Đội Three Kings ( Tam Hoàng ) đã xuất sắc dành giải 3 và giải triển vọng trong cuộc thi Ý tưởng sáng tạo công nghệ

Cuộc thi Ý tưởng sáng tạo công nghệ nằm trong chuỗi hoạt dộng của Ngày hội sáng tạo công nghệ – Innovation Day 2018 do Đoàn Thanh Niên – Hội Sinh Viên của Trường Đại Học Công Nghệ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội tổ chức. Vòng chung kết với sự góp mặt của 8 đội thi. Với ý tưởng “Phát hiện đường và ứng dụng” đội Tam Hoàng đã xuất sắc dành giải ba và giải triển vọng.
Đội Tam Hoàng có 3 thành viên: Hoàng Tích Phúc ( Trưởng nhóm), Hoàng Văn Tâm và Hoàng Đình Hoan.
Đaị diện cho 8 đội thi được phỏng vấn và được phát sóng trên bản tin thời sự của kênh Hanoi 1. Phúc ( trưởng nhóm ) chia sẻ: “ Trên các Bản đồ số hiện nay như Google Map , Apple Map,…. Chưa phát hiện được các con đường
nhỏ những ngõ ngách nên bọn em muốn phát triển hệ thống này để ứng dụng cho một số nhu cầu của người Việt trong thời gian sắp tới “.

Ứng dụng công nghệ vệ tinh với sinh viên mà nói còn khá mới lạ. Cả 3 thành viên đều là sinh viên khoá 1 của Viện công nghệ hàng không vũ trụ – Trường đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội. Các thành viên trong đội Tam Hoàng cũng tham gia nghiên cứu khoa học tại Trung tâm FIMO để nâng cao kiến thức chuyên ngành, tích lũy kỹ năng mềm khi để có nền tảng tốt. Đội Tam Hoàng đã mang đến một Ý tưởng mang đến sự mới mẻ một hướng đi táo bạo. Qua đó có thể thấy sinh viên Công nghệ rất năng động và sáng tạo trong việc ứng dụng thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Sau đây là một số hình ảnh của đội.

Trung tâm FIMO tham dự Lễ Hội Đức – German Day 2018

Lễ hội Đức được tổ chức tại Vườn hoa Lý Thái Tổ từ tối 2/11 đến hết ngày 3/11. Tổ chức GIZ có 2 gian trưng bày trong đó có riêng 1 gian hàng về Quản lý chất lượng không khí. GIZ đã mời Trung tâm FIMO, chi cục bảo vệ môi trường Hà Nội và live&learn phối hợp với chủ đề “Giải pháp chống ô nhiễm không khí tại Hà Nội” để giới thiệu hình ảnh và các hoạt động đang triển khai.

FIMO đã chuẩn bị Thiết bị quan trắc ô nhiễm không khí FAirKit để trưng bày tại gian hàng nhằm giới thiệu sản phẩm của trung tâm và quan hệ hợp tác phát triển giữa GIZ và FIMO.

 

 

Thành viên FIMO đến tham dự Ngày hội Đức có Ngọc, Văn, Hải và Tâm (sinh viên hỗ trợ). Các thành viên đã giới thiệu đến người dân về sản phẩm, hệ thống quan trắc ô nhiễm không khí tới người dân quan tâm.


 

Chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 và tổ chức sinh nhật sớm cho Hải – Thành viên nhóm IoT

Nhân ngày phụ nữ  Việt Nam 20/10, FIMO tổ chức liên hoan chúc mừng cán bộ, thành viên nữ tại Trung tâm.

Bên cạnh mâm cơm ấm cúng, các thành viên Nam trong trung tâm FIMO cùng nhau gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến cán bộ và thành viên nữ của trung tâm.

Bên cạnh đó, ngày 24/10 là sinh nhật của Hải – Thành viên nhóm IoT, FIMO đã tổ chức sinh nhật sớm cho Hải. Mọi người đã gửi lời chúc sinh nhật, tặng những món quà ý nghĩa.

 

 

Trung tâm FIMO tham dự Ngày hội sáng tạo công nghệ – Innovation Day 2018

Ngày hội sáng tạo công nghệ – Innovation Day 2018 do Đoàn Thanh Niên – Hội Sinh Viên của Trường Đại Học Công Nghệ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội tổ chức. Trung tâm FIMO hân hạnh tham dự Ngày hội sáng tạo công nghệ với một gian trưng bày.
Một trong những hoạt động quan trọng của ngày hội là việc quảng bá hình ảnh sản phẩm nghiên cứu cũng như hướng nghiên cứu của các phòng ban, trung tâm thí nghiệm của trường Đại học Công nghệ nói chung, Trung tâm FIMO nói riêng.
Trong quá trình diễn ra sự kiện, Hải – Thành viên Nhóm IoT giới thiệu với các bạn Sinh viên về các hướng nghiên cứu của trung tâm cũng như giới thiệu cho các bạn sinh viên các sản phẩm, hình ảnh là kết quả của các hướng nghiên cứu đó.
Ngoài ra, gian hàng của FIMO còn tổ chức các trò chơi giải trí hấp dẫn như ném phi tiêu, rút gỗ…

Chuyển đổi dữ liệu đám mây điểm thành hình ảnh 360 bằng NavVis IndoorViewer

IndoorViewer là một ứng dụng web được cung cấp bởi công ty NaVis để hiển thị dữ liệu kỹ thuật số sử dụng các đám mây điểm, hình ảnh toàn cảnh 360 ° và bản đồ được tạo bởi các thiết bị quét 3D. Chức năng tự động hiển thị, chuyển đổi hình ảnh 360 từ các đám mây điểm (pointcloud) đã được cung cấp trong bản cập nhật mới đây của ứng dụng này.  Tính năng mới nhằm cung cấp khả năng tạo hình ảnh 360 độ từ dữ liệu đám mây điểm của bên ứng dụng và các thiết bị quét thứ ba, tính năng này giúp cho việc sử dụng dữ liệu linh hoạt hơn cũng như đơn giản hóa quy trình để chia sẻ dữ liệu 3D trực tuyến.

Lợi ích của hình ảnh 360 ° là người dùng không cần phần mềm đặc biệt nào để tải xuống hoặc xem nó. Hình ảnh 360 mô tả trực quan hơn là dữ liệu đám mây điểm thô. NaVis đã giúp tăng số lượng các stakeholdes trong việc truy cập và sử dụng dữ liệu 3D. “Trong những năm gần đây,” giám đốc công ty NaVis – Felix Reinshagen nói trong một tuyên bố chính thức, “chúng tôi đã thấy rằng việc chuyển đổi dữ liệu giữa các thiết bị quét nói chung ở các bên liên quan chưa được giải quyết.”

Sự ra mắt của tính năng này giúp cải thiện việc trao đổi dữ liệu giữa các phần mềm xây dựng mô hình 3D phổ biến hiện nay từ các nguồn dữ liệu đám mây điểm đa dạng.

Nguồn

Seminar khoa học về chủ đề Đồng hóa dữ liệu

Ngày 10/10/2018, tại Phòng 408, nhà E3, Trung tâm FIMO có tổ chức buổi seminar khoa học với chủ đề “Đồng hóa dữ liệu” do TS. Hoàng Hồng Sơn trình bày.  Tham dự buổi seminar có PGS.TS. Nguyễn Linh Trung – Viện Tiên tiến về Kỹ thuật và Công nghệ, các thầy cô trong khoa Vật lý Kỹ thuật và công nghệ nano cùng các cán bộ, Nghiên cứu sinh Trung tâm FIMO.

TS. Hoàng Hồng Sơn nhận bằng Thạc sĩ Toán Ứng dụng từ Đại học Quốc gia Belorussian, Minsk (ở dạng Liên Xô) năm 1977 và bằng Tiến sĩ của Viện Bách khoa Hà Nội năm 1988. Hiện tại, ông là kỹ sư ứng dụng DOP / HOM / REC của Dịch vụ Thủy văn và Hải dương học của Hải quân, Pháp. Hiện nay, TS tập trung vào việc phát triển các thuật toán lọc thích ứng cho các hệ thống dự báo hoạt động đại dương, lý thuyết về các phương pháp nhiễu loạn đồng thời cho các hệ thống chiều cao.
Tại buổi seminar, TS. Hoàng Hồng Sơn đã trình bày một số kiến thức cơ sở về đồng hóa dữ liệu và các giải pháp tối ưu hóa bộ lọc Adaptive Filter sử dụng trong các hệ mô phỏng có số chiều cao. Các nội dung trình bày được quan tâm và nhận được nhiều ý kiến trao đổi tới từ các thành viên tham dự seminar.
Một số hình ảnh tại buổi seminar:

TS. Hoàng Hồng Sơn trình bày về Đồng hóa dữ liệu

Các thành viên tham dự đưa ra ý kiến trao đổi

 

Trung tâm FIMO tổ chức liên hoan dịp cuối tháng 09/2018

Ngày 28/09, sau trận bóng giao hữu hàng tuần với đội bóng SIS-Lab, nhân dịp cuối tháng, các thành viên FIMO đã tổ chức liên hoan tại quán vịt nổi tiếng khu Cầu Giấy. Ngay sau đó, các thành viên đã cùng đi hát karaoke để giải trí sau một tuần làm việc căng thẳng.

Những buổi liên hoan cuối tuần không chỉ để vui chơi giải trí mà còn nhằm phát triển bản thân, củng cố mối quan hệ giữa các cá nhân trong một tập thể. Từ đó, mọi người hiểu nhau hơn và hỗ trợ nhau trong cả công việc và đời sống xã hội.

FIMO tham gia đoàn công tác thu thập dữ liệu đa dạng sinh học thuộc dự án SNRM

Trong khuôn khổ dự án Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững (SNRM) hợp tác với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Cục Bảo tồn đa dạng sinh học – Tổng Cục Môi Trường, từ ngày 13-15/9/2018 FIMO đã tham gia đoàn công tác thu thập dữ liệu đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Cát Bà. Đoàn công tác có sự tham gia của đại diện JICA, lãnh đạo Cục Bảo tồn đa dạng sinh học – Tổng Cục Môi Trường, các chuyên gia thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, chuyên gia thuộc Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam và đại diện nhóm kỹ thuật của FIMO. Dữ liệu thu thập trong chuyến công tác sẽ được các chuyên gia thẩm định, chỉnh sửa và sẽ được FIMO cập nhật vào  hệ thống HỆ THỐNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC VIỆT NAM (NBDS)

Chuyến công tác đã thành công tốt đẹp. Một số hình ảnh được ghi lại trong chuyến đi:

FAirKit – Thiết bị giám sát chất lượng không khí chính thức được đưa vào sử dụng tại Thành phố Hà Nội

  FAirKit là thiết bị giám sát chất lượng không khí sử dụng cảm biến giá rẻ được nghiên cứu và phát triển bởi Nhóm IoT – Nhóm nghiên cứu về công nghệ Internet of Things của Trung tâm FIMO. các thành viên trong nhóm là các cựu sinh viên của Trường Đại Học Công Nghệ – ĐHQGHN. FAirKit thuộc một phần trong FAirNet – Hệ thống giám sát chất lượng không khí. Các thành phần còn lại của hệ thống FAirNet là: FAirServer – hệ thống lưu trữ, phân tích dữ liệu nhận được từ FAirKit; FAirWeb/FAirApp – phần mềm giám sát dữ liệu từ FAirKit.
    Ngày 15/09/2018, được sự cho phép từ Phòng Tài Nguyên Môi Trường của UBND Q. Hoàn Kiếm, Nhóm IoT đã lắp đặt tại hai địa điểm trên khu vực quận Hoàn Kiếm là Phố sách và Chợ Cầu Đông.

Hòm bảo vệ FAirKit tại phố Sách

Hòm bảo vệ FAirKit Tại chợ Cầu Đông

Văn đặt FAirKit vào trong hộp bảo vệ

Tọa đàm “Nhu cầu và nhân lực công nghệ cho nông nghiệp thông minh”

Ngày 13/09, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Nhu cầu và nhân lực công nghệ cho nông nghiệp thông minh” tại nhà E3.

Tọa đàm “Nhu cầu và nhân lực công nghệ cho nông nghiệp thông minh”

    Tham dự tọa đàm về phía ĐHQGHN có TS. Nguyễn Thu Hương – Phó trưởng ban Kế hoạch tài chính; ông Vũ Tuấn Anh – Phó Trưởng ban Khoa học công nghệ; PGS.TS. Dương Văn Hợp – Viện trưởng Viện Vi sinh và công nghệ sinh học; PGS.TS. Đinh Đoàn Long – Phó Chủ nhiệm khoa Y Dược. Về phía Trường ĐHCN có PGS. TS. Nguyễn Việt Hà – Hiệu trưởng Nhà trường, PGS.TS. Chử Đức Trình – Phó Hiệu trưởng, TS. Nguyễn Anh Thái – Phó Hiệu trưởng cùng đại diện lãnh đạo các phòng/ban chức năng và các khoa trong trường. Đến dự tọa đàm còn có sự tham gia của GS.TS. Lê Huy Hàm – nguyên Viện trưởng, Viện Di truyền nông nghiệp; ông Nguyễn Thế Quyết – Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ sạch nông nghiệp; TS. Phạm Mỹ Linh – Giám đốc sản xuất phụ trách miền Bắc VinEco; PGS.TS. Trần Thị Minh Hằng – Giám đốc Trung tâm đảm bảo chất lượng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam; PGS. TS. Đặng Văn Đông, Phó Viện trưởng Viện rau quả, Giám đốc trung tâm nghiên cứu và phát triển hoa, cây cảnh.

Hiệu trưởng Nguyễn Việt Hà phát biểu khai mạc

     Phát biểu khai mạc, Hiệu trưởng Nguyễn Việt Hà bày tỏ niềm vui mừng khi tọa đàm đã thu hút được sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhiều doanh nghiệp đối với việc áp dụng công nghệ cho nông nghiệp thông minh. Trong giai đoạn vừa qua, ĐHQGHN đã chủ trương phát triển nghiên cứu, đào tạo về nguồn nhân lực công nghệ cao trong nông nghiệp. Theo đó, trường ĐHCN là đơn vị được ĐHQGHN giao nhiệm vụ phát triển lĩnh vực này. Vì vậy, một trong những mục tiêu được Nhà trường xác định là hướng đến ứng dụng nghiên cứu, tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển nông nghiệp. Qua quá trình chuẩn bị cho sự phát triển ngành nghề có tính liên ngành với sự liên kết của các đơn vị trong và ngoài ĐHQGHN, Nhà trường đã tổ chức buổi tọa đàm với mục đích tìm hiểu nhu cầu công nghệ và nhân lực công nghệ cho nông nghiệp thông minh, kết nối giải pháp và công nghệ giữa các nhà khoa học, doanh nghiệp công nghệ trong nông nghiệp.

GS.TS. Lê Huy Hàm khẳng định vai trò  về nhân lực và tiềm năng công nghệ trong nông nghiệp

Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển, việc phát triển công nghệ cho nông nghiệp là điều cần thiết, GS.TS. Lê Huy Hàm khẳng định về nhu cầu nhân lực và tiềm năng công nghệ trong nông nghiệp có vai trò quan trọng. “Trước nhu cầu của đất nước nói riêng và xu hướng của thế giới về công nghệ nói chung, các nhà khoa học và nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ, nông nghiệp cần sự liên kết, hợp tác chặt chẽ với nhau. Trong khi đó, nền nông nghiệp Việt Nam có đặc thù quy mô nhỏ lẻ. Vì vậy, sản lượng nông nghiệp không ổn định và sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên trường quốc tế không cao, chất lượng sản phẩm chưa đồng đều. Với những kỹ thuật công nghệ cao có thể góp phần cải thiện thu nhập cho người nông dân, tăng sản lượng và tạo ra các sản phẩm nông nghiệp chất lượng nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế”.

Các đại biểu đã lắng nghe các diễn giả trình bày báo cáo tại buổi tọa đàm

Tại buổi tọa đàm, đại biểu đã lắng nghe các diễn giả trình bày báo cáo và đóng góp các ý kiến nhằm phát triển, xây dựng hiệu quả chương trình đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cho nông nghiệp thông minh. Cụ thể, PGS.TS. Đặng Văn Đông với báo cáo “Ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất hoa tại Việt Nam”; TS. Phạm Mỹ Linh trình bày báo cáo “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao – nguồn nhân lực với những đòi hỏi để thích ứng”; ông Nguyễn Thế Quyết trình bày báo cáo “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ nano trong sản xuất phân bón thế hệ mới và chế phẩm bảo vệ thực vật sinh học từ vi sinh trong canh tác nông nghiệp”; TS. Tô Văn Khánh Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Trường ĐHCN trình bày báo cáo “Tiềm năng của trường ĐHCN – ĐHQGHN trong phát triển nông nghiệp thông minh”.

Các đại biểu đã tham quan cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm của Nhà trường

    Trước những thách thức và tiềm năng đào tạo nhân lực cho nông nghiệp thông minh, Trường ĐHCN trong thời gian tới sẽ tiếp tục phát huy những lợi thế về đội ngũ giảng viên, những nghiên cứu khoa học mang tính chất liên ngành giữa các khoa… để xây dựng và phát triển chương trình đào tạo chất lượng về áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội.

Nguồn: UET News