Đài truyền hình Nhân Dân đến ghi hình và phỏng vấn về hệ thống Cảnh báo mức độ ô nhiễm (bụi) APOM

Tiếp tục chuỗi sự kiện quảng bá sản phẩm của trung tâm FIMO, ngày 01/10, phóng viên Đài truyền hình Nhân Dân đã đến trường Đại Học Công Nghệ và trung tâm FIMO để phỏng vấn TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh và tìm hiểu về thành tựu và ý nghĩa của hệ thống Cảnh báo mức độ ô nhiễm (bụi) APOM trong thực tế.

Phóng viên làm việc với nhóm phát triển hệ thống APOM

Phóng viên làm việc với nhóm phát triển hệ thống APOM

Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhật Thanh chia sẻ vui mừng khi trung tâm FIMO và sản phẩm APOM nhận được sự quan tâm nhiệt tình của các cơ quan truyền thông đại chúng. Qua đó, người dân có thể biết đến một kênh thông tin mới, giúp cung cấp thông tin ô nhiễm không khí để có thể có biện pháp phòng ngừa, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đó cũng là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của nhóm phát triển hệ thống APOM.

Hiện nay, hệ thống APOM là hệ thống duy nhất ở Việt Nam cung cấp thông tin ô nhiễm không khí trên phạm vi toàn quốc, sử dụng dữ liệu vệ tinh. Đây là sự bổ sung tuyệt vời cho dữ liệu ô nhiễm thu được tại 6 trạm quan trắc mặt đất đặt tại Phú Thọ, Quảng Ninh, Hà Nội, Huế và Đà Nẵng được quản lý bởi Trung tâm Quan trắc môi trường(CEM) – Bộ Tài Nguyên Môi Trường, vốn là những dữ liệu có độ chính xác cao nhưng không thể dùng để cảnh báo cho một khu vực rộng.

Đoàn phóng viên ghi hình trạm thu ảnh vệ tinh của trung tâm FIMO

Đoàn phóng viên ghi hình trạm thu ảnh vệ tinh của trung tâm FIMO

Phóng viên Đài truyền hình Nhân Dân cũng chia sẻ mối quan tâm đối với các chương trình giám sát môi trường hiện nay, đặc biệt là các chương trình giám sát ô nhiễm không khí của trung tâm FIMO qua các trao đổi phỏng vấn được thực hiện. Hai bên đều hy vọng sẽ có nhiều buổi ghi hình nữa trong tương lai, giới thiệu tới công chúng những sản phẩm thiết thực nhằm phục vụ một cuộc sống lành mạnh hơn.

Mẫn Đức Chức – Nghiên cứu viên FIMO

Đoàn phóng viên chương trình “7 ngày công nghệ” đến tìm hiểu và ghi hình về hệ thống APOM

Nhân sự kiện Hội chợ công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam 2015 và kết quả đạt được từ dự án “Nghiên cứu – xây dựng hệ thống cảnh báo ô nhiễm bụi từ ảnh vệ tinh – APOM”, trung tâm FIMO đã được giới truyền truyền thông cùng với các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm.

Vừa qua, ngày 30/09, phóng viên chương trình “7 ngày công nghệ” của VTV2-Đài truyền hình Việt Nam đã đến trường Đại Học Công Nghệ và trung tâm FIMO để phỏng TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh để tìm hiểu về thành tựu và ý nghĩa của hệ thống APOM trong thực tiễn.

Phóng viên tìm hiểu và ghi hình về hệ thống

Phóng viên tìm hiểu và ghi hình về hệ thống

Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhật Thanh nhấn mạnh cần phải có giải pháp thu thập các thông số chất lượng không khí trên diện rộng, cụ thể là trên lãnh thổ Việt Nam. Trong khi đó ở Việt Nam, số trạm quan trắc môi trường hiện nay là quá ít, với 6 trạm đặt tại Phú Thọ, Quảng Ninh, Hà Nội, Huế và Đà Nẵng được quản lý bởi Trung tâm Quan trắc môi trường(CEM) – Bộ Tài Nguyên Môi Trường. Phương pháp quan trắc điểm tự động và thủ công có độ chính xác cao nhưng giá trị đo được chỉ đại diện cho khu vực đặt điểm quan trắc. Chính vì lý do này, hệ thống APOM đã ra đời.

Ts. Nguyễn Thị Nhật Thanh đang giới thiệu về hệ thống

Ts. Nguyễn Thị Nhật Thanh đang giới thiệu về hệ thống

Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhật Thanh và thành viên nhóm APOM đã trao đổi trả lời phỏng vấn của VTV2 về vai trò, những cống hiến thiết thực của hệ thống cảnh báo ô nhiễm bụi đối với sức khỏe cộng đồng trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế đất nước. Cô cũng nêu lên những giải pháp, chiến lược để hỗ trợ thông tin về chất lượng không khí cùng với thông tin về thời tiết phụ vụ cộng đồng.

Lê Xuân Thành – Nghiên cứu viên FIMO

Quẩy hội bóng bánh: FIMO FC vs MOST FC

Hôm qua, ngày 29/09 Tại sân bóng Sơn Trang 2 đường Hoàng Minh Giám đã diễn ra trận đấu giao hữu giữa đội bóng FIMO FC và đội bóng của bộ Khoa học và Công nghệ- MOST FC.

Trận đấu diễn ra khá căng thẳng và kịch tính. Tuy nhiên, bóng chủ yếu lăn ở khu vực giữa sân, một phần nữa cũng đến từ sự chắc chắn nơi hàng thủ của cả hai bên nên hầu hết các cơ hội đều trôi qua trong tiếc nuối.

những pha tranh chấp chủ yếu diễn ra ở khu vực giữa sân

những pha tranh chấp chủ yếu diễn ra ở khu vực giữa sân

Phải đợi đến tận cuối hiệp 2 nhờ 1 phút lóe sáng của chân sút Tiến Dũng tỉ số mới được mở cho bên FIMO. Và cũng chỉ vài phút sau đó MOST FC cũng có cho mình một bàn thắng sau một pha phối hợp đá phạt góc.

Trận đấu khép lại với tỉ số 1 đều làm vui lòng cả đôi bên.

Đại diện cơ quan không gian Hà Lan đến trao đổi và làm việc với FIMO

13h30 ngày 29/09/2015, Ông Ger Nieuwpoort, Giám đốc cơ quan không gian Hà Lan (NSO) và Ông Jeroen Rotteveel, Giám đốc công ty Giải pháp sáng tạo không gian (ISIS) đã có chuyến thăm và trao đổi các cơ hội hợp tác trong lĩnh vực không gian và giám sát tàu thuyền từ vệ tinh.

Buổi gặp gỡ có sự có mặt của GS. TS. Nguyễn Thanh Thủy, GS. TS Phạm Văn Cự, PGS. TS. Nguyễn Hải Châu, TS. Bùi Quang Hưng, TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh cùng toàn thể các nghiên cứu viên đang làm việc tại FIMO.

Tại buổi làm việc, ông Bùi Quang Hưng đã có những chia sẻ về tổ chức và định hướng nghiên cứu, phát triển trong tương lai của FIMO

TS. Bùi Quang Hưng trình bày về tổ chức và định hướng của FIMO

TS. Bùi Quang Hưng trình bày về tổ chức và định hướng của FIMO

Cũng tại buổi làm việc hai ông Ger Nieuwpoort và Jeroen Rotteveel cũng đã có những trình bày của mình về hoạt động nghiên cứu, phát triển trong lĩnh vực phân tích dữ liệu không gian và  định hướng phát triển hệ thống giám sát tàu thuyền từ vệ tinh.

Hhai ông Ger Nieuwpoort và Jeroen Rotteveel chia sẻ về hoạt động nghiên cứu của mình

Hhai ông Ger Nieuwpoort và Jeroen Rotteveel chia sẻ về hoạt động nghiên cứu của mình

Kết thúc buổi làm việc, GS. TS Nguyễn Thanh Thủy đã đại diện trung tâm tặng quà và chụp ảnh lưu niệm nhân chuyến thăm của hai ông.

GS. TS Nguyễn Thanh Thủy đã đại diện trung tâm tặng quà và chụp ảnh lưu niệm

GS. TS Nguyễn Thanh Thủy đã đại diện trung tâm tặng quà và chụp ảnh lưu niệm

2 bên cùng chụp ảnh kỉ niệm chuyến thăm

2 bên cùng chụp ảnh kỉ niệm chuyến thăm

Phan Văn Trọng – Nghiên cứu viên FIMO

Prof. Nobuyoshi Esaki joined the FIMO’s International Advisory Board

On 25th September 2015, Prof. Nobuyoshi Esaki agreed to join the FIMO’s International Advisory Board. Prof. Esaki got his Ph.D. degree in the field of Agricultural Chemistry in 1979 from Kyoto University, Japan. He was the Executive Vice President of Kyoto University from 2008 -2014, Professor and Director of  Institute for Chemical Research, Kyoto University from 1996 – 2008. Currently he is Director of Kyoto Study Center, The Open University of Japan.

Prof. Nobuyoshi Esaki

Prof. Nobuyoshi Esaki

The rapid economic development in Vietnam has negative effects to the environment and natural resources of the country. The global climate change also makes environment change which is the reason for the increase of natural disasters. These changes must be monitored and managed to maintain a sustainable development for the country. The mission of FIMO is to apply multidisciplinary integrated technologies to develop systems for natural resources and environment monitoring and management, disaster management and mitigation. These systems are called field monitoring systems. Based on the philosophy “Thinking globally – Acting locally”, FIMO has an International Advisory Board including well-known professors and senior experts from various countries who help FIMO to make strategic plans for developing the center.

Researches in FIMO has been exploiting data from remote sensing sources and statistical data source from Government and Local Governments. FIMO is also setting up sensor networks for collecting more field data. Data from various sources are digitalized, standardized and integrated to our FIMO’s spatial data infrastructure on which field monitoring systems are built. Up to now, FIMO’s field monitoring systems are based on statistical models. For improving the accuracy of systems, chemical models must be further studied and applied to the systems. With the advisor in in the field of chemistry from Prof. Esaki, FIMO believes that we can develop better monitoring systems based on chemical models.

Phó Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp KHCN thăm và làm việc với FIMO

Ngày 23/09/2015, ông Phạm Đức Nghiệm – Cục phó Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KHCN đến thăm và làm việc với FIMO. Nội dung chính của buổi làm việc là chia sẻ và thảo luận về các chủ trương, chính sách của Nhànước và Bộ KHCN về việc phát triển các doanh nghiệp KHCN và các sản phẩm KHCN từ các trường đại học.

Tham gia buổi làm việc có đại diện Ban giám hiệu Trường ĐHCN – GS. TS. Nguyễn Thanh Thủy – Phó Hiệu trưởng Nhà trường, lãnh đạo Khoa Vật lý kỹ thuật và công nghệ Nano, Trung tâm FIMO, đại diện Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN, đại diện Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường (Sở TNMT Hà Nội) – ông Nguyễn Đăng Khôi – Phó GĐ Trung tâm.

Tại buổi làm việc, ông Phạm Đức Nghiệm chia sẻ các chủ trương, chính sách, luật về KHCN trong việc phát triển doanh nghiệp Khoa học Công nghệ, các phương pháp cũng như hướng dẫn đề xuất nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ, cách thức triển khai và thương mại hóa một sản phẩm khoa học công nghệ. Đây là những kiến thức hết sức cần thiết giúp cho một tổ chức, cơ quan nghiên cứu có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận thị trường, xây dựng nên các doanh nghiệp Khoa học Công Nghệ.

Buồi làm việc kết thúc bằng những kế hoạch thương mại hóa sản phẩm KHCN trong thời gian tới.

ông Phạm Đức Nghiệm đang trình bày về chuyển dịch quy mô lao động của doanh nghiệp

ông Phạm Đức Nghiệm đang trình bày về chuyển dịch quy mô lao động của doanh nghiệp

 

Phạm Văn Mạnh, Đỗ Văn Tú – Nghiên cứu viên FIMO

KÌ NGHỈ CUỐI TUẦN TẠI BA VÌ

Gác lại những ồn ào của đường phố Hà Nội, trong 2 ngày 19 và 20/09, trung tâm FIMO tổ chức kì nghỉ cuối tuần cho thành viên tại Ba Vì – Hà Nội. Tổ chức chuyến đi tại khu du lịch Ao Vua nằm dưới chân núi Ba Vì.

Nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 60 km về phía tây Bắc, Ba Vì là vùng đất địa linh, nhân kiệt, một vùng đất tối cổ, có truyền thống văn hoá lâu đời, độc đáo, đặc trưng bởi 3 dân tộc Kinh – Mường – Dao với những phong tục, tập quán, nét văn hoá riêng biệt. Nhắc tới Ba Vì có lẽ ấn tượng đầu tiên của du khách sẽ là về một nền văn hoá dân gian vật thể và phi vật thể độc đáo. Huyền thoại Sơn Tinh – Thủy Tinh, bản anh hùng ca hùng tráng nhất về sức mạnh Việt Nam trong thời kỳ dựng nước. Đó là truyền thuyết về vị thần được ngưỡng kính trong tâm thức ngàn đời người dân đất Việt – Đệ Nhất Phúc Thần Tản Viên, hay còn gọi là Nam Thiên Thần Tổ, vị Thần đứng đầu trong Tứ Bất Tử.

Khu du lịch sinh thái Ao Vua

Khu du lịch sinh thái Ao Vua

Khu du lịch sinh thái Ao Vua trải dài dưới chân núi Tản Viên lung linh huyền thoại. Đến đây, bạn sẽ được sống trong không gian văn hóa Việt Nam bao la huyền tích. Câu chuyện về Hùng Duệ Vương, công chúa Ngọc Hoa, thần núi Sơn Tinh, thần nước Thủy Tinh với cuộc chiến long trời nở đất của 2 vị thần mãi mãi là những truyền thuyết đẹp nhất của người Việt. Du lịch Ao Vua đầy hấp dẫn và thú vị với cảnh quan hùng vĩ, thơ mộng, môi trường sinh thái trong trẻo, không gian đậm chất nhân văn.

Xuất phát tại Đại học Công nghệ – ĐHQGHN, đi thẳng theo quốc lộ 32 về phía tây hướng đến huyện Ba Vì. Chỉ sau hơn một tiếng đồng hồ di chuyển, đoàn đã cảm nhận được không khí thoáng đãng và yên bình của nơi đây.

Sáng hôm sau, cả đoàn có 1 ngày để tham quan tại khu du lịch Ba Vì, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí tại đây. Thích thú nhất là việc leo thác, lội suối giữa rừng núi xanh ngát. Khi tới đỉnh thác, cả đoàn đều phải trầm trồ về thảm thực vật, khung cảnh hung vĩ của núi rừng nơi đây.

Hình ảnh cả đoàn trong kì nghỉ

Hình ảnh cả đoàn trong kì nghỉ

Sau khi leo núi, cả đoàn tiếp tục khám phá Ao Vua tại khu vui chơi giải trí. Với trò ô tô đụng, cả đoàn đã có những trận cười nghiêng ngả, thoải mái. Với khí thế hùng hồn, cả đoàn tiếp tục tham gia các trò chơi vận động mạnh, như đĩa bay, xoắc ốc, tàu lượn.

Chuyến đi đã kết thúc tốt đẹp và là một phương pháp thư giãn hiệu quả. Từ đó, làm tiền đề để tạo sự hứng khởi và động lực hoàn thành các dự án. tiếp tục tham gia các trò chơiả Vua tại

Phan Văn Thanh – Nghiên cứu viên FIMO

Chia tay nghiên cứu viên Nguyễn Bá Tùng và Đỗ Khắc Phong

Là một trung tâm nghiên cứu, đồng thời cũng là một môi trưởng mở giúp các thành viên có thể dễ dàng theo đuổi sự nghiệp học tập, nghiên cứu. Việc có nhiều nghiên cứu viên nhận được học bổng du học cũng là một lời khẳng định cho chất lượng đào tạo, nghiên cứu của trung tâm.

Nối tiếp nghiên cứu viên Phạm Hữu Bằng sang Đức tu nghiệp, giờ đây đến lượt 2 nghiên cứu viên Nguyễn Bá Tùng và Đỗ Khắc Phong lên đường sang Nhật học tập. Đây là một việc hết sức đáng mừng cho bản thân 2 bạn, đồng thời cũng là tin vui của phòng nghiên cứu. Tuy nhiên, việc liên tiếp phải tổ chức chia tay 3 thành viên trong vỏn vẹn 2 tháng cũng để lại những khoảng trống và sự hụt hẫng không hề nhỏ trong lòng người ở lại.

Mặc dù khá buồn, nhưng hôm nay tối ngày 18/09, toàn thể thành viên FIMO đã có mặt đầy đủ tại Nhà hàng Bia Vườn nhãn, 179 Trung Kính, Phường Yên Hòa, Cầu Giấy để cùng tổ chức bữa tiệc chia tay 2 bạn.

Bữa tiệc liên hoan diễn ra đầy thân tình và cởi mở. Đây là khoảng thời gian để tất cả mọi người cùng nhau tâm sự, trò chuyện và ôn lại kỉ niệm xưa.

Một năm không phải là khoảng thời gian quá dài, nó sẽ trôi qua nhanh thôi. Nhưng đó cũng là một khoảng thời gian rất rất dài khi mà chỉ mới tạm nghỉ 2 ngày chuẩn bị cho việc đi du học, tất cả mọi người ở FIMO đã cảm nhận rõ nét sự thiếu vắng của Tùng và Phong trong cả công việc nghiên cứu, CLB Tiếng anh, hoạt động thể dục thể thao. Thiếu vắng đi 2 thành viên quan trọng trong hoạt động nghiên cứu, thiếu vắng đi 2 thành viên chủ chốt của CLB Tiếng anh và thiếu đi mất 2 cây săn bàn chủ lực của đội bóng. Tìm được thành viên đủ sức bù đắp vào khoảng trống 2 bạn để lại thực sự là một bài toán khó.

Mùa thu gõ cửa Hà Nội sau một đêm mưa rét mướt. Hà Nội mùa thu đủ đẹp để dù có đi xa vẫn khiến người ta phải nhỡ mãi, để dù chẳng tha thiết mà vẫn khiến người ta cứ vương vấn không quên, để dù có những lúc chán Hà Nội đến điên cuồng, dù có đi xa đến đâu, vẫn muốn vội vã quay lại nơi ấy, càng yêu càng nhớ, càng nhớ càng khó quên. Có lẽ, đó chỉ có thể là những ngày mùa Thu Hà Nội.

Mùa thu, mùa chia tay, trong cuộc đời ai cũng dăm ba lần trải qua. Chia tay nhau đi học Đại Học, chia tay nhau khi tốt nghiệp ra trường, mỗi đứa một phương…Hôm nay, chúng tôi chia tay 2 người bạn lên đường du học nơi phương xa.

Đêm càng khuya, rượu càng ngấm, chai cạn dần, và…. lòng người vẫn tràn ngập lưu luyến chẳng buông. Đồng hồ đã điểm 11h30, nhà hàng đã dần dọn hàng đóng cửa, và chúng tôi vẫn ngồi đó. Ngồi làm gì? Chính chúng tôi cũng không rõ, chỉ biết rằng chẳng ai trong chúng tôi muốn ra về. Nhưng cuộc vui nào rồi cũng phải tàn. 12 giờ kém 5, chụp những bức ảnh lưu niệm cuối cùng, trao tặng nhau món quà kỉ niệm, những lời chúc từ tận đáy lòng, chúng tôi chia tay trong lời hứa, cuộc hẹn vời những lời đánh cược thành công sau 1 năm luyện tập.

Đại diện trung tâm tặng quà Nghiên cứu viên Nguyễn Bá Tùng

Đại diện trung tâm tặng quà Nghiên cứu viên Nguyễn Bá Tùng

Đại diện trung tâm tặng quà Nghiên cứu viên Đỗ Khắc Phong

Đại diện trung tâm tặng quà Nghiên cứu viên Đỗ Khắc Phong

Chúc 2 bạn luôn mạnh khỏe, học tập tốt và đạt nhiều thành công trong cuộc sống.

Lê Xuân Thành, Đỗ Văn Tú – Nghiên cứu viên FIMO

[FIMO English Club] How to organize prepare and execute a successful meeting?

Whatever your group does, good meetings are vital to working together well. Meetings make all the difference between a motivated and dynamic group or one feeling lethargic and lost. Making the meetings work for everyone involved will make your group more effective and more fun. Here are some tips from few source.

  1. Before the meeting:

There are many different kinds of meeting – your meeting could be a one-off event to provide information; to start or to plan an action. It might be a regular meeting of a well-established group, discussing day-to-business, or a specially called meeting to deal with a conflict within the group.

Whatever the meeting it will benefit hugely from a little bit of planning and preparation.

You need to be clear what the purpose of the meeting is. Writing down and displaying the purpose (eg: on flipchart paper) in a clear and concrete sentence at the beginning of the meeting can help to keep people focused. There may of course, be several purposes for the meeting, eg: planning an action; attracting new members to the group and day to day tasks such as discussing finance.

  • Try to find a time that most people are able to make. Think about patterns of daily activity, such as parenting, work, dinner time. If lots of people won’t be able come at the same time why not hold two meetings?
  • Find a venue: The venue needs to be big enough to accommodate everyone comfortably, but not too big. It can be very disempowering when you have hired a huge hall and only twenty people turn up. Ensure the venue for your meeting is accessible – can someone in a wheelchair, or with hearing difficulties participate as easily as possible? Does the venue itself put some people off (pubs and venues with religious affiliations can have this effect) and finally, have you put clear directions on your publicity? For more information on accessibility take a look at our briefing Access Issues at Events.
  • Letting people know about the meeting
  • Planning the meeting: It’s a good idea to think in advance about the agenda, facilitation and decision making processes you could use in the meeting, especially when organizing a large public meeting, or one dealing with difficult issues or conflict. It may be useful to prepare a rough agenda and think about the order in which to proceed. Remember that this is only a rough proposal – do let people participate by adding to the agenda and priority sing it before or at the start of the meeting. This will help them feel more involved with the meeting.

All this might sound like a lot of work, but if you share out jobs and work jointly with someone else it will reduce stress levels. You’ll probably be able to learn something from the other organizers and have fun too.

  1. During the meeting
  • Arrange seating in an inclusive way, so that everyone can see one another – circles are best for this, but aren’t suitable for all groups. Welcome everyone as they arrive and find out who they are. Introduce yourselves. Some groups designate a welcomer or ‘doorkeeper’ for newcomers. This ensures that everyone is greeted by a friendly face, knows where the toilets, refreshments and fire exits are, as well as being brought up to speed with the meeting progress if they arrive late.
  • Start the meeting by asking everyone to introduce themselves: to say a bit about themselves or why they are here, not just give their names. Try an icebreaker appropriate to the group. This can be as simple as telling the group your name and using an alliterative adjective to describe yourself.
  • Make sure people know how the meeting works – how are decisions made: by consensus or voting? What kind of behavior is acceptable in this meeting and what isn’t? It can be helpful to make this ‘formal’ by using a group agreement. See our briefing on Facilitation of Meetings for more on this.
  • Agree on an agenda. You might have prepared a rough proposal, if so, ask everyone to check and add to it. Then, as a group, decide on priorities. You could tackle difficult issues in the middle so people have had a chance to warm up, but are not yet tired. Maybe some of the points can be discussed in smaller working groups.
  • Agree on a time to finish and when to have breaks. Have breaks to revive people (for drinks, toilet, cigarettes) and for informal chatting, especially if the meeting lasts longer than 1½ hours.
  • Make sure everyone can see the agenda – display it on a large sheet of paper. Flipchart paper or the back of a roll of wallpaper are ideal for this. You can cross off points once they are dealt with as a visual reminder that the meeting is getting things done.
  • Take one point at a time, and make sure the group doesn’t stray from that point until it has been dealt with. A common way of starting is to recap recent events or the last meeting. Summarize regularly and make clear decisions with action points (don’t forget to note who’s doing what, and by when) to be carried out by a variety of people.
  • Don’t let the same people take on all the work – it can lead to tension and informal hierarchies within the group. Encourage everyone to feel able to volunteer for tasks and roles. It can help if the more experienced members of the group offer to share skills and experience.
  • Encourage participation at all times so that everyone can get involved and contribute to the meeting. This can be helped by using tools such as idea storming, go-rounds, and small groups.
  • Challenge put downs and discriminatory remarks.
  • Don’t let the same few people do all the talking or let everyone talk at the same time. Tools such as go-rounds and talking sticks can help to regulate the flow of discussion.
  • Don’t let the meeting get too heated – have breaks for cooling off or split into pairs or small groups to diffuse tension.
  • Try to keep discussions positive, but don’t ignore conflict – deal with it before it grows.
  1. Ending the meeting
  • Make sure the meeting finishes on time, or get everyone’s agreement to continue.
  • Pass round a list for people to add their contact details so that you can send out minutes and inform people about future meetings.
  • Decide on a date, time and venue for the next meeting.
  • You might also want to decide on points to be discussed at the next meeting. glasses clinking – cheers!
  • Remember to thank everyone for turning up and contributing.
  • It can be nice to follow the meeting with an informal social activity like sharing a meal or going to the pub or a café. Think about any special needs – not everyone drinks alcohol, you might have vegetarians or vegans in your group and so on, so try to choose an inclusive venue or activity.
  1. After the meeting

Send minutes to everyone who was at the meeting and don’t forget those people who could not make it, but would like to be kept informed. In the minutes be sure to include any action points as well as thank people for their contributions.

Evaluating your meetings can help to constantly improve them. It’s a good idea to leave a few minutes at the end of every agenda and ask the group what went well and what needs to be improved. You could also get together afterwards with the other organizers to evaluate the meeting. Remember to celebrate what you have achieved!

Reference list:

Website of Harvard university:  https://hbr.org/1976/03/how-to-run-a-meeting

https://www.meetin.gs/2011/05/06/want-to-organize-an-effective-meeting-prepare-a-good-agenda/

http://www.ted.com/talks/david_grady_how_to_save_the_world_or_at_least_yourself_from_bad_meetings?utm_campaign=social&utm_medium=referral&utm_source=facebook.com&utm_content=talk&utm_term=business

http://www.bigbuzzideagroup.com/2011/01/20/successful-meeting-planning-%E2%80%93-organize-prepare-execute/

Sapporo IT Front and FIMO work with Da Nang Information Technology Community

On 17th September 2015, Sapporo IT Front and FIMO have a meeting with representatives of Da Nang Information Technology Community including:

  • Nguyen Thanh Binh, Dean, Faculty of Information Technology, Danang University of Technology
  • Huynh Cong Phap, Vice-Rector, Danang College of Information Technology.
  • Nguyen Tran Quoc Vinh, Dean, Faculty of Information Technology, Danang Univerisity of Education
  • Nguyen Ba Hoi, Dean, Faculty of Information Technology, Danang Institute for Research and Education
  • Trinh Cong Duy, Vice Director, Center for Software Development, Danang University.
  • Nguyen Quang Thanh, Vice Director, Danang Department of Information and Communication Technology, Danang Government.
  • Tran Thanh Truc, Danang Department of Information and Communication Technology, Danang Government.

With the rise of world-wide demand for IT industry, Vietnam government has been working really hard on cultivating local IT industry. However, there is still strong demand. The main purpose of the meeting is to discuss how to improve this situation in a coordinated manner, by reinforcing IT education system to provide skilled human resource to local IT industries, and those engineers be key role players for future of Vietnam IT industry. Participants of the meeting concluded that they will seek a funding source for doing the following things for Da Nang IT community:

  • Establish IT training system and organization, including trainers, textbooks, and other teaching materials
  • Execute IT trainings for both experienced engineers and entry-level trainings

The follows are pictures of the meeting.