cậu ấy hay cười

Chúc cho cậu ấy có người thương yêu

2. Hắc Toàn Phong 

Ba mốt tháng năm, sinh nhật Phương

Chúc sớm có gấu để lên hương

Chiều nay làm tí bia hơi nhỉ

Uống xong có gấu, tối lên giường

 

 

Một số hình ảnh trong buổi liên hoan:

Mọi người chúc mừng Phương

Mọi người chúc mừng Phương

Chúc mừng sinh viên K58 tại FIMO bảo vệ thành công khóa luận tốt nghiệp

Ngày 16/5/2017, lễ bảo vệ khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên K58 đã được tổ chức tại Đại học Công Nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Năm nay, trung tâm FIMO có 13 sinh viên đăng ký bảo vệ trong đợt 1/2017.

Chúc mừng các sinh viên FIMO đã bảo vệ thành công khóa luận tốt nghiệp với kết quả cao. Đặc biệt, hai bạn Lưu Quang Thắng và Hà Đức Văn đều đạt được điểm bảo vệ cao nhất trong các hội đồng.

Danh sách sinh viên và đề tài bảo vệ năm nay:

STT Họ tên Tên đề tài
1 Hà Đức Văn Nghiên cứu và chế tạo thiết bị Fair Box sử dụng cảm biến giá rẻ cho hệ thống giám sát nồng độ bụi (PM)
2 Phạm Văn Chính Ứng dụng bộ chuẩn OGC SWE và phần mềm mã nguồn mở 52o North trong việc xây dựng FAirWeb cho hệ thống FAirNet giám sát nồng độ bụi (PM)
3 Phạm Mạnh Cường Xây dựng và phát triển ứng dụng FairApp cho hệ thống FairNet giám sát nồng độ bụi (PM)
4 Ngô Khắc Thành Ứng dụng bộ chuẩn OGC SWE và phần mềm mã nguồn mở 52o North trong việc xây dựng FAirServer cho hệ thống FAirNet giám sát nồng độ bụi (PM)
5  Phan Anh Xây dựng VNU Virtual Campus bằng công nghệ 4D GIS
6  Hoàng Xuân Phương Phân tích, thiết kế và phát triển hệ thống giám sát chất lượng không khí (APOM) theo chuẩn OGC (Open Geospatial Consortium)
7  Trần Mạnh Tiến Xây dựng hệ thống quản lý sân bóng đá trên nền tảng Android (phần server)
8  Nguyễn Văn Dương Xây dựng hệ thống quản lý sân bóng đá trên nền tảng web.
9  Nguyễn Văn Điệp Xây dựng hệ thống quản lý sân bóng đá trên nền tảng Android (phần client)
10  Nguyễn Văn Hưng Xây dựng Oauth 2.0 server cho các ứng dụng giám sát tài nguyên môi trường
11  Vũ Hồng Phú Nghiên cứu xây dựng nền tảng điện toán đám mây phục vụ phát triển Hạ tầng thông tin không gian
12  Nguyễn Quang Huy Nghiên cứu và phát triển phương pháp phát hiện giàn khoan sử dụng ảnh Sentinel – 1A
13  Lưu Quang Thắng Phát triển công cụ tự động xây dựng bản đồ chuyên đề cho các hệ thống WebGIS

Một số hình ảnh trong lễ bảo vệ:

Bạn Hà Đức Văn, sinh viên lớp K58D

Bạn Hà Đức Văn, sinh viên lớp K58D

Bạn Phạm Văn Chính, sinh viên lớp K58CLC

Bạn Phạm Văn Chính, sinh viên lớp K58CLC

Bạn Phạm Mạnh Cường, sinh viên lớp K58CC

Bạn Phạm Mạnh Cường, sinh viên lớp K58CC

Bạn Ngô Khắc Thành, sinh viên lớp K58T

Bạn Ngô Khắc Thành, sinh viên lớp K58T

Bạn Phan Anh, sinh viên lớp K58CLC

Bạn Phan Anh, sinh viên lớp K58CLC

Bạn Hoàng Xuân Phương, sinh viên lớp K58T

Bạn Hoàng Xuân Phương, sinh viên lớp K58T

Bạn Trần Mạnh Tiến, sinh viên lớp K58CLC

Bạn Trần Mạnh Tiến, sinh viên lớp K58CLC

Bạn Nguyễn Văn Dương, sinh viên lớp K58T

Bạn Nguyễn Văn Dương, sinh viên lớp K58T

Bạn Nguyễn Văn Điệp, sinh viên lớp K58T

Bạn Nguyễn Văn Điệp, sinh viên lớp K58T

Bạn Nguyễn Văn Hưng, sinh viên lớp K58T

Bạn Nguyễn Văn Hưng, sinh viên lớp K58T

Bạn Vũ Hồng Phú, sinh viên lớp K58T

Bạn Vũ Hồng Phú, sinh viên lớp K58T

Bạn Nguyễn Quang Huy, sinh viên lớp K58T

Bạn Nguyễn Quang Huy, sinh viên lớp K58T

Bạn Lưu Quang Thắng, sinh viên lớp K58T

Bạn Lưu Quang Thắng, sinh viên lớp K58T

Thầy và trò FIMO sau buổi bảo vệ thành công.

Thầy và trò FIMO sau buổi bảo vệ thành công.

Một lần nữa xin chúc mừng các bạn sinh viên, chúc các bạn thành công trong cuộc sống.

FIMO team ranked among Top 10 in IEEE Data Fusion Contest 2017

The 2017 IEEE GRSS Data Fusion Contest, organized by the IEEE Image Analysis and Data Fusion Technical Committee, aims at promoting progress on fusion and analysis methodologies for multisource remote sensing data.

The contest received more than 800 submissions. 4 winner teams are invited to submit a paper to IGARSS 2017 held in July 23-28, 2017 at Texas, USA. FIMO team was ranked among Top 10 with the best submission achieved overall accuracy (OA) of 67.1%. For comparision, the top 1 and top 4 submission achieved OA of 74.94% and 69.89% respectively.

The 2017 Data Fusion Contest consisted in a classification benchmark. The task to perform is classification of land use (more precisely, Local Climate Zones, LCZ, Stewart and Oke, 2012) in various urban environments. Several cities have been selected to test the ability of LCZ prediction at generalizing all over the world. Input data are multi-temporal, multi-source and multi-modal (image and semantic layers).

Local climate zones are a generic, climate-based typology of urban and natural landscapes, which delivers information on basic physical properties of an area that can be used by land use planners or climate modelers [Bechtel et al., 2015]. LCZ are used as first order discretization of urban areas by the World Urban Database and Access Portal Tools initiative (WUDAPT, http://www.wudapt.org), which aims to collect, store and disseminate data on the form and function of cities around the world.

The LCZ classes in this study correspond to those of [Stewart & Oke, 2012]:

  • 10 urban LCZs corresponding to various built types:
    1. Compact high-rise (class code in the ground truth: 1);
    2. Compact midrise (class code in the ground truth: 2);
    3. Compact low-rise (class code in the ground truth: 3);
    4. Open high-rise (class code in the ground truth: 4);
    5. Open midrise (class code in the ground truth: 5);
    6. Open low-rise (class code in the ground truth: 6);
    7. Lightweight low-rise (class code in the ground truth: 7);
    8. Large low-rise (class code in the ground truth: 8);
    9. Sparsely built (class code in the ground truth: 9);
    10. Heavy industry (class code in the ground truth: 10).

     

  • 7 rural LCZs corresponding to various land cover types:
    1. Dense trees (class code in the ground truth: 11);
    2. Scattered trees (class code in the ground truth: 12);
    3. Bush and scrub (class code in the ground truth: 13);
    4. Low plants (class code in the ground truth: 14);
    5. Bare rock or paved (class code in the ground truth: 15);
    6. Bare soil or sand (class code in the ground truth: 16);
    7. Water (class code in the ground truth: 17).

An example for the city of Bologna (Italy) can be seen below:


More information about the contest can be found here

Hôi thảo Research School 2017 với chủ đề:”Công nghệ tiên tiến cho các ứng dụng IoT”

Sáng 15/3/2017, Trường ĐH Công nghệ – ĐHQGHN (VNU – UET) và Trường ĐH Công nghệ Sydney, Úc (UTS) đã phối hợp tổ chức lễ khai mạc Trường nghiên cứu với chủ đề “Công nghệ tiên tiến cho các ứng dụng IoT” (RS2017). Chương trình diễn ra trong 3 ngày từ 15 đến 17/3/ 2017 tại VNU – UET.

Hình ảnh trong buổi hội thảo

Tham dự hội thảo này, nhóm nghiên cứu IoT đã  được nghe các bài giảng về IoT, thông tin thế hệ 5G, trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu và các công nghệ bán dẫn cho thiết bị IoT bởi các giáo sư hàng đầu từ UTS và VNU-UET; từ đó có cái nhìn khách quan về xu hướng công nghệ IoT trong thời gian sắp tới.

RS2017 là dịp để những học viên xuất sắc nhất có cơ hội nhận học bổng nghiên cứu tiến sĩ (ước tính tới 35.000 đô la Úc học phí hàng năm, 26.300 đô la Úc cho chi phí ăn ở, bảo hiểm y tế, vé máy bay khứ hồi, phụ cấp lưu trú và kinh phí chi trả từ dự án) tại UTS hoặc tại Trung tâm Hợp tác Nghiên cứu JRC.

 

Nguồn: Lê Xuân Cần

Chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ

Ngày 08/03/2017, FIMO tổ chức liên hoan chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ. Đây là hoạt động thường niên, thiết thực và ý nghĩa của Công đoàn FIMO. Tham dự buổi liên hoan có mặt đầy đủ cán bộ FIMO, học viên cao học, nghiên cứu sinh đang theo học tại FIMO.

Hình ảnh trong buổi liên hoan:

Thành viên FIMO tặng quà phái đẹp nhân ngày 08/03

Thành viên FIMO tặng quà phái đẹp nhân ngày 08/03

Quách Mạnh Đạt

Hội thảo OGC Việt Nam 2017

  • Hội thảo OGC Vietnam 2017:

OPEN GEOSPATIAL STANDARDS FOR INFORMATION SHARING IN THE DIGITAL REVOLUTION

Ngày 23-24/02/2017, Hội thảo OGC Việt Nam 2017 với chủ đề: “Chuẩn OGC ứng dụng trong xây dựng hệ thống thông tin về biến đổi khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, giám sát thiên tai” diễn ra tại Trung tâm đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam (VCIC), số 262 Bà Triệu, Hà Nội. Hội thảo được đồng tổ chức bởi  VCIC và FIMO ( thành viên của OGC).

Hội thảo thu hút được sự quan tâm  của hơn 90 đại biểu từ các cơ quan, tổ chức, công ty bao gồm Ủy ban Kinh tế, Công nghệ và Môi trường – Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam, Bộ Tài nguyên Môi trường Việt Nam, Bộ NN&PTNT Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Thông tin truyền thông, Bộ Quốc phòng, Bộ Công An, Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN, ĐHQGHN, các trường ĐH và các công ty. Một trong những đại biểu đặc biệt là Ông Sanya Praseuth, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Công nghệ và Môi trường, Quốc hội Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Trong 1.5 ngày hội thảo, các đại biểu đã nghe các bài trình bày và thảo luận cùng 02 diễn diễn giả đến từ OGC là ông Trevor – Giám đốc OGC khu vực Châu Á và Châu Mỹ và GS. Jimmy Chou- Chủ tịch Diễn đàn OGC Châu Á. Các bài trình bày và thảo luận tập trung về các chuẩn thông tin, dữ liệu liệu địa không gian, các chuẩn dịch vụ chia sẻ dữ liệu và chuẩn xây dựng các hệ thống thông tin cho các lĩnh vực như Biến đổi khí hậu, tài nguyên môi trường, tai biến thiên nhiên,…Hội thảo cũng là dịp để gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm cho cộng đồng những người làm khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực địa không gian, biến đổi khí hậu, tài nguyên môi trương, tai biến thiên nhiên,…

OGC là tổ chức hàng đầu thế giới trong việc xây dựng và ban hành các chuẩn dữ liệu, chuẩn dịch vụ dữ liệu, chuẩn chia sẻ dữ liệu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ địa không gian. OGC hiện có 520 thành viên trên toàn thế giới, nhiều thành viên có tầm ảnh hưởng toàn cầu như NASA, USGS, NOAA, ESA, CNES, Google, Airbus Defense & Space, Oracle, DigitalGlobe, Esri,….Các chuẩn của OGC được sử dụng rộng rãi trong việc quản lý dữ liệu địa không gian, phát triển các hệ thống thông tin về Biến đổi khí hậu, Tài nguyên môi trường, Tai biến thiên nhiên, Quản lý đô thị, Giao thông thông minh, Thành phố thông minh,…Đây là những vấn đề quan trọng trong Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (hay còn gọi là Cuộc cách mạng số hóa). FIMO chính thức trở thành thành viên của OGC từ tháng 12/2016.

Dưới đây là một số hình ảnh về hội thảo.

Ban tổ chức chụp ảnh kỷ niệm cùng đại biểu

Ban tổ chức chụp ảnh kỷ niệm cùng đại biểu

Toàn cảnh hội thảo

Toàn cảnh hội thảoThảo luận trước giờ hội thảo bắt đầu

Thảo luận trước giờ hội thảo bắt đầu

Khai mạc hội thảo OGC

Phiên khai mạc hội thảo OGC

 

Phó hiệu trưởng Phó Hiệu trưởng Phạm Bảo Sơn, đại học Công Nghệ - ĐHQG Hà Nội có đôi lời phát biểu về hội thảo

PGS. TS. Phạm Bảo Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công Nghệ – ĐHQG Hà Nội phát biểu khai mạc hội thảo

MR. Trevor Taylor trình bày nội dung

Ông Trevor Taylor (OGC) trình bày

GS. Jimmy Chou trình bày nội dung

GS. Jimmy Chou trình bày nội dung

Download các bài trình bày

1. Jimmy Chou

  • To be added

2. Trevor Taylor:

 

Sinh nhật Hà Đức Văn

Ngày 22/02/2017, FIMO tổ chức liên hoan mừng sinh nhật lần thứ 22 cho Hà Đức Văn – Thành viên nhóm nghiên cứu Internet of Thing tại nhà hàng SIO.  Buổi liên hoan diễn ra trong không khí vui nhộn, các thành viên FIMO cùng nâng ly và gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến Hà Đức Văn.

Một số hình ảnh trong buổi liên hoan:

Không khí vui nhộn tại SIO

Không khí vui nhộn tại SIO

 

Và cùng nâng ly chúc mừng Hà Đức Văn

Và cùng nâng ly chúc mừng Hà Đức Văn

Quách Mạnh Đạt

Thực địa nghiên cứu của nhóm 4D GIS

Ngày 17/2/2017, nhóm nghiên cứu hệ thống thông tin địa lý bốn chiều 4D GIS (4D Geographical Information System) đã có buổi thực địa trong khuôn khổ dự án xây dựng hệ thống thông tin địa lý bốn chiều cho Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Hình 1. Các thành viên nghiên cứu cấu trúc nhà sử dụng thiết bị chụp ảnh chuyên dụng

Hình 1. Các thành viên nghiên cứu cấu trúc nhà sử dụng thiết bị chụp ảnh chuyên dụng

Hình 2. Thành viên nhóm điều khiển UAV để thu hình khuôn viên DHQGHN

Hình 2. Thành viên nhóm điều khiển UAV để thu hình khuôn viên DHQGHN

Buổi thực địa diễn ra tại khuôn viên Đại học Quốc Gia Hà Nội với sự tham gia của các thành viên Mẫn Đức Chức, Phạm Văn Tiệp, Phan Anh và Hà Đức Văn. Mục tiêu chính của buổi thực địa là xác định cấu trúc, diện mạo của các tòa nhà Đại học Quốc Gia Hà Nội. Qua buổi thực địa, các thành viên có cơ hội thực hành với các thiết bị chuyên dụng hiện đại như máy bay không người lái (UAV), máy chụp ảnh hiện trường Lytro,… trong nghiên cứu giám sát hiện trường. Bên cạnh đó, buổi thực địa cũng giúp các thành viên có thể kết nối kiến thức nghiên cứu với thực tế để hỗ trợ nghiên cứu hiệu quả hơn.

Video thực địa sử dụng UAV của nhóm nghiên cứu 4D GIS.

Thông báo Hội thảo OGC Vietnam 2017

ogc FIMO

Thông báo Hội thảo OGC Vietnam 2017:

OPEN GEOSPATIAL STANDARDS FOR INFORMATION SHARING IN THE DIGITAL REVOLUTION

 

Open Geospatial Consortium (OGC) là tổ chức hàng đầu thế giới trong việc xây dựng và ban hành các chuẩn dữ liệu, chuẩn dịch vụ dữ liệu, chuẩn chia sẻ dữ liệu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ địa không gian. OGC hiện có 520 thành viên trên toàn thế giới, nhiều thành viên có tầm ảnh hưởng toàn cầu như NASA, USGS, NOAA, ESA, CNES, Google, Airbus Defense & Space, Oracle, DigitalGlobe, Esri,….Các chuẩn của OGC được sử dụng rộng rãi trong việc quản lý dữ liệu địa không gian, phát triển các hệ thống thông tin về Biến đổi khí hậu, Tài nguyên môi trường, Tai biến thiên nhiên, Quản lý đô thị, Giao thông thông minh, Thành phố thông minh,…Đây là những vấn đề quan trọng trong Cuộc cách mạng số hóa (hay còn gọi là Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4).

Với mục tiêu góp phần nâng cao năng lực ứng dụng các chuẩn OGC tại Việt Nam, Trung tâm đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam (VCIC) phối hợp với Trung tâm FIMO (thuộc Trường ĐHCN, ĐHQGHN và là thành viên của OGC) tổ chức Hội thảo OGC Vietnam 2017. Hai chuyên gia cao cấp của OGC sẽ tham gia và trình bày tại hội thảo gồm: Ông Trevor Taylor – Giám đốc Khu vực Châu Á và Châu Mỹ của OGC; GS. Jimmy Chou – Chủ tịch Diễn dàn OGC Châu Á.

Thông tin về Hội thảo như sau:

  • Thời gian: Từ 13:30PM ngày 23/2/2017 đến 17:30PM ngày 24/2/2017
  • Địa điểm: Phòng họp VCIC, tầng 8, tòa nhà Hoàng Sâm, số 262 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Chương trình hội thảo được gắn kèm trong Thông báo này.

Ban Tổ chức Hội thảo OGC Vietnam 2017 trân trọng kính mời quý vị đăng ký tham gia hội thảo.

Để nhận được giấy mời tham dự hội thảo, xin vui lòng đăng ký tại đây: https://fimo.edu.vn/events/OGC_Vietnam_2017/

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

1. Bùi Quang Hưng (FIMO) – Phó Trưởng Ban Tổ chức hội thảo

Tel: 0904371339 ;  Email: [email protected]

2. Lê Minh (VCIC)  – Thành viên Ban tổ chức, BQLDA Trung tâm đổi mới sáng tạo ứng phó với BĐKH Việt Nam (VCIC)

Mobile: 0973.20.20.24 ; Email: [email protected]

Trân trọng cảm ơn!

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO

Day 1: 23rd Feb 2017
13:00- 13:30 Reception & Registration
13:30 – 13:40 Welcome speech from Leader of Vietnam Ministry of Science and Technology
13:40 – 13:50 Welcome speech from Rector of University of Engineering and Technology, Vietnam National University
13:50 – 14:00 Speech from OGC representative, Trevor Taylor, Director, Member Services-Asia & the Americas Toronto, Ontario Canada
14:00 – 14:10 Speech from Chairman of OGC Asia Forum, Prof. Jimmy Chou
14:10 – 14:30 Group Photo Session and Tea-break
14:30 – 15:30 Presentation from Chairman of OGC Asia Forum, Prof. Jimmy Chou: “Geospatial Applications toward Smarter Society”
15:30 – 17:30 Trevor Taylor, OGC Standards Capacity Building:

  • Introduction to Standards
    • Why are Standards important?
    • What is a Standard?
    • How are Standards Made?
  • The Open Ecosystem
    • Open Data
    • Open Standards
    • Open Source
    • Proprietary Technology
  • Policy and Open Standards
  • Geospatial Applications in Vietnam
    • Presentations from Attendees (TBD)
  • Introduction to OGC
    • Background
    • Commercial Members
    • Government Members
    • University and Research Members
  • Alliance partners (e.g. ISO, IHO, GEO, UN)
Day 2: 24th Feb 2017
8:00 – 8:30 Reception
8:30 – 10:00 Trevor Taylor, OGC Standards Capacity Building:

  • OGC Baseline Standards
    • Access Services
    • Discovery Services
    • Processing Services
    • Sensor Web Enablement
    • Data Models/Encodings
10:00 – 10:15 Tea break
10:15 – 12:00 Trevor Taylor, OGC Standards Capacity Building:

  • How do Standards Work?
    • Web Services
    • Sensor Webs and the IoT
    • Web Processing Services, the Cloud and Big Data
    • Standards for Mobile devices, Location based Services
    • Standards for Smart Cities
    • Geospatial Information Management
    • Cross Region Information Sharing
12:00 – 13:30 Lunch
13:30 – 15:30 Trevor Taylor, OGC Standards Capacity Building:

  • Geospatial Technology Trends
  • The UN-GGIM Core Standards Guide
    • SDI Standardisation Maturity Model
    • Tier 1: Share maps over the web
    • Tier 2: Geospatial Information Sharing Partnerships
    • Tier 3: Spatially Enabling the Nation/Region
    • Tier 4: The Future; Spatially Enabled IT infrastructure
15:30 – 15:45 Tea break
15:45 – 17:30 Trevor Taylor, OGC Standards Capacity Building:

  • Geospatial Information Management in Vietnam
    • Discussion of key application areas/use cases
    • Discussion of a potential pilot to showcase how information could be shared in Vietnam
  • Next Steps and Conclusion