7 điều cần biết về biến đổi khí hậu

1. Trái đất đang nóng lên

2. CO2 làm nóng hành tinh. Lượng khí CO2 con người phát thải vào khí quyển đã tăng gần như găp đôi kể từ những năm 1960s

3. Điều chắc chắn con người là nguyên nhân gây ra sự nóng lên của hành tinh này …

4. Băng đang tan nhanh

5. Các thảm họa thời tiết diễn ra nhiều hơn, khắp nơi trên thế giới

6. Nhiều giống loài động vật và thực vật dần biến mất, tuyệt chủng là điều sắp xảy ra

7. Vậy giải pháp là gì? Sử dụng NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO được xem như một phương án tốt

Nguồn: National Geographic

Nearmap công bố giải pháp xây dựng bản đồ 3D sử dụng ảnh chụp xiên (oblique imagery)


Nearmap công bố một chương trình khảo sát quốc gia cung cấp hình ảnh xiên, có độ phân giải cao và các sản phẩm dẫn xuất 3-D. Chương trình cung cấp các sản phẩm khác nhau bao gồm công nghệ HyperCamera2 đã được cấp bằng sáng chế, điều này mang ý nghĩa cách mạng hóa thị trường hình ảnh xiên được chụp từ trên không.

Việc làm này có ý nghĩa to lớn, bởi vì hệ thống máy ảnh mới cung cấp các mức độ chồng ảnh ở độ cao khác nhau. Từ đó, người dùng có thể tái tạo lại thế giới thực bằng những chi tiết tuyệt đẹp. Điều này không chỉ tạo ra những hình ảnh phân giải cao và hình ảnh chụp xiên, mà còn tạo nên các mô hình bề mặt và địa hình.

Patrick Quigley, Phó chủ tịch cấp cao kiêm Tổng giám đốc Nearmap của Hoa Kỳ, cho biết: “Hiện tại, Mức độ chi tiết và mức độ bao phủ của hình ảnh xiên này chưa bao giờ có sẵn như là một dịch vụ để sử dụng cho các nhu cầu thương mại và chính phủ.

Quá trình HyperCamera2 mô tả thực tế, bằng cách nắm bắt các đỉnh, mặt và góc nhìn của các vị trí, tòa nhà và các đối tượng, cung cấp chi tiết cụ thể về chính xác các đốit tượng trên mặt đất. Ngay sau đó, người dùng có thể có các trải nghiệm mới trong các mô hình lưới kết cấu 3D. Họ có thể nhìn thấy độ cao khác nhau và đường ngắm bằng cách sử dụng thông tin 3D.

Rob Newman, Giám đốc điều hành của Nearmap, nói: “3D mang lại một khía cạnh hoàn toàn mới trong việc lập bản đồ thực tế cho cả các tổ chức thương mại và chính phủ.

“Dịch vụ mới này sẽ giúp các ngành công nghiệp lên kế hoạch, thiết kế, ước tính, giao tiếp và thực hiện kế hoạch của họ từ các dự án xây dựng lớn đến việc lắp đặt năng lượng mặt trời tại các khu dân cư và kinh doanh.”

Bắt đầu vào tháng 4 năm 2017, Nearmap đã tiến hành khảo sát việc chụp hình ảnh xiên ở Las Vegas; Indianapolis, Austin, Texas, Omaha, Neb, Phượng Hoàng, Seattle, Denver, Thành phố Kansas, Kan, Chicago và New York, và tiếp tục tiến hành khảo sát thêm các khu vực mới. Vào cuối năm 2017, Nearmap có kế hoạch hoàn thành khảo sát các khu đô thị lớn nhất chiếm hơn một nửa dân số Hoa Kỳ – khoảng 150 triệu người.

Hình ảnh Nearmap sẽ được làm mới đến ba lần mỗi năm trong các khu vực phủ sóng này – với ba ảnh chụp hình tự nhiên kết hợp với một ảnh chụp xiên.

Quigley nói rằng hình ảnh chỉnh hình gần Nearmap đã chiếm gần 70% dân số Hoa Kỳ từ năm 2014. Điều này cung cấp cho khách hàng của chúng tôi các dịch vụ hình ảnh trên không mà họ cần cho các hoạt động kinh doanh và dự án của họ.

Hình xiên gần của Nearmap có thể được truy cập trong giao diện MapBrowser hoặc được tích hợp vào ứng dụng web của chính khách hàng sử dụng API tiêu chuẩn của Nearmap. Việc Mô hình hóa bề mặt kỹ thuật số cũng có sẵn để có thể sử dụng trong các công cụ GIS / CAD, bao gồm ArcGIS Pro của Esri. Nearmap sẽ sớm cho phép truy cập tương tự đối với các sản phẩm 3D.

Nguồn: Geospatial World

Cảm biến lưu lượng máu quang học siêu nhỏ cho thiết bị đeo và điện thoại thông minh

Cảm biến máu quang học

Tập đoàn Kyocera (Nhật Bản) vừa phát triển thành công cảm biến lưu lượng máu quang học với kích thước siêu nhỏ, đo lượng máu lưu thông trong các mô dưới da. Với cảm biến này, Kyocera đang nghiên cứu một loạt các ứng dụng y tế di động (mHealth) như theo dõi mức độ căng thẳng, ngăn ngừa mất nước, say nắng và các bệnh về độ cao bằng cách nghiên cứu các xu hướng hoặc thay đổi lượng máu lưu thông trong các điều kiện khác nhau và phát triển các thuật toàn phát hiện.

Bằng cách sử dụng công nghệ siêu nhỏ của Kyocera, cảm biến có kich thước chỉ 1 mm x 1,6 mm x 3,2 mm, được thiết kế để phù hợp với các loại thiết bị đeo vầ điện thoại thông minh. Công ty sẽ cung cấp các mẫu mô-đun cảm biến bắt đầu từ tháng 4 năm 2017, và mục tiêu có thiết bị thương mại hóa thương mại hóa vào tháng 3 năm 2018.

Thị trường thiết bị đeo được đã mở rộng đáng kể trong những năm gần đây, tập trung chủ yếu vào sức khoẻ và thể dục thể thao. Các ứng dụng mHealth mới đang được phát triển cho một loạt các ứng dụng chăm sóc sức khoẻ bao gồm bệnh mãn tính, chăm sóc người già và chăm sóc sức khoẻ. Các thiết bị chăm sóc sức khoẻ toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 2,5 triệu chiếc trong năm 2016 lên 97,6 triệu chiếc trong năm 2021

Kyocera, hãng cung cấp nhiều loại linh kiện cho điện thoại thông minh và thiết bị có thể đeo, đã phát triển các sản phẩm nhỏ hơn, mỏng hơn để hỗ trợ chức năng cao hơn trong các thiết bị nhỏ gọn hơn. Công ty phát triển cảm biến này như là một mô-đun tích hợp, kết hợp giữa các điốt laser và điốt quang, dựa trên công nghệ siêu nhỏ phát triển từ trước.

Các thiết bị được trang bị cảm biến mới này sẽ có thể đo khối lượng lưu lượng máu trong mô dưới da bằng cách đặt thiết bị tiếp xúc với tai, ngón tay hoặc trán. Khi ánh sáng phản xạ trên máu trong mạch máu, tần số ánh sáng thay đổi được gọi là tần số thay đổi Doppler hoặc theo vận tốc lưu lượng máu. Bộ cảm biến mới sử dụng tần số thay đổi tương đối (tăng lên khi lưu lượng máu cao) và cường độ của ánh sáng phản xạ (tăng lượng hồng cầu trong máu lớn hơn) để đo khối lượng lưu lượng máu.

Với việc truyền độ nhiễu thấp, kích thước nhỏ và tiêu thụ điện năng ít (0.5 mW), cảm biến có thể dễ dàng tích hợp vào điện thoại thông minh hoặc thiết bị có thể đeo được cho các ứng dụng mHealth.

Source: Kyocera Optical Blood-Flow Sensor is Among Worlds Smallest for Wearable Devices, Smartphones

Giải pháp tự động phát hiện chuyển động

Hiện nay, tác động của thay đổi khí hậu và sự tác động của con người trong hệ sinh thái đang làm biến đổi bề mặt trái đất và tạo ra những thách thức môi trường mà các nhà nghiên cứu đang phải vật lộn để giải quyết. Bài báo này giới thiệu công nghệ VADASE mới của Leica Geosystems giúp các nhà khoa học và kỹ sư nhận được thông tin nhanh chóng về sự chuyển động của cấu trúc nhân tạo và tự nhiên khi chúng xảy ra. Đây là một giải pháp tự động chạy trên máy thu GNSS (Global Navigation Satellite System) của Leica Geosystems giúp các phản ứng nhanh và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai.

Động đất Namie phía Bắc quan sát ở Tokyo

Việc sử dụng các khoảng time-differenced chính xác cho phép tính toán vận tốc của một đối tượng và thay đổi vị trí ăng-ten GNSS tương ứng. Từ đó, hệ thống cho phép ước tính chính xác chuyển động. VADASE tạo ra ước lượng vận tốc cho bất kỳ 2 giai đoạn của quá trình quan sát. Các nguồn lỗi như tầng điện ly, tầng đối lưu, các lỗi tuyến tính hoá và các lỗi vệ tinh quỹ đạo cần được chỉnh sửa. Các lỗi linearisation cũng có thể được giảm thiểu bằng cách sử dụng hai kỹ thuật:

  • Các đường tín hiệu tuyến tính xung quanh các điểm được thu thập cho  biết chính xác vị trí điểm chuyển động. Các thông tin thu thập được cần tham chiết với khung tham chiếu GNSS.
  • Lặp lại nhiều lần quá  trình để giảm sai sót trong tính toán, hoăc dữ liệu không đủ trong 1 thời điểm tính toán nhất định.

Động đất Namie phía Bắc quan sát ở Tokyo

Lĩnh vực ứng dụng:

Thuật toán đã được tích hợp vào phần mềm RefWorx của tất cả các trạm tham chiếu GNSS hiện tại (GR series) và giám sát các máy thu (GM series). Với sự cập nhật này, công nghệ hiện đã có sẵn cho nhiều người sử dụng GNSS và các ứng dụng, chẳng hạn như phân tích dạng sóng trong hệ thống cảnh báo địa chấn và sóng thần, cảnh báo sớm về cấu trúc và địa kỹ thuật thời gian thực, giám sát an toàn các cơ sở hạ tầng gần với mối nguy hiểm môi trường tiềm năng . Sự kiện di chuyển được ghi lại trên một máy thu GNSS độc lập và người dùng có thể được thông báo bằng email. Không giống như các hệ thống theo dõi GNSS truyền thống đòi hỏi phải có thêm phần cứng hoặc cơ sở hạ tầng để xử lý, công nghệ này cung cấp khả năng xử lý tự trị mà không cần thiết bị hoặc dịch vụ bổ sung.

Nguồn: gim-international.com

So sánh giữa OGC SOS và SensorThings API

Ngày nay, dữ liệu Internet of Things (IoT) thường bị giới hạn bởi các hệ thống quản lý dữ liệu độc lập.  Phần lớn không cho phép chia sẻ dữ liệu hoặc tương thích giữa các hệ thống với nhau. Trong khi đó nhu cầu  các thiết bị có thể giao tiếp với nhau, và thông tin từ các nguồn khác nhau có thể được kết hợp luôn cần thiết trong các hệ thống IoT . Trước tình trạng này OGC (Open Geospatial Consortium) – tổ chức địa không gian đã thiết lập  một loạt các tiêu chuẩn mở cho IoT, ví dụ như bộ chuẩn OGC SWE .  OGC SensorThings API  là chuẩn mới nhất  thuộc bộ chuẩn SWE có thể đáp ứng giải quyết các vấn đề nêu trên.

Vào những năm 2011-2012, OGC đã tiến hành một số cuộc hội thảo nhằm đề xuất chuẩn SWE cho các hệ thống IoT. Tháng 10 năm 2012  SWE for IoT SWG(Standard Working Group) được thành lập và được đổi tên thành SensorThings API vào tháng 12 năm 2013. SensorThings API được chấp thuận và áp dụng bắt đầu từ tháng 2 năm 2016.  Với chức năng cung cấp 1 chuẩn mở để kết nối giữa các thiết bị, dữ liệu và các ứng dụng thông qua giao diện Web, SensorThings API sẽ có những điểm tương đồng và khác biệt so với chuẩn OGC SOS(Sensor Observation Service). Sau đây là một số điểm so sánh giữa 2 chuẩn:

  • Giống nhau: Cả 2 đều dựa trên O&M (OGC/ISO 19156:2011) . Observation & Measurement (O&M) là một chuẩn cốt lõi trong bộ chuẩn Sensor Web Enablement (SWE), có nhiệm vụ cung cấp tài liệu mô hình cho việc trao đổi thông tin của kết quả quan trắc.
  • Khác nhau:
OGC SensorThings API OGC Sensor Observation Service (SOS)
Encoding JSON XML
Architecture Resource Oriented

Architecture

Service Oriented Architecture
Binding REST SOAP
Insert new sensors or observations HTTP CREATE (e.g., CRUD) SOS specific interface: RegisterSensor() and InsertObservation()
Deleting Existing Sensors HTTP DELETE SOS specific interface: DeleteSensor()
Pagination $top/$skip/$nextLink Not supported
Pub/Sub Support MQTT and SensorThings MQTT Extension Not supported
Updating Properties of Existing Sensors or Observations HTTP PATCH and JSON PATCH Not supported
Deleting Existing Observations HTTP DELETE Not supported
Linked Data Support JSON-LD Not supported

Bảng so sánh các đặc điểm giữa OGC SOS và SensorThingsAPI

Từ bảng trên ta thấy SensorThings API hỗ trợ một số trường hợp sử dụng quan trọng mà không được hỗ trợ trong đặc tả SOS. Một đặc điểm quan trọng đó lá tính năng  hỗ trợ Pub/Sub. Điều đó có nghĩa là để nhận được các dữ liệu quan trắc mới nhất từ ​​bộ cảm biến, một client  SOS cần liên tục và thường xuyên gửi yêu cầu  đến máy chủ. Nó tạo ra gánh nặng không cần thiết cho  máy chủ và mạng. SensorThings API giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng thông qua sử dụng giao thức cho các thiết bị IoT – MQTT. Đây là một cải tiến rất đáng kể so với các đặc điểm kỹ thuật SOS.

Nếu một đơn vụ, tổ chức đang quyết định xem tiêu chuẩn quốc tế nào sẽ sử dụng để xây dựng kết nối mở giữa các thiết bị và dữ liệu tương thích thì theo hiểu biết của chúng tôi đến thời điểm hiện tại SensorThings API là sự lựa chọn tối ưu hơn cả; bởi có những đặc tính công nghệ nổi trội mà OGC SOS không hỗ trợ.

Nội dung chi tiết về chuẩn SensorThings API sẽ tiếp tục được trình bày trong các bài viết tiếp theo.

Tài liệu tham khảo: https://sensorup.atlassian.net/wiki/display/SPS/2015/11

 

Ứng dụng của ảnh vệ tinh và dữ liệu viễn thám

Dữ liệu viễn thám cung cấp nhiều thông tin quan trọng trong nhiều ứng dụng giám sát như gom ảnh, phát hiện biến đổi và phân loại lớp phủ. Kỹ thuật viễn thám là một trong những kỹ thuật quan trọng được áp dụng để thu thập thông tin liên quan đến tài nguyên môi trường của Trái Đất. Các dữ liệu ảnh vệ tinh phổ biến dễ dàng tiếp cận và truy cập qua các ứng dụng bản đồ nổi tiếng như Google Earth, Bing Maps, … Ta có thể dễ dàng tìm được vị trí nơi mình sinh sống, từ những ứng dụng tuyệt vời của chúng đã giúp cho cộng đồng GIS xây dựng các kế hoạch để theo dõi thiên tai và biến đổi của thời tiết khí hậu đồng thời đưa ra các chỉ dẫn phòng vệ.

Các ảnh vệ tinh và dữ liệu viễn thám thu thập được bao gồm các giải quang phổ, không gian và thời gian. Các số liệu liên quan đến các thành phần của ảnh viễn thám, các phương diện chính ảnh hưởng đến tính chính xác của đối tượng dưới mặt đất là độ phân giải không gian. Độ phân giải thời gian sẽ hỗ trợ việc xây dựng các bản đồ che phủ mặt đất, từ đó giúp phát hiện sự thay đổi sử dụng đất và quy hoạch giao thông.

Từ đó có hàng trăm ứng dụng sử dụng ảnh vệ tinh và dữ liệu viễn thám. Từ những ảnh Lansat và SPOT các quốc gia đã sử dụng các dữ liệu viễn thám để phục vụ mục đích theo dõi lẫn nhau qua những thí nghiệm khoa học, và nhanh chóng nó đã trở thành một ngành công nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ và được ứng dụng trong mọi lĩnh vực đời sống.

Để nắm rõ hơn về các ứng dụng của ảnh vệ tinh và dữ liệu viễn thám dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu về năm ứng dụng phổ biến của chúng:

1. Cung cấp các bản đồ nền

Bằng việc sử dụng các ảnh vệ tinh có độ phân giải cao và có độ bao phủ rộng do đó các khung hình và các cảnh trên bản đồ sẽ được chi tiết hóa.

Satellite Image

Satellite Image

 

2. Tìm kiếm các mỏ khoáng sản bằng việc phân tích các quang phổ trên ảnh viễn thám

Để đạt được sản lượng cao trong quá trình thăm dò và khai thác khoán sản, thì việc quan trọng đầu tiên là cần phải biết về tiềm lực khoáng sản của khu vực đó. Bằng việc sử dụng ảnh viễn thám trong việc dò tìm các mỏ khoáng sản, các chuyên gia viễn thám sử dụng và phân tích các băng phổ của ảnh vệ tinh, từ đó xây dựng lên các bản đồ khoáng sản thông qua các chỉ số đặc biệt của băng phổ thu được. Dựa trên các kết quả thu được có thể nhanh chóng xác định được vị trí và mật độ tập chung của khoáng sản, công việc này sẽ giúp ích cho các nhà khai khoáng thu hẹp phạm vi và có thể tiếp cận tới những khoán sản có giá trị cao.

Geology Map

Geology Map

 

3. Lập kế hoạch khắc phục thảm họa

Hậu quả để lại của thảm họa tự nhiên hoặc nhân tạo đôi khi rất khó có thể đánh giá được mức độ tàn phá và hậu quả để lại của nó. Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của thảm họa là rất cần thiết để đưa ra các giải pháp đáp ứng kịp thời. Công việc này đòi hỏi sự chính xác và nhanh chóng. Bằng việc sử dụng các hình ảnh viễn thám dựa trên mốc trước và sau khi xảy ra thảm họa để đánh giá được tình trạng và phạm vi thảm họa từ đó đưa ra những biện pháp cứu hộ và khắc phục kịp thời.

Disaster Mitigation

Disaster Mitigation

 

4. Phát triển nông nghiệp

Với sự gia tăng danh số một cách nhanh chóng trên toàn cầu thì nhu cầu về sản lượng nông nghiệp cũng tăng theo, kéo theo nó là vấn đề về quản lý nguồn tài nguyên trong nông nghiệp cũng tăng. Để đáp ứng được những việc đó thì ta cần phải có dữ liệu tin cậy về số lượng, chất lượng và vị trí của từng loại tài nguyên này. Việc sử dụng ảnh vệ tinh và hệ thống GIS là một lựa chọn tuyệt vời trong việc nhận diện, phân loại, xác định vị trí, sản lượng và chất lượng các nông sản.

Land Mapping from Satellite Imagery

Land Mapping from Satellite Imagery

 

5. 3D GIS

Mô hình thành phố 3D là mô hình kỹ thuật số của các khu đô thị đại diện cho các bề mặt địa hình, mặt bằng, tòa nhà, thảm thực vật, cơ sở hạ tầng và các yếu tố cảnh quan cũng như các vật thể liên quan thuộc các khu đô thị. Các thành phần của chúng được mô tả và đại diện bởi các dữ liệu không gian hai chiều và ba chiều tương ứng và dữ liệu tham chiếu địa lý. Mô hình thành phố 3D hỗ trợ trình bày, thăm dò, phân tích và quản lý các nhiệm vụ trong một số lượng lớn các miền ứng dụng khác nhau. 3D GIS là giải pháp hiệu quả cho các địa điểm lớn hơn và từ xa nơi điều tra hướng dẫn sử dụng. Nhiều bộ phận quy hoạch đô thị / nông thôn yêu cầu dữ liệu GIS như 3D, thoát nước, …

3D GIS

3D GIS

 

Nguồn: Adccinfocad 

Giám sát tảo nở hoa sử dụng ảnh vệ tinh

Sự hợp tác chung giữa các nhà khoa học EPA, NOAA, NASA và USGS đã chứng minh rằng hình ảnh vệ tinh có thể được sử dụng để theo dõi tần suất nở hoa tảo gây hại. Các vệ tinh có thể đạt được điều này bằng cách đo các sắc tố tảo nhất định trong nước.

Tảo nở hoa là một hiện tượng nguy hiểm có thể xảy ra ở tất cả các loại nước mặt, bao gồm hồ và biển của quốc gia. Hiện tượng này có thể phá hoại môi trường sống thủy sinh và các nghề cá quan trọng, thậm chí gây nguy hiểm cho sức khoẻ liên quan đến các độc tố mà các nở này có thể sinh ra. Ở nước ngọt, hiện tượng tảo nở hoa gây hại do cyanobacteria, còn được gọi là tảo xanh lam, là phổ biến nhất. Cyanobacteria có thể sản sinh cyanotoxin, gây ra một loạt các nguy cơ sức khỏe cho người, vật nuôi, vật nuôi và động vật hoang dã.

“Nghiên cứu này là một ví dụ tuyệt vời về cách chúng tôi đang sử dụng kỹ thuật không gian để giúp giải quyết một vấn đề muôn thuở,” nhà khoa học USGS Keith Loftin, một trong những nhà khoa học dẫn đầu dự án cho biết. “Chúng tôi đang cung cấp các khoa học cần thiết để xác định phương pháp tiếp cận dựa vào vệ tinh (với sự thừa nhận những hạn chế được biết) rằng các bên liên quan có thể sử dụng để quản lý có hiệu quả các nguồn lực cho việc bảo vệ sức khỏe con người.”

Bản đồ tần suât độc chất cyanoHAB vượt ngưỡng cho phép của WHO tại Florida trong giai đoạn 2008-2011

Các nhà khoa học đã phát triển một phương pháp tiếp cận dựa trên vệ tinh để đánh giá tần suất nở hoa cyanobacterial qua thời gian ở hai vùng thử nghiệm bao gồm các nguồn nước giải trí và nước uống ở Florida và Ohio. Khi được xác minh ở mặt đất, phương pháp tiếp cận vệ tinh xác định tần số của các vụ nở cyanobacterial một cách đáng tin cậy, có nghĩa là cùng một cách tiếp cận có thể được sử dụng trên toàn quốc.

Ngoài ra, nghiên cứu xem xét tính hữu dụng và hạn chế của các dữ liệu vệ tinh hiện đang có sẵn để xác định tần số và mức độ nghiêm trọng của các tảo nở trong hồ và hồ chứa của quốc gia. Các nhà khoa học nhận thấy rằng độ phân giải và khả năng cảm biến của các vệ tinh hiện tại là các yếu tố quan trọng để ảnh vệ tinh có thể đo được sử dụng cho việc giám sát sự nở hoa tảo độc hại trong các hồ có diện tích lớn hơn 1 héc-ta.

Trên toàn quốc, chất cyanotoxin có liên quan đến bệnh ở người và động vật ở ít nhất 43 tiểu bang Hoa Kỳ. Theo EPA, chỉ riêng tháng 8 năm 2016, có ít nhất 19 tiểu bang ở Hoa Kì có các khuyến cáo về sức khoẻ cộng đồng vì chất cyanotoxin.

Blake Schaeffer, một trong những nhà khoa học hàng đầu của dự án CYAN cho biết: “Các chất độc từ hiện tượng tảo nở hoa độc hại này là một vấn đề trong cả nước. “Đó là lý do tại sao chúng ta tập trung vào việc phát triển các phương pháp để theo dõi tần suất và vị trí của nở hoa tảo bằng công nghệ vệ tinh”.

Công nghệ cảm biến vệ tinh hiện tại không được trang bị để phát hiện cyanotoxin. Thay vào đó, hình ảnh vệ tinh cung cấp thông tin về địa điểm nở hoa tảo và do đó có thể giúp các nhà khoa học và cộng đồng y tế công cộng nhắm đến các địa điểm cụ thể cho các đội thực địa để kiểm tra sự có mặt của độc tố tảo.

Các bước tiếp theo hợp lý bao gồm phát triển các phương pháp đo vùng không gian và áp dụng các phương pháp trên toàn quốc để đánh giá tần suất và vị trí và mức độ nở hoa tảo trong hồ và hồ chứa để người quản lý tài nguyên có thể đưa ra quyết định về nở và giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm.

Nghiên cứu này có thể được truy cập ở đây và là một phần của nỗ lực lớn hơn của Sứ mệnh Y tế Môi trường của USGS để cung cấp thông tin giúp các nhà quản lý tài nguyên hiểu làm thế nào để giảm thiểu tối đa các nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khoẻ của con người và các sinh vật khác tiếp xúc với cyanotoxins và các sinh vật sinh học khác thông qua các hoạt động giải trí, uống rượu, và các đường tiếp xúc khác.

Nghiên cứu này được hỗ trợ bởi Chương trình Khoa học Ứng dụng và Sinh học Đại dương của NASA, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia và U.S. Geological Survey Toxic Substances Hydrology Program.

Nguồn: USGS

Nghiên cứu việc sử dụng sóng xung quanh để kết nối các thiết bị IoT

Nghiên cứu kết nối các thiết bị IoT sử dụng sóng xung quanh

Theo một nghiên cứu của mới đây Disney Research, các thiết bị IoT có thể kết nối với nhau bằng cách sử dụng các sóng xung quanh thay cho việc phát sóng vô tuyến chủ động.

Một nhóm các nhà nghiên cứu, đứng đầu là giám đốc phòng thí nghiệm liên kết và trưởng nhóm nghiên cứu các hệ thống không dây của Disney Systems, Alanson Sample, đã phát minh ra một hệ thống cảm biến siêu nhỏ cho phép truyền dữ liệu tới một máy thu trung tâm bằng cách phản xạ các sóng vô tuyến xung quanh từ các hệ thống phát sóng thương mại.

Ý tưởng là sử dụng lại tất cả các tín hiệu vô tuyến xung quanh như là một phương tiện để truyền dữ liệu, Sample cho biết.

Vì việc tạo ra sóng vô tuyến là tiêu hao năng lượng nhất nên cách tiếp cận này giảm đáng kể yêu cầu về năng lượng của các nút cảm biến (sensor node). Trong lần chạy thử nghiệm, các nhà nghiên cứu đã cung cấp đủ điện năng cho thiết bị chỉ bằng việc sử dụng một tấm pin năng lượng mặt trời trong điều kiện ánh sáng yếu.

Các thông tin chi tiết về hệ thống phản xạ sóng xung quanh từ băng thông rộng (UBW) đã được trình bày tại Hội nghị IEEE về Truyền thông Máy tính, INFOCOM 2017, hệ thống thử nghiệm sử dụng tín hiệu xung quanh từ 14 đài phát sóng vô tuyến cùng với 2 điện thoại di động trong môi trường trong nhà.

Theo Sample, cách tiếp cận sử dụng sóng băng thông rộng, có khả năng phản xạ lại tất cả các nguồn xung quanh, mang lại nhiều lợi ích quan trọng. Nhiều kênh phản xạ giảm thiểu độ nhiễu của tín hiệu, cải thiện đáng kể độ nhạy của đầu đọc phản xạ và giảm vùng chết. Điều này cho phép hệ thống hoạt động trên các nguồn sóng xung quanh và mở rộng phạm vi tới 22 mét khi sử dụng các tín hiệu xung quanh từ tháp phát sóng và 50 mét khi sử dụng các tín hiệu xung quanh do điện thoại di động phát ra.

Source:

Researchers determine ways to connect IoT sensors via ambient waves – https://www.iottechnews.com/news/2017/may/16/researchers-determine-ways-connect-iot-sensors-ambient-waves/

Đưa con người trở thành loài sống đa hành tinh

CEO SpaceX, Elon Musk gần đây xuất bản một bài báo ở tạp chí New Space với tiêu đề “Making Humans a Multi-Planetary Species”, trong đó trao đổi về tầm nhìn và kỹ thuật để đưa loài người định cư tại nhiều hành tinh. Bài viết này xin tóm lược một số nội dung chính.

1. Tại sao cần định cư trên nhiều hành tinh?

Chúng ta cần trở thành một loài sinh sống đa hành tinh vì trong tương lai rất có thể sẽ có ngày tận thế nếu chỉ định cư ở Trái đất. Trong quá khứ, Trái đất đã trải qua nhiều hơn 1 lần diệt chủng.

2. Tại sao chọn sao Hỏa?

Niềm tin hiện tại cho rằng sao Hỏa đã từng rất giống Trái đất. Sao Hỏa xa mặt trời gấp rưỡi Trái đất và lạnh hơn. Tuy nhiên, chúng ta có thể làm ấm nó. Khí quyển của sao Hỏa chứa chủ yếu CO2 và một số ít nitrogen, argon…. Điều này có nghĩa chúng ta có thể trồng cây trên sao Hỏa chỉ bằng cách nén bầu khí quyển. Ngoài ra, trọng lực của sao Hỏa bằng khoảng 37% Trái đất và độ dài ngày cũng rất gần Trái đất (Hình 1).

Hình 1. Đặc tính của Trái đất và sao Hỏa

3. Vấn đề chi phí đưa người lên sao Hỏa.

Với công nghệ truyền thống, để đưa 1 người lên sao Hỏa sẽ tiêu tốn 10 tỷ đô la Mỹ. Do vậy số người có thể chi trả chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Việc giảm chi phí là vô cùng quan trọng. Chi phí ước tính để việc định cư ở sao Hỏa khả thi là tương đương với giá nhà trung bình ở Mỹ (khoảng 200.000 USD).

4. Các vấn đề kỹ thuật.

Các vấn đề chính cần giải quyết được để hiện thực hóa:

I. Công nghệ tái sử dụng phương tiện hoàn toàn: cũng giống như ô tô, máy bay hiện tại. Để có thể định cư ở nhiều hành tinh, phương tiện vận chuyển cần phải có khả năng tái sử dụng hoàn toàn.

II. Tiếp nhiên liệu trên quỹ đạo: giúp giảm chi phí vận chuyển do nhiên liệu.

III. Sản xuất nhiên liệu tên lửa tại sao Hỏa: việc có thể tiếp nhiên liệu tại sao Hỏa cũng giúp giảm chi phí vận chuyển đáng kể. Hơn nữa, sản xuất nhiên liệu trên sao Hỏa có vẻ khả thi vì nó chứa CO2, nước-băng từ đó có thể tạo ra CH4 và O2. Bên cạnh đó là chọn đúng loại nhiên liệu tên lửa.

5. Kiến trúc hệ thống.

Hình 2. Kiến trúc hệ thống. Ước tính lượng sử dụng lại: 1000 lần/tên lửa, 100 lần/tàu tiếp nhiên liệu, 12 lần/tàu sao Hỏa.

Kịch bản lên sao Hỏa là: đầu tiên tên lửa sẽ đưa tàu sao Hỏa lên quỹ đạo Trái đất, sau đó tên lửa sẽ tách ra và trở về Trái đất trong 20 phút. Tiếp theo tên lửa đó sẽ được sử dụng để đưa tàu tiếp liệu (giống với tàu sao Hỏa) lên quỹ đạo để tiếp liệu cho tàu sao Hỏa. Một khi được tiếp liệu đầy, tàu sao Hỏa sẽ bay thẳng đến sao Hỏa, dự kiến thời gian là 26 tháng. Khi trở về Trái đất, tàu sao Hỏa sẽ được tiếp liệu tại chỗ và khởi hành về(Hình 2).

Hình 3. So sánh tên lửa lên sao Hỏa và các tên lửa trước đó

Để thực hiện được nhiệm vụ này, tên lửa thực hiện nhiệm vụ sao Hỏa cũng cần được thiết kế với nhiều điểm vượt trội so với các thế hệ tên lửa trước đây (Hình 3).

6. Lịch trình dự kiến.

Elon Musk và cộng sự đã đưa ra lịch trình dự kiến thực hiện nhiệm vụ sao Hỏa, trong đó các chuyến bay sao Hỏa sẽ được thực hiện bắt đầu từ năm 2022 (Hình 4).

Hình 4. Lịch trình chinh phục sao Hỏa

Một số cột mốc của SpaceX:

Các mốc phát triển của SpaceX

Source:
Musk Elon. New Space. June 2017, 5(2): 46-61. https://doi.org/10.1089/space.2017.29009.emu

Phát hành PlanetSAT Global phiên bản 2017

    Công ty PlanetObserver của Pháp, nhà cung cấp dữ liệu không gian địa lý cho các ứng dụng mô phỏng và mô hình hoá áp dụng nền tảng GIS, đã công bố phiên bản PlanetSAT Global # 2017. Theo nhà cung cấp, PlanetSAT Global là bản đồ nền dạng ảnh màu phạm vi toàn cầu ở độ phân giải 15m, không có mây và được xây dựng từ dữ liệu vệ tinh đa nguồn.

Slide background

Các điểm cập nhật dữ liệu mới (phiên bản 2017)

    Bản đồ nền này được xây dựng với dữ liệu từ Landsat 8 và Landsat 7. Trong đó, dữ liệu từ Landsat 8 bao phủ 40% diện tích toàn cầu bao gồm 300 thành phố/khu độ đô thị lớn cho các thông tin địa lý hoàn hảo ở bản đồ tỷ lệ 1:50.000

Slide background

Longkou Harbor, Shandong, China

Thông số kỹ thuật:

Độ phân giải: 15m Hệ tham chiếu: WGS 84
Độ phủ: toàn cầu Định dạng: GeoTiff, JPEG 2000
Mode: natural colours (RGB) Tiling structure : 2°x2° tiles
Nguồn: ảnh vệ tinh  Landsat 8,  Landsat 7 Dung lượng: 4.4TB với GeoTiff, 138GB với JPEG
Thời gian thu dữ liệu: 2013-2016 Chuyển dữ liệu: FTP hoặc hard drive

Bản đồ nền hình ảnh này không miễn phí. 

Nguồngim-internationalplanetobserver