Giáo sư Nguyễn Thị Kim Oanh, Asian Institute of Technology, đến thăm và làm việc tại FIMO

Ngày 19/12/2014, Trung tâm FIMO hân hạnh được đón tiếp GS.TS. Nguyễn Thị Kim Oanh từ Học viện Công nghệ châu Á (Asian Institute of Technology), Thái Lan. GS.TS. Nguyễn Thị Kim Oanh là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu ô nhiễm không khí, mô hình hóa và giám sát môi trường. Bà đã có những công trình nghiên cứu thiết thực, được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới và mang lại những lợi ích to lớn trong việc bảo vệ môi trường và giát sát ô nhiễm không khí. Bên cạnh đó, còn có sự tham dự của bà Nguyễn Thị Trang Nhung, nghiên cứu sinh Đại học Y tế Cộng đồng, hiện đang làm việc tại Thụy Sỹ và ông Nguyễn Hồng Phúc nghiên cứu sinh tại Học viên Công Nghệ Châu Á. Tham dự buổi trao đổi, về phía Trung tâm FIMO gồm có: TS. Bùi Quang Hưng – Đại diện của Trung tâm; TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh cùng các thành viên của Nhóm nghiên cứu ô nhiễm không khí .

GS.TS. Nguyễn Thị Kim Oanh cùng các chuyên gia AIT đến thăm và làm việc với Trung tâm FIMO

GS.TS. Nguyễn Thị Kim Oanh cùng các chuyên gia AIT đến thăm và làm việc với Trung tâm FIMO

Tại buổi trao đổi, GS.TS. Nguyễn Thị Kim Oanh đã giới thiệu về Asian Institue of Technology (AIT), các dự án đang thực hiện cũng như các kết quả thành công và hiệu quả của các chương trình này. GS.TS. Kim Oanh cho biết AIT nói chung và giáo sư nói riêng, hiện nay đang có rất nhiều sinh viên đến từ Việt Nam theo học các chuyên ngành liên quan đến giám sát hiện trường và mong muốn có thêm nhiều cơ hội để hợp tác với các nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên của Trung tâm FIMO trong đào tạo và nghiên cứu, đặc biệt là trong lĩnh vực ảnh viễn thám để xây dựng cơ sở dữ liệu về ô nhiễm không khí, giám sát môi trường, …

Trong buổi làm việc, tiến sĩ Nguyễn Thị Nhật Thanh đã có bài giới thiệu về các dự án đã và đang được phát triển bởi nhóm ô nhiễm không khí của trung tâm. Buổi làm việc đã mở ra các cơ hội hợp tác giữa trung tâm FIMO và …. Trong đó, nhóm nghiên cứu ô nhiễm không khí của trung tâm FIMO sẽ hỗ trợ xây dựng mô hình và cung cấp bản đồ ước tính các tác nhân ô nhiễm không khí tại các khu vực thí điểm: Ba Vì, nội thành Hà Nội và huyện Chí Linh- Hải Dương. Từ đó, các sản phẩm này sẽ được sử dụng cho các nghiên cứu về giám sát ô nhiễm không khí cũng như ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe của cộng đồng. Trong chiều ngược lại, bên AIT cũng sẽ hỗ trợ dữ liệu và cố vấn cho trung tâm FIMO trong các dự án ô nhiễm không khí của mình.

TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh giới thiệu về các dự án của nhóm ô nhiễm không khí trung tâm FIMO

TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh giới thiệu về các dự án của nhóm ô nhiễm không khí trung tâm FIMO

Buổi giao lưu, trao đổi, hợp tác về học thuật, kinh nghiệm nghiên cứu, phát triển đào tạo của GS.TS.  Nguyễn Thị Kim Oanh đã thành công tốt đẹp. Trung tâm FIMO rất vinh dự được tiếp đón GS.TS. Nguyễn Thị Kim Oanh và mong muốn Giáo sư sẽ có thêm nhiều lần sang Việt Nam và hợp tác với Trung tâm với nhiều dự án của hệ thống trường thuộc AIT, Thái Lan, cũng như quốc tế trong thời gian sắp tới.

Một số hình ảnh được ghi lại trong buổi làm việc của giáo sư với FIMO:

TS. Bùi Quang Hưng giới thiệu về các thành viên của Nhóm nghiên cứu ô nhiễm không khí

TS. Bùi Quang Hưng giới thiệu về các thành viên của Nhóm nghiên cứu ô nhiễm không khí

Giáo sư Kim Oanh và các thành viên trung tâm trao đổi về các lĩnh vực nghiên cứu

Giáo sư Kim Oanh và các thành viên trung tâm trao đổi về các lĩnh vực nghiên cứu

 

 

[FIMO FC] Giao hữu bóng đá với Trung tâm Quan trắc và Phân tích Tài nguyên môi trường, Sở Tài nguyên môi trường Hà Nội

18:00 chiều Thứ 4 ngày 17-12-2014, tại sân vận động Cổ Nhuế (gần bộ tư lệnh Tăng Thiết Giáp), FIMO FC có trận bóng giao hữu với đội bóng Trung tâm Quan trắc và Phân tích Tài nguyên Môi trường, Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội.

123

Đội bóng đến từ Sở Tài nguyên môi trường đã nhanh chóng cho thấy họ nhập cuộc tốt như thế nào, và vượt lên dẫn trước 3-0. Lúc này, FIMO FC thực sự cần một người để truyền lửa và sốc lại tinh thần cho toàn đội, số 8 của họ đã làm được chuyện đó.

Từ khi vào sân, số 8 bên FIMO FC đã tham gia tranh cướp bóng quyết liệt ở khu vực giữa sân, tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các tiền đạo phía trên, Không phụ lòng đội nhà, số 9 bên FIMO FC đã ghi liền 2 bàn thắng đẹp mắt và đem lại nhiều hy vọng về một trận thắng.

Tuy nhiên, với nền tảng thể lực tốt hơn, đội bóng Trung tâm Quan trắc và Phân tích Tài nguyên Môi trường đá lấn lướt trong phần còn lại của trận đấu, và kết thúc trận đấu với tỉ số 5-2.

Với không khí vui vẻ trong lần gặp mặt này, 2 đội hứa hẹn sẽ tiếp tục tổ chức các trận giao hữu trong thời gian sắp tới.

[FIMO FC] Giao hữu bóng đá với Viện Môi trường Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

18:00 chiều thứ 5 ngày 11-12-2014, tại sân bóng đá Phú Đô, FIMO FC có trận bóng giao hữu với đội bóng Viện Môi trường Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

5

Sự chênh lệch về lực lượng nhanh chóng được thể hiện bằng thế trận trên sân, FIMO FC hoàn toàn bị lấn lướt. Hiệp một của trận của trận đấu đã kết thúc với tỉ số 5-0 nghiêng về đội khách.

Sang hiệp 2, các cầu thủ FIMO FC đã thi đấu tập trung hơn, và chỉ để đội khách khi thêm 2 bàn.

Trận đấu khép lại với tỉ số 7-0 cho đội bạn. Đây là thất bại lớn nhất kể từ khi FIMO FC được thành lập. Hy vọng, họ sẽ trở lại sớm sau thất bại này.

[Seminar] Điện toán đám mây ứng dụng trong nghiên cứu xử lý dữ liệu môi trường – Đại học Toulouse Pháp & FIMO CENTER

Trong khuôn khổ các hoạt động tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế ngày 04/12/2014 – 05/12/2014, Trung tâm FIMO đã vinh dự đón tiếp các chuyên gia Pháp tới thăm, hợp tác và tham gia hội thảo khoa học.

Tham gia buổi Hội thảo, đoàn công tác Pháp gồm có GS. Dominique Laffly, Đại học Toulouse Pháp, chuyên gia về “Phân tích dữ liệu không gian, ảnh hưởng của biến đổi môi trường, Khoa học Địa lý, Thống kê dữ liệu không gian,…”. NCV. Florent Devin, Giám đốc Phòng nghiên cứu Khoa học máy tính, Trường nghiên cứu khoa học quốc tế EISTI, Pháp.NCV. Yannick LE NIR, Giám đốc chương trình Điện toán đám mây sau Đại học, Trường nghiên cứu khoa học quốc tế EISTI, Pháp.

Giáo sư Dominique Laffly và Chuyên gia Pháp đến tham dự seminar

GS. Dominique Laffly và Chuyên gia Pháp đến tham dự seminar

Về phía Trung tâm FIMO gồm có PGS.TS Phạm Văn Cự, TS. Bùi Quang Hưng, TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh và TS. Lê Thanh Hà và toàn thể cán bộ, nghiên cứu sinh, học viên cao học của trung tâm.

PGS.TS Phạm Văn Cự giới thiệu Trung tâm FIMO với GS.TS Dominique Laffly

PGS.TS Phạm Văn Cự giới thiệu Trung tâm FIMO

TS. Bùi Quang Hưng cùng các Khách mời đón tiếp GS.TS Dominique Laffly và các chuyên gia Pháp đến hợp tác, làm việc

TS. Bùi Quang Hưng cùng các Khách mời đón tiếp GS.TS Dominique Laffly và các chuyên gia Pháp đến hợp tác, làm việc

Hai bên đã trao đổi các khả năng hợp tác nghiên cứu về ứng dụng“Điện toán đám mây trong lĩnh vực nghiên cứu dữ liệu môi trường”. Các chuyên gia Pháp đã trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu cũng như giải đáp những thắc mắc của các Nhà khoa học, nghiên cứu viên, khách mời của trung tâm FIMO đến tham dự hội thảo.

Buổi hội thảo đã diễn ra thành công tốt đẹp, mở ra nhiều hướng trong quan hệ hợp tác giữa FIMO và GS Dominique Laffly. Hai bên đã thống nhất một số quan điểm về hợp tác trong lĩnh vực kết hợp đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ giữa hai bên trong thời gian sắp tới.

TS. Bùi Quang Hưng trao đổi, thảo luận với GS. Dominique Laffly về các dự án Trung tâm FIMO đang thực hiện.

TS. Bùi Quang Hưng trao đổi, thảo luận với GS. Dominique Laffly về các dự án Trung tâm FIMO đang thực hiện và cần hợp tác từ các Chuyên gia đầu ngành

Một số hình ảnh về buổi Seminar tại trung tâm FIMO:

1. Seminar: “Nghiên cứu về độ dầy của bề mặt tuyết ở vùng Cực – In situ sensing survey in arctic (International Polar Year)”. Người trình bày: Dominique Laffy, Chuyên gia Yannick LE NIR.

GS. Dominique Laffly trình bầy về công nghệ ảnh chụp sự thay đổi độ dầy của lớp tuyết phủ vùng cực qua camera giám sát

GS. Dominique Laffly trình bày về công nghệ ảnh chụp sự thay đổi độ dầy của lớp tuyết phủ vùng cực qua camera giám sát

GS. Dominique Laffly trình bầy về mối nguy hại do sự biến mất của các lớp tuyết dầy trong thập kỷ qua ở vùng cực do sự tăng nhiệt độ của Trái Đất

GS. Dominique Laffly trình bày về mối nguy hại do sự biến mất của các lớp tuyết dầy trong thập kỷ qua ở vùng cực do sự tăng nhiệt độ của Trái Đất

Chuyên gia Yannick LE NIR trình bầy về công nghệ Điện toán đá mây sử dụng để xử lý ảnh  camera chụp và khai thác dữ liệu biến đổi của độ dầy tuyết

Chuyên gia Yannick LE NIR trình bày về công nghệ Điện toán đá mây sử dụng để xử lý ảnh camera chụp và khai thác dữ liệu biến đổi của độ dày tuyết

2. Seminar: “Nghiên cứu về sự thay đổi mức độ Cacbon hữu cơ trong đất ở vùng Cực kết hợp cùng Viện nghiên cứu vùng Cực, Hàn Quốc (KOPRI) – Soil Organic Carbon Research in Arctic Environment (KOPRI)”. Người trình bày: Dominique Laffy, Chuyên gia Yannick LE NIR.

GS. Florent Devin trình bầy về dự án nghiên cứu Cacbon hữu cơ trong đất hợp tác với Hàn Quốc

GS. Florent Devin trình bày về dự án nghiên cứu Cacbon hữu cơ trong đất hợp tác với Hàn Quốc

GS. Florent Devin trình bầy về mối nguy hại khi gia tăng kích cỡ và mật độ của các hạt Cacbon hữu cơ tại vùng Cực

GS. Florent Devin trình bầy về mối nguy hại khi gia tăng kích cỡ và mật độ của các hạt Cacbon hữu cơ tại vùng Cực

GS. Florent Devin trình bầy nghiên cứu về sự biến động của độ dầy tuyết và sự tăng lên của các hạt Cacbon hữu cơ do biến đổi khí hậu

GS. Florent Devin trình bầy nghiên cứu về sự biến động của độ dầy tuyết và sự tăng lên của các hạt Cacbon hữu cơ do biến đổi khí hậu

3.  Seminar: “Nghiên cứu về Quản lý dữ liệu quy hoạch đô thị – Data for urban management”. Người trình bày: Dominique Laffy, Chuyên gia Yannick LE NIR, Chuyên gia Florent Devin.

GS. Dominique Laffly trình bầy về các vấn đề về quản lý, quy hoạch đô thị hiện nay ở Pháp

GS. Dominique Laffly trình bày về các vấn đề về quản lý, quy hoạch đô thị hiện nay ở Pháp

Chuyên gia Yannick LE NIR trình bầy về mục tiêu phát triển các hệ thống quản lý quy hoạch đô thị sử dụng công nghệ Điện toán đám mây

Chuyên gia Yannick LE NIR trình bày về mục tiêu phát triển các hệ thống quản lý quy hoạch đô thị sử dụng công nghệ Điện toán đám mây

GS. Dominique Laffly cùng Chuyên gia Florent Devin giới thiệu cách xây dựng mô hình kết hợp các lớp dữ liệu để phục vụ cho mục đích quản lý, quy hoạch và dự báo trong tương lai.

GS. Dominique Laffly cùng Chuyên gia Florent Devin giới thiệu cách xây dựng mô hình kết hợp các lớp dữ liệu để phục vụ cho mục đích quản lý, quy hoạch và dự báo trong tương lai.

4.  Seminar: “Nghiên cứu về lập lịch tính toán trên nền tảng Điện toán đám mây – STRATUS – Start To Reconsider Automatic Timetable Using Stratus”. Người trình bày: Chuyên gia Yannick LE NIR, Chuyên gia Florent Devin.

Chuyên gia Yannick LE NIR trình bầy về các vấn đề trong quản lý tài nguyên và tổ chức công việc cho các máy tính trong mạng Điện toán đám mây

Chuyên gia Yannick LE NIR trình bày về các vấn đề trong quản lý tài nguyên và tổ chức công việc cho các máy tính trong mạng Điện toán đám mây

Chuyên gia Florent Devin trình bầy minh họa hệ thống quản lý tài nguyên trên nền tảng Web và đồng bộ hóa với dịch vụ Google Calendar

Chuyên gia Florent Devin trình bày minh họa hệ thống quản lý tài nguyên trên nền tảng Web và đồng bộ hóa với dịch vụ Google Calendar

5.  Seminar: “Nghiên cứu về hệ thống phát hiện và cảnh báo cháy rừng”. Người trình bày: TS. Lê Thanh Hà – Trung tâm FIMO

TS. Lê Thanh Hà giới thiệu về đề tài phát hiện và cảnh báo cháy rừng ở Việt Nam

TS. Lê Thanh Hà giới thiệu về đề tài phát hiện và cảnh báo cháy rừng ở Việt Nam

Các chuyên gia Pháp đóng góp, ý kiến về các mục tiêu của hệ thống

Các chuyên gia Pháp đóng góp, ý kiến về các mục tiêu của hệ thống

TS. Lê Thanh Hà trình bầy kết quả nghiên cứu về độ chính xác trong mô hình dự báo điểm nóng, điểm cháy dựa trên ảnh viễn thám

TS. Lê Thanh Hà trình bày kết quả nghiên cứu về độ chính xác trong mô hình dự báo điểm nóng, điểm cháy dựa trên ảnh viễn thám

6.  Seminar: “Nghiên cứu về hệ thống quản lý và cảnh báo ô nhiễm không khí”. Người trình bày: TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh – Trung tâm FIMO.

TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh trình bầy về mục đích nghiên cứu đề tài quản lý và cảnh báo ô nhiễm không khí

TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh trình bày về mục đích nghiên cứu đề tài quản lý và cảnh báo ô nhiễm không khí

TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh trình bầy về đối tượng nghiên cứu bụi trong không khí và mức độ nguy hại vơi sức khỏe con người

TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh trình bày về đối tượng nghiên cứu bụi trong không khí và mức độ nguy hại vơi sức khỏe con người

GS. Dominique Laffly trao đổi, góp ý để tăng cường chất lượng của mô hình dự báo ô nhiễm không khí sử dụng ảnh vệ tinh

GS. Dominique Laffly trao đổi, góp ý để tăng cường chất lượng của mô hình dự báo ô nhiễm không khí sử dụng ảnh vệ tinh

7.  Seminar: “Nghiên cứu về xây dựng hệ thống tích hợp cơ sở dữ liệu cho 14 tỉnh thuộc vùng Tây Bắc, Việt Nam”. Người trình bày: Nghiên cứu viên Đào Ngọc Thành – Trung tâm FIMO.

NCS. Đào Ngọc Thành trình bầy về đối tượng nghiên cứu của đề tài trọng điểm cấp Quốc Gia về phát triển vùng Tây Bắc, Việt Nam

NCS. Đào Ngọc Thành trình bầy về đối tượng nghiên cứu của đề tài trọng điểm cấp Quốc Gia về phát triển vùng Tây Bắc, Việt Nam

NCS. Đào Ngọc Thành giới thiệu về kiến trúc hạ tầng thông tin không gian (SDI) được xây dựng để phát triển hệ thống

NCS. Đào Ngọc Thành giới thiệu về kiến trúc hạ tầng thông tin không gian (SDI) được xây dựng để phát triển hệ thống

Phạm Hữu Bằng (Nghiên cứu viên – FIMO)

[Thông tấn xã FIMO] Tháng 11/2014

Các nội dung chính của Thông tấn xã FIMO tháng 11-2014:

– [Workshop] Hội nghị Quốc tế về GIS và Công nghệ cao, Đại học Thái Nguyên.

– Nghiên cứu sinh tại FIMO

– [FIMO FC] Đá bóng giao hữu

– [Team Building] Chuyến đi Thái Bình

– [Tuyển sinh] Tuyển sinh viên NCKH

– [FIMO Quẩy Hội] Party “mực nướng”

– Lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

– [Team Building] Chung tay góp sức

– Tiếp đón GS.TS. Ryutaro Tateishi – Đại học Chiba, Nhật Bản tới thăm và làm việc với FIMO

– [Workshop] Ứng dụng  GIS Toàn quốc lần VI

Click chuột vào link ở dưới để đọc toàn văn nội dung Thông tấn xã FIMO tháng 12-2014:

Thong tan xa FIMO_T11.2014

GS.TS. Ryutaro Tateishi, Đại học Chiba-Nhật Bản, tới thăm và làm việc với FIMO

Ngày 25/11/2014, Trung tâm FIMO hân hạnh được đón tiếp GS.TS. Ryutaro Tateishi – Giám đốc Trung tâm CEReS (Center for Environmental Remote Sensing) – Trung tâm Viễn thám Môi trường, Trường Đại học Chiba, Nhật Bản. GS.TS. Ryutaro Tateishi là một chuyên gia hàng đầu của Nhật Bản trong lĩnh vực nghiên cứu và phân loại lớp phủ (Land cover), dữ liệu môi trường dựa trên ảnh vệ tinh viễn thám. Ông đã có những công trình nghiên cứu thiết thực, được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới và mang lại những lợi ích to lớn trong quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị, nông lâm nghiệp, biến đổi sử dụng đất,….

Giáo sư Ryutaro Tateishi cùng các chuyên gia Trung tâm CEReS đến thăm và làm việc với Trung tâm FIMO

GS.TS. Ryutaro Tateishi cùng các chuyên gia Trung tâm CEReS đến thăm và làm việc với Trung tâm FIMO

Tham dự buổi trao đổi, về phía Trung tâm FIMO gồm có: PGS.TS Nguyễn Hải Châu; TS. Bùi Quang Hưng – Đại diện của Trung tâm; TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh; TS. Lê Thanh Hà; cùng toàn thể các cán bộ, thành viên Trung tâm FIMO.

Các chuyên gia Trung tâm FIMO tham dự buổi đến thăm, trao đổi và hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu công nghệ ảnh viễn thám trong vấn đề biến đổi sử dụng đất với Giáo sư - Giáo sư Ryutaro Tateishi

Các chuyên gia Trung tâm FIMO tham dự buổi đến thăm, trao đổi và hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu công nghệ ảnh viễn thám trong vấn đề biến đổi sử dụng đất với Giáo sư – GS.TS Ryutaro Tateishi

Tại buổi trao đổi, GS.TS. Ryutaro Tateishi đã giới thiệu về trường Đại học Chiba, Trung tâm Viễn thám Môi trường CEReS, về các chương trình hợp tác với các đối tác Nhật Bản, các dự án của Trung tâm CEReS đang thực hiện cũng như các kết quả thành công và hiệu quả của các chương trình này. GS.TS. Ryutaro Tateishicho biết Đại học Chiba hiện nay có khoảng 800 sinh viên quốc tế tuy nhiên mới chỉ có khoảng 33 sinh viên đến từ Việt Nam và rất mong muốn có thêm nhiều cơ hội để hợp tác với các nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên của Trung tâm FIMO trong đào tạo và nghiên cứu, đặc biệt là trong lĩnh vực ảnh viễn thám để xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường, sử dụng đất, che phủ rừng, ô nhiễm đất, nước,…

Giáo sư Ryutaro Tateishi giới thiệu về Trung tâm CEReS và các dự án Trung tâm đã và đang thực hiện cho Nhật Bản và quốc tế

GS.TS. Ryutaro Tateishi giới thiệu về Trung tâm CEReS và các dự án Trung tâm đã và đang thực hiện cho Nhật Bản và quốc tế

Về phía Trung tâm FIMO, TS. Bùi Quang Hưng đã giới thiệu về các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học đã và đang thực hiện. Trung tâm hướng tới xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực có trình độ cao về học thuật và nghiên cứu lý thuyết cũng như áp dụng trong thực tế về các lĩnh vực: viễn thám, cơ sở dữ liệu lớn, tính toán hiệu năng cao, hệ thống hạ tầng thông tin không gian,…Trung tâm FIMO cũng nhận được sự cố vấn, định hướng phát triển của các nhà nghiên cứu uy tín như GS.TS Phạm Văn Cự – Đại học Khoa học Tự Nhiên, GS.TS Nguyễn Thanh Thủy – Đại học Công Nghệ, GS.TS Mai Trọng Nhuận – Đại học Quốc Gia Hà Nội, và GS.TS Christopher Justice Đại học Maryland Hoa Kỳ trong các dự án và đề tài cấp Bộ, Ngành có quy mô và yêu cầu thực hiện phức tạp.

TS. Bùi Quang Hưng giới thiệu về Ban cố vấn gồm các chuyên gia đầu ngành về các lĩnh vực: viễn thám, GIS, đa dạng sinh học, tính toán hiệu năng cao, cháy rừng,...

TS. Bùi Quang Hưng giới thiệu về Ban cố vấn gồm các chuyên gia đầu ngành về các lĩnh vực: viễn thám, GIS, đa dạng sinh học, tính toán hiệu năng cao, cháy rừng,…

Trung tâm FIMO thường xuyên trao đổi, học tập với các đối tác uy tín trên thế giới để xây dựng đội ngũ nhằm đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi thực tiễn từ các đề tài Khoa học, Công nghệ của cấp Bộ (Xây dựng hệ thống tích hợp hạ tầng dữ liệu Tây Bắc, bao gồm 14 lớp chuyên đề dữ liệu) và 2 đề tài Cấp Đại học Quốc Gia (Quản lý và cảnh báo ô nhiễm không khí, Phát hiện và cảnh báo cháy rừng)  có ý nghĩa quan trọng đối với các cấp lãnh đạo (Bộ Tài Nguyên Môi Trường, Bộ Y Tế, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn) trong việc bảo vệ sức khỏe, cảnh báo mức độ ô nhiễm không khí và quản lý tài nguyên rừng một cách hiệu quả và nhanh chóng (theo thời gian thực).

TS. Bùi Quang Hưng trình bầy về Dự án Xây dựng CSDL tích hợp liên ngành cho 14 tỉnh Tây Bắc được Chính Phủ, Đại học Quốc Gia kỳ vọng về thành công và hiệu quả đem lại trong công tác lãnh đạo, quản lý và quy hoạch phát triển kinh tế vùng Tây Bắc

TS. Bùi Quang Hưng trình bày về Dự án Xây dựng CSDL tích hợp liên ngành cho 14 tỉnh Tây Bắc được Chính Phủ, Đại học Quốc Gia kỳ vọng về thành công và hiệu quả đem lại trong công tác lãnh đạo, quản lý và quy hoạch phát triển kinh tế vùng Tây Bắc

Sau buổi làm việc với GS.TS. Ryutaro Tateishi, TS. Bùi Quang Hưng cũng đã trình bày mong muốn hợp tác thành công và hiệu quả với Đại học Chiba, đặc biệt là Trung tâm CEReS trong lĩnh vực nghiên cứu và hợp tác đào tạo đối với các Nghiên cứu sinh, Học viên cao học và Sinh viên được sang Nhật Bản học tập và tiếp thu kinh nghiệm thực tiễn.

GS. Ryutaro Tateishi cùng TS. Bùi Quang Hưng xây dựng kế hoạch về hợp tác và đào tạo nhân lực nghiên cứu về sử dụng đất, đánh dấu sự hợp tác của Trung tâm FIMO và Trung tâm CEReS

GS.TS. Ryutaro Tateishi cùng TS. Bùi Quang Hưng xây dựng kế hoạch về hợp tác và đào tạo nhân lực nghiên cứu về sử dụng đất, đánh dấu sự hợp tác của Trung tâm FIMO và Trung tâm CEReS

Vào buổi chiều cùng ngày, Giáo sư đã cùng với các Nghiên cứu sinh, Học viên cao học, sinh viên, nhân viên Trung tâm FIMO tham dự seminar về “Nghiên cứu công nghệ phân tích về phân lớp sử dụng đất”. Hoạt động học thuật này được Trung tâm FIMO, các thành phần tham gia đánh giá cao do đã được Giáo sư cung cấp nhiều kiến thức mới và bổ ích trong lĩnh vực phân lớp sử dụng đất theo các phương pháp mới, đạt hiệu quả cao và khả năng áp dụng trong nghiên cứu thực tế có kết quả tốt qua các dự án Giáo sư đã thực hiện.

GS. Ryutaro Tateishi  giảng và hướng dẫn về cách phân loại đối tượng đất cho nghiên cứu sinh Trung tâm FIMO

GS.TS. Ryutaro Tateishi giảng và hướng dẫn về cách phân loại đối tượng đất cho nghiên cứu sinh Trung tâm FIMO

Buổi giao lưu, trao đổi, hợp tác về học thuật, kinh nghiệm nghiên cứu, phát triển đào tạo của GS.TS.  Ryutaro Tateishi đã thành công tốt đẹp. Trung tâm FIMO rất vinh dự được tiếp đón GS.TS. Ryutaro Tateishi và mong muốn Giáo sư sẽ có thêm nhiều lần sang Việt Nam và hợp tác với Trung tâm với nhiều dự án của Nhật Bản cũng như quốc tế trong thời gian sắp tới.

Một số hình ảnh được ghi lại trong quá trình Giáo sư sang thăm và làm việc với FIMO:

TS. Bùi Quang Hưng tiếp đón GS. Ryutaro Tateishi khi Giáo sư đến Trung tâm FIMO hợp tác và làm việc

TS. Bùi Quang Hưng tiếp đón GS.TS. Ryutaro Tateishi khi Giáo sư đến Trung tâm FIMO hợp tác và làm việc

Seminar về nghiên cứu công nghệ bản đồ sử dụng đất trên công nghệ ảnh viễn thám

Seminar về nghiên cứu công nghệ bản đồ sử dụng đất trên công nghệ ảnh viễn thám

TS. Bùi Quang Hưng trao tặng GS. Ryutaro Tateishi món quà kỷ niệm nhân dịp Giáo sư sang thăm Việt Nam và hợp tác với Trung tâm FIMO

TS. Bùi Quang Hưng trao tặng GS.TS. Ryutaro Tateishi món quà kỷ niệm nhân dịp Giáo sư sang thăm Việt Nam và hợp tác với Trung tâm FIMO

GS. Ryutaro Tateishi  cùng các chuyên gia, cán bộ, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên tham dự buổi hợp tác, seminar chụp ảnh lưu niệm

GS.TS. Ryutaro Tateishi cùng các chuyên gia, cán bộ, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên tham dự buổi hợp tác, seminar chụp ảnh lưu niệm

Phạm Hữu Bằng (Nghiên cứu viên – FIMO)

Lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 2014

Ngày 19/11, Trung tâm FIMO long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Tham dự lễ kỷ niệm gồm PGS.TS. Phạm Văn Cự – Cố vấn của Trung tâm;  GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy – Cố vấn của Trung tâm; các thầy, cô cùng toàn thể cán bộ, thành viên của Trung tâm.
6
Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, thay mặt Trung tâm FIMO, trân trọng gửi tới các nhà giáo, nhà khoa học, cán bộ lời tri ân sâu sắc và lời chúc mừng tốt đẹp nhất, và những món quà nhỏ thể hiện tình cảm của các thành viên FIMO tới các thầy cô nhân ngày hội lớn này.
1
2
8
4
5
Nhân dịp này, mong rằng tập thể thầy, cô; cán bộ cùng chia sẻ lòng yêu nghề, cùng nhau nhìn lại chặng đường khó khăn và tự hào đã qua để có thêm động lực phấn đấu, tiếp tục cho sự nghiệp trồng người.

[FIMO Center] Thông báo tuyển sinh viên NCKH

Nhóm nghiên cứu về Chất lượng Không khí, thuộc Trung tâm Công nghệ tích hợp liên ngành Giám sát hiện trường (FIMO center) hiện đang tập trung vào hướng nghiên cứu chính là xử lý ảnh vệ tinh để ước tính sol khí và chất lượng không khí trên lãnh thổ Việt Nam.

Trong khuôn khổ hợp tác với hai đối tác chiến lược là Viện Công nghệ Châu Á – AIT (Thái Lan) trong việc đánh giá các mô hình ô nhiễm không khí và Viện Nhiệt đới và Y tế công cộng Thụy Sĩ trong việc đánh giá ảnh hưởng của Ô nhiễm không khí đến sức khỏe của con người, nhóm cần tuyển sinh viên thực tập, nghiên cứu khoa học với nội dung chi tiết như sau:

Mổ tả công việc:

  • Tiền xử lý các ảnh vệ tinh, dữ liệu quan trắc
  • Lưu trữ và truy vân với CSDL không gian
  • Xây dựng các mô hình ước tính Ô nhiễm không khí từ ảnh vệ tinh
  • Đánh giá và cải tiến các mô hình Ô nhiễm không khí

Yêu cầu:

  • Sinh viên năm thứ 3 hoặc 4 chuyên ngành CNTT
  • Nắm vững các kiến thức cơ bản về lập trình
  • Biết ít nhất một ngôn ngữ C/C++, JAVA (Biết Python và R là một lợi thế)
  • Đã từng làm việc trên môi trường HĐH Linux (Ubuntu)
  • Có khả năng đọc hiểu tiếng Anh (biết giao tiếp bằng tiếng Anh là một lợi thế)

Môi trường nghiên cứu:

  • Được tiếp cận môi trường học tập và nghiên cứu quốc tế, chuyên nghiệp, hàm lượng khoa học cao
  • Sử dụng các trang thiết bị hiện đại phục vụ quá trình nghiên cứu
  • Cơ hội làm việc với các đối tác nước ngoài, tăng cường khả năng giao tiếp Tiếng Anh
  • Tạo điều kiện tiếp tục học tập cao hơn (Cao học, Nghiên cứu sinh)
  • Cơ hội xin học bổng học tập và nghiên cứu ở nước ngoài
  • Được sự hướng dẫn tận tình của các Giáo sư, Tiến sỹ  nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu
  • Được sự chỉ bảo tận tình, truyền thụ kinh nghiệm từ các anh chị đi trước đạt nhiều giải thưởng nghiên cứu khoa học, thủ khoa Đại học, Cao học…
  • Tham gia các hoạt động của Trung tâm ( Vui chơi, dã ngoại, thể dục thể thao…)

Hồ sơ:

Bao gồm các giấy tờ sau (bản mềm):

  • CV giới thiệu bản thân
  • Bảng kết quả học tập (tính đến thời điểm hiện tại)

Thông tin liên hệ:

Sinh viên quan tâm gửi thông tin dự tuyển trước ngày 23/11/2014 theo email tới địa chỉ sau:

Phạm Văn Hà (SĐT: 0987.105.798)

Email : [email protected]

và cc anh Lưu Việt Hưng ([email protected]) và cô Thanh ([email protected] )

Lịch phỏng vấn dự kiến vào ngày 26/11/2014

 

 

[Workshop]Hội thảo khoa học có yếu tố quốc tế về GIS và các công nghệ tiên tiến (GISATS 2014)

Từ ngày 03/11 đến 04/11/2014, trường Đại học (ĐH) Công nghệ thông tin và Truyền thông (ĐH Thái Nguyên) phối hợp với Trường ĐH Phùng Giáp – FengChia (Đài Loan) tổ chức khai mạc “Hội thảo khoa học có yếu tố quốc tế về GIS và công nghệ cao năm 2014”_International Symposium on GIS and Advanced Technologies (GISATS 2014). Đến dự có đồng chí Nhữ Văn Tâm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Thông Tin và Truyền thông, Khoa học Công nghệ; lãnh đạo ĐH Thái Nguyên, ĐH Phùng Giáp; cùng đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà khoa học trong và ngoài nước.

Chủ tịch cùng các Giáo sư, Tiến sĩ các phòng nghiên cứu, khoa ngành Đại học FengChia tham dự hội thảo

Chủ tịch cùng các Giáo sư, Tiến sĩ các phòng nghiên cứu, khoa ngành Đại học FengChia tham dự hội thảo

Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System-gọi tắt là GIS) là một hệ thống thông tin được thiết kế để thu thập, cập nhật, lưu trữ, tích hợp, xử lý, tra cứu, phân tích và hiển thị mọi dạng dữ liệu địa lý. Tại Việt Nam, nhiều sản phẩm phần mềm và ứng dụng công nghệ GIS đã có mặt trong các lĩnh vực của đời sống như: quy hoạch nông, lâm nghiệp; ứng phó biến đổi khí hậy; quy hoạch và quản lý đô thị; chỉ dẫn du lịch…

Mô hình GIS dựa trên mạng cảm biến hiện đại của Đài Loan

Mô hình GIS dựa trên mạng cảm biến hiện đại của Đài Loan

Chương trình của Hội thảo gồm 1 phiên toàn thể, 8 phiên chuyên đề, tập trung vào 4 chủ đề chính: Công nghệ GIS và viễn thám; kỹ thuật y sinh; ứng phó biến đổi khí hậu; phát triển nông lâm nghiệp bền vững và công nghệ thông tin và truyền thông. Trung tâm tích hợp liên ngành giám sát hiện trường Field Monitoring (FIMO), vinh dự được tham dự hội thảo cùng các lãnh đạo của tỉnh Thái Nguyên, Bộ Giáo dục Đào tạo, Chủ tịch, phó Chủ tịch, các Giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành về GIS của Đài Loan cùng các nhà nghiên cứu, khoa học về GIS cùng tham dự hội thảo.

PGS.TS Phạm Văn Cự, PGS.TS Nguyễn Hải Châu, TS. Bùi Quang Hưng (PGĐ Trung tâm FIMO), TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh cùng các thành viên FIMO chụp ảnh cùng các Giáo sư, Tiến sĩ của Đại học Thái Nguyên và Đại học FengChia

PGS.TS Phạm Văn Cự, PGS.TS Nguyễn Hải Châu, TS. Bùi Quang Hưng , TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh cùng các thành viên FIMO chụp ảnh cùng các Giáo sư, Tiến sĩ của Đại học Thái Nguyên và Đại học FengChia

Trung tâm FIMO tham dự hội thảo với mong muốn được hợp tác và phát triển trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu về GIS và viễn thám với các đối tác trong và ngoài nước. Dẫn đầu đoàn là: PGS.TS Phạm Văn Cự (Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội – Chuyên gia đầu ngành về bản đồ, địa lý, GIS và viễn thám) cùng PGS.TS Nguyễn Hải Châu  và TS. Bùi Quang Hưng (Trường Đại học Công Nghệ – Đại học Quốc Gia Hà Nội – Chuyên gia về lĩnh vực GIS, hệ thống thông tin, phát triển hệ thống công nghệ cao). Tại hội thảo, các chuyên gia đã tham luận, đóng góp ý kiến, xây dựng và đề xuất cơ hội hợp tác cùng với các đối tác, đặc biệt là về phía Đại học FengChia do đã có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu, phát triển GIS đứng hàng đầu ở Đài Loan.

PGS.TS Phạm Văn Cự, PGS.TS Nguyễn Hải Châu tham gia hội thảo GISAST 2014

PGS.TS Phạm Văn Cự, PGS.TS Nguyễn Hải Châu tham gia hội thảo GISAST 2014

Trung tâm FIMO cũng đã đóng góp vai trò quan trọng trong hội thảo khi có 3 công bố, bài báo đăng trong hội thảo quốc tế về GIS và công nghệ cao, bao gồm các lĩnh vực:

– Quản lý biến đối sử dụng đất (PGS.TS Phạm Văn Cự et al.)

– Mô hình cảnh báo và giám sát ô nhiễm không khí (TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh et al.)

– Kiến trúc xây dựng hệ thống WebGIS nguồn mở (ThS. Phạm Hữu Bằng et al)

Các báo cáo và bài báo được viết theo tiêu chuẩn quốc tế, dạng ngôn ngữ tiếng Anh, được in và đăng trong kỷ yếu của hội thảo cũng như báo cáo trước hội đồng các chuyên gia, nhà nghiên cứu của Đài Loan và Việt Nam. Tiêu đề và tóm tắt nội dung 3 bài báo được tóm tắt như sau:

1. Land use Change Detection and Landscape Metric Measuring Applied to Urband Growth and Arabic Land Conversion Analysis in Peri-Urban of Hanoi (Pham Van Cu, Pham Ngoc Hai, Tong Thi Huyen Ai, Pham Thi Thanh Hien, Le Thi Minh Phuong).

 

Abstract: The loss of arable land has been one of emerging problems of LULCC especially in developing countries that are undergoing intensive urbanization like Vietnam. In Vietnam, annual urban growth is estimated to be 6%, which might lead to an urbanization rate of between 30% and 50% in the next 25 years. Such intensive urban and industrial expansion is seriously absorbing arable land, in particular in peripheral areas of Hanoi and Ho Chi Minh. Under the pressure of population growth and the reduction of farm land, peri-urban agriculture has become commercially oriented and intensified. Agriculture intensification leads to the loss of biodiversity, which in turn reduces environmental quality and resilience after disturbances. Furthermore, in peri-urban areas undergoing urbanization, agricultural patches tend to be reduced in size and to become less interconnected and irregular, leading to habitat fragmentation which have adverse effects on the  interactions between plants and insects in an agro-ecosystem. Arable land in peri-urban Hanoi by using landscape metric analysis applied to land use changes information extracted from remotely sensed data focusing on 1993, 2000 and 2007. We try to understand how the administration boundaries changes in Hanoi can impact pattern of urban growth in its peri-urban area.

PGS.TS Phạm Văn Cự thuyết trình bài báo hội thảo khoa học về biến đối sử dụng đất

PGS.TS Phạm Văn Cự thuyết trình bài báo hội thảo khoa học về biến đối sử dụng đất.

 

2. Air pollution monitoring and warning system (Nguyen Thi Nhat Thanh, Bui Quang Hung, Luong Chinh Ke, Luu Viet Hung, Pham Van Hai, Dao Ngoc Thanh, Pham Huu Bang, Man Duc Chuc, Le Thanh Ha, Nguyen Nam Hoang, Nguyen Hai Chau, Nguyen Thanh Thuy).

Abstract: Nowaday, remote sensing images have provided a large dataset with geospatial information at global scale at different resolutions, which is widely using in various domains. The usage of satellite technology for air pollution monitoring applications has been recently increasing especially to provide global-to-local distribution of aerosol and its properties for deriving Particulate Matter concentration (PM). The paper investigates aerosol retrieval for multi- resolution satellite images. After that, PM is estimated from aerosol products and meteorological parameters in order to provide dust observations at different spatial scales. A geographic information system for air pollution monitoring and warning is developed based on these research results.

 

TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh trình bầy nghiên cứu về xây dựng mô hình cảnh báo ô nhiễm không khí sử dụng dữ liệu vệ tinh và quan trắc thực địa

TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh trình bầy nghiên cứu về xây dựng mô hình cảnh báo ô nhiễm không khí sử dụng dữ liệu vệ tinh và quan trắc thực địa

3. A WebGIS solution based on Open Source Technologies for management and visualization of free satellite images, Viet Nam (Pham Huu Bang, Nguyen Quoc Huy, Nguyen Thi Nhat Thanh, Pham Van Cu, Bui Quang Hung).

Abstract: Today, Remote sensing is a useful tool for all geographers and others to help them in various applications. In Vietnam, remote sensing data is very hard to manage and access because it stored in different organizations. This paper describes a solution for building an application to manage and share remote sensing data based on WebGIS Open Source technologies. Two main modules include: (1) A module to download automatically remote sensing daily data from NASA resource, (2) An application for remote sensing data management and sharing with front-end interface. The core of this application is based on Google Maps API, PostgreSQL with PostGIS extension, GDAL library, Apache Server and Linux Operating System. This solution has been applied in our system to manage and share MODIS image data in “Fire early warning system” and “Air pollution warning system”.

ThS. Phạm Hữu Bằng trình bầy hướng nghiên cứu về giải pháp phát triển hệ thống WebGIS sử dụng công nghệ nguồn mở và miễn phí

ThS. Phạm Hữu Bằng trình bầy hướng nghiên cứu về giải pháp phát triển hệ thống WebGIS sử dụng công nghệ nguồn mở và miễn phí

Nhân dịp này, lãnh đạo Trường ĐH Công nghệ thông tin và Truyền thông đã công bố quyết định thành lập Trung tâm nghiên cứu GIS thuộc ĐH Thái Nguyên. Việc thành lập Trung tâm hứa hẹn sẽ cho ra đời những nghiên cứu và ứng dụng mang tầm quốc gia và khu vực về công nghệ GIS; góp phần xây dựng ĐH Thái Nguyên thành Trung tâm đào tạo và nghiên cứu của vùng trung du, miền núi phía Bắc.

GS.TS. Đặng Kim Vui, Giám đốc Đại học Thái Nguyên, GS.TS Chou Tien-Yin, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu GIS, Đại học FengChia trao Quyết định thành lập Trung tâm nghiên cứu GIS cho  PGS.TS Phạm Việt Bình Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông.

GS.TS. Đặng Kim Vui, Giám đốc Đại học Thái Nguyên, GS.TS Chou Tien-Yin, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu GIS, Đại học FengChia trao Quyết định thành lập Trung tâm nghiên cứu GIS cho PGS.TS Phạm Việt Bình Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông.

Một số hình ảnh tại Hội thảo:

9

10

11

15

 Phạm Hữu Bằng (Nghiên cứu viên – FIMO)

[FIMO FC] Giao hữu bóng đá với Khoa Khí tượng thủy văn, ĐHKHTN, ĐHQGHN

18:00 chiều Thứ sáu ngày 24-10-2014, tại sân vận động Bộ Công An, số 10 Nguyễn Xiển, FIMO FC có trận bóng giao hữu với đội bóng Khoa Khí tượng thủy văn, ĐHKHTN, ĐHQGHN.

Với sức mạnh vượt trội, đội Khí tượng tượng thủy văn vượt lên dẫn trước 3-0. Những phút tiếp theo của trận đấu, lợi dụng sự lơi lỏng của hàng hậu vệ đối phương, FIMO FC đã cân bằng tỉ số 3-3. Khoa Khí tượng thủy văn  điều chỉnh lại chiến thuật và nâng tỉ số lên 6-3. Trận đấu kết thúc với tỉ số rất giao hữu 6-4 mà FIMO FC là đội thua như thường lệ.   FIMO FC