[Seminar] Giới thiệu về cách vận hành, điều khiển trạm thu ăng ten dữ liệu ảnh MODIS, Suomi NPP

Chiều ngày 23/01/2015, Trung tâm Công nghệ tích hợp liên ngành Giám sát hiện trường (FIMO) đã tổ chức Seminar khoa học: “Công nghệ viễn thám và điều khiển trạm thu ăng ten vệ tinh xử lý ảnh MODIS, Suomi NPP’’ do các nghiên cứu viên của Trung tâm FIMO giới thiệu.

Tham gia buổi seminar, FIMO vinh dự được đón tiếp Ths. Phạm Văn Mạnh và ThS. Lưu Thị Phương Mai đến từ Đài Viễn thám Trung Ương; về phía FIMO gồm có TS. Bùi Quang Hưng, TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh, TS. Lê Thanh Hà cùng toàn thể các cán bộ nghiên cứu của Trung tâm FIMO.

1

Tại buổi seminar, ThS. Phạm Văn Mạnh và ThS. Lưu Thị Phương Mai  đã giới thiệu một số giải pháp, công nghệ hiện đại trong xây dựng, quản lý, khai thác và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thám, gồm: hệ thống thiết bị viễn thám trên vệ tinh, đài thu viễn thám, hệ thống lưu trữ và xử lý, cơ sở dữ liệu viễn thám và mạng lưới truyền dẫn dữ liệu viễn thám.

Tổng quan về sơ đồ khối vận hành trạm thu ăng ten Trung tâm FIMO

Tổng quan về sơ đồ khối vận hành trạm thu ăng ten Trung tâm FIMO

Ngoài ra, ThS. Phạm Văn Mạnh và ThS. Lưu Thị Phương Mai cũng chia sẻ các kiến thức về xây dựng, cập nhật, quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia, siêu dữ liệu viễn thám quốc gia; công bố siêu dữ liệu viễn thám quốc gia; cung cấp dữ liệu viễn thám và sản phẩm viễn thám cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định.

Về phía Trung tâm FIMO, 3 cán bộ nghiên cứu viên của Trung tâm lần lượt trình bày các vấn đề liên quan đến:

  • Giới thiệu sơ đồ hệ thống, kết cấu, cách vận hành trạm thu ăng ten thu ảnh vệ tinh MODIS (Terra/Aqua) , Suomi NPP và JPSS của NASA –CN. Nguyễn Minh Trần , cán bộ khoa Điện tử viễn thông – Đại học Công Nghệ).
Nghiên cứu viên Nguyễn Minh Trần trình bầy về cấu tạo và thiết kế của chảo ăng ten Trung tâm FIMO

Nghiên cứu viên Nguyễn Minh Trần trình bày về cấu tạo và thiết kế của chảo ăng ten Trung tâm FIMO

  • Vận hành và điều khiển các phần mềm theo dõi tín hiệu ăng ten, thu nhận và xử lý tín hiệu ăng ten của trạm thu, tạo ảnh MODIS, Suomi NPP Level 0 trên hệ thống máy chủ Acquisition System – ThS. Phạm Hữu Bằng, nghiên cứu viên Trung tâm FIMO – Đại học Công Nghệ).
Nghiên cứu viên Phạm Hữu Bằng trình bầy về các phần mềm điều khiển ăng ten và xử lý ảnh Level 0 MODIS và Suomi NPP

Nghiên cứu viên Phạm Hữu Bằng trình bày về các phần mềm điều khiển ăng ten và xử lý ảnh Level 0 MODIS và Suomi NPP

  • Giới thiệu về các loại ảnh sản phẩm Level 2 và cơ chế lưu trữ, xử lý dữ liệu của hệ thống máy chủ Processing System – CN. Mẫn Đức Chức, nghiên cứu viên Trung tâm FIMO – Đại học Công Nghệ).
Nghiên cứu viên Mẫn Đức Chức trình bầy về các ảnh sản phẩm và ứng dụng các ảnh sản phẩm Level 1B, Level 2 của Trạm thu ăng ten từ vệ tinh MODIS và NPP

Nghiên cứu viên Mẫn Đức Chức trình bầy về các ảnh sản phẩm và ứng dụng các ảnh sản phẩm Level 1B, Level 2 của Trạm thu ăng ten từ vệ tinh MODIS và NPP

Kết thúc buổi seminar TS. Bùi Quang Hưng cùng ThS. Phạm Văn Mạnh, ThS. Lưu Thị Phương Mai  và các cán bộ nghiên cứu viên đã thảo luận về thỏa thuận hợp tác giữa Trung tâm viễn thám quốc gia và Trung tâm FIMO liên quan đến lĩnh vực thu nhận và xử lý tín hiệu vệ tinh, bảo trì và vận hành thiết bị ăngten, chia sẻ kiến thức triển khai về phát triển dịch vụ hạ tầng viễn thám dựa trên nguồn ảnh sản phẩm.

6

Buổi seminar là dịp để cán bộ nghiên cứu của Trung tâm FIMO trao đổi, học hỏi những công nghệ hiện đại về vận hành, điều khiển ăngten, ứng dụng trong lĩnh vực xử lý ô nhiễm không khí, cảnh báo cháy rừng, và nước sinh hoạt tại Việt Nam. Buổi seminar đã diễn ra thành công tốt đẹp, mở đầu cho kế hoạch triển khai hợp tác và trao đổi đào tạo về vận hành và quản lý trạm thu ăng ten dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của Đài Viễn thám Quốc Gia và Trung tâm FIMO.

Phạm Hữu Bằng (Nghiên cứu viên – FIMO)

[FIMO Quẩy Hội] Tiệc sinh nhật các thành viên FIMO sinh tháng 01

Chiều ngày 19/01/2015, trung tâm FIMO tổ chức Tiệc sinh nhật cho các thành viên có ngày sinh trong tháng 1 tại phòng 408, nhà E3, Đại học Công nghệ. Đây là hoạt động thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, động viên khích lệ của Trung tâm với đời sống văn hóa tinh thần của các thành viên nhóm nghiên cứu; đồng thời tạo cơ hội để mọi người tham gia giao lưu, chia sẻ và thêm thắt chặt tình đoàn kết.

Đến dự với tiệc sinh nhật, có toàn thể các thầy cô và các thành viên trung tâm FIMO. Đại diện  Trung tâm FIMO  thân gửi lời chúc mừng và trao tặng những món quà ý nghĩa cho các thành viên có ngày sinh trong tháng 1.

1

Các thành viên gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Trung tâm, mỗi thành viên tự hứa sẽ cố gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao trong thời gian tới để xứng đáng với tình cảm của ban lãnh đạo. Các thành viên đều thể hiện quyết tâm đam mê và nỗ lực trong công tác nghiên cứu khoa học để Trung tâm giành được nhiều thắng lợi hơn nữa trong kế hoạch năm 2015.

Buổi tiệc sinh nhật đầu tiên của năm mới 2015 đã được diễn ra trong không khí hân hoan, ấm áp tình thầy trò, đồng nghiệp và rộn rã tiếng cười.

Dưới đây là một số hình ảnh khác tại buổi tiệc:

2

 

 

3

 

4

Buổi Tiệc mừng sinh nhật đầu tiên của năm 2015 đã kết thúc tốt đẹp. Các thành viên đều phấn khởi và mong chờ được tham dự những bữa tiệc tương tự tiếp theo.

Trần Nguyên Lễ (Nghiên cứu viên – FIMO)

Khóa đào tạo chuyển giao công nghệ MEEO Toolkits

Viễn thám (Remote Sensing) đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biêt là trong các khoa học về trái đất.

Viễn thám, bước đầu phát triển ở một số nước có nền công nghệ tiên tiến, dần dần đã trở thành một công nghệ và một ngành khoa học có tính toàn cầu phục vụ một cách hữu hiệu cho rất nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong công việc nghiên cứu, quản lý tài nguyên, môi trường.

Để phục vụ cho công tác nghiên cứu về viễn thám Trung tâm Công nghệ tích hợp liên ngành giám sát hiện trường (FIMO) đã triển khai thành công việc lắp đặt, chuyển giao công nghệ và vận hành trạm thu dữ liệu ảnh từ 3 loại vệ tinh quan sát trái đất của Cơ quan hàng không vũ trụ Hoa Kỳ (National Aeronautics and Space Administration – NASA) và Cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Hoa Kỳ (National Oceanic and Atmospheric Administration – NOAA). Khóa đào tạo về vận hành trạm thu được TS. Dominic Flach – Công ty hàng không vũ trụ eOsphere – Vương Quốc Anh trao đổi cho các cán bộ trung tâm diễn ra từ 15/10/2014 đến 31/12/2014.

Bên cạnh công tác triển khai lắp đặt trạm thu và đưa vào vận hành, nhằm sử dụng các sản phẩm ảnh từ trạm thu và các ảnh sản phẩm từ các vệ tinh khác như LANSAT, SPOT, QuickBird, AVHRR, …trong khoảng thời gian từ 21/11/2014 – 9/01/2015 Tiến sỹ Simone Mantovani công ty MEEO, Italia đã tiến hành đào tạo chuyển giao công nghệ  MEEO Tookits cho các nhân viên, cán bộ trung tâm FIMO.

Đây là một trong những dự án trọng điểm nhằm cung cấp cho các cán bộ của trung tâm những công nghệ tiên tiến và hiện đại nhằm phục vụ cho các mục tiêu nghiên cứu sau này. Đặc biệt khi trạm thu ảnh MODIS đi vào hoạt động.

Tham gia khóa học này bao gồm tất cả các thành viên của trung tâm FIMO, các bạn sinh viên và nghiên cứu sinh có niềm đam mê với công nghệ viễn thám và mong muốn sử dụng nguồn tư liệu viễn thám phục vụ cho công việc nghiên cứu sau này.

Chuyên gia Simone Mantovani đang giới thiệu về khóa đào tạo cho các thành viên của Trung tâm FIMO

Chuyên gia Simone Mantovani đang giới thiệu về khóa đào tạo cho các thành viên của Trung tâm FIMO

Nội dung của khóa học đào tạo chuyển giao công nghệ MEEO TOOKITS bao gồm các phần mềm nằm trong bộ MEEO Tookits. Nội dung khóa học được Tiến sỹ Simone Mantovani hướng dẫn và trình bầy bao gồm:

Tổng quan, phương pháp, và hướng dẫn vận hành 3 Toolkits chính đó là:

  • Radiometric Calibration and Correction toolkit (RCC)
  • Land Cover Classification Toolkit (LCC)
  • Cloud Detection System Toolkit (CDS)

Bộ Toolkits trên được cài đặt tại server của Trung tâm FIMO trên hệ điều hành LINUX và hỗ trợ xử lý các loại cảm biến sau:

Các cảm biến sử dụng trong bộ Toolkits

Các cảm biến sử dụng trong bộ Toolkits

Để hiểu rõ hơn về các chức năng của từng Toolkits TS. Simone Mantovani  đã giới thiệu lần lượt từng toolkit cho các thành viên giúp các thành viên hiễu rõ hơn về ứng dụng của chúng.

Radiometric Calibration and Correction Toolkit (RCC)

Toolkit này hỗ trợ chuyển đổi ảnh từ giá trị số (Digital Number) sang các giá trị vật lý như : Radiance hay Reflectance cho ta thấy được bước sóng ngắn ở dải hồng ngoại và “cảm biến nhiệt tương ứng” ở kênh hồng ngoại nhiệt.

Đây là bước khởi đầu để thực hiện các phân tích và xây dựng các thuật toán cơ bản và nâng cao (như phân loại, hiệu chỉnh bức xạ….).

3

Land Cover Classification Toolkit (LCC)

Toolkit này hỗ trợ phân loại ra các bản đồ lớp phủ thông qua việc phân tích các dữ liệu vệ tinh đa phổ quang học. Dữ liệu đầu vào yêu cầu là ảnh vệ tinh đa phổ đã được hiệu chỉnh khí quyển về các giá trị vật lý: Reflectance ở dải sóng nhìn thầy (VIS), hồng ngoại gần (NIR), sóng hồng ngoại ngắn (SWIR), hồng ngoại trung (MIR), nhiệt độ sáng (BT) cho kênh hồng ngoại nhiệt.

4

Cloud Detection System Toolkit (CDS)

Toolkit này hỗ trợ xác định những đám mây từ các cảm biển vệ tinh có độ phân giải cao từ dải sóng nhìn thấy (VIS) đến hồng ngoại gần (NIR). Toolkit này không tách mây từ những vật thể phát ra ánh sáng (như các khu đô thị, tuyết, vùng sa mạc…). Theo TS. Simone Mantovani  thì toolkit này hiện tại chỉ hỗ trợ tách mây cho cảm biến AVNIR-2.

Quy trình tách mây được tích hợp trong toolkit CDS

Quy trình tách mây được tích hợp trong toolkit CDS

Sau khi giới thiệu qua các chức năng của các Toolkits các chuyên gia đào tạo MEEO đã tiến hành chạy thử các ví dụ cho các loại ảnh khác nhau để các cán bộ Trung tâm FIMO hình dung rõ hơn:

Các chuyên gia tiến hành chạy các TOOLKITS cho các cán bộ Trung tâm FIMO

Các chuyên gia tiến hành chạy các TOOLKITS cho các cán bộ Trung tâm FIMO

Ngoài ra, các chuyên gia còn cho hướng dẫn các thành viên tham gia khóa học trực tiếp thực hiện các thao tác xử lý.

Các thành viên tích cực tham gia thực hành các Toolkits trên máy

Các thành viên tích cực tham gia thực hành các Toolkits trên máy

Khóa học ngắn hạn về đào tạo MEEO TOOLKITS, đã kết thúc thành công. Tiến sỹ Simone Mantovani đã nhận xét và đánh giá cao về sự hợp tác và tổ chức khóa học của Trung tâm FIMO trong thời gian qua.

Kết thúc khóa đào tạo, Tiến sỹ  Simone Mantovani đã cùng các cán bộ trung tâm FIMO có buổi thảo luận rất cởi mở và định hướng hợp tác trong thời gian sắp tới trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, Viễn thám và Hệ thông tin địa lý

Các cán bộ trung tâm cùng tham gia trao đổi về dự định hợp tác sắp tới

Các cán bộ trung tâm cùng tham gia trao đổi về dự định hợp tác sắp tới

 Phan Văn Trọng (Nghiên cứu viên – FIMO)

Gặp mặt đầu năm 2015 của nhóm Ô nhiễm không khí

Ngày 06/01/2015, Tại phòng 408 Nhà E3, Nhóm nghiên cứu Ô nhiễm không khí – Trung tâm FIMO đã tổ chức buổi gặp mặt đầu năm mới nhằm tổng kết lại các công việc trong năm 2014, trao đổi về mục tiêu và định hướng các kế hoạch phát triển trong năm mới 2015.

Tham dự buổi gặp mặt gồm có: TS. Bùi Quang Hưng, TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh cùng toàn thể các thành viên của nhóm nghiên cứu. Ngoài ra, nhóm vinh dự được đón tiếp TS. Đặng Vũ Khắc – Giảng viên Khoa Địa Lý, Đại học Sư Phạm Hà Nội tới chúc mừng năm mới và cùng tham dự buổi gặp mặt.

Toàn cảnh buổi gặp mặt đầu năm của nhóm Ô nhiễm không khí

Toàn cảnh buổi gặp mặt đầu năm của nhóm Ô nhiễm không khí

Phát biểu mở đầu, TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh đã giới thiệu về quá trình thành lập cũng như tổng kết lại các công việc nhóm đã thực hiện trong năm 2014. Cùng với sự thành lập của Trung tâm FIMO, Nhóm nghiên cứu chuyên sâu về quản lý và cảnh báo ô nhiễm không khí cũng được hình thành và phát triển. Những ngày đầu thành lập, nhóm gặp rất nhiều khó khăn do nhân lực còn thiếu, dữ liệu và trang thiết bị phục vụ nghiên cứu còn hạn chế. Sau hơn 1 năm hoạt động, Nhóm đã xây dựng được một đội ngũ nghiên cứu viên có chất lượng, kết hợp giữa kinh nghiệm và sức trẻ, giữa công việc nghiên cứu tại trung tâm và việc đào tạo học tập sau Đại học tại trường. Cho đến nay, Nhóm Ô nhiễm không khí có 04 nghiên cứu viên có học vị Thạc sĩ và dự định tiếp tục  làm Nghiên cứu sinh, 04 nghiên cứu viên  đang là Học viên Cao học, 02 sinh viên năm cuối và đang thực hiện khóa luận tốt nghiệp.

TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh tổng kết lại các công việc trong năm 2014

TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh tổng kết lại các công việc trong năm 2014

Một trong những đóng góp đáng kể trong năm 2014 của nhóm là phối hợp tổ chức thành công Hội thảo quốc tế về chất lượng không khí vùng Châu Á “International Workshop on Air Quality in Asia” từ ngày 24/06-26/06. Đây là chương trình nằm trong khuôn khổ hợp tác khoa học và công nghệ giữa trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN, Đại học Maryland – Mỹ và Viện Nghiên cứu Môi trường Quốc gia (NIES) – Nhật Bản với sự tham gia hơn 70 nhà khoa học, nhà quản lý đến từ 14 quốc gia. Hội thảo này cũng là một trong những hoạt động quan trọng hướng tới kỷ niệm 10 năm ngày thành lập và 15 năm ngày truyền thống của Trường Đại học Công Nghệ. Tại hội nghị, nhóm cũng đã có 01 bài báo báo cáo khoa học “Air pollution monitoring project in Vietnam” do TS Nguyễn Thị Nhật Thanh trình bày được đánh giá cao về tính cấp thiết và nghiên cứu sáng tạo trong quản lý và cảnh báo thông tin ô nhiễm không khí ở Việt Nam.

TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh trình bày tại hội thảo IWAQA 2014

TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh trình bày tại hội thảo IWAQA 2014

Trong năm 2014, Nhóm Ô nhiễm không khí còn tham dự và trình bày các báo cáo khoa học khác tại các hội nghị trong và ngoài nước như PEER-VN, 7-SEAS, KSE, GISATS, GIS2014. Qua đó, Nhóm đã tạo được nhiều mối quan hệ với rất nhiều đối tác chiến lược tham gia hợp tác nghiên cứu và phát triển, bao gồm: Đại học Maryland – Mỹ, Viên Nghiên cứu Môi trường quốc gia(NIES) – Nhật Bản, Viện Công nghệ Châu Á – AIT, mạng lưới 7-SEAS, nhóm nghiên cứu Y tế và sức khỏe Thụy Sĩ, Trung tâm quan trắc môi tường – Tổng cục môi trường (CEM), Trung tâm quan trắc và phân tích tài nguyên môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội (CENMA),Viện vật lý địa cầu, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên …

Tiếp bước những kết quả đạt được trong năm 2014, TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh hy vọng các thành viên trong nhóm sẽ nỗ lực hoàn thành các công việc trong năm 2015, hoàn thành 02 đề tài trọng điểm của Nhóm về quản lý và cảnh báo chất lượng không khí ở Việt Nam đạt kết quả cao. Cũng tại buổi gặp mặt, TS Nguyễn Thị Nhật Thanh cũng trình bày một số hướng nghiên cứu mà Nhóm tiếp tục phát triển trong năm 2015 là “Ước tính PM từ sol khí trên phạm vi rộng” và “Tách sol khí từ ảnh vệ tinh”. Đây là 2 hướng nghiên cứu còn rất mới mẻ và có giá trị thiết thực tại Việt Nam.

Ngoài ra, để khắc phục những nhược điểm của vệ tinh quang học do phụ thuộc vào mức độ mây che phủ vùng chụp, TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh cũng mong muốn xây dựng được 1 nhóm nghiên cứu mạnh về các ứng dụng của ảnh RADAR và trực tiếp hướng dẫn các Nghiên cứu sinh theo định hướng tiên tiến này. TS. Đặng Vũ Khắc vừa bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ tại Pháp về ảnh RADAR cũng chia sẻ một số hướng nghiên cứu về RADAR như khử nhiễu mây, tách thông tin mây và hơi nước sử dụng GPS, xây dựng các ứng dụng cập nhật và chia sẻ dữ liệu hướng người dung.

TS. Đặng Vũ Khắc chia sẻ về những hướng nghiên cứu mới trong công nghệ RADAR

TS. Đặng Vũ Khắc chia sẻ về những hướng nghiên cứu mới trong công nghệ RADAR

Kết thúc buổi gặp mặt, TS. Bùi Quang Hưng chia sẻ những kế hoạch, dự định trong năm 2015. Với vai trò lãnh đạo Trung tâm FIMO, TS. Bùi Quang Hưng luôn trăn trở làm sao xây dựng được một Trung tâm nghiên cứu đa ngành vững mạnh và phát triển, có một vị thế cao ở trong nước và quốc tế. Trung tâm luôn tạo điều kiện cho mỗi thành viên phát triển về công việc cũng như cơ hội học tập cao hơn. Trung tâm cũng mong muốn và nỗ lực để chăm lo cho đời sống của mỗi thành viên, giúp các thành viên yên tâm làm việc và nghiên cứu. Để làm được những điều đó, TS. Bùi Quang Hưng cũng kêu gọi mọi người không ngừng học hỏi, không ngừng phát triển, mỗi người tự hoàn thiên bản thân, tự phát triển mình, cùng tham gia xây dựng Trung tâm ngày càng mạnh hơn, mọi người sống vui vẻ và hòa thuận.

TS. Bùi Quang Hưng chia sẽ những dự định trong năm 2015

TS. Bùi Quang Hưng chia sẽ những dự định trong năm 2015

Dưới đây là một số hình ảnh được ghi lại trong buổi gặp mặt của nhóm Ô nhiễm không khí:

Phát biểu của Th.S Trần Tuấn Vinh - Giảng viên Đại học Sư Phạm 2, Nghiên cứu sinh Trung tâm FIMO

Phát biểu của Th.S Phạm Ngọc Hải - Phụ trách điều phối xây dựng hệ thống APOM

9

 

 

Phạm Văn Hà  (Nghiên cứu viên – FIMO)

FIMO Center gặp mặt đầu năm 2015

Hòa chung vào không khí đầu năm, ngày 05/01/2015, Trung tâm FIMO đã tổ chức buổi gặp mặt đầu năm để tổng kết lại các công việc của năm 2014, nhìn lại chặng đường đã cùng nhau đi qua trong năm cũ và đề ra mục tiêu để cùng bước tiếp trong năm mới 2015.

Tham dự buổi gặp mặt gồm có: PGS. TS Phạm Văn Cự, TS. Bùi Quang Hưng, TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh cùng toàn thể các thành viên của trung tâm. Trong buổi gặp mặt, trung tâm vinh dự được đón tiếp anh Bùi Sỹ Nguyên và anh Vũ Duy Tuấn là hai chuyên gia trong lĩnh vực phát triển phần mềm thương mại hiện nay đến tham dự.

1

Phát biểu mở đầu, PGS Phạm Văn Cự đã tổng kết lại những thành tựu đã đạt được của trung tâm trong năm 2014 vừa qua. Trong năm cũ, trung tâm đã được giao trọng trách thực hiện nhiều đề tài trọng điểm quan trọng như các đề tài Xây dựng hệ thống giám sát và cảnh báo ô nhiễm không khí (APOM) được tài trợ bởi Trung tâm nghiên cứu Châu Á (ARC) và Bộ Khoa học và Công Nghệ (MOST), đề tài Xây dựng hệ thống giám sát và cảnh báo cháy rừng được tài trợ bởi Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU) và Bộ Khoa học và Công Nghệ (MOST). Đặc biệt hơn nữa là đề tài Xây dựng hạ tầng cơ sở dữ liệu không gian cho vùng Tây Bắc, là một đề tài trọng điểm Quốc gia phục vụ cho phát triển kinh tế khu vực Tây Bắc, được tài trợ bởi Bộ Khoa học và Công Nghệ (MOST).

2

Bên cạnh các dự án, trung tâm cũng thiết lập được một mạng lưới liên kết với các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu lớn ở Việt Nam cũng như trên thế giới trong lĩnh vực viễn thám, môi trường. Đặc biệt, trung tâm đã phối hợp tổ chức thành công Hội thảo quốc tế về chất lượng không khí vùng Châu A “International Workshop on Air Quality in Asia” từ ngày 24/06/2014 – 26/06/2014. Đây là một chương trình nằm trong khuôn khổ hợp tác khoa học và công nghệ giữa trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN, Đại học Maryland – Mỹ và Viện Nghiên cứu Môi trường Quốc gia (NIES) – Nhật Bản với sự tham gia hơn 70 nhà khoa học, nhà quản lý đến từ 14 quốc gia. Hội thảo này cũng là một trong những hoạt động quan trọng trong tổng thể hướng tới kỷ niệm 10 năm ngày thành lập và 15 năm ngày truyền thống của Trường ĐH Công Nghệ.

Song song với việc tổ chức các hội thảo khoa học, trung tâm cũng có rất nhiều báo cáo tại các hội nghị trong và ngoài nước khác như PEER-VN, 7-SEAS, KSE, GISATS, GIS2014. Qua các hội thảo, trung tâm đã tạo được nhiều mối liên kết với các đối tác lớn để cùng tham gia hợp tác nghiên cứu như: Đại học Maryland – Mỹ, Viên Nghiên cứu Môi trường quốc gia(NIES) – Nhật Bản, Viện Công nghệ Châu Á – AIT, mạng lưới 7-SEAS, nhóm nghiên cứu Y tế và sức khỏe Thụy Sĩ, Trung tâm quan trắc môi tường – Tổng cục môi trường (CEM), Trung tâm quan trắc và phân tích tài nguyên môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội (CENMA),Viện vật lý địa cầu, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,…

Một thành tựu đáng kể khác của trung tâm trong năm cũ là việc lắp đặt và vận hành thành công của trạm thu ảnh vệ tinh sau một thời gian cật lực làm việc của các cán bộ trung tâm cùng với chuyên gia đến từ Công ty hàng không vũ trụ eOsphere  – Vương Quốc Anh. Việc trạm thu chính thức vận hành sẽ mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức trong năm mới.

3

Tiếp tục buổi gặp mặt, TS Bùi Quang Hưng chia sẻ những suy nghĩ của thầy về quãng đường kể từ lúc trung tâm mới bắt đầu thành lập đến thời điểm hiện tại. Những ngày đầu thành lập, trung tâm đã gặp rất nhiều khó khăn từ trang thiết bị đến con người. Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các thành viên, trải qua một năm hoạt động, đến nay trung tâm đã xây dựng được một đội ngũ nghiên cứu viên, phát triển hệ thống chất lượng và không ngừng cải thiện với các thành viên cốt lõi là các chuyên gia được đào tạo tại các cơ sở nghiên cứu mạnh ở các nước tiên tiến trên thế giới, các nghiên cứu sinh và các thế hệ học viên cao học, sinh viên.

5

Mỗi thành viên trung tâm cùng tổng kết lại những kế hoạch đã hoàn thành trong năm cũ và đề ra những thay đổi trong thói quen học tập và làm việc trong năm mới trước toàn thể các thành viên trung tâm. Đây là một hoạt động rất ý nghĩa và là một phần đặc biệt vui vẻ. Thông qua những thay đổi như vậy, mỗi người sẽ có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và làm việc hiệu quả hơn.

4

New Year Resolution 2014 của các thành viên trung tâm

Kết thúc buổi gặp mặt, TS. Bùi Quang Hưng chia sẻ những kế hoạch, dự định trong năm 2015. Với vai trò lãnh đạo Trung tâm FIMO, TS. Bùi Quang Hưng luôn trăn trở làm sao xây dựng được một Trung tâm nghiên cứu đa ngành vững mạnh và phát triển, có một vị thế cao ở trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó là tạo điều kiện cho mỗi thành viên phát triển về công việc và các cơ hội học tập cao hơn cũng như chăm lo cho đời sống của các thành viên để có thể yên tâm làm việc và nghiên cứu. Với những kế hoạch đầy cơ hội và thách thức trong năm mới, TS. Bùi Quang Hưng cũng kêu gọi mọi người không ngừng học hỏi, không ngừng phát triển, mỗi người tự hoàn thiên bản thân và cùng tham gia xây dựng Trung tâm ngày càng vững mạnh và đoàn kết hơn.

Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi gặp mặt đầu năm:

Mọi người cùng nhau quyết tâm hoàn thành New Year Resolution 2015

Mọi người cùng nhau quyết tâm hoàn thành New Year Resolution 2015

 

Mẫn Đức Chức (Nghiên cứu viên – FIMO)

Giới thiệu hệ thống trạm thu ảnh viễn thám vệ tinh MODIS và Suomi NPP của Trung tâm FIMO

Giới thiệu hệ thống trạm thu ảnh viễn thám vệ tinh MODIS và Suomi NPP của Trung tâm FIMO

Trung tâm Công nghệ tích hợp liên ngành (FIMO) đã triển khai thành công việc lắp đặt, chuyển giao công nghệ và vận hành trạm thu dữ liệu ảnh từ 3 loại vệ tinh quan sát trái đất của Cơ quan hàng không vũ trụ Hoa Kỳ (National Aeronautics and Space Administration – NASA) và Cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Hoa Kỳ (National Oceanic and Atmospheric Administration – NOAA), bao gồm:

MODIS (Moderate Resolution Spectroradiometer: MODIS (Terra: 1999, Aqua: 2002)

MODIS Terra: Vệ tinh Terra được phóng bởi NASA từ căn cứ không quân Vandenberg vào 18 tháng 12 năm 1999. Nó mang trên mình bộ 5 cảm biến có khả năng thu thập thông tin đồng thời về nhiệt độ, đất đai, đại dương, năng lượng mặt trời từ Trái đất. Mỗi một cảm biến có những đặc điểm riêng biệt sẽ cho phép các nhà khoa học thực hiện được một loạt các mục tiêu khoa học. Đặc điểm chính của vệ tinh Terra:

NORAD ID 25994
Mã Int’l 1999-068A
Cận điểm 708.6 km
Viễn điểm 710.6 km
Độ nghiêng 98.2 °
Chu kỳ 98.8 phút
Bán trục lớn 7080 km
Ngày vận hành 18/12/1999
  • MODIS AQUA: Vệ tinh Aqua được phóng bởi NASA từ căn cứ không quân Vandenberg Vandenberg ở California (Mỹ) vào 4 tháng 5 năm 2002. Vệ tinh Aqua mang trên mình bộ 6 cảm biến có khả năng thu thập thông tin đồng thời về chu trình nước của Trái đất, bao gồm lượng nước bốc hơi từ các đại dương, hơi nước trong khí quyển, mây, độ ẩm mưa, đất, băng biển, băng trên đất liền, và tuyết phủ trên đất và đá. Bảng dưới đây cung cấp một số thông tin sơ lược về vệ tinh Aqua:
NORAD ID 27424
Int’l Code 2002-022A
Cận điểm 708.7 km
Cực điểm 710.9 km
Độ nghiêng 98.2 °
Chu kỳ 98.8 minutes
Bán kính trục lớn 7080 km
Ngày hoạt động 4/5/2002

Suomi National Polar-orbiting Partnership (NPP): Suomi NPP: 2011.

  • Các thiết bị đo đạc trên vê tinh được sử dụng để vẽ bản đồ và giám sát sự thay đổi của thực vật. Vệ tinh NPP theo dõi áp suất của tầng ozone và các trạng thái khí khá tốt như nhiệt độ của biển và các bề mặt. Nó cũng được sử dụng để giám sát biển băng, vùng đất băng và các sông băng trên khắp thế giới. Thêm vào đó vệ tinh NPP còn có khả năng giám sát các thảm họa thiên nhiên như phun trào núi lửa, cháy rừng, hạn hán, lũ lụt, bão.
  • NPP quan sát bề mặt trái đất 2 lần/24h, một lần vào ban ngày một lần vào ban đêm. Dữ liệu quan sát được gửi tới trạm mặt đất tại Svalbard, Norway và các trạm địa phương. Bảng dưới đây cung cấp một số thông tin sơ lược về vệ tinh Suomi-NPP:
NORAD ID 37849
Mã Int’l 2011-061A
Cận điểm 832 km
Viễn điểm 834 km
Độ nghiêng 98.68 °
Chu kỳ 101.44 phút
Bán trục lớn 7204 km
Ngày vận hành 28/10/2011

 Joint Polar Satellite System (JPSS): dự kiến phóng năm 2017.

  • Cùng với sự thành công trong việc hợp tác của NOAA và NASA khi phóng vệ tinh Suomi NPP ngày 28/10/2011, dự án JPSS tiếp được được đầu tư, phát triển và dự kiến sẽ được phóng vào đầu năm 2017.
  • JPSS sẽ được trạng bị các công nghệ và kỹ thuật khoa học hiện đại nhất trong việc theo dõi môi trường và dự báo thời tiết, khí hậu, môi trường và đại dương. NOAA sẽ chịu trách nhiệm cho việc quản lý và điều hành chương trình JPSS trong khi NASA chịu trách nhiệm phát triển và xây dựng vệ tinh JPSS.
  • JPSS hứa hẹn là chương trình vệ tinh duy nhất có khả năng theo dõi dữ liệu về khí quyển để dự báo thời tiết từ sau năm 2017, với khả năng dự báo chính xác về thời tiết, nghiên cứu khí hậu.
    Tram thu 1

    Cảm biến MODIS được gắn trên vệ tinh Terra và Aqua chụp các ảnh trên bề mặt Trái Đất theo 36 kênh

Trạm thu vệ tinh của Trung tâm FIMO là nguồn cung cấp dữ liệu ảnh viễn thám quý giá so với các dữ liệu của NASA cung cấp miễn phí với nhiều ưu điểm lớn như: có thể thu nhận và xử lý theo thời gian thực, chủ động về loại ảnh sản phẩm, cảnh ảnh cần thu nhận trên vùng không gian địa lý cần theo dõi, giám sát. Để có được kết quả là hệ thống trạm thu, nhận và xử lý tín hiệu ảnh viễn thám thành công, ghi dấu sự phối kết hợp hài hòa, đồng nhất của Ban Giám Hiệu Đại học Công Nghệ, Trung tâm FIMO, Bộ môn Điện tử Viễn Thông và từ đối tác công ty eOsphere (nước Anh).

Với hệ thống xử lý phần mềm hiện tại, hệ thống trạm thu có thể tạo ra rất nhiều các loại sản phẩm Level 1B và Level 2 nhằm phục vụ cho rất nhiều mục tiêu khoa học khác nhau. Dưới đây là bảng thống kê các loại sản phẩm chính của hệ thống, tương ứng với hai loại vệ tinh khác nhau là MODIS: Terra, Aqua và NPP.

Danh mục các ảnh sản phẩm Terra và Aqua:

Ký hiệu Mô tả
Dữ liệu Level 1B (L1B)
MOD01/MYD01 File dữ liệu L1A, cảm biến MODIS
MOD02/MYD02 File dữ liệu geolocation
MOD02nKM/MYD02nKM File dữ liệu L1B, cảm biến MODIS, sản phẩm QKM 250m, HKM 500m, 1KM 1000m
MOD03/MYD03 File dữ liệu L1B, cảm biến MODIS
 
Dữ liệu Level 2 (L2)
MOD04/MYD04 Sản phẩm Aerosol
MOD06/MYD06 Sản phẩm Cloud Top Properties
MOD07/MYD07 Sản phẩm Atmospheric Profiles
MOD09/MYD09 Sản phẩm Land Surface Reflectance
MOD10/MYD10 Sản phẩm Snow Cover
MOD11/MYD11 Sản phẩm Land Surface Temperature
MOD13/MYD13 Sản phẩm Vegetation Indices và MODCR corrected radiance
MOD14/MYD14 Sản phẩm Fire và Hotspot Detection
MOD28/MYD28 Sản phẩm Sea Surface Temperature
MOD29/MYD29 Sản phẩm Sea Ice Concentration
MOD35/MYD35 Sản phẩm Cloud Mask
MODOC/MYDOC Sản phẩm Ocean Colour

Danh mục sản phẩm NPP:

Ký hiệu Mô tả
Dữ liệu Level 1B (L1B)
SVDNB File HDF5 dữ liệu L1B của cảm biến VIIRS, kênh DNB 750m
GDNBO File HDF5 dữ liệu geolocation của kênh DNB
SVInn File HDF5 dữ liệu L1B của cảm biến VIIRS, các kênh 375m
GITCO File HDF5 dữ liệu geolocation của các kênh 375m
SVMnn File HDF5 dữ liệu L1B của cảm biến VIIRS, các kênh 750m
GMTCO File HDF5 dữ liệu geolocation của các kênh 750m
SATMS File HDF5 dữ liệu L1B của cảm biến ATMS
GATMO File HDF5 dữ liệu geolocation của cảm biến ATMS
SCRIS File HDF5 dữ liệu L1B của cảm biến CrIS
GCSRO File HDF5 dữ liệu geolocation của cảm biến CrIS
 
Dữ liệu Level 2 (L2)
AVAFO Sản phẩm Fire và Hotspot Detection
IICMO Sản phẩm Cloud Mask và Cloud phase
VAOOO Sản phẩm Aerosol
IVAOT Sản phẩm Aerosol Optical Thickness IP
IVAMI Sản phẩm Aerosol Model Index
VSUMO Sản phẩm Suspended Matter
IVCOP Sản phẩm Cloud Optical Properties
IVIWT Sản phẩm Cloud Top Properties
IVISR Sản phẩm Surface Reflectance
VIVIO Sản phẩm Vegetation Indices
VLSTO Sản phẩm Land Surface Temperature
VSCDO Sản phẩm Snow Fraction
VSCMO Sản phẩm Snow Cover
OCSSW Sản phẩm Ocean Colour

Dung lượng dữ liệu thu được đối với hai vệ tinh Terra và Aqua là khoảng 6GB mỗi phiên ảnh, đối với vệ tinh NPP là 20GB cho mỗi phiên. Bên cạnh đó, hệ thống còn có thể tạo ra một số sản phẩm khác nữa từ các sản phẩm hiện tại. Trong tương lai, các phần mềm xử lý mới có thể được cài đặt thêm vào hệ thống để hứa hẹn mang lại khả năng cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng hơn với chất lượng cao, phục vụ tích cực cho công tác n6ghiên cứu khoa học ở Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tính năng của hệ thống:

Hệ thống trạm thu VxEos Ground Station được thiết kế để thu nhận và xử lý các loại dữ liệu ảnh từ các vệ tinh quỹ đạo cực và quỹ đạo địa tĩnh. Tất cả các phần mềm của hệ thống để thu tín hiệu hình ảnh từ vệ tinh được kết nối với ăng ten, bộ thu tín hiệu và thiết bị (card ingestion từ receiver sang dữ liệu số).

Quá trình thu và xử lý có khả năng được thực hiện tự động, cho phép các ảnh và dữ liệu có thể tự động được thu và xử lý trong thời gian thực bởi Task Scheduler (bộ lập lịch) được thực thi khi hệ thống khởi động, trong đó có một script được chạy để theo dõi vệ tinh, thu nhận, ingest và xử lý dữ liệu thu được tại thời điểm xác định. Hệ thống trạm thu và xử lý tín hiệu ảnh viễn thám của Trung tâm FIMO, bao gồm các thành phần chính như sau:

  • Trạm thu ăng ten: CGC Technology Antenna (X-band feed, X-band LNA, down-converter, chảo thu parabolic, hệthống trục xoay theo dõi tracking pedestal, thiết bị GPS 18xHVS).
Tram thu 2

TS. Dominic Flach lắp đặt và kiểm tra hoạt động của ăng ten khi hoạt động thực tế

  • Bộ giải điều chế tín hiệu X-Band Receiver: SSBV ERSDEM-2.5 Di, có khả năng thu nhận tín hiệu đa vệ tinh. Sử dụng dây Ethernet (telnet) kết nối từ máy tính để điều khiển.
  • Server thu nhận (Acquisition): Dell Precision T5610: (3.4 Ghz Intel Xeon E5-2687W v2 gồm 8 core, 8 GB SDRam, 500 GB Sata (Linux /) và 2 TB (/data), ổ ghi DVD 8x, card đồ họa nVdia 1GB, màn hình Dell 24”, hệ điều hành CentOS Linux 6.4 x64.
  • Server xử lý (Processing): Dell Precision T5610: (3.4 Ghz Intel Xeon E5-2687W v2 gồm 8 core, 8 GB SDRam, 500 GB Sata (Linux /) và 2 TB (/data), ổ ghi DVD 8x, card đồ họa nVdia 1GB, màn hình Dell 24”, hệ điều hành CentOS Linux 6.4 x64.
  • LAN: Switch Ethernet NetGear Prosafe GS 108 8-port Gigabit Ethernet.
Tram thu 3

TS. Dominic Flach trực tiếp hướng dẫn cán bộ và nhân viên Trung tâm FIMO về cách vận hành trạm thu ăng ten

Hệ thống X-Band Acquisition có trách nhiệm:

  • Duy trì cơ sở dữ liệu với các thành phần “two line orbital elements” tính toán các thông số của từng loại vệ tinh được thu từ Internet của NASA.
  • Duy trì đồng hồ chính xác đồng bộ từ GPS ở trên trạm ăng ten và cung cấp đồng bộ tới các hệ thống khác.
  • Lập lịch thu nhận tín hiệu vệ được điều khiển khoảng thời gian và vị trí khi vệ tinh EOS Aqua & Terra và NPP bay qua để thu nhận và xử lý.
Tram thu 4

Lập lịch thu nhận tín hiệu vệ tinh MODIS và NPP tự động qua vùng Việt Nam hàng ngày

  • Điều khiển ăng ten, theo dõi vệ tinh bay qua từ đường chân trời tới đường chân trời và cài đặt các đơn vị ăng ten để thu nhận dữ liệu từ vệ tinh.
Tram thu 5

Phần mềm theo dõi và điều khiển ăng ten (XY Antenna Status), receiver (ERSDEM Receiver Status) trực tiếp từ trạm xử lý

  • Điều khiển thiết bị ERSDEM 2.5 X-band Receiver, để giải mã và đồng bộ-bit của dữ liệu nhận được từ Receiver để xử lý.
  • Xử lý dữ liệu đồng bộ từ Receiver, ghi dữ liệu thô ra đĩa và sử dụng phần mềm “telemetry processor” để tạo dữ liệu Level 0 data.
Tram thu 6

Xem quá trình ăng ten thu và trạm xử lý ảnh trực tiếp của vùng lãnh thổ Việt Nam và Đông Nam Á

  • Cung cấp chương trình xem theo dõi ảnh thu trực tiếp từ dữ liệu MODIS và VIIRS.
Tram thu 7

Phần mềm Simulcast Viewer theo dõi tín hiệu ảnh thu trực tiếp khi vệ tinh bay vào vùng ăng ten có thể thu nhận

Hệ thống X-Band Processing có trách nhiệm:

  • Duy trì cơ sở dữ liệu của các thành phần “2 line orbital elements” tương tự Acquisition System.
Tram thu 8

Định nghĩa vùng dữ liệu để tạo ảnh sản phẩm từ ảnh đã xử lý được

  • Xử lý ảnh Level 0 thành ảnh Level 1B.
  • Tạo ảnh sản phẩm Level 2 từ xử liệu Level 1B thu nhận được.
Tram thu 9

Ảnh MODIS AOT (sol khí) thu được từ vệ tinh MODIS AQUA

Tram thu 10

Ảnh chỉ số thực vật (EVI) thu được từ vệ tinh Suomi NPP

Tram thu 11

Ảnh sản phẩm cảnh báo cháy rừng từ vệ tinh MODIS AQUA

Tram thu 12

Phần mềm Image Viewer cho phép hiển thị chi tiết các band, các ảnh level 1B, level 2 đã được xử lý

  • Phân phối dữ liệu để lưu trữ trên Storage Server trong cùng hệ thống mạng và có khả năng cung cấp dịch vụ dữ liệu trực tuyến cho các đối tác, đơn vị liên hệ trong tương lai.
  • Cung cấp tính năng trực quan dữ liệu được xử lý, định nghĩa các vùng không gian quan tâm để tạo ảnh sản phẩm.
  • Kiểm tra kết quả của các chương trình thực hiện qua các Log file để biết trạng thái và kết quả của quá trình hệ thống thực thi tự động.
Tram thu 13

Theo dõi và kiểm soát thông tin của quá trình trạm thu xử lý qua log file

 

Nghiên cứu viên: Phạm Hữu Bằng – Mẫn Đức Chức – Nguyễn Minh Trần

 

Chương trình tình nguyện “Xuân ấm Rào Con”

Rào Con là bản thuộc xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, nằm trong vùng đệm quần thể di sản thiên nhiên Phong Nha- Kẻ Bàng. Cách xa trung tâm xã 20km, địa hình đá vôi hiểm trở, 48 hộ gia đình dân tộc Vân Kiều sống biệt lập giữa đại ngàn Trường Sơn. Có thể nói : “Rào Con – 1 bản đói nghèo giữa lòng di sản Thế giới” với 100% hộ nghèo. Nơi đây luôn hứng chịu những cơn lạnh rét tê rét buốt mỗi khi mùa đông về. Đặc biệt vào mùa mưa lũ, Rào Con gần như cô lập với bên ngoài do vị trí và đường sá đi lại vô cùng khó khăn.
Toàn bản có 31 em đang theo học tại trường tiểu học trong bản , có 1 em học lớp 7 và 100 em học lớp 6 các em HS cấp 2 đi học thất thường vì đường đi mùa này khó khăn không ra xã đến lớp được. Toàn xã chưa có em nào học đến lớp 9. Sống trong những căn nhà tạm bợ, thiếu thốn về vật chất cũng như tinh thần Những ngày gió tràn vềgió rét lùa như muốn cắt da cắt thịt, nhưng màn sương và cái rét nơi này không ngăn nổi những em bé mặc những chiếc áo mỏng manh, rách nát, chân tím tái đi vì lạnh vẫn chăm chỉ ôm từng cuốn sách, trang vở vượt rừng, băng núi đến trường với những bữa cơm lạnh lẽo, thiếu dinh dưỡng tại trường.

3

Một mùa xuân nữa lại về khắp mọi miền, có lẽ sẽ ấm áp và đầm ấm hơn nhiều lần khi trẻ em Rào Con bớt đi “Gian nan vượt rừng tìm chữ”. Hành động thiết thực, đầy lòng cảm thông, động viên xuất phát từ chính quý vị hảo tâm, đồng thời phát huy tinh thần tương thân tương ái, nhường cơm sẻ áo đến trẻ em ở Rào Con.
Chương trình “Xuân ấm Rào Con”được tổ chức với sự hợp tác, phối hợp từ các cán bộ nghiên cứu trung tâm FIMO, sinh viên trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Công nghệ- ĐHQGHN, nhóm nghiên cứu ứng dụng GIS và viễn thám Trường Đại học Quảng Bình, mong muốn tổ chức hoạt động giao lưu tăng quà tại Bản Rào Con vào đầu tháng 02 năm 2015.
Chương trình khởi động từ ngày 08/01- 08/02/2015.

Chúng tôi xin tiếp nhận ủng hộ từ Quý nhà hảo tâm các đơn vị, tổ chức đoàn thể thể hiện bằng hiện vật và tiền mặt như sau:

–         Về hiện vật: Quần áo (mùa đông), chăn màn, giầy dép, ủng, cặp sách, cặp lồng cơm, hỗ trợ phương tiện đi lại của Đoàn.

Địa điểm nhận hiện vật:

Địa chỉ 1: 182 Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, Hà Nội

Địa chỉ 2: Trung tâm FIMO, P518 – E3, Trường Đại học Công nghệ- ĐHQGHN

–         Về tài chính: Tiền mặt hoặc chuyển khoản (thông qua tài khoản)

  1. Nguyễn Thị Thân- Sinh viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN

Số điện thoại: 0972 206 981

Email: [email protected]

Số TK: 0711000218623 Tại ngân hàng Ngoại thương Vietcombank Chi nhánh Thanh Xuân, Hà Nội.

Nội dung : Ủng hộ chương trình “ Xuân ấm Rào Con”

  1. Phan Văn Thanh- Trung tâm FIMO, Trường Đại học Công nghệ- ĐHQGHN

Số điện thoại: 0163 894 9193

Email: [email protected]

Tất cả số tiền, hiện vật của quý vị hảo tâm, các nhà tài trợ sẽ được chúng tôi cập nhật thường xuyên lên trang FB: https://www.facebook.com/xuanamraocon

Quý vị và các bạn hãy tham gia cùng chúng tôi mang niềm vui đến cho các em nhỏ nơi vùng quê nghèo khó này. Chung tay góp sức cùng chúng tôi chính là bạn đang góp sức những vùng quê nghèo khó trong dải đất nước Việt Nam yêu thương đi lên!

Xin chân thành cảm ơn!

 

[Thông tấn xã FIMO] Tháng 12/2014

Các nội dung chính của Thông tấn xã FIMO tháng 12-2014:

– [Seminar] Điện toán đám mây ứng dụng trong nghiên cứu xử lý dữ liệu môi trường – Đại học Toulouse Pháp & FIMO Center

– Internship tại Nhật Bản

– [FIMO FC] Giao hữu bóng đá

– [FIMO Quẩy Hội]: Noel 2014, Tất niên 2015

– Giáo sư Nguyễn Thị Kim Oanh, Asian Institute of Technology, đến thăm và làm việc tại FIMO

– Khóa đào tạo vận hành và khai thác trạm thu ảnh vệ tinh MODIS (AQUA, TERRA) và Suomi NPP

– Trạm thu ảnh viễn thám MODIS/NPP của Trung tâm FIMO chính thức được đưa vào vận hành và khai thác

– Chương trình tình nguyện “Xuân ấm Rào Con”

Click chuột vào link ở dưới để đọc toàn văn nội dung Thông tấn xã FIMO tháng 12-2014

Thong tan xa FIMO_T12.2014

Trạm thu ảnh viễn thám MODIS/NPP của Trung tâm FIMO chính thức được đưa vào vận hành và khai thác

Sau 3 tháng (từ tháng 10/2014 đến tháng 12/2014), Trung tâm FIMO vinh dự được đón tiếp chuyên gia TS. Dominic Flach từ eOsphere sang trực tiếp hướng dẫn lắp đặt, xây dựng từ kết cấu hạ tầng, trục nâng, bệ đỡ chảo ăng ten đến cấu hình và điều khiển thiết bị thu tín hiệu (Receiver) và 2 server (Acquisition System và Processing System) xử lý tạo ảnh sản phẩm.

Hoat dong 1

TS. Dominic Flach kiểm tra kết nối điều khiển ăng ten

Trải qua hơn 1 tháng kiểm tra, lắp đặt và cấu hình thiết bị, TS. Dominic Flach đã chứng nhận hệ thống đạt tiêu chuẩn quốc tế và có khả năng vận hành tự động, ổn định trong thời gian dài. Trạm thu vệ tinh của Trung tâm FIMO là nguồn cung cấp dữ liệu ảnh viễn thám quý giá so với các dữ liệu của NASA cung cấp miễn phí với nhiều ưu điểm lớn như: có thể thu nhận và xử lý theo thời gian thực, chủ động về loại ảnh sản phẩm, cảnh ảnh cần thu nhận trên vùng không gian địa lý cần theo dõi, giám sát. Để có được kết quả là hệ thống trạm thu, nhận và xử lý tín hiệu ảnh viễn thám thành công, ghi dấu sự phối kết hợp hài hòa, đồng nhất của Ban Giám Hiệu Đại học Công Nghệ, Trung tâm FIMO, Bộ môn Điện tử Viễn Thông và từ đối tác công ty eOsphere (nước Anh).

Hoat dong 2

Trạm ăng ten thu tín hiệu của Trung tâm FIMO trên tầng 7 – Nhà E3 – Đại học Công Nghệ

Trong thời gian 3 tháng trực tiếp và gián tiếp làm việc (từ 15/10/2014 đến 31/12/2014), TS. Dominic Flach đã cùng các nhân viên, cán bộ trung tâm FIMO tham dự các buổi đào tạo, tham quan và làm việc trực tiếp với chảo ăng ten, vận hành thu nhận và xử lý tín hiệu các vệ tinh MODIS (Terra, Aqua) và Suomi NPP một cách chu đáo và cẩn thận với sự tham gia đông đủ và quan tâm của Ban Giám Hiệu (GS. TS Nguyễn Thanh Thủy – Phó hiệu Trưởng), (PGS. TS. Phạm Văn Cự – cố vấn Trung tâm FIMO) và các cán bộ, nhân viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên của Trung tâm FIMO.

Hoat dong 3

TS. Dominic Flach trực tiếp hướng dẫn cán bộ và nhân viên Trung tâm FIMO về cách vận hành trạm thu ăng ten

Với hệ thống xử lý phần mềm hiện tại, hệ thống trạm thu có thể tạo ra rất nhiều các loại sản phẩm Level 1B và Level 2 nhằm phục vụ cho rất nhiều mục tiêu khoa học khác nhau. Dưới đây là bảng thống kê các loại sản phẩm chính của hệ thống, tương ứng với hai loại vệ tinh khác nhau là MODIS: Terra, Aqua và NPP.

Dưới đây là một số hình ảnh tổng hợp quá trình Trung tâm FIMO cùng hợp tác với chuyên gia Dominic Flach, kết quả đạt được đó là Trung tâm FIMO có thể làm chủ được thiết bị, vận hành, bảo dưỡng và sẽ là nguồn cung cấp ảnh viễn thám MODIS, NPP duy nhất ở Việt Nam với chất lượng tin cậy và đảm bảo cho các đối tác, các nhà khoa học, nghiên cứu trong và ngoài nước ở khu vực Đông Nam Á.

Hoat dong 4

TS. Dominic cùng các cán bộ, nhân viên Trung tâm FIMO chụp ảnh trên trạm thu ăng ten sau khi hệ thống đã vận hành ổn định

 

Hoat dong 5

TS. Dominic cùng các cán bộ, nhân viên Trung tâm FIMO chụp ảnh kỷ niệm kết thúc khóa đào tạo

 

1

Cán bộ Trung tâm FIMO ra tiễn TS. Domic Flach về nước đón lễ Giáng Sinh và năm mới ở sân bay Nội Bài

 

Hoat dong 7

Học viên tham gia lớp đào tạo theo dõi chuyên gia Dominic hướng dẫn về xử lý và vận hành trạm thu vệ tinh

 

Hoat dong 8

TS. Dominic đang trình diễn kết quả xử lý ảnh của hệ thống thu được từ vệ tinh

 

Hoat dong 9

PGS.TS Phạm Văn Cự phát biểu thảo luận ý kiến về định hướng sử dụng sản phẩm ảnh vệ tinh viễn thám

 

Hoat dong 10

TS. Dominic Flach vui vẻ khi lần đầu tiên trạm thu của FIMO đã thu và xử lý thành công ảnh vệ tinh viễn thám

 

Hoat dong 11

TS. Dominic Flach đang hướng dẫn cán bộ Trung tâm FIMO cách điều khiển vệ tinh từ trạm xử lý

 

Hoat dong 12

TS . Dominic Flach đang hướng dẫn cán bộ Trung tâm FIMO cách điều khiển vệ tinh từ trạm xử lý

 

Nghiên cứu viên: Phạm Hữu Bằng

Khóa đào tạo vận hành và khai thác trạm thu ảnh vệ tinh MODIS (AQUA, TERRA) và Suomi NPP

Trong thời gian 3 tháng trực tiếp và gián tiếp làm việc (từ 15/10/2014 đến 31/12/2014), TS. Dominic Flach – Công ty hàng không vũ trụ eOsphere  – Vương Quốc Anh đã cùng các nhân viên, cán bộ trung tâm FIMO tham dự các buổi đào tạo, tham quan và làm việc trực tiếp với chảo ăng ten, vận hành thu nhận và xử lý tín hiệu các vệ tinh MODIS (Terra, Aqua) và Suomi NPP.

Đây là dự án trọng điểm của Trung tâm được thực hiện với tầm nhìn dài hạn, là nguồn cung cấp dữ liệu ảnh viễn thám theo thời gian thực và là công nghệ tiên tiến hiện đại của nước ngoài và được sự chỉ đạo và giám sát một cách chu đáo và cẩn thận với sự tham gia đông đủ và quan tâm của Ban Giám Hiệu Đại học Công Nghệ (GS. TS Nguyễn Thanh Thủy – Phó hiệu Trưởng), (PGS. TS. Phạm Văn Cự – cố vấn Trung tâm FIMO) và các cán bộ, nhân viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên của Trung tâm FIMO.

Chuyên gia Dominic – Công ty e0sphere đang giới thiệu về khóa đào tạo

Chuyên gia Dominic – Công ty e0sphere đang giới thiệu về khóa đào tạo

Trong khóa học và đào tạo này, Trung tâm FIMO đã trân trọng đón tiếp các nhà nghiên cứu khoa học, các chuyên gia về viễn thám, GIS và các đối tác cùng tham gia các dự án (hệ thống quản lý ô nhiễm không khí, phát hiện và cảnh báo cháy rừng, phát triển hạ tầng cơ sở dữ liệu Tây Bắc,….) đến tham dự và học tập.

Dao tao 2

GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy phát biểu và chỉ đạo định hướng phát triển, xây dựng trạm thu, xửl ý ảnh viễn thám

Trong quá trình đào tạo, chuyển giao, hướng dẫn sử dụng và lắp đặt trạm thu và trạm xử lý, các học viên đã cùng nhau đóng góp, chia sẻ kinh nghiệm thực tế về những lĩnh vưc liên quan đến ngành nghiên cứu tại cơ quan, tổ chức mình. Để có thể hoàn toàn làm chủ được công nghệ phức tạp và hiện đại này, Trung tâm đã chủ động bố trí nguồn nhân lực chất lượng để luôn đi theo, bám sát và học tập trực tiếp khi chuyên gia Dominic thực hiện công việc. Đội ngũ cán bộ này bao gồm các thành viên tham gia trực tiếp vào vận hành, điều khiển thiết bị siêu máy tính ở Trung tâm máy tính, điều khiển và vận hành ăng ten – Khoa Điện tử Viễn thông – Đại học Công Nghệ và các chuyên gia về xử lý ảnh viễn thám từ Khoa Địa lý – Đại học Khoa học tự nhiên, đứng đầu là PGS.TS. Phạm Văn Cự – chuyên gia đầu ngành về bản đồ, viễn thám và GIS.

Dao tao 3

PGS.TS. Phạm Văn Cự phát biểu, thảo luận về hướng sử dụng công nghệ viễn thám tiên tiến hứa hẹn trong tương lai ở Việt Nam

Nội dung của khóa học chia thành các chuyên đề được thuyết trình, trao đổi một cách thẳng thắn từ chuyên gia Dominic, qua kinh nghiệm nghiên cứu và vận hành thiết bị ăng ten hơn 20 năm qua. Các vấn đề chính được hướng dẫn và trình bầy theo các chủ đề sau:

+ Hardware and System configuration

+ Task scheduler and automated processing and data acquisition.

+ Data processing and visualization, Introduction to products.

+ System maintain (software and hardware).

+ Open Session (questions and answers).

Dao tao 4

Bài giảng giới thiệu khóa học đào tạo thu nhận tín hiệu trạm thu vệ tinh và ăng ten

Các học viên được đi tham quan, theo dõi trạm ăng ten trên tầng 7 Nhà E3 – Đại học Công Nghệ, tận mắt chứng kiến trạm thu hoạt động và nhận tín hiệu từ các vệ tinh Terra, Aqua (ảnh MODIS) và Suomi NPP. Sau đó, chuyên gia Dominic đã trực tiếp hướng dẫn cách sử dụng các phần mềm chuyên dụng để thực thi các thuật toán của NASA để xử lý ảnh thô (level 0) thành ảnh sản phẩm level 1B, level 2 trên 2 trạm xử lý Dell Precision T5610 của Trung tâm FIMO.

Dao tao 5

Chuyên gia Dominic trình bầy về quá trình xử lý dữ liệu thu từ ăng ten tới trạm xử lý

Dưới đây là một số hình ảnh của các học viên tham gia khóa học cùng chuyên gia Dominic tại Trung tâm Công nghệ tích hợp liên ngành, giám sát hiện trường. Kết quả dự kiến là các học viên sẽ hiểu được quy trình và công nghệ thu và xử lý ảnh viễn thám, từ đó Trung tâm FIMO có thể làm chủ được thiết bị, vận hành, bảo dưỡng và sẽ là nguồn cung cấp ảnh viễn thám MODIS, NPP duy nhất ở Việt Nam với chất lượng tin cậy và đảm bảo cho các đối tác, các nhà khoa học, nghiên cứu trong và ngoài nước.

Dao tao 6

Cán bộ Trung tâm FIMO theo dõi bức ảnh đầu tiên thu được từ trạm thu trong quá trình đào tạo

Dao tao 7

Cán bộ, học viên tham gia trực tiếp theo dõi hoạt động của ăng ten trên tầng 7 – Nhà E3 – Đại học Công Nghệ

Dao tao 8

GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy trực tiếp tham gia cùng chuyên gia Dominic hướng dẫn hoạt động của ăng ten

Dao tao 9

Các học viên trực tiếp lên thăm trạm thu ăng ten và theo dõi sự hướng dẫn của chuyên gia Dominic về các thiết bị hoạt động

Dao tao 10

Chuyên gia Dominic giải thích cơ chế hoạt động của ăng ten cho học viên

Dao tao 11

Các cán bộ, nhà khoa học, nghiên cứu, học viên tham gia đào tạo cùng theo dõi hoạt động của ăng ten trên ảnh thu được

Dao tao 12

Các học viên lắng nghe giải thích về hoạt động của hệ thống qua TS. Bùi Quang Hưng

 

Cán bộ Trung tâm trực tiếp làm việc trên trạm ăng ten

Khóa học ngắn hạn về đào tạo và vận hành, điều khiển thạm thu ăng ten đã kết thúc thành công. Chuyên gia Dominic đã nhận xét và đánh giá cao về sự hợp tác và tổ chức khóa học của Trung tâm FIMO trong thời gian qua. Sau khi trở về Vương Quốc Anh, Tiến sĩ Dominic sẽ tiếp tục hướng dẫn và phản hồi các yêu cầu, thắc mắc của các học viên, tại email[email protected].

Hiện nay, trạm thu đã vận hành ổn định và tiếp tục thử nghiệm trong thời gian ngắn trước khi vận hành thực tế và cung cấp dữ liệu cho các đối tượng nghiên cứu. Tiến sĩ Dominic hứa hẹn sẽ đến Việt Nam và tiếp tục giúp đỡ, vận hành trong tương lai với các dự án tiếp theo về thu nhận, xử lý ảnh vệ tinh của Trung tâm FIMO.

Dao tao 14

TS.Dominic cùng PGS.TS Phạm Văn Cự và các thành viên trung tâm FIMO tham dự buổi kết thúc khóa đào tạo

 Phạm Hữu Bằng (Nghiên cứu viên – FIMO)