FIMO làm việc với VCIC và chuyên gia PUM, Mr. Anthony Hoogeveen

Ngày 23/03/2018
Trung tâm FIMO đã có buổi làm việc với VCIC (Vietnam Climate Innovation Center) và chuyên gia PUM, Mr. Anthony Hoogeveen, về kế hoạch phát triển thiết bị FAirKit và mạng lưới FAirNet giám sát chất lượng không khí. Sau cuộc họp, hai bên đã có một trận bi lắc giao hữu vui vẻ.

Dưới đây là một số hình ảnh của cuộc gặp mặt.

 

FIMO FC – Giao lưu với SIS Lab – 23/03/2018

Vào ngày 23/03/2018 FIMO tổ chức trận bóng giao giao hữu với đội bóng của Phòng thí nghiệm trọng điểm Hệ thống tích hợp thông minh tại sân bóng Trường đại học Sư Phạm. Trận bóng là cuộc đối đầu đây duyên nợ giữa 2 đội.

Trận giao hữu bóng đá góp phần rèn luyện sức khỏe và tăng tinh thần giao lưu, đoàn kết trong trung tâm và tăng tình hữu nghị giữa 2 đơn vị nghiên cứu.

Dưới đây là một số hình ảnh trong trận đấu:

FIMO FC – Giao lưu với SIS Lab – 16/03/2018

Vào ngày 16/03/2018 FIMO tổ chức trận bóng giao giao hữu với đội bóng của Phòng thí nghiệm trọng điểm Hệ thống tích hợp thông minh tại sân bóng Trường đại học Sư Phạm. Trận bóng là cuộc đối đầu đây duyên nợ giữa 2 đội.

Trận giao hữu bóng đá góp phần rèn luyện sức khỏe và tăng tinh thần giao lưu, đoàn kết trong trung tâm và tăng tình hữu nghị giữa 2 đơn vị nghiên cứu.

Dưới đây là một số hình ảnh trong trận đấu:

Đội FIMO giành giải nhất trong cuộc thi CANSAT 2017

CANSAT – hay còn gọi là vệ tinh lon nước – là một mô hình mô phỏng vệ tinh thật được sử dụng cho nhiều mục đích giáo dục khác nhau. Hàng năm, các cuộc thi thiết kế và sử dụng CANSAT dành cho đối tượng học sinh, sinh viên được các tổ chức Hàng không – Vũ trụ trên thế giới tổ chức với mục tiêu là tạo ra một sân chơi bổ ích, lành mạnh cũng như khích lệ niềm đam mê sáng tạo không giới hạn của các bạn trẻ trong lĩnh vực Khoa học và công nghệ nói chung và Khoa học và công nghệ vũ trụ nói riêng.

Cuộc thi CANSAT gồm có tất cả 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Lựa chọn ứng viên

Các đội chơi tiến hành thuyết minh ý tưởng về thiết kế CANSAT, từ đó Ban tổ chức sẽ chọn ra 5 đội có ý tưởng xuất sắc nhất tham gia vào giai đoạn 2. Những đội này sẽ được nhận hỗ trợ từ cuộc thi để triển khai thiết kế, chế tạo vệ tinh.

Giai đoạn 2: Thiết kế, chế tạo, thử nghiệm vệ tinh

Ở giai đoạn này, các đội sẽ chủ động thiết kế, chế tạo, tích hợp và thử nghiệm vệ tinh của các đội. Các đội sẽ được cung cấp các tài liệu hỗ trợ cho các công việc từ BTC. Bên cạnh đó, BTC cũng sẽ mở một workshop hướng dẫn thiết kế, chế tạo vệ tinh. Trong giai đoạn này, các đội phải nộp cho BTC 2 báo cáo công việc (theo thời hạn), bao gồm: Báo cáo thiết kế sơ bộ (PDR), Báo cáo thiết kế chi tiết (CDR).

Giai đoạn 3: Ngày hội Cansat (Vòng chung kết)

Tiến hành thi đấu trình diễn sản phẩm và trình bày báo cáo giữa 5 đội từ đó tìm ra các đội chiến thắng. Trước chủ đề và thách thức năm nay đội FIMO đã hoàn thành xuất sắc và giành chức vô địch trong cuộc thi.

Nội dung chi tiết của vòng chung kết CANSAT 2017

Vào ngày 10/03, đội FIMO đã tham gia ngày hội CANSAT 2017 do Trung tâm Vũ Trụ Việt Nam – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với Học viện Kỹ thuật Quân sự tổ chức. Cuộc thi là một sân chơi lành mạnh, bổ ích dành cho các bạn học sinh, sinh viên có đam mê với lĩnh vực công nghệ không gian và mong muốn tìm hiểu về công nghệ chế tạo vệ tinh.

Chủ đề của  cuộc thi lần này là “Giám sát chất lượng tầng không khí” với sự tham gia của 5 đội chơi: đội FIMO (Trung tâm công nghệ tích hợp liên ngành và giám sát hiện trường) đến từ trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội, đội YCC-KIO đến từ trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải, đội Space Oddity từ trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, đội UIT-INSPIRATION đến từ trường ĐH Công nghệ thông tin, ĐHQGHCM và đội LEATB – Liên Trường THPT Thái Bình.

Lịch trình của ngày hội CANSAT bao gồm: buổi sáng phóng vệ tinh CANSAT bằng tên lửa mô hình và thu thập dữ liệu, buổi chiều các đội thuyết trình kết quả phóng vệ tinh CANSAT và bài học kinh nghiệm rút ra được từ cuộc thi trước ban giám khảo.

Kết quả của cuộc thi: đội FIMO giành giải nhất, giải nhì thuộc về đội UIT-INSPIRATION và giải ba thuộc về đội YCC-KIO.

Một số hình ảnh về cuộc thi:

Ảnh chụp lưu niệm ban tổ chức và các đội thi ngày hội CANSAT 2017

Ảnh chụp lưu niệm ban tổ chức và các đội thi ngày hội CANSAT 2017

Đội FIMO và CANSAT trước khi phóng

Đội FIMO và CANSAT trước khi phóng

Tên lửa rời bệ phóng

Tên lửa rời bệ phóng

Tên lửa bung FIMO Cansat

Tên lửa bung FIMO Cansat

Đội FIMO thuyết trình kết quả trước ban giám khảo

Đội FIMO thuyết trình kết quả trước ban giám khảo

Anh Vũ Việt Phương, Phó tổng Giám đốc của VNSC phát biểu và chuẩn bị trao giải.

Anh Vũ Việt Phương, Phó tổng Giám đốc của VNSC phát biểu và chuẩn bị trao giải.

Thầy Đỗ Trọng Tuấn, Bộ môn Điện tử Hàng Không Vũ Trụ, Viện Điện tử Viễn thông Đại học Bách Khoa Hà Nội phát biểu

Thầy Đỗ Trọng Tuấn, Bộ môn Điện tử Hàng Không Vũ Trụ, Viện Điện tử Viễn thông Đại học Bách Khoa Hà Nội phát biểu

Giải nhất thuộc về đội FIMO (Trung tâm công nghệ tích hợp liên ngành giám sát hiện trường) đến từ trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội

Giải nhất thuộc về đội FIMO (Trung tâm công nghệ tích hợp liên ngành giám sát hiện trường) đến từ trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội

Ăn mừng chiến thắng sau cuộc thi

Ăn mừng chiến thắng sau cuộc thi

FIMO tham dự khóa đào tạo GOFC-GOLD về Công nghệ viễn thám và Địa không gian

Trong khoảng thời gian 4 ngày, từ 5/3 đến 8/3, các thành viên FIMO đã tham gia khóa đào tạo nâng cao GOFC-GOLD về Công nghệ viễn thám và Địa không gian được tài trợ bởi NASA, ADPC (Asian Disaster Preparedness Center), cùng với Đại học MaryLand – Mỹ và một số tổ chức khác, diễn ra tại trường Đại học King MongKut, Thonburi – Thái Lan.

Trong ngày đầu tiên, các bài phát biểu khai mạc và giới thiệu mục tiêu của khóa đào tạo lần lượt được trình bày.

Hình ảnh về bài giới thiệu khóa đào tạo GOFC-GOLD

Hiệu trưởng trường Đại học King Mongkut phát biểu khai mạc khóa đào tạo

Tiến sĩ Pariwate Vernakovida – Giám đốc trung tâm KGEO phát biểu chào mừng các thành viên tham dự khóa đào tạo

Tiến sĩ Garik Gutman – NASA phát biểu chào mừng vào giới thiệu mục tiêu của khóa đào tạo

Tiến sĩ Anond Snidvongs – Giám đốc trung tâm GISTDA (Geo-Informatics and Space Technology Development Agency) phát biểu trong buổi khai mạc khóa đào tạo

 

Tiến sĩ Krishna Vadrevu – NASA phát biểu trong buổi khai mạc khóa đào tạo

Sau buổi phát biểu khai mạc, các thành viên tham dự khóa đào tạo cùng trong chụp ảnh lưu niệm. Dưới đây là một số hình ảnh các thành viên tham dự.

Các thành viên tham dự khóa đào tạo GOFC-GOLD

Hình ảnh của các thành viên trong ban tổ chức khóa đào tạo

Trong ngày đầu tiên, chủ đề về “Ảnh viễn thám quang học và các phương pháp hiệu chỉnh hình học” được Tiến sĩ Mihai Nita trình bày.

 Tiến sĩ Mihai Nita trình bày trong buổi đào tạo

Tiếp theo sau đó, là bài trình bày về “Lập bản đồ lớp phủ mặt đất bằng việc kết hợp sử dụng Python và Qgis” được Tiến sĩ Kristofer Lasko

Hình ảnh về Tiến sĩ Kristofer Lasko trong buổi trình bày

Hình ảnh về Tiến sĩ Kristofer Lasko trong buổi trình bày

Trong ngày thứ hai của khóa đào tạo, Tiến sĩ Pariwate Vernakovida trình bày về vấn đề “Lập bản đồ và giám sát nông nghiệp ở Thái Lan sử dụng dữ liệu viễn thám”. Dưới đây là một số hình ảnh về buổi đào thứ hai của khóa đào tạo GOFC-GOLD.

Hình ảnh Tiến sĩ Pariwate Vernakovida trong buổi trình bày

Tiếp sau đó, đến từ Việt Nam, Tiến sĩ Lê Văn Trung trình bày về vấn đề “Máy bay không người lái và các ứng dụng”.

Hình ảnh Tiến sĩ Lê Văn Trung trong buổi trình bày

Vào buổi chiều 6/3, Tiến sĩ Jana Albrechtova đến từ Đại học Charles – Séc, trình bày về chủ đề “Dữ liệu siêu phổ trong viễn thám – các quy tắc và ứng dụng”.

Hình ảnh Tiến sĩ Jana Albrechtova trong buổi trình bày.

Tiến sĩ Krishna Vadrevu kết thúc buổi đào tạo thứ hai bằng chủ đề “Giới thiệu về Synthetic Aperture Radar (SAR) trong viễn thám và ứng dụng”

Hình ảnh Tiến sĩ Krishna Vadrevu trong buổi trình bày.

Trong ngày thứ ba của khóa đào tạo, các thành viên được tham gia chuyến đi thực địa về biến đổi sử dụng đất ở Thái Lan.

Hình ảnh của buổi đi thực địa của các thành viên FIMO và cùng Tiến sĩ Kristofer Lasko và Tiến sĩ Mihai Nita

Vào ngày cuối cùng của khóa đào tạo, việc sử dụng Google Earth Engine trong ngành viễn thám được giới thiệu và hướng dẫn bởi Tiến sĩ Ate Poortinga. Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi đào tạo cuối cùng của khóa đào tạo GOFC-GOLD

Hình ảnh trong buổi đào tạo sử dụng Google Earth Engine

Hình ảnh trong buổi đào tạo sử dụng Google Earth Engine

Khóa đào tạo đã diễn ra thành công tốt đẹp với sự chuẩn bị rất chu đáo từ phía trường Đại học King Mongkut – Thái Lan cùng với đó là sự hướng dẫn rất nhiệt tình từ các giảng viên đến từ các trường Đại học lớn trên thế giới như Đại học MaryLand – Mỹ, Đại học Charles – Séc, Đại học Transilvania – Romania

Thực địa thu thập dữ liệu lớp phủ tại khu vực thủ đô Vientiane, Lào

Từ ngày 25/02 – 07/03, thành viên FIMO đã có chuyến thực địa tại khu vực thủ đô Vientiane, Lào. Tham dự chuyến thực địa có đại diện từ Ủy ban Kinh tế, Kế hoạch và Tài chính – Quốc hội Lào, Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp, Lào.

Mục đích là để thu thập dữ liệu lớp phủ mặt đất, phục vụ sản xuất bản đồ lớp phủ bề mặt cho khu vực này. Nội dung làm việc chính bao gồm:

  1. Trao đổi với đối tác Lào về hiện trạng và dữ liệu lớp phủ bề mặt tại thủ đô Vientiane.
  2. Phương pháp sản xuất dữ liệu lớp phủ bề mặt hiện tại của cơ quan nông nghiệp Lào.
  3. Thực địa đến các địa phương của Vientiane.

Một số hình ảnh chuyến công tác:

Tham dự buổi họp kế hoạch thực địa với đại diện các cơ quan Lào

Các thành viên tham gia thực địa

 

Giao hữu bóng đá đầu năm mới chào đón xuân Mậu Tuất

Vào ngày 27/02/2018 FIMO tổ chức trận bóng giao lưu đầu năm chào đón xuân Mậu Tuất tại sân bóng Trường đại học Sư Phạm. Trận bóng là cuộc đối đầu đây duyên nợ giữa đội bóng của trung tâm FIMO với đội bóng của Phòng thí nghiệm trọng điểm Hệ thống tích hợp thông minh.

Trận giao hữu bóng đá không chỉ góp phần làm cho không khí chào đón năm mới thêm sôi nổi, phong phú mà còn làm cho tinh thần giao lưu, đoàn kết trong các lĩnh vực càng trở nên thắm thiết hơn.

Dưới đây là một số hình ảnh trong trận đấu:

 

Trình diễn APOM chào mừng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Khu công nghệ cao Hòa Lạc

Ngày 22/2 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm và làm việc tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Cùng dự buổi làm việc có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội và nhiều tập đoàn lớn, nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Trong khuôn khổ buổi làm việc, Thủ tướng đã tới thăm gian trình bày sản phẩm APOM của FIMO.

APOM là hệ thống giám sát chất lượng không khí sử dụng ảnh vệ tinh đầu tiên của Việt Nam.

 

 

 

FIMO trao đổi chuyên môn và tham dự hội thảo TORUS lần thứ 6

Từ 4/2 đến 9/2/2018, trung tâm FIMO – trường ĐH Công Nghệ đã trao đổi hợp tác chuyên môn và tham gia hội thảo TORUS với chuyên đề “WS6: TORUS services using HUPI platform”. Đây là hội thảo lần thứ 6 nằm trong khuôn khổ dự án “Toward an open resources upon services: cloud computing of environmental data” được tài trợ bởi chương trình Eramus+, EU được tổ chức bởi trường Đại học WALAILAK, Thái Lan.

Chuyến đi đã diễn ra và kết thúc tốt đẹp với nhiều sự kiện và các bài trao đổi chuyên môn chất lượng:

  • 4/2: Đoàn đến thăm Asian Institute of Technology (AIT), Thái Lan
  • 5/2: Tham dự lễ khánh thành hệ thống Cloud với sự tham dự của đại sứ quán Pháp, EU, Việt Nam tại AIT
  • 6/2:
    • Đại diện trường đại học WALAILAK phát biểu khai mạc hội thảo
    • NCS. Phạm Văn Hà: trình bày chủ đề Xử lý ảnh vệ tinh
    • PGS. Yannick Le Nir: trình bày chủ đề Machine Learning applied to SOC (soil organic carbon) modelisation
    • GS. Ann Van Griensven: trình bày chủ đề Water RunOff on the Cloud
  • 7/2:
    • Toàn bộ thành viên của dự án có 1 ngày tham quan đảo SAMUI
    • Thăm quan mô hình sản xuất nông nghiệp tại Six Senses
  • 8/2:
    • TS. Bùi Quang Hưng: trình bày chủ đề Xây dựng hạ tầng thông tin không gian
    • Chị Nguyễn Minh Tú: trình bày chủ đề xử lý ảnh vệ tinh trên nền tảng HUPI
    • Họp ban chỉ đạo dự án

Dưới đây là một số hình ảnh được phóng viên ghi lại:

Du Xuân 2018 tại Hải Dương

Ngày 21/02/2018 FIMO đã tổ chức du Xuân tại Hải Dương. Địa điểm dừng chân và đến lấy may đầu năm của cả đoàn tại nhà của Hà Đức Văn – thành viên của FIMO. Chuyến duy xuân này với mong muốn sang năm mới toàn bộ trung tâm sẽ hừng hực khí thế của tuổi trẻ.